Cách price action trader phân tích và giao dịch mô hình nến Evening Star và Morning star

Cách price action trader phân tích và giao dịch mô hình nến Evening Star và Morning star

Cách price action trader phân tích và giao dịch mô hình nến Evening Star và Morning star

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,336
28,931
Hai trong số những mô hình nến có tín hiệu đáng tin cậy đó là mô hình nến Morning star (Sao mai) và Evening Star (Sao hôm). Rất nhiều trader thích sử dụng hai mô hình này hơn những mô hình nến đơn giản khác. Bởi vì thông tin chúng cung cấp nhiều hơn và có giá trị hơn đối với trader.

Tuy nhiên mô hình này lại ít khi xuất hiện, nhất là trong thị trường FX. Trong bài viết này ta sẽ đi tìm hiểu về cách thức hai mô hình này hình thành, chúng có ý nghĩa gì với trader và cách thức giao dịch chúng như thế nào nhé.

Gap tăng và Gap giảm


Trong FX, gap thường xuất hiện vào đầu tuần khi thị trường mở cửa. Trong khi thị trường chứng khoán thì xuất hiện hằng ngày.
  • Gap tăng: đó là khi giá mở cửa của nến này cao hơn so với giá đóng cửa của nến trước đó. Thể hiện ý nghĩa rằng, người mua sẵn sàng mua tiền tệ hay cổ phiếu với giá cao hơn so với nến trước đó.
  • Gap giảm: Tương tự, gap giảm thì ngược lại với gap tăng. Đó là khi giá mở cửa của một nến thấp hơn giá đóng cửa của nến ngày trước đó.
Gap là khái niệm quan trọng trong việc hình thành 2 mô hình sao mai mà sao hôm. Nên các bạn cần nắm nó trước nhé.

Mô hình nến Sao Mai (Morning Star)


Mô hình nến Sao mai được hình thành bởi 3 nến trong đó nến đầu tiên là một nến giảm. Nến thứ 2 bắt đầu mở cửa với một gap giảm và cuối cùng đóng cửa như một nến Doji. Nến thứ 3 bắt đầu mở cửa với một gap tăng và đóng cửa là một nến tăng. Như hình bên dưới:

1.png

Tâm lý đằng sau mô hình


Như hình trên, có thể thấy nến giảm đầu tiên thể hiện rằng người bán đang kiểm soát thị trường. Ở nến tiếp theo, bắt đầu với một gap giảm, cho thấy rằng người bán đang dần mạnh mẽ hơn. Nhưng ở nến thứ 2 này lại kết thúc với một nến có thân nến nhỏ và có đuôi nến dưới. Điều này đặt ra một vấn đề rằng, liệu người bán có thực sự mạnh? Đây là một dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn với phe bán. Tiếp theo là nến thứ 3, bắt đầu với một gap tăng và cũng đóng cửa là một nến tăng, cho thấy phe mua bắt đầu tham gia vào thị trường ma ngày càng mạnh mẽ hơn.

Mô hình này lý tưởng nhất là khi nến thứ 3 đóng cửa cao hơn giá mở cửa của nến thứ 1.

Mô hình nến Sao hôm (Evening Star)


Đây là mô hình ngược lại với mô hình nến sao mai. Evening Star cũng được hình thành từ ba nến. Với nến đầu tiên là nến tăng, nến thứ 2 bắt đầu với gap tăng và đóng cửa là nến doji. Nến thứ 3 bắt đầu với gap giảm và đóng cửa bên dưới giá mở cửa của nến thứ 1. Là một nến giảm. Như hình bên dưới:

2.png

Tâm lý đăng sau mô hình nến sao hôm


Nến tăng giá đầu tiên cho thấy phe mua đang dần mạnh lên. Với gap tăng ở nến tiếp theo như một sự xác nhận sức mạnh của phe mua. Nhưng kết thúc nến thứ 2 khiến chúng ta đặt nghi vấn về áp lực mua. Khi đến nến thứ ba, một gap giảm xuất hiện cho thấy phe mua đang yếu dần. Và khi nến thứ 3 đóng cửa dưới giá mở cửa của nến đầu tiên, thì ta gần như có thể thấy rằng, phe bán đã vào cuộc và đẩy người mua ra khỏi thị trường.

Giao dịch với mô hình nến sao mai và sao hôm


Trader hành động giá thường phân tích theo nhiều khung thời gian khác nhau. Đối với các mô hình nến, chúng ta nên giao dịch ở khung thời gian lớn, vì như vậy độ tin cậy của chúng sẽ càng cao. Hãy xem biểu đồ bên dưới:

3.jpg

Đây là biểu đồ ở khung thời gian lớn. Trong ô vuông được đánh dấu, ta có thể thấy thị trường đã hình thành mô hình nến Evening star, cho thấy một tín hiệu bán xuống tiềm năng.

Tuy nhiên nếu như chúng ta giao dịch ở ngay tại đây, thì có vẻ vị thế sẽ không được đẹp. Lúc này chúng ta dịch chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để thấy rõ hơn mô hình hình thành ở ngưỡng kháng cự. Và có thể thấy đây là một mô hình nến xuất hiện ở vị thế khá tốt để chúng ta tham gia giao dịch.

4.jpg

Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra lại một điều trước khi giao dịch. Đó là di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn nữa để phân tích mô hình này một cách kỹ lưỡng hơn. Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy thị trường tạo đỉnh cao hơn (HH). Nhưng, xung quanh ngưỡng kháng cự (đường màu cam), giá không thể tạo được đỉnh cao hơn nữa mà trên thực tế, nó bắt đầu tạo đỉnh thấp hơn (LH), cho thấy người mua đang mất dần sức mạnh. Như vậy khả năng thị trường giảm là khá cao. Như vậy đây là một tín hiệu bán ra hợp lý và có thể thực hiện giao dịch.

5.jpg

Đó là cách thức giao dịch với mô hình nến Evening Star. Còn mô hình nến Morning Star anh em có thể tư duy ngược lại nhé.

Kết luận


Mỗi một mô hình đều có ý nghĩa của riêng chúng, và nên hiểu rõ ý nghĩa đó khi bạn dùng chúng để giao dịch.

Khung thời gian đóng một vai trò quan trọng để xác định chất lượng của tín hiệu.

Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé!

Trích nguồn: dittotrade
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên