Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2 (tt): Lý thuyết Thời gian, Tenkan, Kijun

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2 (tt): Lý thuyết Thời gian, Tenkan, Kijun

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2 (tt): Lý thuyết Thời gian, Tenkan, Kijun

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,525
34,842
Chuỗi bài viết Ichimoku này được thực hiện bởi bác @g1nt4ma, để anh em tiện theo dõi nên mình tổng hợp lại, đây là phần đầu tiên của phần 2 liên quan đến Lý thuyết thời gian, chưa có bài riêng nên mình xin phép tách ra thành bài mới. Các phần còn lại anh em xem phía dưới nhé!

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo:
-----

Phần 2: Lý thuyết Thời gian, Tenkan, Kijun



Như đã nói ở phần đầu, có nhiều cách diễn giải Ichimoku từ các nguồn khác nhau, đa phần từ các trader phương tây, khi họ quá tập trung vào các tín hiệu giao dịch (signal) như dead cross, golden cross của tenkan và kijun sen, hoặc khi giá breakout mây Kumo là tín hiệu bắt đầu trend. Điều này là sai lầm, hoàn toàn sai lầm.

Ý nghĩa của Ichimoku không phải cung cấp các tín hiệu, tất nhiên trong vài trường hợp thì có, nhưng đó không phải mục đích thực sự của Ichimoku. Mục đích khi Ichimoku Sanjin tạo ra nó để cho thấy sự cân bằng của giá hiện tại như là một phần của toàn bộ momentum của thị trường.

Có thể các bạn đã biết, tên gọi Ichimoku có nghĩa là cái nhìn thoáng qua (nhất mục - one look) nhưng nó cũng có nghĩa là đi trước một bước. Ichimoku được tạo ra với dự định giúp các trader có thể hy vọng đi trước một bước dựa trên phân tích biểu đồ. Kinko nghĩa là sự cân bằng, Hyo nghĩa là biểu đồ. Có một điều thú vị là trong cuốn sách gốc, không hề nói về các tín hiệu như là buy ở đâu, sell chỗ nào cũng như không hề có các chiến thuật giao dịch. Cuốn sách này giống như cuốn sách về triết học, tư tưởng về cách Ichimoku Sanjin phân tích biểu đồ. Cốt lõi của nó là tìm ra mối liên hệ giữa giá hiện tại và giá quá khứ qua đó bạn dự báo giá mức giá kỳ vọng trong tương lai. Đó là điều tạo nên sự đặc biệt của công cụ này. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với các đường cơ bản của Ichimoku.

6.png


1. Tenkan sen - đường chuyển đổi.


Công thức rất đơn giản: Mức giá cao nhất cộng giá thấp nhất của 9 chu kỳ gần nhất chia 2.

Nhiều người cho rằng nó là đường trung bình (moving average) nhưng thực ra thì chức năng của nó khác, do công thức tính của Tenkan sen và đường trung bình MA hoàn toàn khác nhau. Ở đường trung bình, nếu giá nằm trên đường trung bình có nghĩa là phe buy đang thắng, do đó bạn thấy bullish và ngược lại. Đó là lý do dead cross và golden cross hoạt động hiệu quả với đường trung bình. Tenkan sen được tạo ra không phải với mục đích đó. Tenkan không tính theo giá đóng cửa mà chỉ là mức giá ở giữa mức cao nhất và thấp nhất trong 9 kỳ (tương đương fibonacci 0.5 trong 9 kỳ). Về cơ bản nó cho thấy tại điểm đó lực mua và bán là cân bằng.

2. Kijun – đường cơ sở (base line).


Cách tính như Tenkan sen nhưng trong 26 chu kỳ. Nó được coi như phiên bản trễ của Tenkan sen.

3. Senkou span 1.


Senkou span A = (Tenkan+Kijun)/2 dịch về phía trước 26 chu kỳ.

4. Senkou span 2.


Công thức giống Tenkan và Kijun nhưng trong 52 kỳ, sau đó dịch về phía trước 26 chu kỳ.

Trong tiếng Nhật, senkou nghĩa là phía trước, thế nên 2 đường này dịch về phía trước 26 nến.

Khoảng trống nằm giữa Senkou 1 và 2 gọi là Kumo, hay mây. Trong cuốn sách gốc, Ichimoku Sanjin không bao giờ gọi nó là kumo, hay đám mây, sau này ai đó đã đặt tên Kumo theo hình dạng của nó. Trong sách gốc, Ichimoku Sanjin gọi nó là “resistance zone” – vùng kháng cự.

5. Chikou span


Giá hiện tại lùi về 26 chu kỳ.

Kumo và chiko sẽ được nói đến ở phần sau.

Khi bạn dùng một indicator nào đó, dù là Bollinger bands, RSI, MA… bạn nên tìm hiểu tại sao nó được tạo ra, mục đích để làm gì và thông điệp mà nó muốn nói với bạn là gì. Tất nhiên không phải ai cũng có thể đến trước mặt người tạo ra chúng để hỏi những câu hỏi đó. Nhưng qua cách công thức tính của các indicator đó chúng ta có thể tìm câu trả lời.

Bí mật của Ichimoku nằm ở các con số 9, 26, 52 các con số này được gọi là các con số cơ bản. Trong tiếng Nhật là “Kihon Shuchi” ngoài ra còn có các con số như 17, 33, 42, 51, 65, 76… các con số này tạo ra do sự kết hợp của 9 và 26. Trong lý thuyết Ichimoku, 9 và 26 là các chu kỳ điển hình của thị trường. Có thể 9 nến là 1 chu kỳ và có thể 26 nến là một chu kỳ. Ví dụ bullish trend kéo dài trong 9 ngày, sau đó bearish trend xuất hiện trong 9 ngày tiếp theo. Hoặc nếu chu kỳ giảm kéo dài trong 26 nến để đạt đến mức giá thấp nhất, thì nó cũng cần 26 nến để trở về mức giá ban đầu, đại khái là như vậy.

Lý thuyết về thời gian là một trong 3 lý thuyết quan trọng nhất của Ichimoku Kinko Hyo. 2 cái còn lại là lý thuyết sóng (wave theory) và quan sát giá (price observation), 2 lý thuyết này tìm hiểu mức giá bạn có thể kỳ vọng trong tương lai. Lý thuyết sóng và quan sát giá tập trung vào trục dọc của đồ thị trong khi time theory tập trung nghiên cứu trục ngang – thời gian khi tìm hiểu các chu kì thời gian của giá. Như đã nói ở phần trước, Ichimoku Sanjin đã nói, time is everthing – thời gian là tất cả và bạn sẽ hiểu ý nghĩa của câu này khi nghiên cứu lý thuyết thời gian – time thoery.

Bây giờ sẽ quay lại với Tenkan sen trên đồ thị kết hợp lý thuyết thời gian để xem tenkan thực sự là gì và bạn sẽ thấy sự khác biệt với đường MA. Tôi sẽ thêm vào đường dọc thể hiện chu kỳ 9 ngày. Hãy nhìn cách giá cắt Tenkan sen theo các đường trục dọc.

7.png


Có thể thấy tại các đường dọc, giá thường cắt Tenkan sen. Vì thị trường này hoạt động theo các chu kỳ 9 ngày. Ở vùng giá dưới mây, giá cắt lên và xuống Tenkan theo đúng chu kỳ 9 ngày. Do đó, bạn có thể kỳ vọng thời điểm tiếp theo giá sẽ cắt Tenkan sen. Câu hỏi ở đây là, tại sao giá lại cắt Tenkan theo chu kỳ 9 ngày? Bởi vì Tenkan là điểm cân bằng ở đó lực buy và sell là 50/50 tại điểm đó, giá sẽ chạy theo hướng của bên thắng. Nói cách khác, nó chỉ ra điểm mà tại đó, sự cân bằng có thể bị sụp đổ ở biến động tiếp theo.

Thử tưởng tượng giá ở dưới Tenkan sen và đang đi lên gần Tenkan sen, vào lúc này phe nào đang thắng ? phe sell phải không? vì giá nằm dưới tenkan sen, nó cho thấy vị thế sell đang chiếm ưu thế trong 9 ngày gần nhất. Nhưng khi giá càng về gần tenkan sen thì giá sẽ càng lại gần điểm cân bằng. Khi nó chạm vào tenkan sen, nghĩa là lực buy và sell ở đó là cân bằng, đó là lý do trong tiếng Nhật, nó được gọi là Kinko ten (kinko là cân bằng, ten là biến đổi). Vậy bạn mong chờ điều gì tiếp theo? Điều xảy ra là, nếu buyer mạnh hơn, sự cân bằng sụp đổ và giá sẽ break tenkan đi lên và ngược lại.

Với lý thuyết thời gian này, bạn sẽ xác định điểm tiếp theo mà tại đó thị trường cân bằng, nhưng chúng ta sẽ không thể biết giá sẽ đi lên hay xuống. Theo những lời của Ichimoku Sanjin, chúng ta không đoán trước tương lai, chúng ta chỉ tìm bên nào đang chiếm ưu thế trong thị trường, nghĩa là biết được mô hình của biểu đồ với chu kì thời gian, sóng và mục tiêu giá kì vọng. Tất cả các đường của Ichimoku là các khả năng về chu kỳ thời gian, hay nhịp điệu hay hơi thở của thị trường khi bạn xác định 9 hoặc 26 nến là một chu kỳ. Và đây cũng là lý do nó được gọi là Ichimoku Kinko Hyo, bằng cách sử dụng công cụ này, bạn sẽ biết chính xác chu kỳ giá hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ cần nhìn thoáng qua. Đó là điều tạo nên sự độc nhất của nó.

8.png


Tiếp theo với biểu đồ GBPUSD.

Nhìn vào các điểm giá cắt Tenkan sen tại các đường dọc, chúng ta có thể kỳ vọng giá có thể sẽ cắt Tenkan sen trong 6 nến tiêp theo. Tuy nhiên trong trường hợp này, giá có thể đi vào mây nên sẽ không chắc chắn. Chúng ta sẽ nói ở phần sau khi nghiên cứu về mây kumo. Ở đây chúng ta cần xác định, khi giá chạm tenkan, nó cho thấy điểm cân bằng của thị trường trong 9 kỳ. Đây chính là lý thuyết về thời gian. Khi kết hợp lý thuyết này với lý thuyết sóng và quan sát giá, bạn sẽ có được kỳ vọng giá tại điểm kết thúc chu kỳ. Đây chính là cách dùng Ichimoku đúng.

Tiếp theo là Kijun sen. Con số 26 cũng là con số có thể là chu kì thị trường.

9.png


Thử quan sát các điểm giá cắt kijun theo chu kỳ 26 nến.

Tại điểm 1,2,3 giá cắt Kijun, đến điểm thứ 4, giá được hỗ trở bởi Tenkan. Đến điểm số 5 giá lại được hỗ trợ bởi Kijun sen và giá tiếp tục đi lên. Do đó ta có thể kỳ vọng vùng giá tiếp theo theo chu kì sau 22 ngày tiếp theo. Đó là điểm cân bằng của chu kỳ 26 nến. Theo kinh nghiệm của tôi Ichimoku hoạt động tốt nhất ở Daily chart hoặc cao hơn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó ở các TF thấp như H4, H1, M5…

Bạn có thể áp dụng với bất cứ biểu đồ nào vì các chu kỳ mang tính phổ quát, như chu kì tâm lý mà trader sẽ giữ vị thế của họ, giống như fibonacci retracement. Nhưng nên nhớ rằng nó không phải là thứ bạn có thể tin tưởng và dự đoán tương lai, đó chỉ là các khả năng để bạn xây dựng các kịch bản giao dịch, giống như xây dựng các kế hoạch giao dịch. Do đó bạn có thể thấy, Ichimoku Kinko Hyo không phải chỉ là indicator cho bạn các signal giao dịch mà sâu xa hơn, cho bạn cái nhìn về sự cân bằng của thị trường về chu kỳ qua đó biết được bên nào chiếm ưu thế trong thị trường. Ban đầu, bạn nên nghiên cứu các biểu đồ và tập trung vào Tenkan, Kijun trước, xem cách giá vận động theo chu kì và sự cân bằng của nó trong 9, 26 nến, tập trung vào điểm cân bằng tiếp theo theo chu kỳ.

---Còn tiếp---
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Bởi vậy nên ichi thường vào lệnh theo kiểu break giá trong một chu kỳ 9 hoặc 26, vì khi đó giá đã bắt đầu mất cân bằng phải ko,
 
Bởi vậy nên ichi thường vào lệnh theo kiểu break giá trong một chu kỳ 9 hoặc 26, vì khi đó giá đã bắt đầu mất cân bằng phải ko,
có mấy cách bác ạ, vào lệnh khi giá mất cân bằng, tenkan hoặc kijun đổi hướng., giá cắt Kijun, giá thoát khỏi mây...
hoặc canh vào lệnh tại cuối chu kỳ, xem hướng đi của chu kỳ tiếp theo rồi vào lệnh.
 
Cho mình hỏi, vẽ đường thẳng đứng qua nến chọn thời điểm nào để vẽ? Từ đó mới tính vẽ tiếp 9 nến tiếp theo.
 
Cho mình hỏi, vẽ đường thẳng đứng qua nến chọn thời điểm nào để vẽ? Từ đó mới tính vẽ tiếp 9 nến tiếp theo.
bác nên lấy đỉnh và đáy. tìm cây nến thấp nhất hoặc cao nhất làm nến bắt đầu, kéo thêm 9-10 nến mà thấy có nến đảo chiều là ok. Nhưng cũng tương đối thôi,
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 74 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên