Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2: Lý thuyết thời gian

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2: Lý thuyết thời gian

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 2: Lý thuyết thời gian

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
Phần 1 là về 5 đường cơ bản - các yếu tố cấu tạo nên Ichimoku. Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết thời gian, về Taito Suchi và vài biến thể của nó, để thấy được bức tranh toàn cảnh của lý thuyết thời gian vì đây là phần quan trọng nhất của Ichimoku, như sếp Goichi Hosoda đã nói, thời gian là tất cả.

Thời gian là quan trọng nhất vì giá chịu tác động rất lớn của thời gian. Nói cách khác, thời gian kiểm soát và quyết định đến giá. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ và khó chấp nhận ý tưởng này nhưng đó là cách Ichimoku nhìn nhận về thị trường. Với Ichimoku, thời gian là yếu tố thiết yếu nhất khi phân tích thị trường, nó cung cấp cho chúng ta “thước kẻ” để đo lường thị trường, và cái “thước kẻ” đó được gọi là Kihon Suchi.

Khi bạn làm bàn ghế, bạn không thể cắt mọi thứ theo cảm giác, (à mà cũng có thể, chỉ là sản phẩm làm ra xấu và không biết có dùng được hay không), khi có thước kẻ, bạn sẽ biết cần cắt chính xác ở đâu. Cùng một thời gian, 2 người nhìn vào thị trường đôi khi sẽ thấy bull, bear khác nhau, khi nào trend bắt đầu, khi nào kết thúc, vì mỗi người dùng một loại thước kẻ khác nhau, họ thấy cái họ thấy chứ không phải cái bạn thấy, khi bạn vào lệnh bán luôn sẽ có người khác vào mua. Do đó, để không phải bối rối khi nhìn biểu đồ, Ichimoku cho chúng ta một cái thước kẻ, theo trục ngang của biểu đồ - trục thời gian vì thời gian được coi là phần quan trọng nhất.

Thước kẻ - Kihon Suchi với các con số 9, 17, 26, 33, 42… Những con số đặc trưng này để timing khi nào thị trường có khả năng đảo chiều hay trend sẽ duy trì được đến khi nào.

Bắt đầu với ví dụ về Vàng, chart W. Tôi lấy ví dụ trên chart W vì TF càng cao thì độ chính xác càng cao. TF càng thấp thì độ nhiễu càng thấp, điều này đúng với hầu hết các phương pháp phân tích kỹ thuật.
upload_2020-5-12_18-30-41.png

Vàng đi lên trong 26 nến, điều chỉnh trong 9 nến. Theo lý thuyết về thời gian, để hoàn thành 26 nến của chu kỳ thứ 2 Bạn có thể kỳ vọng đỉnh tiếp theo của chu kì hiện tại sẽ kết thúc sau 17 nến.
upload_2020-5-12_18-39-33.png

Thực tế, sau đó vàng tiếp tục đi lên trong 17 nến rồi đảo chiều giảm.
upload_2020-5-12_19-26-46.png

Ngoài Kihon Suchi (9 -17 - 26 là 3 số quan trọng nhất. Các số khác bao gồm: 33 - 42 - 65 - 76 - 129 -172 - 200 – 257), các con số khác gọi là Taito Suchi (equal numbers) Taito Suchi có thể là bất cứ số nào 11, 13, 19 ... . Ý tưởng ở đây là khoảng thời gian giữa đoạn AB sẽ bằng BC hoặc BD.

Sóng tiếp theo sẽ kết thúc ở điểm C hoặc D… Việc tính toán mức giá kỳ vọng là câu chuyện của lý thuyết Price observation – trụ cột thứ 3 của Ichimoku. Tại cuối chu kỳ, giá sẽ có khả năng đảo chiều để bắt đầu chu kỳ mới. Đó là cách bạn đo lường thị trường theo góc nhìn Ichimoku dựa trên quan niệm về tâm lý của trader trong thời gian họ giữ vị thế của họ.

Các điểm cuối chu kỳ, điểm có khả năng đảo chiều thị trường gọi là Henka-Bi theo tiếng Nhật. Dịch đơn giản là ngày biến đổi – ngày mà thị trường đảo chiều, phương tây hình như gọi là các swings. Ở ví dụ trên các điểm A, B, C, D đều gọi là Henka bi. Tất nhiên trong thực tế, các điểm này sẽ có sự sai lệch 1, 2 ngày (chứ chính xác từng ngày thì còn ai mất tiền cho market). Những hôm này lúc này có thể MM bận đi nhậu, bị bồ đá... không có hứng trade nên delay 1, 2 hôm.

Phần này lại nhớ hôm trước nhậu thằng em có nói 1 câu chí lý, đàn ông phải nhớ những ngày quan trọng của phụ nữ, đặc biệt là ngày đến tháng, chu kỳ này của chị em không phải ai cũng giống ai người ngắn người dài, nên phải tự mà nghiên cứu, đến những ngày đó thì tránh xa ra kẻo mà mang họa. Đại khái thế :D. Market cũng vậy, mỗi loại market, ở mỗi TF trong mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có chu kỳ khác nhau. Nên là, chúng ta cần theo dõi thường xuyên để tìm ra thời điểm Henka Bi tiếp theo. Theo kinh nghiệm của tui thì sau 2-3 chu kỳ, sẽ xuất hiện các chu kỳ mới với các con số mới. Thị trường luôn thay đổi nên cần theo dõi thường xuyên để thích nghi cho phù hợp (anh em nên nhớ điều này: tâm lý phụ nữ cũng thay đổi theo thời gian, 17 khác 27, 37 lựa mà thích nghi cho phù hợp).

Để tìm ra các con số này, các bạn hãy bắt đầu bằng các đỉnh, đáy, đếm khoảng cách nến giữa các đỉnh – đỉnh, đáy – đáy. Từ đó, dự đoán điểm đảo chiều (Henka Bi) tiếp theo. Kinh nghiệm của mình là đếm nến giữa các swings HH và LL sẽ cho độ chính xác cao nhất.

Ichikomu nhìn trực quan các đường cơ bản Tenkan, Kijun, Kumo... sẽ thấy sự cân bằng về giá theo trục dọc, dựa vào lý thuyết thời gian, các bạn tìm kiếm sự cân bằng theo trục ngang – thời gian. Kết hợp cả hai + lý thuyết sóng sẽ đạt được xác xuất kỳ vọng cao nhất - sự cân bằng hoàn chỉnh.

Taito Suchi có 2 biến thể gọi à Jugi và Kakugi.
upload_2020-5-12_19-27-12.png

Các bạn có thể thấy khoảng cách 45 nến (gần với số Kihon Suchi 44 = 5x9-1)

Con số 45 nến = Taito Suchi – equal numbers nhưng có những nến chồng lên nhau. Khoảng chồng này được gọi là Jugi (overlap – chồng chéo)

Một biến thể khác là Kakugi, thay vì chồng lên nhau như Jugi thì hai chu kì cách nhau 1 vài nến.
upload_2020-5-12_19-27-35.png

Tóm lại, khi nhìn vào chart, bạn tìm các đỉnh, đáy rồi đếm số nến giữa các đỉnh và đáy – tìm ra vùng đảo chiều tiềm năng – Henka Bi – dựa trên Taito Suchi, ưu tiên các số cơ bản của Ichimoku - Kihon Suchi.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mỗi phần bác tách biệt ra một topic rồi mình đẩy ra trang chủ cho anh em dễ tiếp cận bác nhé!
 
Hay lắm bác chủ ạ, ngoài dùng để trading, có thêm những bài như của bác để hiểu đúng và hiểu hơn về bản chất của công cụ!

Series bài này bác cũng dịch trên trang của bạn Kei ạ?
 
trước giờ chưa bao giờ dùng được cái môn mò ku này, hôm nay vô tình đọc bài viết học được cái nến tháng của phụ nữ nó ảnh hưởng đến tâm lý họ, tăng kiến thức cho bản thân, tks bác chủ
 
Đây phải là phần 3 chứ, phần 2 đã có ở topic trước
Phần đầu là về 5 đường cơ bản, chia thành 3 phần nhỏ bác ạ.
cái này coi như chương 2 đi, chương cuối là về lý thuyết sóng và quan sát giá. Tách ra cho dễ theo dõi :D
Đánh scalping mà ngồi đếm nến biến đổi như này chắc chết :))))
Scalping nến M15 thì vẫn được đấy bác, dưới nữa thì tui cũng chưa thử bao giờ
awww_tradingview_com_x_G9XiAV6z__.png

Spx chart M15 tối qua. 26 nến đi lên, 26 đi xuống rồi sập. dùng thước kẻ trên tradingview đếm nến chưa đến 1p.
Hay lắm bác chủ ạ, ngoài dùng để trading, có thêm những bài như của bác để hiểu đúng và hiểu hơn về bản chất của công cụ!

Series bài này bác cũng dịch trên trang của bạn Kei ạ?
Từ kênh youtube của Kei đó bác, mình có dẫn link ở phần đầu đó. Nhưng đây chỉ là phần basic về các kiến thức cơ bản nhất, thôi bác ạ.
trước giờ chưa bao giờ dùng được cái môn mò ku này, hôm nay vô tình đọc bài viết học được cái nến tháng của phụ nữ nó ảnh hưởng đến tâm lý họ, tăng kiến thức cho bản thân, tks bác chủ
cái đó là chém gió tào lao, bác đừng để ý :D nhưng cũng không sai đâu :p cũng có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tâm lýc. vào ngày trăng tròn thì con người có xu hướng bạo lực hơn, tỉ lệ tội phạm tăng lên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
E còn đang hổng kiến thức về thời gian của ichi, toàn áp giá mục tiêu :)))
tính giá mục tiêu thì còn cần sóng và price observation (có 4 công thức tính mức giá kỳ vọng tại cuối chu kỳ). Phần đó chắc khó nhất vì nhiều khi không nhận ra sóng thuộc loại nào đặc biệt là lúc sideway.
 
Cụ @g1nt4ma chịu khó quá, thanks cụ :D

Phần đầu là về 5 đường cơ bản, chia thành 3 phần nhỏ bác ạ.
cái này coi như chương 2 đi, chương cuối là về lý thuyết sóng và quan sát giá. Tách ra cho dễ theo dõi :D

Scalping nến M15 thì vẫn được đấy bác, dưới nữa thì tui cũng chưa thử bao giờ
View attachment 147486
Spx chart M15 tối qua. 26 nến đi lên, 26 đi xuống rồi sập. dùng thước kẻ trên tradingview đếm nến chưa đến 1p.

Từ kênh youtube của Kei đó bác, mình có dẫn link ở phần đầu đó. Nhưng đây chỉ là phần basic về các kiến thức cơ bản nhất, thôi bác ạ.

Em cũng thường xuyên trade index, nhưng em trade US30 vì sàn IC giá trị pips của US30 cao hơn SP500 :D

Hai bác @Cybertron@g1nt4ma có trade indices thì anh em cùng trao đổi nhé :D
 
tính giá mục tiêu thì còn cần sóng và price observation (có 4 công thức tính mức giá kỳ vọng tại cuối chu kỳ). Phần đó chắc khó nhất vì nhiều khi không nhận ra sóng thuộc loại nào đặc biệt là lúc sideway.

Đoạn này cũng khó, vì em chưa thấy tài liệu nào có nhắc đến là khi giá điều chỉnh đến đâu thì được tính là điểm C trong 4 sóng V E N và NT. Một số tài liệu suy diễn thì nói là tính % nhưng em cụ Hosoda không tính % kiểu đó, mà nó sẽ theo timing - số nến và giá cắt Ten Ki thế nào. Ví dụ: AB dưới 26 nến và BC dưới 9 nến mà chỉ cắt Ten thì coi là sóng NT, lúc đó sẽ tính D theo công thức của NT

Ví dụ đây là tính Target Price của Brent H4 nhịp rồi:

Brent Price.png
 
Đoạn này cũng khó, vì em chưa thấy tài liệu nào có nhắc đến là khi giá điều chỉnh đến đâu thì được tính là điểm C trong 4 sóng V E N và NT. Một số tài liệu suy diễn thì nói là tính % nhưng em cụ Hosoda không tính % kiểu đó, mà nó sẽ theo timing - số nến và giá cắt Ten Ki thế nào. Ví dụ: AB dưới 26 nến và BC dưới 9 nến mà chỉ cắt Ten thì coi là sóng NT, lúc đó sẽ tính D theo công thức của NT

Ví dụ đây là tính Target Price của Brent H4 nhịp rồi:

View attachment 147504
Đó đó, phần khó nhất đó bác, mình nghĩ dựa trên đếm nến + xem vị trí so với tenkan kijun.
awww_tradingview_com_x_7CXbztMR__.png

Ví dụ Chu kỳ 1 từ đỉnh đi 11 nến lên 11 nến xuống. Chu kỳ 2, đến nến thứ 9 ,có pinbar là tín hiệu đảo chiều thì có thể coi đó là điểm C. Đoạn CD tăng 113 điểm đúng bằng khoảng sóng đấy từ đáy của chu kỳ trước.
Em cũng đang kẹt phần này bác ạ :D Đến chu kỳ hiện tại đang không biết là loại sóng nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Như US30 D1 hiện tại, thì liệu có là 1 dạng sóng giảm :D Trước nhịp này có mấy nhịp điều chỉnh trước đó, nếu tính toán áp sóng vào sớm thì sai hết :D Vậy thì liệu nhịp này có đúng, và tại sao nó đúng :D Như theo ichi thì có nhiều yếu tố hợp lưu khác để củng cố thêm là US30 hay SP500 sẽ rơi vào nhịp giảm sắp tới bác nhỉ!

US30 13.5.2020.png
 
Như US30 D1 hiện tại, thì liệu có là 1 dạng sóng giảm :D Trước nhịp này có mấy nhịp điều chỉnh trước đó, nếu tính toán áp sóng vào sớm thì sai hết :D Vậy thì liệu nhịp này có đúng, và tại sao nó đúng :D Như theo ichi thì có nhiều yếu tố hợp lưu khác để củng cố thêm là US30 hay SP500 sẽ rơi vào nhịp giảm sắp tới bác nhỉ!

View attachment 147506
chart đi y hệt nhau bác ạ, Bác @Cybertron cũng tính chu kỳ SPX500 như bác, giá mục tiêu dưới đáy hiện tại. Nó mà đi đúng sóng này thì ăn đủ :D
 
chart đi y hệt nhau bác ạ, Bác @Cybertron cũng tính chu kỳ SPX500 như bác, giá mục tiêu dưới đáy hiện tại. Nó mà đi đúng sóng này thì ăn đủ :D

Em cũng canh short suốt từ lúc nó chạm mây trên D1 và trên W1.

Lúc ở đỉnh 295xx em đã tính ra nó sẽ gục sâu rồi mà short 2 lệnh 2 và 5lot US30 mà bị hit SL, tiếc quá trời.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,589 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 226 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 443 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,134 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 197 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên