Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 2)

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 2)

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 2)

Farrier

Active Member
723
3,682
Nếu ai chưa có cơ hội theo dõi phần 1 thì dưới đây là link, mọi người hãy đọc phần 1 trước để có thể theo dõi phần 2 một cách dễ dàng hơn:

>>Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 1)


Chúng ta có thể định nghĩa Blockchain là một hệ thống cho phép một nhóm các máy tính kết nối với nhau duy trì một cuốn sổ cái được bảo mật và cập nhật liên tục. Để thực hiện giao dịch trên Blockchain, bạn cần có ví, ví là một chương trình cho phép bạn lưu giữ và trao đổi Bitcoin. Để chỉ duy nhất bạn có thể tiêu xài số Bitcoin của mình, mỗi ví được bảo mật bởi phương thức mã hóa đặc biệt sử dụng một cặp khóa khác biệt và duy nhất: private key và public key (public key còn được gọi là địa chỉ ví).

Nếu một tin nhắn được mã hóa bởi một private key riêng biệt, chỉ có public key đi cùng mới có thể giải mã và đọc được tin nhắn. Ngược lại, một tin nhắn được mã hóa bởi public key cũng như vậy. Khi David muốn gửi Bitcoin, anh ấy cần truyền đi một tin nhắn đã được mã hóa bằng private key của ví mà anh ấy sở hữu. David là người duy nhất biết được private key nào có thể mở khóa ví của mình và chính vì vậy anh ấy là người duy nhất có thể sử dụng số Bitcoin của mình trong ví. Mỗi "node" trong mạng lưới có thể kiểm tra chéo yêu cầu giao dịch đến từ David bằng cách giải mã tin nhắn mà David gửi tới bằng public key của anh ấy ( để hiểu rõ hơn về cơ chế này mọi người nên tìm hiểu về phương thức mã hoá sử dụng private key và public key ).

Khi bạn mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng private key của mình, bạn đang tạo ra một chữ ký kỹ thuật số và các máy tính trong mạng lưới blockchain sẽ sử dụng chữ ký này để xác minh nguồn gốc và tính xác thực của giao dịch. Chữ ký kỹ thuật số là một chuỗi các ký tự được tạo ra từ yêu cầu giao dịch và private key của bạn ( cũng có thể hiểu là yêu cầu giao dịch sau khi được mã hoá ), chính vì thế nó sẽ không thể sử dụng cho các giao dịch khác. Nếu bạn thay đổi bất kỳ ký tự nào trong tin nhắn yêu cầu giao dịch, chữ ký kỹ thuật số sẽ thay đổi, thế nên sẽ không có nguy cơ những kẻ tấn công có thể thay đổi yêu cầu giao dịch hoặc sửa đổi số bitcoin bạn đang gửi.

traderviet-blockchain1.png

Để gửi bitcoin bạn cần cần private key để mã hóa tin nhắn yêu cầu giao dịch. Bởi vì bạn truyền tin nhắn đi sau khi mã hóa, nên không bao giờ bạn cần tiết lộ private key của bạn.

Theo dõi số dư tài khoản


Mỗi node thuộc blockchain đều lưu giữ một bản sao lưu của sổ cái. Vậy làm sao các node có thể biết số dư tài khoản của bạn ? Hệ thống Blockchain hoàn toàn không theo dõi số dư tài khoản, nó chỉ theo dõi các giao dịch được lan truyền trong mạng lưới bitcoin. Để xác định số dư tài khoản của bạn, mạng lưới blockchain sẽ phân tích và xác định tất cả các giao dịch từng diễn ra trên toàn bộ mạng lưới được kết nối với ví của bạn.

traderviet-blockchain2.png

Xác minh số dư được thực hiện dựa trên sự liên kết với các giao dịch trước đó. Mary gửi 10 BTC cho John, sau khi nhận được yêu cầu từ Mary, hệ thống blockchain sẽ tạo ra một yêu cầu giao dịch bao gồm các liên kết tới các giao dịch đến địa chỉ ví của Mary trước đó, tối thiểu 10 bitcoin. Những liên kết này được gọi là "inputs" (đầu vào). Các node trong mạng lưới xác minh số lượng và đảm bảo số "inputs" này chưa hề được sử dụng. Thực tế, mỗi lần bạn tham chiếu các giao dịch đầu vào thì giao dịch ấy sẽ không còn giá trị sử dụng trong tương lai. Tất cả đều được thực hiện tự động ở ví của Mary và được kiểm tra lần hai tại các node thuộc mạng lưới bitcoin; Mary chỉ gửi 10 BTC tới ví của John bằng cách sử dụng địa chỉ ví của anh ấy.

traderviet-blockchain3.png

Vậy bằng cách nào hệ thống có thể tin tưởng rằng các giao dịch đầu vào có giá trị ? Hệ thống sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch trước đó có mối quan hệ với ví mà bạn sử dụng để gửi bitcoin. Để đẩy nhanh quá trình xác thực, mạng lưới các node sẽ chỉ lưu trữ lại những giao dịch đến địa chỉ ví của bạn chưa được sử dụng. Nhờ vào quá trình kiểm tra này, tình trạng "double-spend" không thể xảy ra.

Số bitcoin bạn đang sở hữu có nghĩa rằng có nhiều giao dịch được ghi chép trên cuốn sổ cái với điểm đến là ví của bạn vẫn chưa được sử dụng làm "inputs". Bitcoin là một mã nguồn mở, điều này có nghĩa bất kì ai với một laptop có kết nối internet đều có thể thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, nếu bạn có sai sót trong việc thực hiện giao dịch( ví dụ: gửi nhầm địa chỉ ví ) thì đồng nghĩa số bitcoin ấy sẽ mất mãi mãi.

Bởi vì mạng lưới là phân tán, nên sẽ không có dịch vụ hỗ trợ khách hàng hoặc bất kì cá nhân nào có thể giúp bạn phục hồi lại các giao dịch sai sót hoặc lấy lại private key.

Còn tiếp...

Xem thêm

>>Cryptocurrencies sẽ là giải pháp tuyệt vời cho ngành công nghiệp cần sa


Nguồn medium
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 4 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 916 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,888 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,682 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 183 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên