Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 3) - Liệu Blockchain có an toàn

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 3) - Liệu Blockchain có an toàn

Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 3) - Liệu Blockchain có an toàn

Farrier

Active Member
723
3,682
Nếu ai chưa có cơ hội theo dõi phần 1 và 2 thì dưới đây là link, mọi người nên theo dõi phần 1 và 2 để có thể dễ dàng nắm bắt phần 3:

>>Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 1)

>>Blockchain hoạt động như thế nào ? (phần 2)


Liệu nó có an toàn ? Và tạo sao nó lại được gọi là blockchain


Bất kỳ người nào cũng có thể truy cập mạng lưới bitcoin thông qua các kết nối ẩn danh ( như mạng lưới TOR hoặc VPN ), chỉ cần biết public key là có thể gửi và nhận tiền. Mạng lưới Bitcoin cho phép bạn tạo số lượng ví không giới hạn tùy theo sở thích của bạn, mỗi ví sẽ bao gồm public key và private key riêng biệt.

Tổng số lượng ví bitcoin có thể có là 2¹⁶⁰ tức 1461501637330902918203684832716283019655932542976

Số lượng lớn ví sẽ giúp bảo vệ mạng lưới khỏi các tấn công trong khi vẫn cho phép mọi người có thể sở hữu ví.

Với việc thiết lập như thế này, mạng lưới Bitcoin vẫn sẽ có những lỗ hổng về bảo mật có thể bị khai thác để đảo ngược giao dịch Bitcoin sau khi đã gửi. Giao dịch sẽ di chuyển từ node này đến node khác trong mạng lưới, vậy nên yêu cầu chứa đựng hai giao dịch được đưa tới các node có thể khác nhau. Một kẻ tấn công có thể gửi một giao dịch, chờ đối tác của mình gửi hàng và sau đó kẻ này sẽ gửi một giao dịch đảo ngược lại tài khoản của anh ta. Trong trường hợp này, sẽ có nhiều node nhận được giao dịch thứ hai trước giao dịch thứ nhất và vì vậy các node này cho rằng giao dịch thứ nhất là không có giá trị, bởi vì các "inputs" đã được sử dụng ở giao dịch thứ 2. Vậy làm sao bạn biết giao dịch nào được yêu cầu đầu tiên ? Sẽ không an toàn nếu chúng ta gắn nhãn thời gian để xác định xem giao dịch nào là đầu tiên, bởi vì nó có thể bị làm giả. Vì vậy, không có cách nào để xác định liệu xem giao dịch nào diễn ra trước giao dịch nào. Chính từ đặc điểm này, các nguy cơ về gian lận có thể xảy ra.

Nếu điều này diễn ra, bất đồng sẽ xuất hiện trong mạng lưới vì có sự khác biệt trong yêu cầu được gửi tới các node. Vì vậy hệ thống Blockchain được thiết kế theo cách: sử dụng sự chấp thuận của các node để sắp xếp giao dịch và tránh nguy cơ lừa đảo được đề cập bên trên.

Mạng lưới bitcoin sẽ sắp xếp các giao dịch bằng cách đóng chúng vào một khối (block), mỗi khối sẽ chứa đựng một số lượng các giao dịch và một liên kết tới khối trước đó. Vì vậy các khối được sắp xếp theo một chuỗi thời gian và chính sự sắp xếp thế này nên hệ thống có tên là : chuỗi khối (blockchain).

traderviet-blockchain1.png

Hình 1

Các giao dịch chứa đựng trong một khối được coi là diễn ra cùng một thời điểm và các giao dịch không nằm trong khối được coi là chưa được xác nhận. Mỗi node trong mạng lưới đều có thể đóng các giao dịch thành một khối và truyền nó đi vào mạng lưới để đưa ra một đề nghị về việc khối nào sẽ là khối tiếp theo. Bởi vì bất kỳ node nào cũng có thể đề nghị một khối mới, vậy thì làm sao hệ thống biết được khối nào nên là khối tiếp theo ?

Để có thể thêm một khối vào chuỗi, mỗi khối phải chứa đựng câu trả lời cho một bài toán phức tạp được tạo ra bằng việc sử dụng một hàm băm mật mã học không thể đảo ngược(https://vi.wikipedia.org/wiki/Hàm_băm_mật_mã_học).

Cách duy nhất để giải quyết bài toán này là phỏng đoán các số ngẫu nhiên kết hợp với nội dung chứa đựng trong khối trước đó để biết được kết quả. Có thể sẽ mất cả năm để giải được bài toán này nếu sử dụng một máy tính thông thường. Tuy nhiên, nhờ vào số lượng lớn các máy tính trong mạng lưới cùng nhau phỏng đoán các con số, mỗi khối sẽ được hoàn thành chỉ trong vòng 10 phút. Node nào giải quyết được bài toán sẽ có quyền đặt khối tiếp theo vào chuỗi và truyền nó lên mạng lưới.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai node giải quyết xong bài toán cùng một lúc và đồng thời gửi khối của mình lên mạng lưới ? Trong trường hợp này, cả hai khối đều được truyền đi trong mạng lưới và mỗi node trong mạng lưới sẽ xây dựng khối đầu tiên mà nó nhận được. Tuy nhiên, hệ thống blockchain yêu cầu mỗi node xây dựng tại chuỗi khối dài nhất. Vì vậy nếu tồn tại sự nghi ngờ đâu là khối mới nhất, ngay khi khối tiếp theo được giải quyết, mỗi node sẽ chấp nhận chuỗi dài nhất và đó là lựa chọn duy nhất.

traderviet-blockchain2.png

Hình 2
Do khả năng các khối được giải quyết đồng thời là rất thấp, nên việc nhiều khối được giải quyết đồng thời lặp đi lặp lại là gần như không thể, xây dựng nhiều "đuôi" khác nhau, vì vậy toàn bộ chuỗi khối sẽ nhanh chóng ổn định trong một chuỗi mà mọi node đều đồng ý.

Sự bất đồng về việc khối nào sẽ đại diện cho cho điểm đuôi của chuỗi khối lại một lần nữa cho thấy nguy cơ gian lận. Nếu một giao dịch thuộc khối nằm trong đoạn "đuôi" ngắn hơn ( giống khối B trong hình 2), một khi khối tiếp theo được giải quyết, giao dịch này cùng với các giao dịch khác trong khối B sẽ trở lại thành những giao dịch chưa được xác nhận.

Các giao dịch thuộc hệ thống blockchain của Bitcoin được đảm bảo bởi một cuộc đua toán học: Kẻ tấn công đang cạnh tranh với toàn mạng lưới.

Chúng ta cùng xem Mary có thể lợi dụng sự mơ hồ về khối mới nhất của chuỗi để thực hiện tấn công "double-spending" như thế nào. Mary gửi tiền tới cho John, John gửi hàng cho Mary. Bởi vì các node luôn luôn chấp nhận cái đuôi dài hơn là các giao dịch được xác nhận. Nếu Mary có thể tạo ra một đuôi dài hơn chứa đựng giao dịch đảo ngược ( Mary tự gửi tiền cho mình ) có cùng "inputs" với giao dịch Mary gửi tiền cho John, John sẽ vừa mất tiền và mất hàng.

traderviet-blockchain3.png

Hình 3
Hệ thống ngăn chặn các kiểu gian lận như thế nào ? Mỗi khối chứa đựng một tham chiếu tới khối liền trước (hình 1). Tham chiếu này là một phần của bài toán cần giải quyết để có thể lan truyền khối hiện tại tới mạng lưới. Vì vậy, vô cùng khó để tính toán trước một loạt các khối bởi vì số lượng các số cần phỏng đoán ngẫu nhiên để giải quyết khối và đặt nó lên chuỗi khối là rất lớn. Mary đang trong một cuộc đua chống lại phần còn lại của mạng lưới để giải quyết bài toán mà cho phép cô ấy đặt một khối mới vào chuỗi. Thậm chí nếu cô ấy có thể giải quyết bài toán trước mọi người, thì cũng không chắc cô ấy có thể giải quyết 2, 3 hoặc nhiều hơn khối trong cùng 1 hàng, bởi vì mỗi lần như vậy là Mary đang cạnh tranh với toàn bộ mạng lưới.

Mary có thể sử dụng một máy tính cực kỳ nhanh giúp tạo các phỏng đoán ngẫu nhiên để đánh bại toàn mạng lưới trong việc giải quyết các khối ? Có, nhưng thậm chí với một máy tính cực kỳ nhanh đi chăng nữa, vì số lượng lớn các máy tính trong mạng lưới, thì khả năng cao Mary cũng không thể giải quyết một số khối trong một hàng tại một thời điểm chính xác cần thiết để thực hiện tấn công "double-spending".

Cô ấy phải kiểm soát được 50% sức mạnh tính toán của toàn mạng lưới để có 50% cơ hội giải quyết các khối trước khi các node khác làm điều ấy và thậm chí trong trường hợp này, Mary chỉ có 25% cơ hội giải quyết hai khối nằm cùng một hàng. Càng có nhiều khối được giải quyết trong một hàng, khả năng Mary có thể thành công càng thấp. Giao dịch trong hệ thống blockchain của Bitcoin được bảo vệ bởi một cuộc đua toán học: Kẻ tấn công đang cạnh tranh với toàn bộ mạng lưới.

Chính vì thế, theo thời gian giao dịch sẽ càng an toàn. Khối được thêm vào 1 tiếng trước sẽ đảm bảo hơn khối vừa mới được thêm 10 phút trước. Người nhận bitcoin thường đợi 6 khối, sau khối chứa đựng giao dịch bitcoin của mình, được xác nhận để chắc chắn rằng giao dịch sẽ không thể bị đảo ngược.

traderviet-blockchain4.png

Hình 4
Còn tiếp...

Anh em nào thấy kiến thức hữu ích thì nhớ like và comment ủng hộ mình nhé ! Cảm ơn !

Xem thêm

>>Blockchain và thị trường bất động sản


Nguồn medium

 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 938 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên