Cách đặt stoploss vừa đơn giản lại vừa hiệu quả giúp trader tối đa hóa lợi nhuận (Phần Kết)

Cách đặt stoploss vừa đơn giản lại vừa hiệu quả giúp trader tối đa hóa lợi nhuận (Phần Kết)

Cách đặt stoploss vừa đơn giản lại vừa hiệu quả giúp trader tối đa hóa lợi nhuận (Phần Kết)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Ở phần trước, mình viết về cách đặt và dời stoploss. Có 6 cách dời stoploss cho anh em trader, ở bài trước mình đã nói tới 3 cách. Các bạn xem lại bài viết tại đây nhé. Phân tiếp theo mình viết nốt 3 cách còn lại và cách đặt chốt lời cố định, Mọi người theo dõi tiếp nhé.

X đỉnh đáy của những phiên giao dịch trước đó


X ở đây bạn có thể tự xác định, nó có ý nghĩa như sau:
  • Nếu X là 1, bạn sẽ dời stoploss dưới đáy/đỉnh của ngày trước đó.
  • Nếu X là 2, bạn sẽ dời stoploss dưới đáy/đỉnh của 2 ngày trước đó.
Khi giá di chuyển theo dạng parabolic, thì đây là lúc nên dời stoploss theo đỉnh đáy trước sẽ hiệu quả.

Giá di chuyển dạng parabol đó là khi bạn nhận thấy kích thước của nến ngày càng lớn theo xu hướng và di chuyển ngày càng dốc hơn. Như ví dụ dưới đây:

14.-parabolic-1-1024x451.png
15.-parabolic-2-1024x451.png


Trendline


Trendline (Đường xu hướng) giúp chúng ta xác định xu hướng trên thị trường bằng cách nối các đỉnh/đáy. Khi các bạn vẽ trendline mà nó rất dốc thì tức là bạn đang ở trong bước di chuyển dạng parabolic như đã nói ở trên rồi nè.

Khi giá phá vỡ trendline mới hình thành gần đây, bạn có thể tìm cách thoát giao dịch của mình. Như hình dưới đây:

Xu hướng parabolic trên (USD/MXN)

16.-trendline-1024x452.png

Xu hướng parabolic trên (USD/RUB)

17.-trendline-2-1024x452.png

ATR


Cách này được sử dụng bởi những trader giao dịch theo xu hướng một cách có hệ thống và họ thoát khỏi giao dịch dựa trên việc giá di chuyển được XATR ra khỏi đỉnh/đáy mà họ xác định trước đó.

X có thể là bội số của 1,2,3, v.v.
  • Nếu X là 1, thì điểm dừng lỗ của bạn là 1ATR so với mức đỉnh.
  • Nếu X là 2, thì mức dừng lỗ của bạn là 2ATR so với mức đỉnh.
Trong cuốn sách của mình, Following the Trend, Andreas Clenow sử dụng 3 ATR từ đỉnh để dời điểm stoploss của mình. Dưới đây là một ví dụ:

18.-ATR-1024x452.png


Cách tiếp cận này sẽ phù hợp với bạn là một trader giao dịch có hệ thống và kỉ luật.

Chúng ta đã đi qua được 6 cách dời stoploss để bảo vệ và tối đa hóa lợi nhuận của chúng ta. Tuy nhiên co nhiều trader lại không muốn dời điểm stoploss của mình. Họ muốn có một mục tiêu lợi nhuận cố định. Nội dung tiếp sau đây sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó.

Cách đặt mục tiêu lợi nhuận cố định


Đặt một mục tiêu lợi nhuận cố định có thể tăng khả năng có lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận lại ít đi so với việc dời stoploss. Tùy phong cách giao dịch mà bạn chọn cách thức phù hợp với mình nhé.
Dưới đây là 2 cách để bạn thiết lập mục tiêu lợi nhuận cố định:
  • Hỗ trợ/Kháng cự
  • Chỉ báo RSI

Hỗ trợ/kháng cự


Nhắc lại một chút về khái niệm hỗ trợ kháng cự:
  • Hỗ trợ là vùng giá có áp lực mua tiềm năng để đẩy giá cao hơn.
  • Kháng cự là vùng giá có áp lực bán tiềm năng để đẩy giá xuống thấp hơn.
Có nghĩa là nếu bạn đã mua trước đó thì bạn nên cẩn thận khi chốt lời ở ngưỡng kháng cự gần nhất. và ngược lại, nếu bạn bán xuống thì nên thận trọng khi chốt lời ở ngưỡng hỗ trợ gần nhất. Như ví dụ dưới:

19.-exit-long-at-resistance-1024x449.png

20.-support-1024x451.png


Chỉ báo RSI


Bạn có thể sử dụng chỉ báo RSI để xác định các khu vực quá mua và quá bán (trên 70 đối với quá mua, dưới 30 đối với quá bán). Nó cũng có thể hoạt động như ngưỡng hỗ trợ & kháng cự trên thị trường.

Một kĩ thuật nhỏ từ cuốn Moving Average 101 của Steve Burn được tác giả vận dụng trong bài viết này. Mọi người xem ví dụ dưới:

21.-rsi-1024x449.png


Cách thức này hoạt động tốt khi thị trường nằm trong một phạm vi giá hoặc xu hướng yếu.

Cách để có được một phần lợi nhuận và phần còn lại xuôi theo xu hướng


Trong cuốn sách, The Art and Science of Technical Analysis của Adam Grimes giải thích cách ông thoát khỏi vị thế của mình với tỷ lệ risk/reward là 1:1, phần còn lại của vị thế ông duy trì theo xu hướng.

Cách này có thể giúp bạn giao dịch một cách nhất quán hơn và lợi nhuận cũng sẽ được đảm bảo hơn. Và đây là cách để bạn làm điều đó.
  • Đặt chốt lời ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ gần nhất.
  • Duy trì vị thế còn lại bằng cách dời stoploss.
Như ví dụ bên dưới:

22.-hybrid-1024x453.png

23.-hybrid-2-1024x451.png


Bàng cách này bạn vừa có thể đi theo xu hướng chính, đồng thời có được lợi nhuận và tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn. Nhưng mức lợi nhuận của bạn sẽ ít hơn vì một phần vị thế đã thoát trước đó.

Kết Luận


Có rất nhiều cách bạn có thể thoát khỏi giao dịch và mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng.
Nếu bạn là một trader có sự chặt chẽ trong giao dịch, thì việc thoát một phần vị thế giao dịch sẽ phù hợp với bạn.

Nếu bạn là trader thích tăng trưởng lợi nhuận ròng thì việc đi theo xu hướng với toàn bộ vị thế của mình sẽ phù hợp hơn.

Bạn cần tìm xem phong cách giao dịch của mình là gì để có cách tiếp cận, tư duy và mục tiêu đúng đắn hơn sẽ giúp bạn đi xa hơn trong nghề.

Hi vọng bài viết có nhiều thông tin hữu ích với mọi người nhé <3<3<3

Trích nguồn: Tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,752 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên