Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 3: Lý thuyết sóng và Quan sát giá

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 3: Lý thuyết sóng và Quan sát giá

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo - Phần 3: Lý thuyết sóng và Quan sát giá

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
1. Lý thuyết sóng
Ichimoku có 3 sóng cơ bản và 3 sóng mở rộng.
Xét cho cùng thì giá cũng chỉ có 2 hướng đi: lên và xuống.
upload_2020-5-13_21-52-51.png

upload_2020-5-13_21-53-4.png

Trong các chu kì cơ bản 9, 26 nến (tương đối ngắn) thì có thể dễ dàng quy về một trong các mẫu sóng này. Sóng V còn gọi là Hado. Kết hợp sóng I và V ta có sóng N. Các sóng trung gian là các biến thể của các sóng cơ bản. Sóng P là dạng mẫu hình lá cờ thu hẹp, là mẫu hình dễ nhận dạng hơn sóng Y và sóng S. Các mẫu hình trung gian này thường xuất hiện tại vùng giá consolidation. Các mẫu hình này cơ bản đều là các mẫu hình tiếp diễn xu hướng.
Lý thuyết thời gian để biết khi nào giá có thể đảo chiều – xác định điểm đảo chiều Henka Bi hay nến đảo chiều. Khi bạn kết hợp lý thuyết thời gian và lý thuyết sóng.
Sóng I có thể là mạch tăng hoặc giảm liên tục 26 nến mà điều chỉnh không đáng kể.
upload_2020-5-13_21-53-26.png

SPX500 nếu tính chu kỳ với 26 nến ta có 2 sóng I, 1 tăng 1 giảm.
Nếu tính chu kỳ dài hơn với 52 nến. Ta có sóng V. Nếu chu kỳ tiếp theo giá đi xuống (đảo chiều so với chu kỳ 2) ta sẽ có sóng N trong chu kỳ 78 nến. Đại khái thế.
upload_2020-5-13_21-59-36.png

2 Sóng V trong 2 chu kỳ liên tiếp.
Phần sóng này các bạn có thể tìm các bài viết trên TraderViet, rất nhiều luôn. Chúng ta chỉ cần nhớ, các chu kỳ thời gian là quan trọng nhất. Đầu tiên phải tìm chu kỳ trước dựa trên đỉnh - đáy, sau đó mới xác định sóng dựa trên các điểm đầu, cuối chu kỳ.

2. Lý thuyết quan sát giá – price observation – nguyên bản tiếng Nhật là Ne-haba Kansoku Ron.
Ne: price: giá
Haba: width/Volatility range: vùng biến động
Kansoku: observation : quan sát
Ron: Theory
Ne-haba Kansoku Ron: Lý thuyết quan sát vùng biến động giá. Nhưng thôi, gọi là quan sát giá cho gọn. Nhắc tên đầy đủ chẳng qua để hiểu mục đích của nó.
Đó là lý thuyết, để thực hiện, chúng ta tìm ra 3 điểm và tính toán nơi mà giá có thể đạt đến trong tương lai. Bạn có thể gọi đó là mục tiêu, cũng có thể gọi nó là điểm đảo chiều.
Về cơ bản có 4 cách tính giá.
https://traderviet.org/threads/ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-nhung-van-de-co-ban-can-nam.11826/
Các bạn có thể tham khảo bài này, trong đó có nêu cả mối liên hệ với tỉ lệ Fibonacci

upload_2020-5-13_21-53-48.png

Thử ví dụ với công thức V.
Giả sử bạn bắt đầu vị thế buy tại điểm A, market tăng đến điểm B, sau đó giảm về C, lúc này bạn đã có profit nhưng đang nghĩ xem sẽ take profit ở đâu. Lúc này bạn có thể dùng công thức V để tính toán mức profit tiềm năng. Dựa vào mức giá tại điểm A, B, C để tính ra mức giá tại điểm D theo công thức: V=B+(B-C). Dài dòng thế chứ trên tradingview thì dùng thước kẻ kéo nhanh vô cùng, 3s là xong.

upload_2020-5-13_22-1-59.png
Ví dụ với Spx500, giá kết thúc chu kỳ 1 tại B, hồi về C tạo pibar đảo chiều tại senkou span 2. Để tính mức giá mục tiêu tại D, dùng công cụ measure, kéo từ C lên để mức trung bình của hình chữ nhật tại B, ta có điểm D tại cuối chu kỳ. chẳng cần phải tính cho đau đầu :D
Tóm lại, Chỉ cần nhớ 3 bước:
1. Xác định chu kỳ, ở ví dụ trên là 21 nến 1 chu kỳ - Lý thuyết thời gian
2. Xác định sóng, chu kỳ 1 là sóng V – Lý thuyết sóng
3. Xác định các điểm A, B, C để dự điểm D tại cuối chu kỳ 2, kết thúc sau 17 nến từ điểm C – Lý thuyết quan sát giá.
Tất nhiên không phải lúc nào market cũng chạy rõ ràng như những ví dụ trên, nhưng khi gặp nó thì đó là các cơ hội vào lệnh với xác suất cao.
Tổng kết:
Thuyết thời gian, gợi ý về Henka Bi ngày hoặc cây nến mà tại đó giá có khả năng đạt đỉnh hoặc đáy, độ dài chu kỳ có thể là các con số Kihon Suchi.
Lý thuyết sóng gợi ý về hướng đi của giá trong chu kỳ. có thể là bullish, bearish.
Lý thuyết giá xác định mức giá tiềm năng tại cuối chu kỳ hoặc điểm đảo chiều giữa chu kỳ.
Ngoài ra các bạn có thể kết hợp với các công cụ khác như fibonacci, pivot, mô hình giá, trendline… miễn là cho bạn thêm thông tin bạn cần, giúp bạn tự tin hơn trong giao dịch.
Đó, toàn bộ kiến chức cơ bản của Ichimoku, để các bác có cái nhìn tổng quan về Ichimoku Kinko Hyo, về mối liên hệ và cách kết hợp 3 lý thuyết trụ cột của Ichimoku
Xin nhắc lại 1 điều đã nói ở phần đầu. Ichimoku Kinko Hyo là cách phân tích, cách đọc thị trường tập trung vào yếu tố thời gian, chu kỳ giá. Nghiên cứu lý thuyết Ichi, hiểu ý tưởng và nắm chắc cơ bản giúp xây dựng nền tảng tốt là cơ sở để phát huy tốt nhất công cụ này. Dùng nó như thế nào là tùy mỗi người, biết đâu các bác lại tìm ra cách dùng mới, hiệu quả hơn những cách hiện tại.
Happy and safe trading.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Hahaha, bác cứ chêm thoải mái, nhưng nếu dịch từ video của Kei thì nội dung phần này không thấy anh ấy nói khi nào thì dùng sóng nào hả bác :))) và làm sao để xác định đúng là sóng nào, điểm bắt đầu sóng làm sao xác định khi nó bắt đầu chuyển từ chu kỳ cũ sang chu kỳ mới! :D
 
Hahaha, bác cứ chêm thoải mái, nhưng nếu dịch từ video của Kei thì nội dung phần này không thấy anh ấy nói khi nào thì dùng sóng nào hả bác :))) và làm sao để xác định đúng là sóng nào, điểm bắt đầu sóng làm sao xác định khi nó bắt đầu chuyển từ chu kỳ cũ sang chu kỳ mới! :D
Phần này là cơ bản mà bác :D nâng cao a Kei thu phí mentor 1-1 tầm 1000k usd. lúc đó mới đủ 36 chiêu 72 thế không che :D
Mấy hôm nay e cũng cùng câu hỏi như bác. Cách để nâng cao độ chính xác khi xác định sóng trong chu kỳ.
E đang nghĩ đến mấy thứ này
1. vai trò của tenkan và kjjun trong chu kì.
2. lọc nhiễu để xác định sóng chuẩn hơn.
tạm thời đang nghĩ như này
awww_tradingview_com_x_z75al8uv__.png

1. Dùng kijun xác định chu kì còn tenkan để xác định sóng trong chu kì.
hướng đi của tenkan trong 2 chu kỳ đầu khá gần với sóng V.
Đang mới nghĩ được đến đó :D
2. Dùng nến renko overlay để giảm nhiễu, xác định sóng cho chính xác. Cách này cần tinh chỉnh số pips cho mỗi box cho phù hợp. SPX chắc tầm 10-15 điểm cho 1 box.
 
Phần này là cơ bản mà bác :D nâng cao a Kei thu phí mentor 1-1 tầm 1000k usd. lúc đó mới đủ 36 chiêu 72 thế không che :D
Mấy hôm nay e cũng cùng câu hỏi như bác. Cách để nâng cao độ chính xác khi xác định sóng trong chu kỳ.
E đang nghĩ đến mấy thứ này
1. vai trò của tenkan và kjjun trong chu kì.
2. lọc nhiễu để xác định sóng chuẩn hơn.
tạm thời đang nghĩ như này
View attachment 147730
1. Dùng kijun xác định chu kì còn tenkan để xác định sóng trong chu kì.
hướng đi của tenkan trong 2 chu kỳ đầu khá gần với sóng V.
Đang mới nghĩ được đến đó :D
2. Dùng nến renko overlay để giảm nhiễu, xác định sóng cho chính xác. Cách này cần tinh chỉnh số pips cho mỗi box cho phù hợp. SPX chắc tầm 10-15 điểm cho 1 box.

Như US30 em vẽ hôm trước, có thể dùng trendline để xác định kết thúc chu kỳ. Sau khi chu kỳ kết thúc, giá sẽ hình thành điểm A và B, việc của trader là xác định điểm C dựa vào:
1. Thế mây và hình dáng mây
2. Giá va chạm sao với Ten-Ki
3. Timing từ A đến C <3 chu kỳ 26 nến = 78 nến
4. PA khi giá va chạm với Ten-Ki

Ứng dụng vào thực tiễn thì sau khi xác đinh điểm C thì vào lệnh khi tại C hình thành cây nến or bộ nến đảo chiều, SL khi giá phá vỡ cây nến/bộ nến hoặc an toàn hơn nếu C và A gần nhau thì SL khi giá phá vỡ A :D

US30.H1.13.5.2020.png
 
Cái này sẽ giúp việc xác định sóng và ngày biến đổi để xác định sóng tốt hơn này bác @g1nt4ma

Cơ bản nên hiểu Ichi chia 3 sóng chính I V N, có nghĩa là: Khi một chu kỳ sóng mới bắt đầu, Sóng I là sóng đầu tiên, Sóng V là sóng thứ 2, Sóng N là hoàn thiện 1 nhịp sóng này để đạt được cân bằng của cả 3 lý thuyết : Giá + Sóng + Thời gian. Khi hoàn thành xong 1 chu kỳ này, giá sẽ di chuyển nối tiếp sang chu kỳ tiếp theo.

Song Sakata 1.png
Song Sakata 2.png
Song Sakata 3.png
Song Sakata 4.png
Song Sakata 5.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này sẽ giúp việc xác định sóng và ngày biến đổi để xác định sóng tốt hơn này bác @g1nt4ma

View attachment 147923 View attachment 147924 View attachment 147925 View attachment 147926 View attachment 147927
hôm trước bác Cybertron cũng share e tài liệu về bộ nến này, sakata thì phải, thanks bác, để e nghiên cứu thêm.
có 1 cái nữa e thấy là điểm c thường nằm ở 1/3 1/2 2/3 chu kì, nến thứ 9-13-17 của chu kỳ 26.
 
hôm trước bác Cybertron cũng share e tài liệu về bộ nến này, sakata thì phải, thanks bác, để e nghiên cứu thêm.
có 1 cái nữa e thấy là điểm c thường nằm ở 1/3 1/2 2/3 chu kì, nến thứ 9-13-17 của chu kỳ 26.

Nhưng chu kỳ 26 là tính từ điểm mút nào bác? A hay B?
 
Nhưng chu kỳ 26 là tính từ điểm mút nào bác? A hay B?
Tính từ B bác ạ, B là cuối chu kì 1 đầu chu kì 2. Dựa vào C để tính D ở cuối chu kì 2. e thử mấy trường hợp khá đúng.
Mà đôi khi cũng không vào chu kì nào. Cái này mục đích hình như để tính giá mục tiêu dựa trên sóng hồi :oops: phần này e ko rõ lắm
 
Chính là ông cháu đích tôn cụ Hosoda, bạn ông Kei đó bác :D Tên là Tetsuo Hosoda!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chính là ông cháu đích tôn cụ Hosoda, bạn ông Kei đó bác :D
có vẻ rất chi tiết mà lại tiếng Nhật, hic, tiếng nhật e biết mỗi Kimochi các bác ạ :D.
Bác nào giỏi tiếng nhật chạy phụ đề giúp em với.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em xem cách đây 4-5 rồi mà giờ vẫn chưa hiểu được mấy cái video đấy =))))

Dịch thì Google translate cũng tiến bộ phết rồi đó bác :D

Tiểu sử của Tetsuo Hosoda:

https://www.gogojungle.co.jp/finance/salons/19108/t/0
Cháu 3 đời cụ Hosoda, ầy za, e tưởng bác đùa hóa ra thật :D
Trade theo Ichimoku, chia nhỏ thơi gian ra cũng hay, xác định mục tiêu ngắn hạn bao giờ cũng dễ hơn dài hạn.
 
Em realtrade 1 cú khi sử dụng tất cả các yếu tố của Ichi để xác định được điểm B và sẽ TP ở điểm C, SL khi giá phá vỡ B. Nếu đúng, sau khi C hình thành sẽ tính toán D sau.

Trong case này cả A và B đều đã để lại dấu chân Sakata. Và chu kỳ của nhịp trước em post hôm trước đã kết thúc, giờ là lúc cho 1 chu kỳ mới.

us30.m30.15.05.2020.png
 
Em realtrade 1 cú khi sử dụng tất cả các yếu tố của Ichi để xác định được điểm B và sẽ TP ở điểm C, SL khi giá phá vỡ B. Nếu đúng, sau khi C hình thành sẽ tính toán D sau.

Trong case này cả A và B đều đã để lại dấu chân Sakata. Và chu kỳ của nhịp trước em post hôm trước đã kết thúc, giờ là lúc cho 1 chu kỳ mới.

View attachment 148057
awww_tradingview_com_x_D1AAZOLa__.png

S2 + senkou span B từ chối (vùng này cũng là Kijun H4), quay lại S1. ngắn hạn e cũng nghĩ sẽ điều chỉnh. 10 h tối nay tính tiếp :D
 
có vẻ rất chi tiết mà lại tiếng Nhật, hic, tiếng nhật e biết mỗi Kimochi các bác ạ :D.
Bác nào giỏi tiếng nhật chạy phụ đề giúp em với.
Bác vô dưới tay phải màn hình ..có hình răn cưa..chọn phụ đề=>tiền anh dịch tự động (nó sẽ ra phụ đề tiếng anh)=> bác vô tiếp răn cưa chọn dịch tự động=> nó sẽ hiện ra thứ tiếng mà mình muốn dịch ..có tiếng việt đấy bác.
 
Em realtrade 1 cú khi sử dụng tất cả các yếu tố của Ichi để xác định được điểm B và sẽ TP ở điểm C, SL khi giá phá vỡ B. Nếu đúng, sau khi C hình thành sẽ tính toán D sau.

Trong case này cả A và B đều đã để lại dấu chân Sakata. Và chu kỳ của nhịp trước em post hôm trước đã kết thúc, giờ là lúc cho 1 chu kỳ mới.

View attachment 148057

Failed, hit SL tại điểm vào. Có lẽ nếu điểm B ở đó không thỏa mãn timing :))))

Cây M30 điểm B hiện tại mới 33 nến, H1 17 nến!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 16 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,959 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên