Các loại Stablecoin - Loại ngầu nhất: Stablecoin không cần tài sản thế chấp

Các loại Stablecoin - Loại ngầu nhất: Stablecoin không cần tài sản thế chấp

Các loại Stablecoin - Loại ngầu nhất: Stablecoin không cần tài sản thế chấp

Farrier

Active Member
723
3,682
Trong những phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về 2 loại Stablecoin, nếu ai chưa kịp theo dõi thì mình sẽ để link dưới đây

Các loại Stablecoin - Loại 1: Fiat - Collateralized


Các loại Stablecoin - Loại 2: Stablecoin được thế chấp bởi Crypto


Khi bạn lấn sâu hơn vào thế giới Crypto, sau cùng bạn sẽ đặt câu hỏi "liệu có chắc chắn rằng chúng ta phải có tài sản thế chấp để bắt đầu ?" Sau tất cả, Stablecoin cũng là một trò chơi được sắp đặt ? Những người kinh doanh chênh lệch giá chỉ cần tin tưởng rằng số coin đó được giao dịch ở mức giá 1$. Mỹ đã từng rời bỏ chế độ bản vị vàng và không còn sử dụng bất kì tài sản đảm bảo nào cho đồng USD nữa. Một đồng tiền hoạt động ổn định như USD lại không cần tới tài sản đảm bảo vậy Stablecoin có thể làm được mô hình tương tự hay không ?

stablecoin-traderviet.jpg

Hình thức này có vẻ hay nhưng làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng sẽ duy trì được sự cố định ?

Seigniorage Shares - một mô hình được phát mình bởi Robert Sams vào năm 2014, dựa trên một ý tưởng đơn giản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta biến Smart Contract trở thành một ngân hàng trung ương ? Các chính sách tiền tệ được quy định trong Smart Contract này chỉ có duy nhất một nhiệm vụ : phát hành một đồng tiền mà nó sẽ được giao dịch ở mức giá 1$.

Okay, nhưng làm sao chúng ta có thể đảm bảo giá trị của đồng tiền ấy khi thực hiện giao dịch ? Đơn giảm lắm, chúng ta chỉ việc phát hành và kiểm soát lượng cung tiền tệ.

Hãy hình dung một ví dụ thế này: Giả sử đồng Stablecoin này đang được giao dịch ở mức giá 2$. Trong trường hợp này giá của đồng tiền trở nên quá cao hoặc có thể nói một cách khác là lượng cung quá thấp. Để đối phó với trường hợp này, Smart Contract sẽ tăng số lượng đồng Stablecoin tung ra thị trường bằng cách sản xuất thêm và bán đấu giá trên thị trường mở, tăng lượng cung đến khi nào giá trở về mức 1$. Trường hợp này Smart Contract sẽ nhận được lợi nhuận từ việc phát hành tiền. Trong lịch sử, khi một chính phủ phát hành thêm tiền thì thu nhập từ hoạt động này được gọi là Seigniorage ( mọi người có thể tìm hiểu về Seigniorage ở đây https://www.saga.vn/thuat-ngu/seigniorage-thu-nhap-tu-phat-hanh-tien~3354 ).

traderviet-stablecoin5.png

Nhưng khi đồng tiền này được giao dịch tại mức giá quá thấp 0,5$ chẳng hạn, chúng ta không thể thu hồi lại lượng Stablecoin đang lưu hành, vậy chúng ta giảm cung tiền bằng cách nào ? Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết vấn đề này: mua lại Stablecoin trên thị trường để giảm cung. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Seigniorage không đủ để mua số lượng Stablecoin yêu cầu. Trường hợp này Seigniorage Shares sẽ giải quyết: thay vì sử dụng Seigniorage, tôi sẽ phát hành cổ phần cho phép người mua được hưởng Seigniorage trong tương lai. Lần kế tiếp tôi phát hành tiền và thu được Seigniorage, các cổ đông sẽ được chia phần.

Hay nói bằng cách khác, nếu Smart Contract không có đủ tiền để mua lại số lượng Stablecoin cần thiết trên thị trường và bởi vì tôi dự đoán rằng nhu cầu về Stablecoin này sẽ gia tăng trong tương lai và Smart Contract sẽ có nhiều đợt phát hành thêm để đáp ứng nhu cầu này, nên tôi quyết định sẽ mua Future Seigniorage để nhận được lợi nhuận trong tương lại. Điều này sẽ giúp lượng cung tiền giảm và giá của Stablecoin duy trì ở mức 1$. Đây chính là ý tưởng chính của Seigniorage Shares và cũng chính là ý tưởng của Stablecoin không cần tài sản thế chấp.

Nếu bạn nghĩ rằng Seigniorage Shares nghe có vẻ quá điên rồ thì cũng bình thường thôi, rất nhiều người cũng như vậy. Nhiều cá nhân chỉ trích rằng mô hình này tương tự với mô hình đa cấp kim tự tháp. Stablecoin được chống đỡ bởi việc phát hành lời hứa về tăng trưởng trong tương lai. Sự tăng trưởng này chỉ được đảm bảo nếu trong tương lai có nhiều người tham gia vào mô hình này. Nếu mô hình này không tăng trưởng, thì nó cũng không thể duy trì được giá.

Seigniorage Shares có khả năng chống chịu được áp lực đi xuống trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nếu áp lực bán kéo dài đến một thời điểm nào đó các trader mất niềm tin rằng số cổ phần mình mua sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lai, điều này sẽ tiếp tục đẩy giá xuống và kích hoạt sự hoảng sợ của cả cộng đồng.

Phần đáng sợ nhất của hệ thống này là khó để phân tích. Hệ thống sẽ chịu đựng được tới mức nào? Hệ thống sẽ chống chịu được bao lâu? Liệu có "cá mập" hay người trong cuộc nào đó sẽ chống đỡ sự trượt giá?

Stablecoin không có tài sản đảm bảo rất dễ bị tổn thương với những biến động của thị trường, trong trường hợp thì trường suy giảm mạnh. Stablecoin phải cần một sự hỗ trợ thanh khoản ban đầu cho đến khi nó đạt được sự cân bằng. Cuối cùng sự tồn tại của Stablecoin không có tài sản thế chấp được quyết định bởi niềm tin của các trader, nếu họ tin hệ thống sẽ tồn tại thì niềm tin ấy sẽ được lan truyền và đảm bảo cho sự tồn tại của hệ thống.

stablecoin-traderviet.png

Stablecoin không có tài sản đảm bảo là một thiết kế chứa đựng nhiều tham vọng nhất. Nó là một thiết kế vô cùng thú vị, nếu ý tưởng này thành công thì sẽ thay đổi thế giới hoàn toàn, nhưng nếu nó thất bại thì còn thảm khốc hơn.

Ưu điểm


  • Không cần tài sản đảm bảo
  • Phi tập trung và độc lập

Nhược điểm


  • Yêu cầu sự tăng trưởng đều đặn
  • Dễ bị tổn thương nhất khi thị trường suy giảm
  • Khó để phân tích sự an toàn của hệ thống
  • Phức tạp
Hiện tại, dự án hứa hẹn nhất về Stablecoin không cần thế chấp là Basis.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua 3 loại Stablecoin đang tồn tại trên thị trường. Mong rằng những bài chia sẻ vừa qua sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho mọi người.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi, đừng quên cho mình 1 like nhé !

Xem thêm

>>Tại sao giá Crypto lại biến động lớn như vậy


Nguồn hackernoon
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 14 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên