Blockchain thực dụng: #1 — Tiền mã hóa, cổng thanh toán & ví điện tử (P6)

Blockchain thực dụng: #1 — Tiền mã hóa, cổng thanh toán & ví điện tử (P6)

Blockchain thực dụng: #1 — Tiền mã hóa, cổng thanh toán & ví điện tử (P6)

Taifx

Active Member
188
826
Như trong bài trước, chúng ta thấy được bức tranh tổng quan về các nhóm ứng dụng khả thi của blockchain. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ứng dụng đầu tiên, cơ bản nhất và hiệu quả nhất đã sống cùng blockchain từ ngày được sinh ra trên thế giới này. Chúng ta sẽ có 3 điểm để xem xét trong mô hình ứng dụng đầu tiên này:
  1. Tiền mã hóa
  2. Cổng thanh toán
  3. Ví điện tử
Nếu chúng ta chỉ xem xét 1 trong các điểm trên thì sẽ bỏ sót đi sức mạnh cốt lõi mà blockchain có thể mang lại trong việc phát triển ứng dụng liên quan đến nhu cầu xử lý thanh toán khi áp dụng vào thực tế.

I. Khái niệm phân biệt
Điều rất cần thiết trước khi chúng ta đi vào phát triển các cơ hội kinh doanh là cần phân biệt rõ ràng các khái niệm liên quan tới cơ hội chúng ta đang hướng đến.
  1. Tiền & tiền mã hóa:
    - Tiền / tiền pháp định (giới hạn cụ thể trong trong bài viết này tiền giấy, tiền xu được phát hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền) là phương tiện trung gian dùng để trao đổi, hay thanh toán với khác tài sản khác. Ví dụ: Việt Nam dùng tiền đồng (VND) với đơn vị nhỏ nhất là 1 VND; 500.000 VND mua được 1 chiếc xe… đồ chơi, 30.000 VND mua được 1 tô bún / đĩa cơm tấm, 2.000.000.000 VND mua được 1 căn nhà… Giá trị của tiền được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và được toàn bộ xã hội cùng chấp nhận và áp dụng giá trị được quy định đó. Tạm thời chúng ta chưa đề cập tới việc căn cứ vào đâu để phát hành số lượng tiền cụ thể ra thị trường cũng như các phương thức ổn định giá trị của đồng tiền đó.

    - Tiền số / tiền điện tử là 1 hình thức số hóa giá trị của lượng tiền pháp định mà bạn đang sở hữu. Đây là trường hợp số dư tiền của bạn nằm trong ngân hàng và sau đó bạn dùng để thanh toán các sản phẩm dịch vụ trực tuyến. Bạn không thực sự cầm tiền để chuyển cho nhà cung cấp mà chỉ xác nhận việc thanh toán đó thông qua hình thức giao dịch điện tử và giá trị tiền tương được được chuyển từ tài khoản của bạn sang tài khoản của nhà cung cấp. Hiện tại, chỉ những cơ quan, pháp nhân được cấp phép từ nhà nước mới được thực hiện số hóa tiền như ngân hàng, các dịch vụ thanh toán trung gian hoặc ví điện tử.

    - Tiền ảo là hình thức tiền quy ước của 1 nhóm, 1 tập thể, 1 tổ chức được sử dụng cho 1 mục tiêu chung nào đó và không được pháp luật thừa nhận như tiền. Tiền ảo hiện đang tồn tại và được áp dụng rất đa dạng trong việc kinh doanh vì nó rất linh hoạt và dễ dàng trong việc phát hành. Tuy nhiên, tiền ảo hoàn toàn không được bảo vệ cũng như bảo chứng giá trị bởi ai cả mà chỉ đơn giản là sự đồng thuận của tập thể hay cộng đồng sử dụng nó. Ví dụ: tiền XU được sử dụng trong các hệ thống game, các hệ thống điểm tích lũy trong việc mua sắm tại các cửa hàng, trung tâm thương mại…

    - Tiền mã hóa là một hình thái ứng dụng cơ bản của công nghệ blockchain khi nó được khai sinh vào năm 2009 bởi Satoshi Nakomoto. Tiền mã hóa là 1 một loại tài sản số được thiết kế để làm phương tiện trung gian thanh toán. Tiền mã hóa sử dụng các phương pháp mã hóa để bảo vệ và xác thực việc phát hành cũng như việc thực hiện giao dịch thanh toán giữa các đối tượng sử dụng nó. Việc phát hành tiền mã hóa không bị kiểm soát bởi 1 cơ quan chính quyền tập trung nào mà tuân theo những nguyên tắc mã hóa được đồng thuận bởi cộng đồng sử dụng nó. Ví dụ: Bitcoin chỉ có tối đa 21.000.000 đơn vị và không được phát hành bởi một đối tượng cụ thể nào. Bitcoin được tạo ra khi người dùng thực hiện đúng những nguyên tắc đã được quy định của hệ thống — xác thực khối giao dịch của hệ thống.

  2. Cổng thanh toán & ví điện tử:
    - Ví điện tử: cái tên nói lên tất cả, nó là 1 tài khoản ví giúp bạn chứa tiền điện tử của mình như là ví da mà bạn để cất tiền giấy để sử dụng. Có lẽ hiện tại thì ai cũng có ít nhất 1– 2 ví điện tử, chỉ là chúng ta không để ý hoặc không biết mà thôi. Ví dụ: tài khoản Visa, Master , tài khoản ngân hàng, tài khoản momo… tất cả đều là những ví điện tử của chúng ta; chỉ là mỗi nhà phát hành / nhà cung cấp đặt cho nó 1 cái tên khác nhau thôi.

    - Cổng thanh toán giúp kết nối người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh trong việc thực hiện thanh toán cho các giao dịch thương mại. Cổng thanh toán thực hiện chuyển khoản giá trị tiền điện tử tương đương số tiền cần thanh toán từ tài khoản của người tiêu dùng (người mua) sang tài khoản của đối tác kinh doanh (người bán). Như vậy, cổng thanh toán chỉ làm nhiệm vụ là kết nối và hoàn tất thanh toán giữa các đối tượng giao dịch chứ không quản lý ví điện tử hay số dư của các đối tượng giao dịch. Và các cổng thanh toán có thể kết nối rất nhiều các ví điện tử với nhau giúp cho đối tác kinh doanh không phải lo lắng thêm. Ví dụ: cổng thanh toán giúp kết nối đồng thời Visa, Master, JCB, Momo, thẻ ATM, online banking…

    - Theo xu thế phát triển thì các nhà cung cấp Ví điện tử sẽ có luôn tính năng Cổng thanh toán cũng như mở rộng khả năng thanh toán với nhiều Ví điện tử từ nhà cung cấp khác. Ví dụ: Momo có thể thực hiện thanh toán bằng thẻ Visa/Master, từ các tài khoản ngân hàng khác…
II. Hiện trạng, khó khăn hiện tại

Vậy là chúng ta đã thấy rõ rằng tiền (điện tử), ví điện tử & cổng thanh toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong một hệ sinh thái tương hỗ. Nếu chỉ cần thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng sẽ không tạo ra được môi trường hoàn thiện để thúc đẩy sự phát triển các mô hình kinh doanh liên quan.
Bây giờ chúng ta đi vào những hiện trạng và khó khăn của thị trường thanh toán điện tử nói chung & thanh toán trực tuyến nói riêng tại Việt Nam hiện tại trước khi mở cánh cửa cơ hội nhé.
  • Cho tới thời điểm này thì tổng số lượng ví điện tử trên thị trường đã vượt qua tổng số dân số của Việt Nam với con số 132 triệu riêng vớithẻ ATM ("); background-size: 1px 1px; background-position: 0px calc(1em + 1px);">số liệu của Ngân hàng nhà nước tới hết Q4/2017) chưa kể các thể loại thẻ khác của ngân hàng + hàng tá nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử!!! Không phải chúng ta không có người dùng, chỉ là chúng ta chưa biết hoặc chưa có cách để kích hoạt thói quen sử dụng ví điện tử của người dùng 1 cách hiệu quả. Vì sao?
  • Các ví điện tử của Ngân hàng là nền tảng vững mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, với cách hoạt động hiện tại của các Ngân hàng tại Việt Nam thì cánh cửa ấy đóng kín mít đối với các bên thứ 3, đặc biệt các bên thứ 3 nhỏ lẻ. Ngay giữa các ngân hàng với nhau thì việc hợp tác cùng phát triển cũng rất chừng mực khi chưa thể có được tiếng nói chung trong việc tạo ra môi trường thuận lợi giúp thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử; kiểu như rừng nào cọp nấy, nước ao không đụng nước giếng, ngân hàng nào cũng cho rằng ông A đó là khách hàng của mình chứ không chịu hiểu rằng chỉ có 1 ông A duy nhất để tìm cách hợp tác tạo thêm giá trị thay vì cứ đốt tiền để giành cho được ông A về mình.
  • Có khá nhiều nhà cung cấp ví điện tử trên thị trường (tầm khoảng gần 30 nhà, không bao gồm các ngân hàng) nhưng chưa thực sự 1 tên tuổi nào tạo ra được đột phá. Phần lớn các ví điện tử hiện nay chủ yếu dể mua thẻ cào hay các tiện ích nhỏ lẻ. Tiêu biểu thì mình chả xài của nhà nào ngoại trừ phải dùng Momo để mua thẻ cào & chẳng để số dư trong tài khoản. Thế nhưng mình lại nạp tiền vào ví của 1 nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài (themesforest) chỉ để mua dịch vụ của họ và luôn luôn có số dư trong tài khoản (dù rất ít). Có gì đó sai sai ở đây không nhỉ?
  • Với sự đa dạng và phân mảnh của các hệ thống ví điện tử hiện nay thì việc kết nối hệ thống là cơn ác mộng cho các đơn vị kinh doanh vì một đơn vị cung cấp ví thì lượng tài khoản ví quá nhỏ để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện dụng cho cả người tiêu dùng hay đối tác kinh doanh. Kết nối nhiều đơn vị cung cấp thì mỗi đơn vị mỗi kiểu kết nối gây khó khăn cho doanh nghiệp.
  • Cổng thanh toán thì cũng chẳng khá khẩm hơn chút nào dù cho số lượng cổng thanh toán tại Việt Nam còn sót lại chỉ đếm trên đầu ngón tay vì những ràng buộc về giấy phép hoạt động và những khó khăn về kỹ thuật, bảo mật cũng như khả năng hợp tác rất thấp với các nhà cung cấp ví điện tử có số lượng thành viên lớn (các ngân hàng). Việc kết nối với cổng thanh toán cũng rất nhiêu khê và khó khăn đối với các đơn vị kinh doanh vì những giới hạn về chính sách cũng như nền tảng kỹ thuật của đơn vị cung cấp.
  • Cho tới thời điểm hiện tại thì phần lớn nhu cầu thanh toán trực tuyến của mình đều dành cho các dịch vụ của nước ngoài, còn trong nước thì quanh đi quẩn lại chủ yếu là thanh toán tour du lịch, đi uber/grab là nhiều. Có một vài dịch vụ mình rất muốn thanh toán online cho tiện nhưng nhà cung cấp lại không hỗ trợ, hoặc có hỗ trợ thì quy trình rất bất tiện, ví dụ như trả tiền cho các tên miền .vn, thanh toán đơn hàng mua trên adayroi… Trường hợp adayroi là minh chứng cực kỳ tệ hại của 1 cổng thanh toán về trải nghiệm đối với người dùng.
  • Còn một nỗi ám ảnh không hề nhỏ khác dành cho nhóm khách hàng có nhu cầu thanh toán trực tuyến thường xuyên là độ an toàn cho tài khoản hay ví của mình khi thực hiện thanh toán tại Việt Nam, mình nhấn mạnh là tại Việt Nam vì rủi ro này ở các nước Âu Mỹ thấp hơn khá nhiều. Vì sao lại rủi ro cao ở Việt Nam? Đơn giản vì Việt Nam đã & đang là điểm nóng của nạn đánh cắp thông tin thanh toán trực tuyến bên cạnh là năng lực về bảo mật hệ thống thanh toán của Việt Nam cũng còn rất thấp so với tiêu chuẩn chung của thế giới.
  • Một thực tế theo kiểu con gà quả trứng của thị trường thanh toán điện tử nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng đó là rất nhiều nhà cung cấp ví điện tử nhưng lượng tài khoản ví thực sự khả dụng đối với các đơn vị kinh doanh thì lại không đủ để đẩy mạnh thanh toán điện tử. Phải chăng những con số khủng được công bố chỉ là những con số bùa chú chiêu trò marketing? Điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa về số lượng tài khoản ví đó là tính khả dụng thật sự của số lượng ví này: bao nhiêu ví trong hàng trăm triệu ví đang hiện diện thật sự sẵn sàng cho thanh toán điện tử?
  • Và vì sao tới bây giờ thì xài Uber/Grab vẫn phải trả thông qua thẻ Visa/Master chứ không phải là thẻ ATM của Việt Nam khi mà lượng thẻ Visa/Master được phát hành chưa tới 20 triệu trong khi ATM thì hơn 130 triệu !!!
III. Cơ hội & giải pháp
  1. Cơ hội trong khó khăn
Chúng ta thấy rõ các khó khăn mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang phải đối mặt với hiện trạng của Ví điện tử tại Việt Nam. Tất nhiên là khi nói Ví điện tử, nghĩa là chúng ta sẽ không phải phát hành tiền mã hóa, mà chỉ là xây dựng hệ thống Ví điện tử dựa trên blockchain để khắc phục được các điểm yếu mà các nhà cung cấp hiện đang mắc phải. Lý do đơn giản là pháp luật Việt Nam chưa cho phép sử dụng tiền mã hóa trong giao dịch thanh toán.
Vậy cơ hội của chúng ta là gì với các hiện trạng này?
  • Chưa có một giải pháp Ví điện tử nào đủ mạnh để trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng → Chúng ta có cơ hội rất lớn để trở thành người dẫn đầu cho thị trường này.
  • Doanh nghiệp cần triển khai ví điện tử riêng dành cho khách hàng của mình nhưng rất lo lắng về kỹ thuật và bảo mật → Sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết lo lắng của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
  • Quá nhiều ví trên thị trường, người tiêu dùng cảm thấy bất tiện khi phải tải cùng lúc nhiều ứng dụng ví → Tạo ra chuẩn kết nối mở cho tất cả các ví, người dùng chỉ cần sở hữu 1 ứng dụng là có tất cả ví cần thiết; blockchain giải quyết được bài toán này rất nhẹ nhàng với phương thức bảo mật của nó.
2. Giải pháp nào để nắm bắt cơ hội
Chắc không phải dài dòng làm gì, loạt bài viết này chuyên về blockchain nên chắc chắn giải pháp là sử dụng liên quan đến blockchain rồi. Hiển nhiên là chúng ta không phát triển từ đầu nền tảng blockchain mà sẽ sử dụng mã nguồn mở để tiết kiệm thời gian và an tâm về độ an toàn, bảo mật.
Mã nguồn mở blockchain hiện nay cũng khá đa dạng với 2 nhóm blockchain 1.0 và blockchain 2.0. Chúng ta sẽ cần xem xét nhu cầu cụ thể có thể chọn được mã nguồn phù hợp với nguồn lực của đội dự án.

Nào, chúng ta sẽ cần gì để nắm được cơ hội đây?
  • Nếu chỉ cần triển khai nội bộ cho 1 doanh nghiệp hoặc chỉ đơn ví đơn (một loại ví duy nhất) thì blockchain 1.0 có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên, nếu triển khai nội bộ thì không cần dùng tới blockchain vì chi phí phải đầu tư rất nặng, nặng hơn cả làm ví thường không ứng dụng blockchain. Còn nếu chúng ta cần mạng lưới blockchain hỗ trợ nhiều ví hoặc nhiều doanh nghiệp cùng triển khai Ví điện tử trên đó và có thể kết nối ví với nhau → blockchain 1.0 không thể đáp ứng điều này mà phải là blockchain 2.0.
  • Blockchain tới bây giờ vẫn còn là thứ gì đó rất phức tạp với người dùng cuối → xây dựng trải nghiệm sử dụng Ví điện tử dành cho người dùng cuối thật thân thiện, càng giống với Ví điện tử bình thường (như khi không sử dụng blockchain) càng tốt vì người dùng chẳng cần quan tâm thứ đằng sau giao diện sử dụng là gì cả.
  • Thậm chí cả với developers cũng là thứ gì đó còn hơi phức tạp → cần hỗ trợ API cho developers.
  • Người dùng sẽ chẳng thể nào cài đặt quá nhiều ứng dụng cho các Ví điện tử khác nhau → cần có 1 ví điện tử chung cho phép kết nối tới tất cả các doanh nghiệp / nhà cung cấp ví điện tử để người dùng sử dụng được thuận tiện hơn. Mỗi nhà cung cấp sẽ là 1 ứng dụng thừa kế
  • Mỗi doanh nghiệp hay mỗi nhà cung cấp là 1 ứng dụng nằm trong hệ thống chung để tạo thêm giá trị gia tăng cho người dùng thông qua Ví điện tử chung. Tất cả ứng dụng này đều tuân theo tiêu chuẩn chung của mạng lưới blockchain đã được phát triển và duy trì. Ví dụ: blockchain có ứng dụng cơ bản là Ví điện tử cho VND, song song đó, các doanh nghiệp có thể chủ động tạo thêm các đơn vị điểm mua hàng hay voucher mua hàng và dùng VND để mua bán các loại voucher này.
IV. Phương án triển khai
(còn tiếp)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 104 Xem / 1 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,892 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 677 Xem / 42 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 192 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,430 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên