Các yếu tố kinh tế hàng đầu làm giảm giá đồng đô la Mỹ

Các yếu tố kinh tế hàng đầu làm giảm giá đồng đô la Mỹ

Các yếu tố kinh tế hàng đầu làm giảm giá đồng đô la Mỹ

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Trong bối cảnh đô la Mỹ, suy giảm về giá trị so với một đồng tiền khác. Ví dụ: nếu một đô la Mỹ có thể được đổi thành một đô la Canada, 2 đơn vị tiền tệ được mô tả là tương đương. Nếu tỷ giá hối đoái di chuyển và một đô la Mỹ hiện có thể được trao đổi với 0,85 đô la Canada, đồng đô la Mỹ đã mất giá trị tương đối so với đồng tiền Canada và người ta gọi đó là sự mất giá của đồng tiền.

Lý do vì đâu xảy ra chuyện này? Một loạt các yếu tố kinh tế có thể làm mất giá đồng đô la Mỹ. Bao gồm chính sách tiền tệ, lạm phát, nhu cầu về tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và giá xuất khẩu.

Vậy giữa vô vàn tin tức như vậy anh em nên tập trung vào tin tức nào để theo dõi đồng USD?

cac-yeu-to-anh-huong-den-dong-dollar-traderviet-2.jpg

[B]Chính sách tiền tệ[/B]


Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) thảo luận và đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm tăng cường hoặc làm suy yếu đồng đô la Mỹ tùy theo mục đích lúc bấy giờ của chính phủ. Ở mức cơ bản nhất, việc thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng có thể làm suy yếu hoặc mạnh mẽ hơn cho đồng đô la.

Ví dụ, nếu FED làm giảm lãi suất hoặc thực hiện các biện pháp nới lỏng định lượng như mua vào trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc đưa thêm tiền ra thị trường, khi ấy đồng đô la sẽ mất giá một chút. Ngược lại nếu FED tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng, nhiều người đi gửi tiền thay vì đầu tư, tiền trong lưu thông sẽ ít đi, đồng đô la sẽ tăng giá nhẹ một chút.

[B]Lạm phát[/B]


Nói một cách tương đối dễ hiểu rằng, lạm phát cao hơn sẽ làm giảm giá tiền tệ vì lạm phát có nghĩa là chi phí của hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên. Trước đây mua con gà nướng chỉ 10 USD nay lạm phát cao hơn thì chi phí tăng lên nên cần tới 12 USD để mua được con gà nướng. Giá tăng cao làm giảm nhu cầu. Thêm nữa làm hàng hóa nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng ở nước lạm phát cao. Ví dụ như gà nướng Việt Nam nhập vào Mỹ có giá chỉ 9 USD, người tiêu dùng sẽ rất cân nhắc.

cac-yeu-to-anh-huong-den-dong-dollar-traderviet-3.jpg

[B]Nhu cầu tiền tệ[/B]


Khi tiền tệ của quốc gia nào đó là nhu cầu mạnh mẽ khắp nơi thì đồng tiền đó sẽ mạnh. Một trong những cách mà tới giờ vẫn được áp dụng đó là khi xuất khẩu thì yêu cầu nước nhập khẩu trả tiền bằng đồng tiền của nước xuất khẩu. Ví dụ như Mỹ nhập vào Việt Nam 1000 chiếc ô tô và yêu cầu trả bằng USD, thế là USD lúc nào cũng “hot”.

Mặc dù thực tế Hoa Kỳ không xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu nhưng Hoa Kỳ đã tìm ra một cách khác để tạo ra nhu cầu toàn cầu “giả tạo” cho đô la Mỹ.

Đô la Mỹ là cái được gọi là tiền tệ dự trữ. Tiền tệ dự trữ được dự trữ bởi nhiều quốc gia trên toàn thế giới để mua hàng hóa mong muốn, chẳng hạn như dầu và vàng. Khi người bán các mặt hàng này yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền dự trữ, nhu cầu cho loại tiền tệ đó được tạo ra, giữ cho tỉ giá của nó luôn mạnh hơn mức thực tế.

Tại Hoa Kỳ, có lo ngại rằng lợi ích ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc đạt được trạng thái tiền tệ dự trữ cho đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm nhu cầu về đô la Mỹ. Tiếp đến là câu hỏi nghi vấn về ý tưởng rằng sẽ ra sao nếu các quốc gia sản xuất dầu không còn yêu cầu thanh toán bằng đô la Mỹ nữa? Việc giảm nhu cầu nhân tạo đối với đô la Mỹ có khả năng sẽ làm giảm đồng đô la rất mạnh.

cac-yeu-to-anh-huong-den-dong-dollar-traderviet-4.jpg

[B]Tăng trưởng chậm lại[/B]


Các nền kinh tế mạnh thường có đồng tiền mạnh. Các nền kinh tế yếu kém thường có đồng tiền yếu. Sự suy giảm tăng trưởng và lợi nhuận của công ty có thể khiến các nhà đầu tư mang tiền đi nơi khác. Giảm lãi suất đầu tư ở một quốc gia cụ thể có thể làm suy yếu đồng tiền của quốc gia đó. Khi các nhà đầu cơ tiền tệ dự đoán được sự suy yếu của đồng tiền, họ sẽ rút vốn hoặc bán khống, tình thế lúc đó là không thể ngăn cản.

[B]Giảm giá hàng xuất khẩu[/B]


Khi giá cho một sản phẩm xuất khẩu chính giảm, tiền tệ có thể giảm giá theo. Ví dụ, đồng đô la Canada suy yếu khi giá dầu giảm vì dầu là một sản phẩm xuất khẩu chính của Canada.

[B]Cán cân thương mại[/B]


Các quốc gia giống như con người. Một số người chi tiêu nhiều hơn họ kiếm được. họ tạo ra nợ nần. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và đã nợ trong nhiều thập kỷ.

Một trong những cách thức phổ biến mà Hoa Kỳ hay làm đó là phát hành nợ. Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước xuất khẩu một lượng đáng kể hàng hóa sang Hoa Kỳ, cũng chính 2 nước này là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.

Để đổi lấy khoản vay, Hoa Kỳ phát hành chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ và trả lãi cho các quốc gia nắm giữ các chứng khoán đó. Một ngày nào đó, những khoản nợ đó sẽ đến hạn và những người cho vay sẽ muốn lấy lại tiền của họ. Nếu người cho vay tin rằng khoản nợ không còn bền vững nữa, họ sẽ đòi nợ, mọi chuyện sẽ hơi vượt tầm kiểm soát và đồng đô la sẽ suy yếu.

Một phương trình phức tạp

Một số yếu tố khác có thể góp phần vào sự mất giá của đồng đô la bao gồm bất ổn chính trị (ở một quốc gia cụ thể hoặc đôi khi ở các nước láng giềng), hành vi của nhà đầu tư và suy yếu kinh tế vĩ mô. Có một mối quan hệ phức tạp giữa tất cả các yếu tố này, do đó rất khó để trích dẫn một yếu tố duy nhất sẽ dẫn đến giảm giá tiền tệ.

Ví dụ, những chính sách ngân hàng trung ương được coi là một động lực đáng kể ảnh hưởng đến tỉ giá tiền tệ. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ triển khai các mức lãi suất thấp và các chương trình nới lỏng, người ta sẽ mong đợi giá trị của đồng đô la giảm đáng kể.

Nhưng nếu các quốc gia khác thực hiện các biện pháp nới lỏng mạnh hơn và các nhà đầu tư kỳ vọng các biện pháp nới lỏng của Mỹ sẽ dừng lại thì sức mạnh của đồng đô la có thể tăng.

Sự tương quan giữa các yếu tố này thực sự vẫn đang là những thách thức đáng gờm đối với các nhà đầu tư dự đoán trong thị trường tiền tệ.

Điểm mấu chốt

Một số lượng lớn các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Liệu đồng đô la Mỹ có mất giá so với đồng tiền khác hay không, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của cả hai quốc gia, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, niềm tin nhà đầu tư, ổn định chính trị và trạng thái tiền dự trữ. Các nhà đầu tư nên chú ý vào các bản tin công bố lãi suất của Ngân hàng trung ương, cán cân thương mại xuất – nhập khẩu khi nghiên cứu một cặp tiền.

Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,494 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 334 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 849 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 252 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 130 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,751 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên