Cách phân tích kỹ thuật dựa vào chu kỳ thị trường để tạo nên lợi thế cho trader!

Cách phân tích kỹ thuật dựa vào chu kỳ thị trường để tạo nên lợi thế cho trader!

Cách phân tích kỹ thuật dựa vào chu kỳ thị trường để tạo nên lợi thế cho trader!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Mọi thứ đều có chu kỳ riêng của nó. Thị trường tài chính cũng như vậy. Có những loại tài sản có chu kỳ khá rõ ràng, những loại khác thì không. Thị trường hàng hóa và Forex đặc biệt thường rơi vào các giai đoạn lên xuống. Đặc điểm này giúp chúng ta có thể hiểu được chu kỳ của thị trường và nắm được cách xác định chúng như một lợi thế để có được lợi nhuận trong dài hạn khi giao dịch forex.

Trong bài viết này, mình xin tóm gọn 4 chu kỳ thị trường và cách sử dụng phân tích kỹ thuật với 4 chu kỳ để tạo ra lợi thế cho anh em trader.

Vậy chúng ta cần phải hiểu như thế nào về chu kỳ của thị trường?


Vì thị trường tiền tệ thường có xu hướng lên xuống nhiều hơn nên việc xác định chu kỳ sẽ khó khăn hơn một chút. Dưới đây là 4 giai đoạn của chu kỳ ở thị trường forex.

chu-kỳ-thị-trường-traderviet.jpg

Giai đoạn 1: Tích lũy (Accumulation)


Chu kỳ này bắt đầu khi giá của tài sản đang ở mức thấp (tài sản giá rẻ). Thị trường giảm trong một khoảng thời gian dài (phe bán đã tham gia vào quá nhiều) làm mất cân bằng về cung cầu. Rất nhiều người vẫn cho rằng thị trường đang trong thời kỳ suy thoái.

Khi quá nhiều người bán nhưng tới một thời điểm phe mua không đáp ứng được nhu cầu người bán. Thị trường sẽ bị chững lại. Và lúc này hầu như thị trường đi ngang. Rơi vào gia đoạn tích lũy.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng (Mark up)


Giai đoạn thứ hai là khi mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường đang quay đầu, và có nhiều cơ hội để tham gia giao dịch.

Đây là khi nhà giao dịch ngoại hối nhảy vào giao dịch để đi theo xu hướng tăng. Mọi người đổ xô vào thị trường khiến giá tăng mạnh.

Giai đoạn này của thị trường được đặc trưng bởi tâm lý tăng giá. Trong các chu kỳ ngắn hơn, các trader hay nhà đầu tư có thể có chút lưỡng lự. Nhưng đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch trong chu kỳ dài hạn thì tâm lý của họ sẽ lạc quan hơn. Họ cho rằng đây là thời điển cần tham gia vào thị trường.

Khối lượng giao dịch trong giai đoạn này cũng tăng lên, và rất nhiều người roi vào tâm lý FOMO (tâm lý sợ bị bỏ rơi).

Giai đoạn 3: Phân phối (Distribution)


Khi mà phần lớn đều nhảy vào mua, khiến cho sự mất cân bằng giữa phe mua và phe bán ( cung cầu). Phe mua quá nhiều, trong khi phe bán lại không đáp ứng được nhu cầu đó.

Chúng ta có thể gọi đó là đỉnh điểm của thị trường (thị trường đang dần đi vào cực hạn). Khi bạn thấy xu hướng tăng chững lại, cũng là dấu hiệu cho thấy giai đoạn phân phối đang có dấu hiệu kết thúc. Các trader tham gia thị trường trễ không đủ lực để tiếp tục đẩy thị trường tăng lên. Sau đó thị trường roi vao trạng thái gần như đi ngang.

Khi thị trường tăng quá cao và chững lại là dấu hiệu cho thấy phe mua (Cầu) đang dần cạn kiệt. Và nếu tình trạng này diễn ra lâu, trader mất dần kiên nhẫn thì đó là cơ hội cho phe bán nhập cuộc.
Rất nhiều trader lúc này vẫn thường bỏ qua những dấu hiệu này, đó là lý do vì sao họ thường rơi vào tình trạng mua đỉnh bán đáy.

Giai đoạn 4: Suy thoái (Mark Down)


Chu kỳ giao dịch kết thúc khi số lượng người bán cuối cùng áp đảo người mua. Giá thị trường sau đó bắt đầu giảm.

Thường khi giảm thị thị trường thường giảm nhanh hơn lúc tăng. Thường thì khi thị trường thực sự giảm rồi chúng ta mới nhận ra được điều đó. Vì đôi khi họ chỉ chú ý vào những chu kỳ ngắn diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nên họ không phát hiện ra dấu hiệu suy thoái đang diễn ra.

chu-kỳ-thị-trường-traderviet-1.jpg

Vậy trader sử dụng phân tích kỹ thuật để ứng dụng 4 chu kỳ này như thế nào cho hiệu quả?

Để có thể tận dụng sự hiểu biết về chu kỳ thị trường trong phân tích và giao dịch trước tiên chúng ta cần nắm được cách xác định 4 chu kỳ của thị trường.

Một trong những kỹ thuật phân tích phổ biến nhất để xác định và theo dõi các chu kỳ này là sóng Elliott. Tuy nhiên để hiểu và nắm được sóng Elliot khá là phức tạp và cũng mất khá nhiều thời gian.

Hầu như các chỉ báo được thiết kế ra nhằm để theo dõi chu kỳ của thị trường. Trader có thể dùng chỉ báo dao động để theo dõi các giai đoạn trong chu kỳ hoặc sử dụng chỉ báo xu hướng để theo dõi sự tăng giảm của các giai đoạn trong chu kỳ thị trường. Và nếu chúng ta giao dịch thì giai đoạn 2 và 4 là hai giai đoạn có lợi thế với anh em trader chúng ta nhất.

Dù phương pháp phân tích kỹ thuật của bạn là gì, nó vẫn hoạt động bằng cách xác định ít nhất một phần của chu trình. Các chu kỳ ngắn hạn thường sẽ thúc đẩy các chu kỳ dài hạn hơn. Cho dù bạn là trader ngắn hạn hay dài hạn, các mô hình thị trường đều tương tự nhau.

Hi vọng bài viết có nhiều thông tin hữu ích với mọi người nhé!

Trích nguồn: Orbex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 33 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên