Các nhà tạo lập thị trường (market maker) giống hay khác các công ty chuyên giao dịch (prop firm)?

Các nhà tạo lập thị trường (market maker) giống hay khác các công ty chuyên giao dịch (prop firm)?

Các nhà tạo lập thị trường (market maker) giống hay khác các công ty chuyên giao dịch (prop firm)?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,446
Xin chào cả nhà!

Trước giờ liệu đã có ai từng thắc mắc về sự khác biệt giữa các công ty chuyên giao dịch (prop firm) và các nhà tạo lập thị trường (market maker) chưa?

Mình tin rằng những ai chưa nắm được thì qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu được mấu chốt vấn đề một cách dễ dàng. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Các công ty chuyên giao dịch (prop firm) sẽ là người dùng tiền của bạn đem đi đặt cược vào các vị thế trên thị trường. Nói cách khác, họ đang chủ đích chấp nhận rủi ro với hi vọng tạo ra được lợi nhuận tương xứng (hoặc lớn hớn) so với rủi ro của họ.

Su-khac-biet-giua-nha-tao-lap-thi-truong-va-cong-ty-chuyen-giao-dich-TraderViet1.jpg
Trong khi đó, các nhà tạo lập thị trường (market maker) sẽ là người có vai trò gần như ngược lại với các prop firm. Theo nghĩa đó, các market maker sẽ triệt tiêu các vị thế trên thị trường và loại bỏ các rủi ro càng nhiều càng tốt. Nhiệm vụ cuối cùng của các nhà tạo lập thị trường là nhận một khoản phí và quản lý lượng tiền được giao cho nắm giữ, rồi sau đó sẽ giúp khách hàng kết nối với đầu bên kia của các giao dịch. Các khoản phí sẽ được bù cho rủi ro của họ khi không được khớp lệnh trong khoản thời gian ngắn. Nhưng họ luôn cố gắng giữ vai trò trung lập với thị trường nhất có thể.

Su-khac-biet-giua-nha-tao-lap-thi-truong-va-cong-ty-chuyen-giao-dich-TraderViet2.jpg
Nói ngắn gọn, kết quả mong đợi nhất về mặt lý thuyết của các market maker là nhận một khoản phí càng nhanh càng tốt với rủi ro ít nhất có thể tại bất kỳ mốc thời gian giao dịch nào. Chỉ việc nhận phí, rồi ra tìm cách triệt tiêu các vị thế.

Tất nhiên, đấy chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, các nhà tạo lập thị trường giỏi nhất cũng phải xoay sở với số dư "tồn kho" của mình. Bởi lẽ họ đóng vai trò là thị trường môi giới và không phải lúc nào cũng có người mua và người bán để ngay lập tức kết nối với các nhu cầu khác nhau của khách hàng, do vậy về cơ bản, các nhà tạo lập thị trường được phép tích lũy hoặc giải phóng "hàng tồn kho" của họ. Khi tin rằng thị trường đang quá bán, các nhà tạo lập thị trường sẽ đóng vai trò gần giống với các công ty chuyên giao dịch để tích lũy giao dịch. Và ngược lại, khi thị trường đang trong giai đoạn quá mua, các market maker sẽ giải phóng bớt giao dịch giống như các prop firm.

Với những đặc điểm trên, có lẽ các bạn sẽ không còn quá ngạc nhiên khi nhận ra các prop trader làm việc tại các ngân hàng - trước đây đã từng làm việc tại bàn giao dịch của các nhà tạo lập thị trường, phải không nào?

Nguồn: quora.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,496 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 862 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 262 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 391 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 132 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,755 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên