Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
Ichimoku có thể coi là hệ thống giao dịch bí ẩn nhất, có lẽ vì đến nay bản gốc của Ichimoku của tác giả Goichi Hosoda vẫn chưa được dịch sang bất cứ ngôn ngữ nào. Sách, tài liệu trên Internet về Ichimoku chủ yếu do một số trader viết, diễn giải theo cách hiểu của họ, nên không có sự đồng nhất, đặc biệt là giữa các các trader phương đông và phương tây. Lượn qua các diễn đàn trading của ta thì số bài viết cũng ít, các cao thủ thực sự có vẻ không thích chia sẻ, câu thường thấy của một số cao thủ là: chú mày dùng sai Ichimoku; hoặc chú mày chẳng hiểu gì về Ichimoku: cần phải dẫn đao tự cung, xóa hết các indicator khác vì nó là hệ thống hoàn chỉnh… làm mình đôi khi cũng khá hoang mang khi nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống này.

Đợt này do trade tào lao, thua lỗ tùm lum, nên mình lại lang thang tìm tài liệu nâng cao công lực, tình cờ tìm được 1 trader Nhật hàng auth, (nghe đồn bạn của anh này là cháu gọi sếp Goichi Hosoda bằng cụ) làm kênh youtube chia sẻ, review một số nội dung, tư tưởng của cuốn sách này đến anh em trader. Nhân dịp, rảnh ruồi đọc thấy cũng hay hay lạ lạ nên mình lược dịch + chém gió phục vụ anh em newbie có hứng thú với Ichimoku. Mục đích bài này chỉ nói về cách tiếp cận thị trường theo trường phái Ichimoku, để những bạn mới đọc thấy hợp thì tiếp tục nghiên cứu nên các cao thủ có đọc được thấy sai chỗ nào thì chỉ dùm, đừng ném đá tui mà tội nghiệp. Cũng không có system, setup chén thánh, chén thần thị trường đâu ạ. Mình chưa được đọc bản gốc nên cũng không biết chính xác đến đâu nhưng thấy hay và hợp lý thì chia sẻ anh em.

Phần 1. Lịch sử và triết lý

acomparic.com_wp_content_uploads_2014_08_ichimoku.png
Goichi Hosoda bút danh Ichimoku Sanjin, bắt đầu nghiên cứu các biểu đồ từ năm 10 tuổi, ông không chỉ là nhà báo, nhà văn mà còn là một trader, nhà đầu tư thành công. Ông đã kết hợp kỹ thuật phân tích biểu đồ với khoa học tự nhiên, triết học, toán học… cuối cùng phát minh ra công cụ được gọi là Ichimoku Kinko Hyo vào khoảng năm 1935, ban đầu nó được gọi là “shinto tenkan sen”. Năm 1950, ông chia sẻ công cụ này với 3 người bạn. Tuy nhiên, họ cũng được yêu cầu giữ bí mật về hệ thống giao dịch này. Đến năm 1969, khoảng 20 năm sau, ông viết 1 cuốn sách với 7 tập và phố biến nó ra bên ngoài. Đến nay 4 tập đầu được bán công khai và 3 tập còn lại có thể đọc được tại Thư viện Tokyo. Cho nên về cơ bản, tác giả đã công bố tác phẩm này, chỉ tiếc là không có bản tiếng anh (chắc do vấn đề bản quyền. trước đây mình đọc thấy nhiều người nói nó được bảo vệ như bí mật quốc gia ít người được đọc bản gốc bla bla). Cơ bản thế thôi, vì cũng biết thừa ae không thích đọc phần này.

Chúng ta vẫn coi Ichimoku là indicator (chỉ báo) nhưng không giống như các công cụ kỹ thuật khác, Ichimoku thực ra là hệ thống, là cách nhìn nhận về thị trường, cách đọc đồ thị, indicator chỉ là một cách sử dụng Ichimoku. Cho nên để sử dụng nó đúng cách (như một indicator), chúng ta cần hiểu cách tác giả nghĩ về thị trường, nắm được ý tưởng của tác giả. Trước khi đi vào các yếu tố kỹ thuật, chúng ta sẽ tìm hiểu tác giả nghĩ gì về thị trường qua những gì ông viết trong cuốn sách của ông.

Có 4 quan điểm chính:

1. Biết được bên nào đang làm chủ thị trường. Thị trường chỉ gồm 2 phe, buy và sell, đầu tiên chúng ta cần nắm được bên nào đang chiếm ưu thế trong thị trường. Tại một số thời điểm, sự cân bằng giữa phe buy và phe sell sẽ bị phá vỡ, giá sẽ di chuyển theo hướng của phe thắng cuộc. Do đó, với các trend following trader, điều đầu tiên cần xác định phe nào đang chiếm ưu thế trong thị trường. Đôi khi nó xuống là để lấy đà đi lên. Muốn lướt sóng thì cần biết sóng đi hướng nào đã.

2. Thời gian là tất cả. Goichi Hosoda cho rằng, thời gian là tất cả (đại ca Livermore cũng có nói một câu tương tự - timing is everything). Thời gian thay đổi thì điều kiện thị trường thay đổi. Ví dụ: mùa covid là mùa của các công ty bán khẩu trang, thiết bị y tế, mùa hè là mùa của các công ty bia, cuối năm là thời của các công ty bánh kẹo… vân vân và mây mây. Cho nên khi nghiên cứu biểu đồ, Ichimoku đặc biệt tập trung vào nghiên cứu yếu tố thời gian. Đặc biệt là các chu kì giá. Thế nên mới có chuyện Chikou lùi 26 nến, Senkou A, B dịch về phía trước 26 nến...

3. Sự đơn giản là sự thật. Những điều phức tạp sẽ khó nắm bắt và khó phổ cập. Càng đơn giản thì càng gần với sự thật. Thị trường hay price action chỉ gồm di chuyển và không di chuyển, nếu nó di chuyển cũng chỉ có lên và xuống. Cho nên dù có dùng công cụ nào, chỉ báo nào thì cũng nên giữ mọi thứ đơn giản (Keep it simple :D). Thị trường chỉ có lên xuống và đi ngang, khi ta vào lệnh sẽ có 1 cửa thắng, 1 cửa hòa, 1 cửa thua, lẽ ra tỉ lệ thua chỉ là 1/3. Vậy mà ít người kiếm tiền được từ thị trường. Một phần cũng vì sự phức tạp hóa mọi thứ. Một hệ thống có tính khái quát càng cao thì càng đơn giản, ít dữ kiện, sự chính xác cụ thể thấp nhưng bù lại sẽ là lỗi hệ thống nhỏ.

4. Tự do và đầu hàng. Be free and surrender - Nghĩa là đừng chống lại dòng chảy của thị trường. Điều quan trọng khi phân tích biểu đồ là cảm nhận sự thay đổi của thị trường. Thị trường thay đổi thường xuyên và bất định, do đó, hãy chấp nhận sự thay đổi, không nên giữ ý kiến chủ quan, tư tưởng cá nhân vào bullish hay bearish. Thị trường là tổng hòa của nhiều biến số, chỉ cần một biến số thay đổi sẽ thay đổi cả xu hướng của thị trường (Chắc các bạn cũng biết về hiệu ứng cánh bướm và thuyết hỗn loạn), nên việc dự báo chính xác 100% là bất khả thi. Chúng ta cần cảm nhận và chấp nhận sự thay đổi mà không có thiên kiến của bản thân. Nói đơn giản là hãy nhìn thị trường một cách khách quan. Ông còn nói, hãy giao dịch như bạn đang không có vị thế nào. Nghĩa là giao dịch như bạn đang không giao dịch, đơn giản là quan sát thị trường, lúc này bạn sẽ nhìn nhận thị trường khách quan và chính xác hơn. Khi bạn vào một vị thế, tâm lý tham lam, sợ hãi sẽ xuất hiện do đó sự đánh giá của bạn sẽ không còn khách quan. Cố gắng giữ tâm lý như không giao dịch, chỉ quan sát thị trường cảm nhận sự thay đổi của thị trường.


Đây là link kênh youtube của Keita, bác nào muốn nghiên cứu thì có thể theo dõi, bác này có cả bài phân tích forex hàng ngày bằng ichimoku.
https://www.youtube.com/channel/UCfa5vWovUbQLIoT5eebT-dA
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hờ hờ hồi trước mới bắt đầu học trade , nghe có món này cũng hăm hở lắm .... mà thôi bỏ , giờ cố gắng luyện PA MP và môn phái của ông Mưa là cũng cảm thấy có chút tiền mua bim bim rồi
 
Đừng tin những ông tỏ ra bí ẩn, "Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó". Abert Einstein.
 
Hóng. Trước cũng có mua sách rồi ngâm cứu các kiểu món mò ku này nhưng thấy tín hiệu nó báo lúc đúng lúc sai như các chỉ báo, pp khác nên bỏ. Bác Gin nghiên cứu thêm xem có gì khai sáng hơn.
 
Hóng. Trước cũng có mua sách rồi ngâm cứu các kiểu món mò ku này nhưng thấy tín hiệu nó báo lúc đúng lúc sai như các chỉ báo, pp khác nên bỏ. Bác Gin nghiên cứu thêm xem có gì khai sáng hơn.
Tui thấy nó dễ dùng hơn tất cả các chỉ báo, tâm lý giao dịch cũng ổn định, chắc do tui dùng quen, mà công cụ này cũng ko có gì khó dùng, dùng như đường MA
 
Phần 2. Lý thuyết Thời gian, Tenkan, Kijun

Như đã nói ở phần đầu, có nhiều cách diễn giải Ichimoku từ các nguồn khác nhau, đa phần từ các trader phương tây, khi họ quá tập trung vào các tín hiệu giao dịch (signal) như dead cross, golden cross của tenkan và kijun sen, hoặc khi giá breakout mây Kumo là tín hiệu bắt đầu trend. Điều này là sai lầm, hoàn toàn sai lầm.
Ý nghĩa của Ichimoku không phải cung cấp các tín hiệu, tất nhiên trong vài trường hợp thì có, nhưng đó không phải mục đích thực sự của Ichimoku. Mục đích khi Ichimoku Sanjin tạo ra nó để cho thấy sự cân bằng của giá hiện tại như là một phần của toàn bộ momentum của thị trường.
Có thể các bạn đã biết, tên gọi Ichimoku có nghĩa là cái nhìn thoáng qua (nhất mục - one look) nhưng nó cũng có nghĩa là đi trước một bước. Ichimoku được tạo ra với dự định giúp các trader có thể hy vọng đi trước một bước dựa trên phân tích biểu đồ. Kinko nghĩa là sự cân bằng, Hyo nghĩa là biểu đồ. Có một điều thú vị là trong cuốn sách gốc, không hề nói về các tín hiệu như là buy ở đâu, sell chỗ nào cũng như không hề có các chiến thuật giao dịch. Cuốn sách này giống như cuốn sách về triết học, tư tưởng về cách Ichimoku Sanjin phân tích biểu đồ. Cốt lõi của nó là tìm ra mối liên hệ giữa giá hiện tại và giá quá khứ qua đó bạn dự báo giá mức giá kỳ vọng trong tương lai. Đó là điều tạo nên sự đặc biệt của công cụ này. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với các đường cơ bản của Ichimoku.
upload_2020-5-10_16-49-7.png


1. Tenkan sen - đường chuyển đổi.
Công thức rất đơn giản: Mức giá cao nhất cộng giá thấp nhất của 9 chu kỳ gần nhất chia 2.
Nhiều người cho rằng nó là đường trung bình (moving average) nhưng thực ra thì chức năng của nó khác, do công thức tính của Tenkan sen và đường trung bình MA hoàn toàn khác nhau. Ở đường trung bình, nếu giá nằm trên đường trung bình có nghĩa là phe buy đang thắng, do đó bạn thấy bullish và ngược lại. Đó là lý do dead cross và golden cross hoạt động hiệu quả với đường trung bình. Tenkan sen được tạo ra không phải với mục đích đó. Tenkan không tính theo giá đóng cửa mà chỉ là mức giá ở giữa mức cao nhất và thấp nhất trong 9 kỳ (tương đương fibonacci 0.5 trong 9 kỳ). Về cơ bản nó cho thấy tại điểm đó lực mua và bán là cân bằng.
2. Kijun – đường cơ sở (base line).
Cách tính như Tenkan sen nhưng trong 26 chu kỳ. Nó được coi như phiên bản trễ của Tenkan sen.
3. Senkou span 1.
Senkou span A = (Tenkan+Kijun)/2 dịch về phía trước 26 chu kỳ.
4. Senkou span 2.
Công thức giống Tenkan và Kijun nhưng trong 52 kỳ, sau đó dịch về phía trước 26 chu kỳ.
Trong tiếng Nhật, senkou nghĩa là phía trước, thế nên 2 đường này dịch về phía trước 26 nến.
Khoảng trống nằm giữa Senkou 1 và 2 gọi là Kumo, hay mây. Trong cuốn sách gốc, Ichimoku Sanjin không bao giờ gọi nó là kumo, hay đám mây, sau này ai đó đã đặt tên Kumo theo hình dạng của nó. Trong sách gốc, Ichimoku Sanjin gọi nó là “resistance zone” – vùng kháng cự.
5. Chikou span
Giá hiện tại lùi về 26 chu kỳ.
Kumo và chiko sẽ được nói đến ở phần sau.

Khi bạn dùng một indicator nào đó, dù là Bollinger bands, RSI, MA… bạn nên tìm hiểu tại sao nó được tạo ra, mục đích để làm gì và thông điệp mà nó muốn nói với bạn là gì. Tất nhiên không phải ai cũng có thể đến trước mặt người tạo ra chúng để hỏi những câu hỏi đó. Nhưng qua cách công thức tính của các indicator đó chúng ta có thể tìm câu trả lời.
Bí mật của Ichimoku nằm ở các con số 9, 26, 52 các con số này được gọi là các con số cơ bản. Trong tiếng Nhật là “Kihon Shuchi” ngoài ra còn có các con số như 17, 33, 42, 51, 65, 76… các con số này tạo ra do sự kết hợp của 9 và 26. Trong lý thuyết Ichimoku, 9 và 26 là các chu kỳ điển hình của thị trường. Có thể 9 nến là 1 chu kỳ và có thể 26 nến là một chu kỳ. Ví dụ bullish trend kéo dài trong 9 ngày, sau đó bearish trend xuất hiện trong 9 ngày tiếp theo. Hoặc nếu chu kỳ giảm kéo dài trong 26 nến để đạt đến mức giá thấp nhất, thì nó cũng cần 26 nến để trở về mức giá ban đầu, đại khái là như vậy.
Lý thuyết về thời gian là một trong 3 lý thuyết quan trọng nhất của Ichimoku Kinko Hyo. 2 cái còn lại là lý thuyết sóng (wave theory) và quan sát giá (price observation), 2 lý thuyết này tìm hiểu mức giá bạn có thể kỳ vọng trong tương lai. Lý thuyết sóng và quan sát giá tập trung vào trục dọc của đồ thị trong khi time theory tập trung nghiên cứu trục ngang – thời gian khi tìm hiểu các chu kì thời gian của giá. Như đã nói ở phần trước, Ichimoku Sanjin đã nói, time is everthing – thời gian là tất cả và bạn sẽ hiểu ý nghĩa của câu này khi nghiên cứu lý thuyết thời gian – time thoery.
Bây giờ sẽ quay lại với Tenkan sen trên đồ thị kết hợp lý thuyết thời gian để xem tenkan thực sự là gì và bạn sẽ thấy sự khác biệt với đường MA. Tôi sẽ thêm vào đường dọc thể hiện chu kỳ 9 ngày. Hãy nhìn cách giá cắt Tenkan sen theo các đường trục dọc.
upload_2020-5-10_16-49-21.png

Có thể thấy tại các đường dọc, giá thường cắt Tenkan sen. Vì thị trường này hoạt động theo các chu kỳ 9 ngày. Ở vùng giá dưới mây, giá cắt lên và xuống Tenkan theo đúng chu kỳ 9 ngày. Do đó, bạn có thể kỳ vọng thời điểm tiếp theo giá sẽ cắt Tenkan sen. Câu hỏi ở đây là, tại sao giá lại cắt Tenkan theo chu kỳ 9 ngày? Bởi vì Tenkan là điểm cân bằng ở đó lực buy và sell là 50/50 tại điểm đó, giá sẽ chạy theo hướng của bên thắng. Nói cách khác, nó chỉ ra điểm mà tại đó, sự cân bằng có thể bị sụp đổ ở biến động tiếp theo.
Thử tưởng tượng giá ở dưới Tenkan sen và đang đi lên gần Tenkan sen, vào lúc này phe nào đang thắng ? phe sell phải không? vì giá nằm dưới tenkan sen, nó cho thấy vị thế sell đang chiếm ưu thế trong 9 ngày gần nhất. Nhưng khi giá càng về gần tenkan sen thì giá sẽ càng lại gần điểm cân bằng. Khi nó chạm vào tenkan sen, nghĩa là lực buy và sell ở đó là cân bằng, đó là lý do trong tiếng Nhật, nó được gọi là Kinko ten (kinko là cân bằng, ten là biến đổi). Vậy bạn mong chờ điều gì tiếp theo? Điều xảy ra là, nếu buyer mạnh hơn, sự cân bằng sụp đổ và giá sẽ break tenkan đi lên và ngược lại.
Với lý thuyết thời gian này, bạn sẽ xác định điểm tiếp theo mà tại đó thị trường cân bằng, nhưng chúng ta sẽ không thể biết giá sẽ đi lên hay xuống. Theo những lời của Ichimoku Sanjin, chúng ta không đoán trước tương lai, chúng ta chỉ tìm bên nào đang chiếm ưu thế trong thị trường, nghĩa là biết được mô hình của biểu đồ với chu kì thời gian, sóng và mục tiêu giá kì vọng. Tất cả các đường của Ichimoku là các khả năng về chu kỳ thời gian, hay nhịp điệu hay hơi thở của thị trường khi bạn xác định 9 hoặc 26 nến là một chu kỳ. Và đây cũng là lý do nó được gọi là Ichimoku Kinko Hyo, bằng cách sử dụng công cụ này, bạn sẽ biết chính xác chu kỳ giá hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ cần nhìn thoáng qua. Đó là điều tạo nên sự độc nhất của nó.
upload_2020-5-10_16-49-31.png


Tiếp theo với biểu đồ GBPUSD.
Nhìn vào các điểm giá cắt Tenkan sen tại các đường dọc, chúng ta có thể kỳ vọng giá có thể sẽ cắt Tenkan sen trong 6 nến tiêp theo. Tuy nhiên trong trường hợp này, giá có thể đi vào mây nên sẽ không chắc chắn. Chúng ta sẽ nói ở phần sau khi nghiên cứu về mây kumo. Ở đây chúng ta cần xác định, khi giá chạm tenkan, nó cho thấy điểm cân bằng của thị trường trong 9 kỳ. Đây chính là lý thuyết về thời gian. Khi kết hợp lý thuyết này với lý thuyết sóng và quan sát giá, bạn sẽ có được kỳ vọng giá tại điểm kết thúc chu kỳ. Đây chính là cách dùng Ichimoku đúng.
Tiếp theo là Kijun sen. Con số 26 cũng là con số có thể là chu kì thị trường.
upload_2020-5-10_16-49-41.png


Thử quan sát các điểm giá cắt kijun theo chu kỳ 26 nến.
Tại điểm 1,2,3 giá cắt Kijun, đến điểm thứ 4, giá được hỗ trở bởi Tenkan. Đến điểm số 5 giá lại được hỗ trợ bởi Kijun sen và giá tiếp tục đi lên. Do đó ta có thể kỳ vọng vùng giá tiếp theo theo chu kì sau 22 ngày tiếp theo. Đó là điểm cân bằng của chu kỳ 26 nến. Theo kinh nghiệm của tôi Ichimoku hoạt động tốt nhất ở Daily chart hoặc cao hơn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó ở các TF thấp như H4, H1, M5…
Bạn có thể áp dụng với bất cứ biểu đồ nào vì các chu kỳ mang tính phổ quát, như chu kì tâm lý mà trader sẽ giữ vị thế của họ, giống như fibonacci retracement. Nhưng nên nhớ rằng nó không phải là thứ bạn có thể tin tưởng và dự đoán tương lai, đó chỉ là các khả năng để bạn xây dựng các kịch bản giao dịch, giống như xây dựng các kế hoạch giao dịch. Do đó bạn có thể thấy, Ichimoku Kinko Hyo không phải chỉ là indicator cho bạn các signal giao dịch mà sâu xa hơn, cho bạn cái nhìn về sự cân bằng của thị trường về chu kỳ qua đó biết được bên nào chiếm ưu thế trong thị trường. Ban đầu, bạn nên nghiên cứu các biểu đồ và tập trung vào Tenkan, Kijun trước, xem cách giá vận động theo chu kì và sự cân bằng của nó trong 9, 26 nến, tập trung vào điểm cân bằng tiếp theo theo chu kỳ.
 
Rối điện với mây mù quá, loạn não. Mình chỉ xài mỗi sma20 và 50 cũng đủ sống qua ngày và nuôi con, cho nhẹ đầu óc, hahaha
Càng đơn giản càng tốt bác ạ. Simple is the best
Ichi hiểu rồi thì vô cùng đơn giản, liếc qua chart là xong.[/QUâhha
Cũng mong hiểu được như bác để nâng level nhưng có lẽ khả năng giác ngộ có hạn. Hoặc cũng có thể môn phái này ko lựa chọn tôi rồi bác ạ
 
Chỉ khung nào có là múc, ngó nghiêng khung lớn hơn liền kề xem có gì quá xấu ko, nếu ko có gì thì làm tới, tôi xài h4, vì h4 có xu hướng thì nó sẽ gãy xu hướng d, còn h1 thì quá nhỏ khó chống lại d
 
:D thanks pro!
Cũng chủ yếu gd theo Ichi lên cứ có threat nào cũng ngó và ghi nhận. Năng nhặt chặt bị!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 380 Xem / 28 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 771 Xem / 24 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 326 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 371 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,694 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên