Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 1)

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 1)

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 1)

Farrier

Active Member
723
3,682
Công nghệ Blockchain có lẽ là một trong những phát minh vĩ đại nhất kể từ khi Internet hình thành. Blockchain cho phép chúng ta trao đổi tài sản, giá trị mà không cần đến sự tin tưởng hoặc một bên trung gian. Hãy tưởng tượng hôm nay tôi và bạn cùng nhau cá cược 50$ cho thời tiết của Sài Gòn vào ngày mai. Tôi cá là ngày mai trời nắng, còn bạn chọn ngày mai trời mưa. Vào ngày hôm nay chúng ta có 3 lựa chọn để quản lý ván cá cược này:
  • Chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau, tôi tin bạn và bạn cũng tin tôi. Mưa hay nắng, ai thua thì sẽ đưa 50$ cho người thắng. Nếu chúng ta là bạn, thì đây là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, dù là bạn bè hay người lạ thì việc không trả tiền cược vẫn có thể dễ dàng xảy ra.
  • Chúng ta chuyển ván cá cược này thành một hợp đồng. Với sự xuất hiện của hợp đồng, cả hai bên đều cảm thấy phải có nghĩa vụ hơn trong việc thực hiện đúng với thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu bên thua cuộc quyết định không trả tiền cược, người thắng phải mất một khoản phí để chi trả cho các hồ sơ pháp lý kiện tụng và thời gian kiện tụng sẽ kéo dài khá lâu. Đặc biệt, đối với một số tiền cá cược nhỏ như vậy thì lựa chọn này cũng không khả thi.
  • Chúng ta sẽ nhờ một bên thứ 3 có tên là X. Mỗi người trong chúng ta phải đưa 50$ cho X và X sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa tất cả số tiền này cho người thắng cuộc. Nhưng anh chàng/cô nàng X này có thể cầm tiền của chúng ta và say Goodbye. Trường hợp này chúng ta vẫn cần sự tin tưởng cho nên chung quy lại ta chỉ có 2 giải pháp: tin tưởng hoặc hợp đồng.
Cả tin tưởng và hợp đồng cũng không phải là sự lựa chọn tối ưu: chúng ta không thể tin người lạ và thực thi hợp đồng sẽ mất nhiều tiền, thời gian. Công nghệ Blockchain là một phát minh thú vị bởi vì nó sẽ cho chúng ta lựa chọn thứ ba: an toàn, nhanh và rẻ.

blockchain-traderviet.jpg

Blockchain cho phép chúng ta viết một vài dòng code, một chương trình chạy bởi công nghệ Blockchain, sẽ giúp ván cá cược kia xảy ra như thỏa thuận. Chương trình này sẽ giữ 100$ an toàn và kiểm tra thời tiết ngày hôm sau tự động từ nhiều nguồn dữ liệu. Nắng hay mưa, chương trình này sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền cho người thắng cuộc. Mỗi bên đều có thể kiểm tra sự logic của hợp đồng được viết bởi chương trình này, một khi chúng ta đã khởi chạy nó thì không có cách nào thay đổi cũng như dừng lại. Có vẻ có quá nhiều nỗ lực giành cho ván cá cược 50$, nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn bán một căn nhà hay một công ty.

Chủ đề của bài viết này sẽ nhắm tới việc lý giải Blockchain hoạt động như thế nào mà không thảo luận sâu đến các chi tiết kỹ thuật, chúng ta sẽ đào sâu đủ để biết được logic và cấu tạo của công nghệ này để có một cái nhìn tổng quan.

Khái niệm căn bản của Bitcoin


Blockchain-traderviet2.png

Ứng dụng được biết đến và bàn luận nhiều nhất của Blockchain là Bitcoin, một đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, đơn thuần giống như USD, EUR, CNY hoặc những đồng tiền của các quốc gia khác. Hãy nghiên cứu ứng dụng đầu tiên này của Blockchain để biết được nó hoạt động như thế nào.

"Lần đầu tiên, Bitcoin cho chúng ta cách để một cá nhân sử dụng Internet có thể chuyển một đơn vị tài sản số duy nhất tới một cá nhân sử dụng Internet khác, giao dịch này được đảm bảo an toàn và bảo mật, mọi người đều biết được giao dịch này đã được thực hiện và không ai có thể phản đối tính hợp pháp của giao dịch này"

Marc Andressen​

Một bitcoin là một đơn vị của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin (BTC). Giống như một dollar, bitcoin không có giá trị tự thân, nó có giá trị bởi vì chúng ta chấp nhận giao dịch hàng hóa và dịch vụ để đổi được nhiều đồng tiền này hơn, và chúng ta tin rằng người khác cũng sẽ làm như vậy.

Để kiểm tra số lượng bitcoin mà mỗi chúng ta sở hữu, blockchain sử dụng một cuốn sổ cái - một dạng tập tin kỹ thuật số theo dõi tất cả các giao dịch bitcoin.

Blockchain-traderviet.png

Cuốn sổ cái này sẽ không được lưu trữ tại một máy chủ trung tâm như ngân hàng hay một trung tâm dữ liệu nào đó. Nó được phân tán đi khắp thế giới thông qua một mạng lưới máy tính có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và thực hiện tính toán. Mỗi máy tính này sẽ đại diện cho một "node" của mạng lưới Blockchain và có bản sao chép đầy đủ của sổ cái.

Nếu @DuongHuy muốn gửi 5 bitcoin cho @Nhật Hoài , anh Huy sẽ gửi một tin nhắn tới hệ thống và nói rằng lượng bitcoin trong tài khoản của anh Huy phải giảm đi 5 BTC và lượng bitcoin trong tài khoản của Hoài phải tăng lên bằng với số đó. Mỗi "node" trong mạng lưới sẽ nhận được tin nhắn này từ anh Huy và thêm dữ liệu của giao dịch này vào bản sao chép sổ cái, sau đó cập nhật số dư tài khoản.

Blockchain-traderviet1.png

Cuốn sổ cái được duy trì bởi một cộng đồng các máy tính kết nối - một hình thức phi tập trung thay vì một thực thể tập trung như ngân hàng.

Trong hệ thống ngân hàng chúng ta chỉ biết được các giao dịch và số dư tài khoản của mình, trên Blockchain mọi người đều có thể nhìn thấy các giao dịch của người khác.

Trong khi chúng ta có thể tin tưởng ngân hàng, mọi sai sót đều có thể khiếu nại với ngân hàng, nhưng mạng lưới bitcoin là phân tán và nếu có sự việc gì đó sai sót diễn ra chúng ta không thể gọi cũng như kiện ai cả.

Hệ thống Blockchain được thiết kế để không cần sự tin tưởng; sự an toàn và tin cậy đạt được thông qua những dòng code và các phương trình toán học đặc biệt.

Còn tiếp...

Mình mong chủ đề này sẽ giúp các anh em chưa biết hiểu thêm về công nghệ đang là xu hướng của thế giới này

Xem thêm

>>Tâm sự "Lý tưởng cách mạng Blockchain"


Nguồn medium
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
bài dịch cực kì khó hiểu với 1 IT hơn 15 năm như mình chứ đừng nói là ngoại tui, hoặc tác giả hiểu biết về sự tin tưởng hay ko tin tưởng trong giao dịch blockchain khá hạn chế. mình đã dừng đọc tiếp. vì nó...loằn ngoằn.

"Blockchain cho phép chúng ta trao đổi mà không cần đến sự tin tưởng hoặc một bên đứng ra làm trung gian"


Mình có 1 ví dụ sinh động thế này:
Ba tui ở Mỹ gởi về vn cho tui 100$. tiền di chuyển từ acc của Ba mình ở Bank of America sang acc của mình ở ngân hàng ACB. Vì 2 ngân hàng này đã tin tưởng lẫn nhau, nên BoA gởi tin nhắn qua ACB nói là ứng trước cho thằng con 100$, còn tiền usd vài ngày sau sẻ tới chổ mày. ==> 2 bên tin tưởng nhau giao dịch rất dể dàng.

Nhưng nếu Ba mình gởi 100$ cho chị mình ở 1 "bank vô danh" Nam Phi. Thật khó để BoA kêu "bank vô danh" kia ứng trước cho chị mình 100$, vì 2 bank chưa verify lẫn nhau, hơn nửa usd có sẳn méo đâu mà ứng? đành phải chờ tiền đi vòng vòng qua JP Morgan, CitiBank, Centra bank...giao dịch mất 1-2 tuần là chuyện bình thường. có khi giao dịch ko thể diển ra nếu chị mình ở Iran, Triều tiên.

Với Bitcoin, tiền di chuyển từ BoA -> sàn Bittrex bên Mỹ -> sàn ở Nam Phi -> "bank vô danh" -> 100$ chui vào tài khoản chị mình trong vòng 1h. 2 bank ko cần tin tưởng nhau. quá đơn giản. ==> đó chính là giao dịch blockchain, nhanh , rẻ, ko thể làm giả.

Còn nhiều ví dụ về giao dịch thương mại giửa các cty làm ăn với nhau, thanh toán qua đầu bên kia mà ko có ai tin tưởng, phải thông qua trung gian, rất phức tạp.
 
Cảm ơn anh Farrier.
Blockchain cho phép chúng ta viết một vài dòng code
Hiện đang là thời của luật sư, nên luật sư có thể charge $100/h. Nhưng mốt blockchain lên ngôi, đến thời coders, nếu mà coders charge nhiều hơn luật sư thì có khi việc nhờ luật sư enforce hợp đồng có khi lại đỡ tốn kém hơn :D
 
Thực sự là ngoại vẫn chưa hiểu lắm !
càng nghe mấy đứa giải thích thêm thì ngoại càng không biết nó ra là cái mô tê răng rứa chi hết !
:D
 
bài dịch cực kì khó hiểu với 1 IT hơn 15 năm như mình chứ đừng nói là ngoại tui, hoặc tác giả hiểu biết về sự tin tưởng hay ko tin tưởng trong giao dịch blockchain khá hạn chế. mình đã dừng đọc tiếp. vì nó...loằn ngoằn.

"Blockchain cho phép chúng ta trao đổi mà không cần đến sự tin tưởng hoặc một bên đứng ra làm trung gian"


Mình có 1 ví dụ sinh động thế này:
Ba tui ở Mỹ gởi về vn cho tui 100$. tiền di chuyển từ acc của Ba mình ở Bank of America sang acc của mình ở ngân hàng ACB. Vì 2 ngân hàng này đã tin tưởng lẫn nhau, nên BoA gởi tin nhắn qua ACB nói là ứng trước cho thằng con 100$, còn tiền usd vài ngày sau sẻ tới chổ mày. ==> 2 bên tin tưởng nhau giao dịch rất dể dàng.

Nhưng nếu Ba mình gởi 100$ cho chị mình ở 1 "bank vô danh" Nam Phi. Thật khó để BoA kêu "bank vô danh" kia ứng trước cho chị mình 100$, vì 2 bank chưa verify lẫn nhau, hơn nửa usd có sẳn méo đâu mà ứng? đành phải chờ tiền đi vòng vòng qua JP Morgan, CitiBank, Centra bank...giao dịch mất 1-2 tuần là chuyện bình thường. có khi giao dịch ko thể diển ra nếu chị mình ở Iran, Triều tiên.

Với Bitcoin, tiền di chuyển từ BoA -> sàn Bittrex bên Mỹ -> sàn ở Nam Phi -> "bank vô danh" -> 100$ chui vào tài khoản chị mình trong vòng 1h. 2 bank ko cần tin tưởng nhau. quá đơn giản. ==> đó chính là giao dịch blockchain, nhanh , rẻ, ko thể làm giả.

Còn nhiều ví dụ về giao dịch thương mại giửa các cty làm ăn với nhau, thanh toán qua đầu bên kia mà ko có ai tin tưởng, phải thông qua trung gian, rất phức tạp.
Cảm ơn những đóng góp của bác mình sẽ chỉnh sửa để mọi người có thể dễ hiểu hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực sự là ngoại vẫn chưa hiểu lắm !
càng nghe mấy đứa giải thích thêm thì ngoại càng không biết nó ra là cái mô tê răng rứa chi hết !
:D
con nói vậy thôi chứ ngoại cũng ko cần hiểu đâu hehe
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngoại tui (nếu còn sống) mà nghe cái này chắc ngủ gật rồi phán: Ngoại nghe trước quên sau, tem tém nó gọn 1-2 câu được ko?

PS: Phần đầu tác giả có vẻ lẫn lộn giữa blockchain và smart contract
 
Công nghệ Blockchain là thứ thuốc độc được tâng bốc và tô màu rực rỡ bởi những người KHÔNG HIỂU GÌ mà lại TƯỞNG LÀ MÌNH HIỂU về nó. Sớm hay muộn, Blockchain sẽ chết vì nó chỉ là một thứ mị dân, yếu kém và sơ hở trong kiến trúc của chính nó.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có thông tin chính xác về số lượng các devices đang tham gia mạng lưới này trong vai trò của cái gọi là node. Nhưng Blockchain bản chất chỉ là một kiến trúc mạng lưới xác thực ngang hàng. Có nghĩa là, nếu có một thông tin mới được đưa vào hệ thống, nó có được chấp nhận hay không sẽ phụ thuộc vào số lượng các node tham gia xác thực thông tin đó. Giả sử hiện tại có khoảng 1 tỷ node trong mạng lưới Bitcoin, các thông tin được 1 tỷ node này xác thực thì nó được công nhận. Đây chính là vấn đề của nó.

Hiện tại, có thể chưa có một đơn vị, thế lực nào có đủ tiềm lực để tấn công vào hệ thống này. Nhưng trong tương lai, khi Blockchain được ứng dụng vào quá nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực đó lại tự triển khai một hạ tầng của riêng mình, số lượng các node tham gia xác thực sẽ có giới hạn. Vào thời điểm này, nếu có 1 thế lực đủ lớn, ví dụ như chủ trương của một quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn, nếu cần phải tấn công và hạ gục một hệ thống Blockchain, họ chỉ cần bơm nguồn lực là một hệ thống node lớn hơn số node đang có của hệ thống blockchain đó, và họ cố tình không xác thực thông tin mới được đưa vào, hoặc thậm chí là tạo ra cả những thay đổi mới và tự xác thực thông tin mới đó. Khi số lượng node sẵn có trong hệ thống đó không đủ lớn bằng số được bơm vào, toàn bộ cái hệ thống đó sẽ sụp đổ.

Thứ tạo nên kiến trúc của Blockchain cũng chính là thứ sẽ giết nó. Bitcoin sở dĩ còn sống không phải bởi vì không có ai giết được nó. Khi mà nó phát triển đến mức gây nguy hại đến lợi ích của một nhóm lớn, và nhóm này cùng bắt tay nhau để trừ đi mối nguy, thì nó sẽ chết trong vài nốt nhạc.

Blockchain là một con dao hai lưỡi, nó có an toàn và hiệu quả hay không, không phụ thuộc vào cái thứ công nghệ tạo nên nó, mà phụ thuộc vào mục đích, lý tưởng của đám người vận hành nó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Công nghệ Blockchain là thứ thuốc độc được tâng bốc và tô màu rực rỡ bởi những người KHÔNG HIỂU GÌ mà lại TƯỞNG LÀ MÌNH HIỂU về nó. Sớm hay muộn, Blockchain sẽ chết vì nó chỉ là một thứ mị dân, yếu kém và sơ hở trong kiến trúc của chính nó.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có thông tin chính xác về số lượng các devices đang tham gia mạng lưới này trong vai trò của cái gọi là node. Nhưng Blockchain bản chất chỉ là một kiến trúc mạng lưới xác thực ngang hàng. Có nghĩa là, nếu có một thông tin mới được đưa vào hệ thống, nó có được chấp nhận hay không sẽ phụ thuộc vào số lượng các node tham gia xác thực thông tin đó. Giả sử hiện tại có khoảng 1 tỷ node trong mạng lưới Bitcoin, các thông tin được 1 tỷ node này xác thực thì nó được công nhận. Đây chính là vấn đề của nó.

Hiện tại, có thể chưa có một đơn vị, thế lực nào có đủ tiềm lực để tấn công vào hệ thống này. Nhưng trong tương lai, khi Blockchain được ứng dụng vào quá nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực đó lại tự triển khai một hạ tầng của riêng mình, số lượng các node tham gia xác thực sẽ có giới hạn. Vào thời điểm này, nếu có 1 thế lực đủ lớn, ví dụ như chủ trương của một quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn, nếu cần phải tấn công và hạ gục một hệ thống Blockchain, họ chỉ cần bơm nguồn lực là một hệ thống node lớn hơn số node đang có của hệ thống blockchain đó, và họ cố tình không xác thực thông tin mới được đưa vào, hoặc thậm chí là tạo ra cả những thay đổi mới và tự xác thực thông tin mới đó. Khi số lượng node sẵn có trong hệ thống đó không đủ lớn bằng số được bơm vào, toàn bộ cái hệ thống đó sẽ sụp đổ.

Thứ tạo nên kiến trúc của Blockchain cũng chính là thứ sẽ giết nó. Bitcoin sở dĩ còn sống không phải bởi vì không có ai giết được nó. Khi mà nó phát triển đến mức gây nguy hại đến lợi ích của một nhóm lớn, và nhóm này cùng bắt tay nhau để trừ đi mối nguy, thì nó sẽ chết trong vài nốt nhạc.

Blockchain là một con dao hai lưỡi, nó có an toàn và hiệu quả hay không, không phụ thuộc vào cái thứ công nghệ tạo nên nó, mà phụ thuộc vào mục đích, lý tưởng của đám người vận hành nó.
Nói thế này lại dễ hiểu nè.
 
Công nghệ Blockchain là thứ thuốc độc được tâng bốc và tô màu rực rỡ bởi những người KHÔNG HIỂU GÌ mà lại TƯỞNG LÀ MÌNH HIỂU về nó. Sớm hay muộn, Blockchain sẽ chết vì nó chỉ là một thứ mị dân, yếu kém và sơ hở trong kiến trúc của chính nó.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có thông tin chính xác về số lượng các devices đang tham gia mạng lưới này trong vai trò của cái gọi là node. Nhưng Blockchain bản chất chỉ là một kiến trúc mạng lưới xác thực ngang hàng. Có nghĩa là, nếu có một thông tin mới được đưa vào hệ thống, nó có được chấp nhận hay không sẽ phụ thuộc vào số lượng các node tham gia xác thực thông tin đó. Giả sử hiện tại có khoảng 1 tỷ node trong mạng lưới Bitcoin, các thông tin được 1 tỷ node này xác thực thì nó được công nhận. Đây chính là vấn đề của nó.

Hiện tại, có thể chưa có một đơn vị, thế lực nào có đủ tiềm lực để tấn công vào hệ thống này. Nhưng trong tương lai, khi Blockchain được ứng dụng vào quá nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực đó lại tự triển khai một hạ tầng của riêng mình, số lượng các node tham gia xác thực sẽ có giới hạn. Vào thời điểm này, nếu có 1 thế lực đủ lớn, ví dụ như chủ trương của một quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn, nếu cần phải tấn công và hạ gục một hệ thống Blockchain, họ chỉ cần bơm nguồn lực là một hệ thống node lớn hơn số node đang có của hệ thống blockchain đó, và họ cố tình không xác thực thông tin mới được đưa vào, hoặc thậm chí là tạo ra cả những thay đổi mới và tự xác thực thông tin mới đó. Khi số lượng node sẵn có trong hệ thống đó không đủ lớn bằng số được bơm vào, toàn bộ cái hệ thống đó sẽ sụp đổ.

Thứ tạo nên kiến trúc của Blockchain cũng chính là thứ sẽ giết nó. Bitcoin sở dĩ còn sống không phải bởi vì không có ai giết được nó. Khi mà nó phát triển đến mức gây nguy hại đến lợi ích của một nhóm lớn, và nhóm này cùng bắt tay nhau để trừ đi mối nguy, thì nó sẽ chết trong vài nốt nhạc.

Blockchain là một con dao hai lưỡi, nó có an toàn và hiệu quả hay không, không phụ thuộc vào cái thứ công nghệ tạo nên nó, mà phụ thuộc vào mục đích, lý tưởng của đám người vận hành nó.
Cảm ơn những đóng góp cho thấy một góc nhìn khác của bác. Đúng là bản thân mình chưa thật sự hiểu nhiều về Blockchain cũng như Bitcoin, những thứ mình biết được chỉ là những thứ căn bản và bề nổi và mình vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu về nó. Nhưng mình không nghĩ rằng nhiều bộ óc thiên tài trên thế giới lại nhảy vô một thứ công nghệ mà bạn nói là thứ "mị dân". Bất cứ công nghệ nào lúc bình minh đều có sơ hở, vì vậy nó mới cần có thời gian để phát triển và chứng tỏ được mình.
 
Cảm ơn những đóng góp cho thấy một góc nhìn khác của bác. Đúng là bản thân mình chưa thật sự hiểu nhiều về Blockchain cũng như Bitcoin, những thứ mình biết được chỉ là những thứ căn bản và bề nổi và mình vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu về nó. Nhưng mình không nghĩ rằng nhiều bộ óc thiên tài trên thế giới lại nhảy vô một thứ công nghệ mà bạn nói là thứ "mị dân". Bất cứ công nghệ nào lúc bình minh đều có sơ hở, vì vậy nó mới cần có thời gian để phát triển và chứng tỏ được mình.

Định nghĩa thế nào là một bộ óc thiên tài rất khó. Và thiên tài ở một lĩnh vực không đồng nghĩa với thiên tài ở lĩnh vực khác. Bản thân công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó là Bitcoin đúng là phải cần đến những bộ óc không tầm thường để triển khai và vận hành nó, đó là về lĩnh vực công nghệ. Nhưng việc ứng dụng một công nghệ vào đời sống như thế nào cho hiệu quả, như thế nào cho an toàn, điều đó đòi hỏi nhiều hơn rất nhiều cái gọi là một bộ óc thiên tài.

Thực tế hiện nay cho thấy, có đến hơn một nửa số người hoạt động, làm việc liên quan đến Bitcoin đều không có kiến thức cơ bản về nó. Họ nghĩ họ đang đầu tư, đang làm việc nhưng thực chất họ đang lao vào một canh bạc đỏ đen và tự đặt mình vào một tình thế chông chênh không biết đích đến là gì. Điều đó là ví dụ rõ ràng cho tính Mị.

Bản thân tôi là một người làm trong ngành công nghệ hơn một thập kỷ, tôi đã từng thấy chính những kỹ sư công nghệ với chuyên môn và bằng cấp đầy mình còn không hiểu đúng và hiểu rõ về những thứ này, huống hồ là những người ở lĩnh vực khác. Blockchain và Bitcoin, cần nhiều hơn những bài viết chất lượng, có tính khách quan và đưa cho người đọc một cái nhìn toàn diện, nói được cả ưu điểm và nhược điểm, chứ không phải là loạt bài viết mà phần lớn là tâng bốc như hiện nay. Điều đó rất nguy hiểm. Truyền thông ở cả Việt Nam và thế giới đều đang mắc phải một sai lầm rất lớn này. Cuối cùng, người thiệt thòi nhất là users. Cái chúng ta nên làm, là cố gắng nói ra những điều có giá trị, giúp người khác tránh được những rủi ro, hơn là tô vẽ cho họ một bức tranh trừu tượng.

PS: Mình không có ý nói về @Farrier và nội dung cụ thể của bài viết này. Mình rất ủng hộ anh em viết và đưa thông tin đến cộng đồng, càng nhiều thông tin, đa chiều càng tốt để cộng đồng tham khảo. Trong comment của mình, mình chỉ muốn nói về một tình trạng chung của vấn đề này, hiện nay đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Hy vọng là Blockchain sẽ được ứng dụng một cách hiệu quả nhất với những giá trị nội tại của nó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Định nghĩa thế nào là một bộ óc thiên tài rất khó. Và thiên tài ở một lĩnh vực không đồng nghĩa với thiên tài ở lĩnh vực khác. Bản thân công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó là Bitcoin đúng là phải cần đến những bộ óc không tầm thường để triển khai và vận hành nó, đó là về lĩnh vực công nghệ. Nhưng việc ứng dụng một công nghệ vào đời sống như thế nào cho hiệu quả, như thế nào cho an toàn, điều đó đòi hỏi nhiều hơn rất nhiều cái gọi là một bộ óc thiên tài.

Thực tế hiện nay cho thấy, có đến hơn một nửa số người hoạt động, làm việc liên quan đến Bitcoin đều không có kiến thức cơ bản về nó. Họ nghĩ họ đang đầu tư, đang làm việc nhưng thực chất họ đang lao vào một canh bạc đỏ đen và tự đặt mình vào một tình thế chông chênh không biết đích đến là gì. Điều đó là ví dụ rõ ràng cho tính Mị.

Bản thân tôi là một người làm trong ngành công nghệ hơn một thập kỷ, tôi đã từng thấy chính những kỹ sư công nghệ với chuyên môn và bằng cấp đầy mình còn không hiểu đúng và hiểu rõ về những thứ này, huống hồ là những người ở lĩnh vực khác. Blockchain và Bitcoin, cần nhiều hơn những bài viết chất lượng, có tính khách quan và đưa cho người đọc một cái nhìn toàn diện, nói được cả ưu điểm và nhược điểm, chứ không phải là loạt bài viết mà phần lớn là tâng bốc như hiện nay. Điều đó rất nguy hiểm. Truyền thông ở cả Việt Nam và thế giới đều đang mắc phải một sai lầm rất lớn này. Cuối cùng, người thiệt thòi nhất là users. Cái chúng ta nên làm, là cố gắng nói ra những điều có giá trị, giúp người khác tránh được những rủi ro, hơn là tô vẽ cho họ một bức tranh trừu tượng.

PS: Mình không có ý nói về @Farrier và nội dung cụ thể của bài viết này. Mình rất ủng hộ anh em viết và đưa thông tin đến cộng đồng, càng nhiều thông tin, đa chiều càng tốt để cộng đồng tham khảo. Trong comment của mình, mình chỉ muốn nói về một tình trạng chung của vấn đề này, hiện nay đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Hy vọng là Blockchain sẽ được ứng dụng một cách hiệu quả nhất với những giá trị nội tại của nó.

Mình luôn sẵn lòng đón nhận các ý kiến, góp ý đến từ mọi người. Cảm ơn bác đã chia sẻ quan điểm và nhận định của một người trong ngành, mọi người và cả bản thân mình rất cần những người có nhiều kinh nghiệm chia sẻ lại để có thêm kiến thức vì ở thời điểm hiện tại rất khó để có thể kiếm được nguồn tài liệu đáng tin cậy và khách quan. Mong bác sẽ giành một chút ít thời gian chia sẻ thêm với các anh em trên diễn đàn.
 
Tình cờ đọc phần 2 của bài viết có dẫn link tới đây, nên mình cũng tham gia thảo luận một chút he.

Sớm hay muộn, Blockchain sẽ chết vì nó chỉ là một thứ mị dân, yếu kém và sơ hở trong kiến trúc của chính nó.

Yếu kém và sơ hở trong kiến trúc như thế nào mời bạn chỉ ra!

Blockchain bản chất chỉ là một kiến trúc mạng lưới xác thực ngang hàng. Có nghĩa là, nếu có một thông tin mới được đưa vào hệ thống, nó có được chấp nhận hay không sẽ phụ thuộc vào số lượng các node tham gia xác thực thông tin đó. Giả sử hiện tại có khoảng 1 tỷ node trong mạng lưới Bitcoin, các thông tin được 1 tỷ node này xác thực thì nó được công nhận. Đây chính là vấn đề của nó.

Sai, nó ko đơn giản là mạng ngang hàng, nó càng ko hoạt động kiểu "biểu quyết" lấy nhiều thắng ít như bạn nói.

Hiện tại, có thể chưa có một đơn vị, thế lực nào có đủ tiềm lực để tấn công vào hệ thống này.

Sai tiếp, như bitcoin hiện tại chỉ cần vài pool lớn liên minh lại với nhau là có thể tấn công đc rồi, và các blockchain khác nhỏ hơn càng dễ bị tổn thương. Trung Quốc dư sức để tấn công bất kỳ blockchain nào nếu họ muốn.

khi Blockchain được ứng dụng vào quá nhiều lĩnh vực, mỗi một lĩnh vực đó lại tự triển khai một hạ tầng của riêng mình, số lượng các node tham gia xác thực sẽ có giới hạn. Vào thời điểm này, nếu có 1 thế lực đủ lớn, ví dụ như chủ trương của một quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn, nếu cần phải tấn công và hạ gục một hệ thống Blockchain, họ chỉ cần bơm nguồn lực là một hệ thống node lớn hơn số node đang có của hệ thống blockchain đó, và họ cố tình không xác thực thông tin mới được đưa vào, hoặc thậm chí là tạo ra cả những thay đổi mới và tự xác thực thông tin mới đó. Khi số lượng node sẵn có trong hệ thống đó không đủ lớn bằng số được bơm vào, toàn bộ cái hệ thống đó sẽ sụp đổ.

Thứ nhất, nếu đã là private/permissioned blockchain như bạn nói là "hạ tầng riêng" thì ko thể có chuyện thêm node + xác thực một cách dễ dàng được, khó có thể xảy ra viễn cảnh như bạn mô tả.

Thứ 2, Blockchain hiện tại vẫn bị tổn thương bởi số đông, nhưng nó có "incentive" đủ để kẻ tấn công phải suy nghĩ lại khi huy động một năng lực tính toán lớn như vậy.

Thứ tạo nên kiến trúc của Blockchain cũng chính là thứ sẽ giết nó. Bitcoin sở dĩ còn sống không phải bởi vì không có ai giết được nó. Khi mà nó phát triển đến mức gây nguy hại đến lợi ích của một nhóm lớn, và nhóm này cùng bắt tay nhau để trừ đi mối nguy, thì nó sẽ chết trong vài nốt nhạc.

Tôi chỉ thấy ngta càng nghiên cứu càng thử nghiệm và đưa vào thực nghiệm chứ chẳng thấy ai muốn "giết" blockchain cả, "giết" bitcoin thì có thể có.

P/S bạn thớt có vẻ như dịch bài mà vẫn chưa thông :D
 
Sai, nó ko đơn giản là mạng ngang hàng, nó càng ko hoạt động kiểu "biểu quyết" lấy nhiều thắng ít như bạn nói.

Có lẽ cách hiểu của bác và tôi về cụm từ "xác thực ngang hàng" hơi khác nhau một chút. Dưới dây là hình minh họa giản lược cho cách mà Blockchain hoạt động:

how-blockchain-work.png


Ở bước 3 và 4, tôi không rõ theo quan điểm của bác, nếu đây không phải là xác thực ngang hàng thì có thể gọi là hình thức gì. Quan điểm của tôi thì đó là xác thực ngang hàng.


Sai tiếp, như bitcoin hiện tại chỉ cần vài pool lớn liên minh lại với nhau là có thể tấn công đc rồi, và các blockchain khác nhỏ hơn càng dễ bị tổn thương. Trung Quốc dư sức để tấn công bất kỳ blockchain nào nếu họ muốn.

Pool là pool, pool không phải là block và ko có liên quan gì đến công nghệ bên trong của blockchain. Các pool liên minh lại là một điều vốn đã khó có khả năng xảy ra, hơn nữa, cho dù có liên minh lại thì cũng không có khả năng tấn công blockchain. Nếu nói pool tấn công blockchain là tấn công vào cái gì nhỉ? Rút dây mạng?


Thứ nhất, nếu đã là private/permissioned blockchain như bạn nói là "hạ tầng riêng" thì ko thể có chuyện thêm node + xác thực một cách dễ dàng được, khó có thể xảy ra viễn cảnh như bạn mô tả.

15 năm trước chúng ta còn xài đĩa mềm.
15 năm trước cái USB 128MB quý giá vô cùng.
15 năm trước người ta bảo rằng máy tính không thể nào thắng được con người trong các trò chơi như cờ vây.

Thế giới đã thay đổi quá nhiều. Hệ thống phần cứng máy tính và công nghệ phần mềm đều đã phát triển kinh ngạc. Đặc biệt khi công nghệ máy tính lượng tử ra đời, kết hợp với deep leaning thì cờ vây đã không còn cơ hội cho con người thắng được máy nữa. Điều mà người ta từng chốt chắc, đã sớm bị đánh đổ trong chớp mắt.

Trong thời đại mới này, có rất nhiều sự việc có thể xảy ra ngoài khả năng tưởng tượng của con người, nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ mới (máy tính lượng tử và big data, deep learning).

Blockchain là opensource, mã nguồn của nó có thể đem ra để phân tích. Trên đời không có công nghệ nào là tuyệt đối an toàn, nó luôn tiềm ẩn rất nhiều lỗ hổng bên trong. Với sự hỗ trợ của cả phần cứng lẫn phần mềm, đặc biệt là máy tính lượng tử, thì những thuật toán mã hóa trước đây tưởng chừng như phải tốn cả nghìn năm để giải, điều đó sẽ không còn đúng trong thời đại mới nữa. Blockchain hay bất cứ một hệ thống công nghệ, phần mềm nào cũng đều có thể bị phá vỡ. Đặc biệt, nó càng dễ bị tấn công hơn bởi vì nó là một thứ thuần công nghệ.

Tôi chỉ thấy ngta càng nghiên cứu càng thử nghiệm và đưa vào thực nghiệm chứ chẳng thấy ai muốn "giết" blockchain cả, "giết" bitcoin thì có thể có.
Nghiên cứu và ứng dụng Blockchain là việc cần thiết. Cái gì cũng có giá trị của nó. Blockchain có thể ứng dụng vào một số mô hình, lĩnh vực chứ không phải là tất cả. Hiện nay truyền thông có xu hướng tô vẽ nó lên mây, trong khi đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao về nó còn ít. Việc ứng dụng nó đòi hỏi một quá trình dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Anyway, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu, ứng dụng thì cứ ứng dụng, nhưng không phải cứ nghiên cứu và ứng dụng cái gì thì cái đó đều thành công.

Với riêng Bitcoin, tôi vẫn không thấy tương lai nào tương sáng với nó.

Cảm ơn bác đã thảo luận. Nếu rảnh, rất mong bác có thể chia sẻ thêm các quan điểm của bác về chủ đề này để tôi và các anh em được mở rộng thêm kiến thức.

Chúc bác vui, khỏe.
 
Có lẽ cách hiểu của bác và tôi về cụm từ "xác thực ngang hàng" hơi khác nhau một chút. Dưới dây là hình minh họa giản lược cho cách mà Blockchain hoạt động:

View attachment 63398

Ở bước 3 và 4, tôi không rõ theo quan điểm của bác, nếu đây không phải là xác thực ngang hàng thì có thể gọi là hình thức gì. Quan điểm của tôi thì đó là xác thực ngang hàng.

Ban đầu satoshi viết white paper của bitcoin với ý tưởng là peer-to-peer, ngang hàng bình đẳng thật.

Bình đẳng ở đây là ai cũng có quyền tham gia vào việc xác thực block, nhưng hiện tại những blockchain đã dần trở nên bất bình đẳng. Nó sẽ theo 2 hướng sau:

1. Ở dạng proof-of-work public network, mọi người đều có thể tham gia chuyện xác thực block, và mọi người cạnh tranh nhau để giành quyền xác thực. Ai có năng lực tính toán cao thì có lợi thế rất lớn để sinh ra block mới. Cuộc chơi trở thành sự cạnh tranh của các chủ mỏ đào với khả năng tính toán vượt trội.

2. Ở dạng sử dụng proof of stake, quyền xác thực đặt vào tay kẻ giàu, sở hữu lượng stake lớn, mặc dù ai cũng có thể tham gia.

Bác thấy đó, ngang hàng bây giờ chỉ còn là lý thuyết mà thôi. Đó là vấn đề Centralization của Decentralized Network. Permissioned/Consortium thì khỏi cần nói vì bác thậm chí còn ko có quyền xác thực.

Pool là pool, pool không phải là block và ko có liên quan gì đến công nghệ bên trong của blockchain. Các pool liên minh lại là một điều vốn đã khó có khả năng xảy ra, hơn nữa, cho dù có liên minh lại thì cũng không có khả năng tấn công blockchain. Nếu nói pool tấn công blockchain là tấn công vào cái gì nhỉ? Rút dây mạng?

Như đã nói ở trên, vì họ sở hữu năng lực tính toán vượt trội, nên họ có thể giành quyền xác thực block, bác đọc thêm về 51% attack. Và nếu TQ muốn, họ có thể quốc hữu hoá vài pool, hoặc setup ngay một hạ tầng tính toán còn mạnh hơn cả mấy pool. Ở đây vấn đề k phải là chưa ai tìm ra cách tấn công mạng bitcoin, mà vì nó ko mang lại lợi ích gì. Nếu họ có đủ năng lực tính toán cao tới mức tấn công được (51% trở lên) thì họ có thể sử dụng năng lực tính toán đó để cạnh tranh trực tiếp quyền xác thực và thu về phần thưởng (reward coin), còn có giá trị hơn là để tấn công.

Về con số cụ thể phần trăm thành công của một cuộc tấn công, bác có thể đọc ở trang 11 white paper bitcoin - nêú mình nhớ k lầm. Còn về reward coin thì satoshi cũng có trả lời rồi, trong mail loop của nhóm crypto, đại loại như trên tôi phân tích đó.



Blockchain là opensource, mã nguồn của nó có thể đem ra để phân tích. Trên đời không có công nghệ nào là tuyệt đối an toàn, nó luôn tiềm ẩn rất nhiều lỗ hổng bên trong. Với sự hỗ trợ của cả phần cứng lẫn phần mềm, đặc biệt là máy tính lượng tử, thì những thuật toán mã hóa trước đây tưởng chừng như phải tốn cả nghìn năm để giải, điều đó sẽ không còn đúng trong thời đại mới nữa. Blockchain hay bất cứ một hệ thống công nghệ, phần mềm nào cũng đều có thể bị phá vỡ. Đặc biệt, nó càng dễ bị tấn công hơn bởi vì nó là một thứ thuần công nghệ.

Tôi có nói là bitcoin và các chain public hiện tại vẫn bị tổn thương mà, đặc biệt là khả năng tính toán. Về Quantum Computing thì tôi ko có ý kiến, chỉ là để mà nó trở thành hiện thực, e rằng 10 năm , 100 năm chúng ta còn chưa biết được. Đó là nói về bitcoin, eth, và alt coins khác open source. Permissioned/Private Blockchain ko phải mã mở và chính nhờ vậy mà nó bảo mật hơn, nhưng lại gặp vấn đề khác.

Tóm lại về khía cạnh bảo mật, distributed ledger nói chung, có đặc điểm là tăng khả năng chống đỡ tấn công vào một điểm - còn gọi là central point failure. Chứ chưa bao giờ là một sự hoàn hảo như báo hay bài dịch viết.

Nghiên cứu và ứng dụng Blockchain là việc cần thiết. Cái gì cũng có giá trị của nó. Blockchain có thể ứng dụng vào một số mô hình, lĩnh vực chứ không phải là tất cả. Hiện nay truyền thông có xu hướng tô vẽ nó lên mây, trong khi đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao về nó còn ít. Việc ứng dụng nó đòi hỏi một quá trình dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Anyway, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu, ứng dụng thì cứ ứng dụng, nhưng không phải cứ nghiên cứu và ứng dụng cái gì thì cái đó đều thành công.

Với riêng Bitcoin, tôi vẫn không thấy tương lai nào tương sáng với nó.

Cảm ơn bác đã thảo luận. Nếu rảnh, rất mong bác có thể chia sẻ thêm các quan điểm của bác về chủ đề này để tôi và các anh em được mở rộng thêm kiến thức.

Chúc bác vui, khỏe.

Điểm này bác nói đúng, ngay cả tôi cũng k thấy tương lai cho bitcoin. Nhưng blockchain nó đã là một công nghệ khác, rất khác với bitcoin ngày nào rồi.

Cám ơn bác đã chia sẻ.
 
Ban đầu satoshi viết white paper của bitcoin với ý tưởng là peer-to-peer, ngang hàng bình đẳng thật.

Bình đẳng ở đây là ai cũng có quyền tham gia vào việc xác thực block, nhưng hiện tại những blockchain đã dần trở nên bất bình đẳng. Nó sẽ theo 2 hướng sau:

1. Ở dạng proof-of-work public network, mọi người đều có thể tham gia chuyện xác thực block, và mọi người cạnh tranh nhau để giành quyền xác thực. Ai có năng lực tính toán cao thì có lợi thế rất lớn để sinh ra block mới. Cuộc chơi trở thành sự cạnh tranh của các chủ mỏ đào với khả năng tính toán vượt trội.

2. Ở dạng sử dụng proof of stake, quyền xác thực đặt vào tay kẻ giàu, sở hữu lượng stake lớn, mặc dù ai cũng có thể tham gia.

Bác thấy đó, ngang hàng bây giờ chỉ còn là lý thuyết mà thôi. Đó là vấn đề Centralization của Decentralized Network. Permissioned/Consortium thì khỏi cần nói vì bác thậm chí còn ko có quyền xác thực.

Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với bác với những ý này. Đây là dạng attack không sử dụng đến kỹ thuật, công nghệ mà dựa vào nguồn lực. Tuy nhiên cái mà tôi nêu ra thiên về tấn công kỹ thuật , có nghĩa là người ta có thể thâm nhập thậm chí phá mã của một private blockchain network. Chúng ta đều đang nói về các nguy cơ bị attack của một hệ thống blockchain từ nhiều hướng khác nhau.

Như đã nói ở trên, vì họ sở hữu năng lực tính toán vượt trội, nên họ có thể giành quyền xác thực block, bác đọc thêm về 51% attack. Và nếu TQ muốn, họ có thể quốc hữu hoá vài pool, hoặc setup ngay một hạ tầng tính toán còn mạnh hơn cả mấy pool. Ở đây vấn đề k phải là chưa ai tìm ra cách tấn công mạng bitcoin, mà vì nó ko mang lại lợi ích gì. Nếu họ có đủ năng lực tính toán cao tới mức tấn công được (51% trở lên) thì họ có thể sử dụng năng lực tính toán đó để cạnh tranh trực tiếp quyền xác thực và thu về phần thưởng (reward coin), còn có giá trị hơn là để tấn công.

Theo tôi thì tấn công một hệ thống blockchain cũng giống như những cuộc tấn công khác, đều nhằm đạt được một mục đích nào đó. Với tình hình hiện tại, và trong tương lai, có vẻ như Blockchain sẽ được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của xã hội chứ không còn dừng lại ở Bitcoin hay cryptocurrency. Thế giới tiến đến kỷ nguyên số hóa Blockchain, đi đâu và cái gì cũng dính líu đến blockchain thì chắc chắn việc các hệ thống blockchain bị nhòm ngó và tấn công sẽ không phải là chuyện hiếm. Có người tấn công vì một mục đích cụ thể, có người tấn công chỉ để cho vui, nhưng chắc chắn chuyện đó sẽ xảy ra.

Permissioned/Private Blockchain ko phải mã mở và chính nhờ vậy mà nó bảo mật hơn, nhưng lại gặp vấn đề khác.

Tôi cho rằng trong một tương lai không xa, có thể ngay trong thời đại này, Permissionend/Private Blockchain cho dù có không phải là mã mở đi nữa thì cũng vẫn dễ bị attack, nhất là khi Blockchain được ứng dụng ra các lĩnh vực khác. Nếu các phương pháp tấn công bằng kỹ thuật thông thường không giải quyết được vấn đề, thì có thể sử dụng đến Man in the midle, phishing... Con người luôn luôn là điểm yếu trong các hệ thống kỹ thuật, nên việc này không khó để thực hiện. Bởi vì đặc tính của blockchain là cần thiết phải verify các block càng nhanh càng tốt, cho nên khi một vài node bị attack thành công có thể sẽ gây ra hậu quả lớn cho hệ thống.

Nhưng blockchain nó đã là một công nghệ khác, rất khác với bitcoin ngày nào rồi.
.

Tôi cũng hoàn toàn đồng quan điểm với bác ở điểm này. Bitcoin chỉ là một sample của Blockchain. Có điều, thú thực là hiện tại tôi không thể hình dung được vài năm tới thế giới này sẽ ra sao, khi mà người người, nhà nhà đều bắt trend ứng dụng Blockchain vào business của họ.Thật khó có thể tưởng tượng được mọi thứ sẽ diễn biến thế nào.

Rất cảm ơn bác đã tham gia thảo luận và chia sẻ quan điểm của bác về chủ đề này. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nữa nếu bác có thời gian viết bài chia sẻ, bởi theo tôi thấy hiện nay các bài viết về blockchian nói chung và bitcoin nói riêng có chất lượng không cao và dễ làm người đọc có xu hướng hiểu sai vấn đề.

Chúc bác sức khỏe và niềm vui.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với bác với những ý này. Đây là dạng attack không sử dụng đến kỹ thuật, công nghệ mà dựa vào nguồn lực. Tuy nhiên cái mà tôi nêu ra thiên về tấn công kỹ thuật , có nghĩa là người ta có thể thâm nhập thậm chí phá mã của một private blockchain network. Chúng ta đều đang nói về các nguy cơ bị attack của một hệ thống blockchain từ nhiều hướng khác nhau.



Theo tôi thì tấn công một hệ thống blockchain cũng giống như những cuộc tấn công khác, đều nhằm đạt được một mục đích nào đó. Với tình hình hiện tại, và trong tương lai, có vẻ như Blockchain sẽ được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của xã hội chứ không còn dừng lại ở Bitcoin hay cryptocurrency. Thế giới tiến đến kỷ nguyên số hóa Blockchain, đi đâu và cái gì cũng dính líu đến blockchain thì chắc chắn việc các hệ thống blockchain bị nhòm ngó và tấn công sẽ không phải là chuyện hiếm. Có người tấn công vì một mục đích cụ thể, có người tấn công chỉ để cho vui, nhưng chắc chắn chuyện đó sẽ xảy ra.

...
Chúc bác sức khỏe và niềm vui.

Về mặt cấu trúc, ngoài mạng lưới ngang hàng ra thì blockchain được xây dựng trên một nền tảng mã hóa và một cơ chế đồng thuận nữa, đó là lý do ban đầu tôi nói blockchain ko đơn giản chỉ là một mạng ngang hàng.

Ý của bác nhắc đến cuộc tấn công kỹ thuật, có lẽ là đến yếu tố crypto của blockchain. Ở đây, phải nói Crypto là một cuộc chiến ko có điểm dừng, công nghệ mã hóa mới được thiết kế, thì đâu đó sẽ có những kẻ cố gắng bẻ khóa.

SHA128 có thể bị bẻ gãy thì SHA256 ko có lý do gì để đứng vững mãi mãi, thậm chí ngay cả Elliptic Curve cũng đã manh múng những cuộc tấn công. Đây là 2 kỹ thuật mật mã học mà blockchain (bitcoin) đang áp dụng trên mạng lưới.

Một bài trích dẫn của anh Dương Ngọc Thái ở đây có nêu ra về mối nguy cơ Elliptic Curve bị tấn công: https://vnhacker.blogspot.com/2018/09/invalid-curve-attacks-explained.html. Những bài viết có chất lượng và đậm chất kỹ thuật như vậy thì mọi người lại ko đọc nhưng chỉ tìm hiểu tập trung vào coin và thị trường là chủ yếu :). Tôi nhớ trong một bài viết khác anh Thái cũng có nói rằng blockchain có quá nhiều module động (moving parts) nên rất có nguy cơ bị tấn công.

Quay trở lại với Mật Mã học, SHA256 và Elliptic Curve đều có thể bị bẻ gãy, nhưng vấn đề là bitcoin chỉ đang "sử dụng" kỹ thuật này mà thôi, nếu có một nguy cơ rõ ràng, tôi tin là họ sẽ thay thế công nghệ mớ, như nâng lên SHA512 chẳng hạn. Và như vậy có lẽ ngta sẽ phải chờ tới Quantum Computing (tính toán lượng tử) mới có thể bẻ gãy được nó.

Dù gì đi nữa, thì phần tấn công kỹ thuật đối với mạng lưới blockchain sẽ khó - rất khó.

Cuối cùng, về quan điểm và kiến thức nền của blockchain, tôi cảm giác như mọi người ko quan tâm lắm. Hiện giờ đa số chủ đề chỉ loanh quanh 2 mục: quảng bá về blockchain mà ko thực sự hiểu về nó, hoặc là nói về thị trường cryptocurrency mà thôi.

Cám ơn bác đã theo dõi bài viết của tôi, nếu bác có thời gian và muốn hiểu thêm về blockchain, mời bác đọc 2 bài mà tôi viết - ở dạng dễ hiểu với người ko nghiên cứu sâu:

https://thanhdo89se.github.io/2018/road-to-blockchain-intro/

https://thanhdo89se.github.io/2018/road-to-blockchain-how-it-works/
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên