Cách sử dụng tín hiệu Fakeout để tìm thời điểm giao dịch chính xác

Cách sử dụng tín hiệu Fakeout để tìm thời điểm giao dịch chính xác

Cách sử dụng tín hiệu Fakeout để tìm thời điểm giao dịch chính xác

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,038
Thị trường thường xuyên xảy ra những tín hiệu phá vỡ giả, và đằng sau đó thường đi kèm với tâm lý. Một cú phá vỡ giả không chỉ đơn thuần là một mô hình, mà nó còn thể hiện hành vi giao dịch của con người.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách thiết lập này hình thành và cách tận dụng nó để tìm thời điểm giao dịch.

Fake-out là gì?


Fakeout là một hành động giá trên thị trường khi giá tạm thời phá vỡ một mức quan trọng, nhưng sau đó quay ngược trở lại mức đã xảy ra sự phá vỡ.

Cách xác định tín hiệu fake-out


Không có cách thức cụ thể để xác định fakeout. Trader chuyên nghiệp thường xác định một cú phá vỡ giả trước khi giá bị từ chối ở những vùng chính. Còn trader nghiệp dư sẽ xác định sau khi nó xảy ra.

Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung vào việc xác minh tính xác thực của tín hiệu phá vỡ giả hơn là kỹ thuật xác định nó.

Để xác nhận phá vỡ giả, bạn có thể cần xem 2 khung thời gian. Một khung để xác định hướng đi chính, và khung còn lại để phân tích thị trường. hướng đi chính được xác định trên khung thời gian cao hơn và phân tích được thực hiện trên khung thời gian thấp hơn. Tín hiệu phá vỡ giả có thể được phát hiện trên khung thời gian thấp hơn nhưng chúng sẽ được xác minh lại trên khung thời gian cao hơn.

Như biểu đồ dưới là khung thời gian thấp hơn, có thể thấy thị trường đang ở ngưỡng hỗ trợ màu tím. Giá phá vỡ nhưng sau đó quay trở lại đường màu tím. Vậy cú breakout này thật hay giả? Ta lên khung thời gian cao hơn xác nhận.

1.jpg

Biểu đồ dưới là khung thời gian cao hơn có thể thấy rằng thị trường đã đi xuống dưới đường màu tím và quay trở lại chỉ trong hai cây nến và được giữ phía trên đường hỗ trợ đó. Do đó rất có thể đây là một fakeout chính hiệu.

2.jpg

Lý do đằng sau sự xuất hiện của một cú fakeout


Như cách xác định trên thì các bạn cũng đã nắm được cú break out là hàng real hay fake rồi, tiếp đến chúng ta cần phải hiểu lý do cho sự xuất hiện đó trên thị trường.

Tâm lý đóng vai trò quan trọng đằng sau những cú phá vỡ giả. Trading đơn giản là mua và bán một sản phẩm. Để mua một cái gì đó, cần có người bán nó cho bạn. Và ngược lại. Đối với Forex, để những người chơi lớn mua một cặp tiền tệ, họ cần một lượng lớn người bán nó cho họ. Và ngược lại. Nói một cách đơn giản, những người chơi lớn cần những trader nhỏ lẻ thực hiện giao dịch ngược lại với họ. Chúng ta nói rõ hơn một chút ở đây.

Khi thị trường đang tăng lên, retail trader và cả người chới lớn đều mua lên. Nếu cả hai đang muốn mua, vậy họ sẽ mua nó từ ai? Nói cách khác, vì mọi người đều mua, nên sẽ không có ai bán nó cho họ cả. Do đó, họ sẽ không thể mua cho đến khi một trong các bên chuyển đổi vị thế và bắt đầu bán.

Vì những người chơi lớn là động lực chính của thị trường, nên họ bắt đầu bán cho retail trader khiến giá giảm. Khi thấy giá giảm, nó sẽ khiến nhiều người nhảy vào bán. Và lượng bán ra này sẽ được các tay chơi lớn tận dụng thanh khoản để mua vào, khiến thị trường tăng vọt trở lại. Đó chính là kịch bản của một cú fakeout.

Tận dụng lợi thế của fakeout để giao dịch


Biểu đồ dưới ở khung thời gian cao hơn cho thấy giá đã phá vỡ dưới đường màu tím và giữ được bên dưới mức giá đó. Vì thị trường đang trong xu hướng giảm nên ta cần ưu tiên bán ra hơn.

3.jpg

Dưới đây là biểu đồ trên khung thời gian thấp hơn. Có thể thấy rằng khi thị trường phá vỡ dưới ngưỡng hỗ trợ, giá được giữ dưới mức đó và bắt đầu dao động. Và, tại thời điểm này, mọi người đang xem nó như là tín hiệu để bán ra. Nhưng sau đó, thị trường bật tăng phá vỡ lên trên đường màu tím. Thời điểm này nhiều người bán trước đó đã bị hit stoploss. Tuy nhiên, dựa vào khung thời gian lớn có thể nhận định thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm.

4.jpg

Đi tiếp chúng ta thấy, ở biểu đồ dưới, rõ ràng thị trường đã quay trở lại đường màu tím và hoạt động bên dưới nó. Từ điều này, chúng tôi có thể phỏng đoán rằng giá chỉ tăng để nhiều người nhảy vào mua. Một khi họ mua, những người chơi lớn sẽ kích hoạt lệnh bán của họ, khiến thị trường trở lại ngưỡng hỗ trợ màu tím. Và đó là thời điểm phù hợp để ta tham gia giao dịch bán xuống.

Khi giao dịch với tín hiệu Fakeout, điểm dừng lỗ nên đặt cách hỗ trợ kháng cự một khoảng vài pip hoặc đặt cách điểm tạo tín hiệu fakeout vài pip. Còn điểm chốt lời có thể đặt theo đỉnh đáy trước đó.

5.jpg

Tóm lại fakeout là một khái niệm trong trading trong đó hành vi xuất phát từ tâm lý của trader ảnh hưởng lớn đến việc xác định thiết lập này. Bạn cần phải kiên nhẫn khi thực hiện giao dịch và cần phải đánh giá khung thời gian để xác định được tín hiệu fakeout chất lượng để tìm kiếm thời điểm phù hợp tham gia giao dịch.

Hi vọng bài viết hữu ích với anh em trader nhé.

Trích nguồn: dittotrade

 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
like, ? Thí dụ giá lên vượt xa đường MA ỡ timeframe nhõ mình tăng timeframe lớn hơn để tìm giá gần đường MA quan niệm giá sẽ bị hút về MA ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 16 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 50 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 617 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,735 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,322 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên