Cách xác định đúng chu kỳ của thị trường bằng MA 200 để trader không rơi vào thế bị động khi Trading

Cách xác định đúng chu kỳ của thị trường bằng MA 200 để trader không rơi vào thế bị động khi Trading

Cách xác định đúng chu kỳ của thị trường bằng MA 200 để trader không rơi vào thế bị động khi Trading

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,017
Ở bài viết trước, mình có viết về các mẹo để sử dụng công cụ MA 200 hiệu quả hơn đúng không ạ. Có thể nói MA 200 là công cụ có nhiều ưu thế hơn chúng ta tưởng đúng không ạ. Trong bài viết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến một mẹo nỏ nữa mà công cụ MA 200 sẽ mang lại. Đó là MA 200 sẽ giúp chúng ta xác định chính xác chu kỳ của thị trường để trader không rơi vào thế bị động khi giao dịch. Nghe hấp dẫn đúng không nào. Bắt đầu nhé!

Anh em hãy lưu ý rằng, thị trường luôn thay đổi, thay đổi từ vùng giá đi ngang qua xu hướng và ngược lại, từ xu hướng lại chuyển qua đi ngang,… Và nó được chia ra làm 4 giai đoạn
  1. Tích lũy (Accumulation)
  2. Tăng trưởng (Advancing)
  3. Phân phối (Distribution)
  4. Suy giảm (Declining)
4 giai đoạn này sẽ được giải thích ngay dưới đây. Và đây là kiến thức quan trọng mình nghĩ trader nào cũng nên biết.

1. Giai đoạn tích lũy (Accumulation Stage)


Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau một xu hướng giảm. Nó sẽ giống như thị trường đang di chuyển trong một phạm vi với đường kháng cựhỗ trợ rõ ràng.

Trong giai đoạn này bạn có thể thấy MA 200 của chúng ta sẽ đi ngang. Bạn cũng có thể hiểu được rằng, người bán và người mua lúc này đang ở trạng thái cân bằng, và thị trường cũng đang ở trạng thái do dự.

Dưới đây là một ví dụ:

MA200-traderviet.png


Trong giai đoạn tích lũy, thị trường có thể bùng phát theo một trong hai hướng. Nếu nó phá vỡ vùng giá thấp thì khả năng cao xu hướng giảm tiếp tục. Nhưng nếu nó phá vỡ vùng cản trên, thì nó sẽ bắt đầu một xu hướng tăng dẫn chúng ta đến giai đoạn tiếp theo.

2. Giai đoạn tăng trưởng


Giai đoạn tăng trưởng xảy ra khi giá phá vỡ đỉnh cao trong giai đoạn tích lũy. Tại thời điểm này, bạn sẽ thấy giá nằm phía trên MA 200 và đường MA 200 cũng bắt đầu tăng cao hơn.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

MA200-traderviet-1.png

Trong giai đoạn tăng trưởng, sẽ có ít sự kháng cự xuất hiện trong giai đoạn này, và đây là giai đoạn chúng ta sẽ muốn tham gia vào phe mua. Có một vài cách để chúng ta giao dịch trong giai đoạn này như sau:
  • Mua khi giá có pullback (cú hồi) đầu tiên sau khi ra khỏi giai đoạn tích lũy
  • Đợi cho cú pullback quay trở lại ngưỡng hỗ trợ (trước đó là kháng cự)
  • Tìm kiếm một cú pullback di chuyển về phía đường trung bình

3. Giai đoạn phân phối


Thị trường sẽ không đi lên mãi mãi. Đến một thời điểm nào đó, người bán sẽ tham gia vào thị trường và đẩy giá xuống. Dấu hiệu đầu tiên cho điều này sẽ xảy ra trong giai đoạn phân phối.

Nó trông giống như giai đoạn đi ngang của thị trường trong xu hướng tăng và bạn sẽ thấy MA 200 của chúng ta cũng vậy, cũng sẽ đi ngang. Nó có hàm ý rằng người mua và người bán đang cân bằng thị trường đang trong trạng thái do dự.

Dưới đây là một ví dụ:

MA200-traderviet-2.png

Trong giai đoạn phân phối, thị trường có thể bùng phát và di chuyển theo một trong hai hướng.

Nếu giá di chuyển lên cao hơn, xu hướng tăng sẽ tiếp tục và ngược lại, nếu giá phá vỡ mức thấp, thì có thể nó bắt đầu một xu hướng giảm mới và đưa chúng ta đến giai đoạn tiếp theo.

4. Giai đoạn suy giảm


Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thị trường. Giai đoạn suy giảm xảy ra khi giá thoát khỏi giai đoạn phân phối. Nó tạo các đỉnh đáy thấp hơn. Tại thời điểm này, bạn sẽ thấy giá nằm dưới MA 200 và đường MA 200 bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn.

Dưới đây là một ví dụ:

MA200-traderviet-3.png

Trong giai đoạn suy giảm, hướng đi thuận lợi nhất đó là xu hướng giảm, vì vậy, giai đoạn này bạn sẽ muốn gia nhập vào phe bán chứ không phải phe mua.

Tương tự như vậy. Một giai đoạn suy giảm không tồn tại mãi mãi. Nó sẽ giảm đến một thời điểm nào đó mà người mua sẽ bị thu hút và tham gia vào thị trường. Đây chính là thời điểm chu kì thị trường trở lại giai đoạn 1 (tích lũy).

Một điều cuối cùng cần nhớ:

4 giai đoạn của thị trường đôi khi không rõ ràng, và chúng ta phải học cách nhận biết nó.

Kết luận


Tổng kết 5 mẹo nhỏ khi giao dịch với công cụ MA 200:
  • Đường trung bình động (MA) 200 là một chỉ báo xu hướng dài hạn.
  • Bạn có thể sử dụng MA 200 làm bộ lọc xu hướng. Tìm kiếm cơ hội mua khi giá cao hơn MA 200 và bán khi giá thấp hơn MA 200.
  • Nên giao dịch khi giá ở tại các ngưỡng kháng cự hỗ trợ, hay các mô hình được hình thành, hoặc tại MA 200,..
  • Có thể dùng MA 200 để tính toán điểm dừng lỗ và đi theo xu hướng lớn
  • MA 200 giúp bạn xác định được 4 giai đoạn của thị trường để có thể tham gia vào thị trường vào những thời điểm thuận lợi hơn
Có vẻ như MA 200 nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng đúng không ạ. MA 200 sẽ tót hơn khi được dùng làm bộ lọc xu hướng. Và theo mình thấy, chúng ta muốn dùng MA 200 để giao dịch thì cần kết hợp với các công cụ khác hoặc price action để hiệu quả hơn nhé.

Trích nguồn: tradingwithrayner

Nếu bài viết hay, mọi người thả tim ủng hộ mình nhé. Many Thanks!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,428 Xem / 1,065 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 507 Xem / 21 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên