Cafe cuối tuần số 22 - Trader lạc quan, Trader bi quan và Trader thực tế

Cafe cuối tuần số 22 - Trader lạc quan, Trader bi quan và Trader thực tế

Cafe cuối tuần số 22 - Trader lạc quan, Trader bi quan và Trader thực tế

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,642
154,040
Chúng ta hẳn đã từng nghe đến chuyện con mèo hỏi con chuột rồi đúng không. Tôi xin nhắc lại câu chuyện 1 chút cho anh em nào chưa biết

Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi:
  • 1+1 bằng mấy?
  • Dạ! Bằng 2 ạ!
  • "Pằng", con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều.
Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời:
  • Dạ! Em không biết ạ!
  • "Pằng", con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống.
Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời:
  • Biết thì sao mà không biết thì sao?
  • "Pằng!": Nguy hiểm như mày thì càng phải chết.
Tiếp tục con chuột thứ 4, lại là câu hỏi đó, con này suy nghĩ rồi trả lời:
  • Trả lời anh giết, không trả lời anh giết, trả lời sai anh giết, trả lời đúng cũng giết luôn, thì em biết phải làm sao?
  • "Pằng!": Mày phải chết vì mày nói quá nhiều.
Đến con chuột cuối cùng, vẫn câu hỏi cũ, con này nhanh nhảu trả lời:
  • Dạ thưa anh! Với những câu hỏi hóc búa như vậy, thì chỉ có những người cao siêu như anh mới có đáp án chính xác ạ!
  • Con mèo khoái chí bảo: Mày được, theo tao!
Bài học rút ra là: Sống ở đời... Thông minh cũng chết, dốt nát cũng chết, thủ đoạn cũng chết, lý luận nhiều cũng chết. Chỉ có nịnh bợ là sống sót.

Thực ra con chuột cuối cùng sống sót không phải là do nó nịnh bợ đâu, mà nó là con chuột thực tế. Nó biết xoay chiều theo Market - ở trường hợp này là con mèo - đang muốn lăm le ăn thịt nó.

Câu chuyện mèo - chuột này làm tôi nhớ đến 1 câu nói của William Arthur Ward "Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm". Ở 3 trường hợp trong câu nói này, người thực tế là người sẽ nhanh chóng chiếm lợi thế hơn cả.

Quay về công việc trading của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình là trader lạc quan, trader bị quan hay trader thực tế. Nếu lạc quan, chúng ta lúc nào cũng nghĩ "thị trường nghìn tỷ, cứ lai rai mà trade thì dần cũng học ra kinh nghiệm để ăn tiền thôi". Trader bị quan thì nghĩ "95% thua trong thị trường này, mà mình thì không phải là loại khôn ngoan như bọn tiến sỹ, mình chắc sẽ sớm chết thôi. Trong khi đó, người thực tế sẽ lập tức bắt tay vào học trade theo đúng quy trình của một trader, từ tư duy, phương pháp trade và phương pháp quản lý vốn.

Nếu chúng ta cứ lạc quan, nghĩ sớm muộn gì mình cũng trade được là điều tai hại chứ không phải tốt đâu nhé. Nghề chọn người, người khó chọn được nghề. Bao nhiêu bác sỹ, giám đốc, luật sư...giỏi thuộc hạng nhất nhì ở lĩnh vực của họ, đã bỏ xác trong thị trường tài chính rồi. Chúng ta không cần phải nhắc lại câu chuyện Newton phá sản khi giao dịch chứng khoán hay quỹ LTCM, bao gồm một đại ma đầu của Wall Street là Merriweather và 2 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel cũng đã "hi sinh". Họ không thiếu tài năng, không thiếu lạc quan nhưng kết thúc rất thảm.

Trader bi quan thì chết chắc rồi. Chưa chiến đã có tâm lý thua cuộc thì chiến làm sao. Cái này trong tâm sinh lý gọi là "chưa ra đến chợ đã tiêu hết tiền" hay "khóc ngoài quan ải". Trader dính bệnh kiểu này thì tốt nhất đem tiền gửi vào tiết kiệm cho êm. Hoặc mở nhỏ nhỏ trade giải trí đỡ mệt óc.

Thế là, chỉ còn mỗi trader thực tế sống sót thôi nhé. Đừng nhìn thị trường tài chính bằng đôi kiếng hồng mà cũng không nên dùng kiếng đen luôn. Hãy cởi kiếng ra, nhìn bằng đôi mắt trần của mình (trong trường hợp không bị tật ở mắt), lăn xả vào, đi từng bước, vấp ngã, đứng lên, điều chỉnh, tiến tới. Khi quy trình tiến hóa đó được đẩy lên nhiều lần thì bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn thôi.

Muốn chiến thắng, hãy là trader thực tế.

Cuối tuần, chúc anh em nhiều sức khỏe và vui vẻ cùng gia đình nhé
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Có một con chuột nữa, con này mở lớp truyền kinh nghiệm cho những con chuột khác cách trả lời khi gặp mèo ra sao, trong khi thực sự chính nó chưa gặp mèo bao giờ cả, vì nó biết nó mà gặp mèo nó chết chắc, và mấy con chuột học nó xong đi gặp mèo cũng không thấy trở về, vậy mà nó cũng sống khỏe.
Lại còn một con chuột nữa, nó ngồi mở trang web và...
thôi thôi éo nói nữa, nó pằng cho phát giờ, sợ lắm.
:D:D
 
Có một con chuột nữa, con này mở lớp truyền kinh nghiệm cho những con chuột khác cách trả lời khi gặp mèo ra sao, trong khi thực sự chính nó chưa gặp mèo bao giờ cả, vì nó biết nó mà gặp mèo nó chết chắc, và mấy con chuột học nó xong đi gặp mèo cũng không thấy trở về, vậy mà nó cũng sống khỏe.
Lại còn một con chuột nữa, nó ngồi mở trang web và...
thôi thôi éo nói nữa, nó pằng cho phát giờ, sợ lắm.
:D:D
Thôi xong, chắc hôm nay là ngày cuối cùng bác là thành viên của TraderViet quá. Em LOL sát thủ đang tìm đến bác với chất VX đấy nhé
 
"Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" câu nói ngày đầu tiên vào đời đi làm đã nhìn thấy khi đi học nó quy công ty
 
Câu chuyện vui vui, giải trí nhưng cũng thấy triết lý trong đó. Mình tham gia thị trường này khoảng 4 tháng, mất khoảng 2 tháng đầu là không theo chiến thuật gì cả, 2 tháng sau thì theo quy củ hơn. Cứ chiêu theo market thôi, tát nước theo mưa, thị trường phi là phi theo nhưng phải để SL và TP, đừng cới trần với nó.
 
đọc xong bài này...kiểu gì cũng có thêm vài con chuột chết ko lý do...kkkk
 
Chúng ta hẳn đã từng nghe đến chuyện con mèo hỏi con chuột rồi đúng không. Tôi xin nhắc lại câu chuyện 1 chút cho anh em nào chưa biết

Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi:
  • 1+1 bằng mấy?
  • Dạ! Bằng 2 ạ!
  • "Pằng", con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều.
Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời:
  • Dạ! Em không biết ạ!
  • "Pằng", con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống.
Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời:
  • Biết thì sao mà không biết thì sao?
  • "Pằng!": Nguy hiểm như mày thì càng phải chết.
Tiếp tục con chuột thứ 4, lại là câu hỏi đó, con này suy nghĩ rồi trả lời:
  • Trả lời anh giết, không trả lời anh giết, trả lời sai anh giết, trả lời đúng cũng giết luôn, thì em biết phải làm sao?
  • "Pằng!": Mày phải chết vì mày nói quá nhiều.
Đến con chuột cuối cùng, vẫn câu hỏi cũ, con này nhanh nhảu trả lời:
  • Dạ thưa anh! Với những câu hỏi hóc búa như vậy, thì chỉ có những người cao siêu như anh mới có đáp án chính xác ạ!
  • Con mèo khoái chí bảo: Mày được, theo tao!
Bài học rút ra là: Sống ở đời... Thông minh cũng chết, dốt nát cũng chết, thủ đoạn cũng chết, lý luận nhiều cũng chết. Chỉ có nịnh bợ là sống sót.

Thực ra con chuột cuối cùng sống sót không phải là do nó nịnh bợ đâu, mà nó là con chuột thực tế. Nó biết xoay chiều theo Market - ở trường hợp này là con mèo - đang muốn lăm le ăn thịt nó.

Câu chuyện mèo - chuột này làm tôi nhớ đến 1 câu nói của William Arthur Ward "Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm". Ở 3 trường hợp trong câu nói này, người thực tế là người sẽ nhanh chóng chiếm lợi thế hơn cả.

Quay về công việc trading của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình là trader lạc quan, trader bị quan hay trader thực tế. Nếu lạc quan, chúng ta lúc nào cũng nghĩ "thị trường nghìn tỷ, cứ lai rai mà trade thì dần cũng học ra kinh nghiệm để ăn tiền thôi". Trader bị quan thì nghĩ "95% thua trong thị trường này, mà mình thì không phải là loại khôn ngoan như bọn tiến sỹ, mình chắc sẽ sớm chết thôi. Trong khi đó, người thực tế sẽ lập tức bắt tay vào học trade theo đúng quy trình của một trader, từ tư duy, phương pháp trade và phương pháp quản lý vốn.

Nếu chúng ta cứ lạc quan, nghĩ sớm muộn gì mình cũng trade được là điều tai hại chứ không phải tốt đâu nhé. Nghề chọn người, người khó chọn được nghề. Bao nhiêu bác sỹ, giám đốc, luật sư...giỏi thuộc hạng nhất nhì ở lĩnh vực của họ, đã bỏ xác trong thị trường tài chính rồi. Chúng ta không cần phải nhắc lại câu chuyện Newton phá sản khi giao dịch chứng khoán hay quỹ LTCM, bao gồm một đại ma đầu của Wall Street là Merriweather và 2 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel cũng đã "hi sinh". Họ không thiếu tài năng, không thiếu lạc quan nhưng kết thúc rất thảm.

Trader bi quan thì chết chắc rồi. Chưa chiến đã có tâm lý thua cuộc thì chiến làm sao. Cái này trong tâm sinh lý gọi là "chưa ra đến chợ đã tiêu hết tiền" hay "khóc ngoài quan ải". Trader dính bệnh kiểu này thì tốt nhất đem tiền gửi vào tiết kiệm cho êm. Hoặc mở nhỏ nhỏ trade giải trí đỡ mệt óc.

Thế là, chỉ còn mỗi trader thực tế sống sót thôi nhé. Đừng nhìn thị trường tài chính bằng đôi kiếng hồng mà cũng không nên dùng kiếng đen luôn. Hãy cởi kiếng ra, nhìn bằng đôi mắt trần của mình (trong trường hợp không bị tật ở mắt), lăn xả vào, đi từng bước, vấp ngã, đứng lên, điều chỉnh, tiến tới. Khi quy trình tiến hóa đó được đẩy lên nhiều lần thì bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn thôi.

Muốn chiến thắng, hãy là trader thực tế.

Cuối tuần, chúc anh em nhiều sức khỏe và vui vẻ cùng gia đình nhé
Hay!
Admin Huy này dạo này hay tư duy ghê nhé! :)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 908 Xem / 45 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,906 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên