Cách sử dụng tín hiệu phân kì MACD sao cho đúng? Trader chứng khoán Mỹ phải biết! (Phần 2)

Cách sử dụng tín hiệu phân kì MACD sao cho đúng? Trader chứng khoán Mỹ phải biết! (Phần 2)

Cách sử dụng tín hiệu phân kì MACD sao cho đúng? Trader chứng khoán Mỹ phải biết! (Phần 2)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,331
28,931
Chào mọi người, hôm nay chúng ta tiếp tục bài viết về tín hiệu phân kỳ trên MACD. Ở bài viết trước, chúng ta đã nói đến việc tại sao rất nhiều tín hiệu phân kỳ không đáng tin và một vài ví dụ để anh em hiểu rõ hơn. Bài viết ngày hôm nay, sẽ giúp chúng ta cách kết hợp tín hiệu phân kỳ sao cho hiệu quả hơn trong việc giao dịch.

Trước khi vào phần đó, còn một trường hợp mà tín hiệu phân kỳ cũng không hoạt động hiệu quả đó là trường hợp giá sideways (đi ngang).

“Báo động giả” tín hiệu phân kì cũng thường xảy ra ở trường hợp giá đi ngang (Sideways), chẳng hạn như trong một phạm vi hoặc mô hình giá theo xu hướng hiện tại. Như nội dung bài trước có nói, sự chuyển động chậm lại (tức là sự chuyển động đi ngang hoặc chuyển động với xung lượng giảm dần) của giá sẽ khiến cho MACD rời khỏi biên trên hoặc biên dưới và dần dần tiến về đường số 0 (Zero Line). Khi MACD tiến về phía đường số 0, giá đang đi ngang (sideways) thì khoảng cách giữa đường MA26 và đường MA12 sẽ bị thu hẹp lại.

phân-kỳ-MACD-traderviet.jpg

Hình 4: Biểu đồ tuần của AT&T Inc. (AT&T) cho thấy MACD di chuyển về phía đường số 0 trong khi giá chuyển qua đi ngang (sideways).
Vì chỉ số MACD hầu như sẽ tiến dần về đường số 0 và giá sẽ di chuyển ra xa khỏi biên trên và biên dưới khi chuyển qua sideways, nên hầu như luôn luôn có sự phân kỳ trong trường hợp này. Thông thường, các tín hiệu này sẽ ít được sử dụng hơn vì chỉ báo MACD chỉ dao động xung quanh đường số 0 là chủ yếu.

Và dưới đây là một số cách để cải thiện chất lượng của tín hiệu phân kỳ trên MACD bằng kết hợp phân tích hành động giá ( Price Action).

Kết hợp Price Action cùng tín hiệu phân kỳ


Giá là chính là chỉ báo cơ bản cũng là chỉ báo chủ yếu mà hầu như trader nào cũng đều phải sử dụng. Dưới đây là một số vài hướng dẫn cơ bản để chúng ta tìm được tín hiệu phân kỳ chất lượng bằng cách kết hợp cùng phân tích hành động giá.
  • Khả năng cao sẽ xuất hiện tín hiệu phân kỳ trên MACD khi giá có dấu hiệu di chuyển chậm lại (so với sóng trước đó) hoặc sideways. Đây không nhất thiết là một dấu hiệu của sự đảo chiều.
  • Nếu có tín hiệu phân kỳ tại thời điểm hiện tại, chúng ta không nên nóng vội thoát khỏi lệnh giao dịch hiện tại chỉ vì tín hiệu phân kỳ xuất hiện. Như đã trình bày ở trên, tín hiệu phân kỳ xuất hiện, không có nghĩa rằng sự đảo chiều sẽ xảy ra.
  • Nếu bạn muốn tham gia giao dịch bằng cách dựa trên tín hiệu phân kỳ, thì chúng ta nên đợi giá phá vỡ xu hướng hiện tại, xác nhận sự phân kỳ xảy ra trước khi vào lệnh. Ví dụ, trong xu hướng tăng nhưng có phân kỳ giảm xuất hiện, trong trường hợp này chúng ta chỉ nên vào lệnh bán khi giá đã phá vỡ xu hướng tăng và bắt đầu di chuyển trong xu hướng giảm. Trong một xu hướng tăng, giá phải tạo ra các mức đỉnh/đáy thấp hơn để hình thành xu hướng giảm mới. Đối với một xu hướng giảm thì ngược lại, giá phải tạo được các mức đỉnh đáy cao hơn để xu hướng tăng mới dần được hình thành.
Hành động giá đáng tin hơn tín hiệu phân kỳ. Nếu giá phá vỡ xu hướng trước đó, hãy chú ý đến cảnh báo từ hành động giá ngay cả khi sự phân kỳ không xuất hiện tại thời điểm đảo chiều. Những hành động giá đó cụ thể là những gì mình sẽ đề cập ở phía sau nhé.

Tóm lại


Sử dụng các công cụ hoặc chỉ báo phân kỳ để phân tích không phải là một điều xấu. Sự phân kỳ cho thấy giá đang mất đà so với biến động giá trước đó, nhưng điều đó không nhất thiết phải là sự đảo chiều. Sự phân kỳ hầu như luôn xảy ra khi giá biến động mạnh theo xu hướng và sau đó di chuyển sideways hoặc tiếp tục xu hướng nhưng với xung lượng yếu dần. Việc của chúng ta đó là phải nắm được điểm mạnh của chỉ báo phân kỳ, sau đó kết hợp cùng với chỉ báo khác để đưa ra chiến lược giao dịch một cách chất lượng. Ở đây, Price Action là lựa chọn phù hợp

(còn tiếp)

Bài viết của chúng ta cũng khá dài rồi. Nên phần tiếp theo, mình sẽ viết tiếp phần price action ( hành động giá) kết hợp cùng tín hiệu phân kì một cách kĩ hơn để chúng ta có thể áp dụng được vào trong việc phân tích nhé.

Còn Anh em để lại comment để mình tag vào các bài viết sau nhé. Nếu thấy bài hay, đừng tiếc 1 THẢ TIM hay comment động viên người viết. Thanks!

Trích nguồn: investopedia
P/S: Bài viết thể hiện quan điểm của người viết không phải của người dịch.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Bác chuyên về chứng khoán và cho em hỏi vì sao bác ko chọn chứng khoán Việt Nam mà bác chọn chứng khoán Mỹ ạ. Em tìm hiểu thấy một số cổ phiếu Việt Nam cũng tăng trưởng rất tốt như VNM, HPG.. Em định đầu tư vào chứng khoán Việt Nam bác có thể góp ý giúp em ko. Em cám ơn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 14 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên