[Cảnh báo]: Đường cong lợi tức lại đảo ngược, kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Mỹ đây anh em?

[Cảnh báo]: Đường cong lợi tức lại đảo ngược, kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Mỹ đây anh em?

[Cảnh báo]: Đường cong lợi tức lại đảo ngược, kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Mỹ đây anh em?
HOÀNG HẠC LÂU

Đến năm 1957, khi ghềnh đá Hoàng Hạc được dùng làm nơi xây cầu vượt sông Trường Giang
Từ năm 1981-1985, Hoàng Hạc Lâu hiện tại được xây lại tại một vị trí mới cách đó 1km.
Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Vào thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.
Các nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa xưa đều có tác phẩm viết về tòa lầu này, ví như: Thôi Hiệu - bài Hoàng Hạc lâu và Lý Bạch - bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Lầu Hoàng Hạc
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
avn_test_11.slatic.net_p_3_tranh_dan_tuong_3d_phong_thuy_tung_68ae8145eb19b2dfb3f413c1bb59f6a2.jpg



awww.kitco.com_images_live_gold.gif_8eaf7694da0f20bab2bff225afc45338.gif




awww.kitco.com_images_live_nygold.gif_5da197920ea19895737440c40e99519a.gif

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_be9924e849853be14e13ad1f1314abc0._.png

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_a82f77b03c6b00d5acc2d45752ff71ec._.png

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_317637ff1a9132a47af0f3a4dcf3058d._.png

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_9edb16873be425229c355be5762a516c._.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_52193d8aa59d7592b39d196d9ba7c51e._.png

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_5bfc59d54585772bdec3c660963b020c._.png

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_a82f77b03c6b00d5acc2d45752ff71ec._.png

avneconomy.mediacdn.vn_2019_9_26_blogvnf_15694918608511577080741.jpg

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_9edb16873be425229c355be5762a516c._.png
amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_5d7e3f78439e75e45c85d7ad489636f3._.png

đảo chiều cực mạnh.chiều nay không phải VNM, mà là GAS. GAS cuối phiên sáng còn giảm 0,39% nhưng chiều đã tăng vọt và đóng cửa trên tham chiếu 1,56%. GAS bùng nổ nhất là từ sau 2 h khi thoát lên trên tham chiếu. Như vậy từ sáng qua chiều GAS nhảy tăng 1,96%.VNM cũng tăng thêm được 1.000 đồng so với phiên sáng và đóng cửa tăng tổng cộng 2,85%.


avneconomy.mediacdn.vn_zoom_700_400_2019_9_26_vni_156948946588c134fa143b400976863cdfd06557ceaa.jpg

abigcharts_marketwatch_com_kaavio_Webhost_charts_big_chart_725601afd74a53ceab47bdf5ad265a74._.gif

amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_be9924e849853be14e13ad1f1314abc0._.png


amarkets_on_nytimes_com_research_tools_builder_api_asp_317637ff1a9132a47af0f3a4dcf3058d._.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:


KINH NGIỆM CHỨNG TRƯỜNG

HỌC THUỘC LÒNG Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi, hãy sợ hãi khi thị trường tham lam
aanh.eva.vn_upload_3_2014_images_2014_08_26_1409049463_1.jpg


1. Khi thị trường giảm không mạnh, thanh khoản thấp, 11h (Cuối phiên sáng) chưa có dấu hiệu phục hồi -> Xả mạnh vào phiên chiều.
2. Khi giá cp vẫn lên song thanh khoản thấp dần ->
chuẩn bị đảo chiều tương lai gần
3. Khi thị trường ngày 1 giảm, Thanh khoản thấp dần -> Thị trường tạo đáy ngắn hạn.

4. Khi thị trường tăng nhờ các mã VN30, hầu hết các mã giảm -> Bong bóng có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
5. Một đợt sóng tương đối dài phải bắt đầu bằng mã đầu cơ, penny
6. Đối với mã đầu cơ cao thì trước khi có tin xấu, thường nhà cái đẩy lên cực cao, và ngược lại, khi sắp có tin tốt, nhà cái dìm nó xuống cực sâu, rồi đẩy lên từ từ...
7. Tiết cung là hiện tượng giá giảm nhiều phiên liên tiếp đến một lúc nào đó thanh khoản thấp đi trông thấy do NDT quyết không bán giá rẻ, người mua cũng chẳng tham gia, chặn bán rất lớn -> CP muốn lên cũng rất khó.
Nó cũng lại chia ra 2 trường hợp
+ Tiết cung để gom hàng trong điều kiện chặn trên không lớn -> Tăng vào cuối phiên
+ Tiết cung để xả hàng trong điều kiện chặn trên cực lớn -> Xả rất mạnh cuối phiên


Khi TT xấu, giá giảm đến mức giá rẻ không ai muốn bán ra nữa đó là tiết cung. Còn khi TT tốt, giá cao người ta chờ bán ra giá tốt hơn cũng là một dạng tiết cung. Còn để xả thì phải tạo ra cầu giả


8. Đè hàng là hiện tượng trong khi hầu hết các mã từ vàng đến xanh, một số mã lớn đột ngột giảm điểm nhằm bức chỉ số nhằm mục tiêu gom hàng. Khi cao điểm, nhà đầu tư nào non gan bán đảm bảo mất hàng.
9. Trước kỳ nghỉ lễ (Trừ tết ND), nhà đầu tư thường không giao dịch vì sợ rủi ro và margin. Đầu phiên sau nghỉ lễ thường tăng, song thời gian thường không kéo dài quá 3 ngày. Biên độ ngày này thường cao, Xanh hay đỏ phụ thuộc vào xu hướng chung của TT trước đó. (VD: Tết dương, tết âm, xu hướng chung tại thời điểm đó là tăng, nên tăng mạnh, còn 10/3, hiện tượng trước đó là giảm nên cũng giảm theo).
10. Chuyên gia ở cty CK mục tiêu của họ là khối lượng khớp lệnh chứ không phải là khuyên NDT làm sao đầu tư cho nó có lãi. Qua đó, uy tín cty CK được nâng cao lấy được lòng tin của khách hàng. Tư vấn trực tiếp với khách hàng thì tôi không rõ, song phát biểu trên tivi thì đúng là vậy.


Theo đó, các công ty chứng khoán rất vui khi có KLKL lớn, buồn thiu khi KLKL thấp như sau 1-5.
- Khi mà TT tăng mạnh, họ thường khuyên nhà đầu tư nên đứng ngoài quan sát, hạn chế mua đuổi. Bởi họ nắm được tâm lý của người cầm tiền cực kỳ khó chịu khi nhìn thấy cổ phiếu càng ngày càng lên, và có thể bung ra bất kỳ lúc nào.
- Khi mà TT giảm mạnh, thanh khoản yếu, họ lại chơi một câu "TT sẽ còn giảm sâu". Nó đánh vào tâm lý sợ hãi của NDT. Họ kỳ vọng sẽ có đợt bán mạnh, bán tháo thì tuyệt -> KLKL lớn -> Thu được nhiều phí môi giới.

- Chẳng may đoán đúng thì dùng điệp khúc "
Đúng như nhận định", còn đoán sai thì chối bỏ trách nhiệm "Diễn biến TT bất ngờ".
- Tư vấn tại chỗ mà sai thậm chí còn chê khách hàng là Yếu sinh lý, đã đầu tư thì phải có con mắt dài hạn. (Hồi mới vào nghề, mình nhớ đời)...
11. Khi mình đang có cổ phiếu, nếu gặp tin tác động đến toàn thị trường dù lỗ cũng phải tống hàng đi để rồi mua lại giá rẻ hơn. Mình thà mang tiếng bầy đàn .
12. Một năm nên chọn doanh nghiệp penny có truyền thống làm ăn được hoặc Kết quả lũy kế tốt để ôm -> Thành công hơn cả 1 năm bạn gửi TK...
13. Biến rủi ro thành cơ hội: Đối với cp tốt như VNM, VCB, BID... nếu bạn lỡ tay ôm phải đỉnh ngắn hạn theo mình không nên cắt lỗ kiểu vĩnh viễn không quay lại vì thực tế nó sẽ vượt qua giá đỉnh ngắn hạn trong khoảng thời gian 1 quý. Hãy bán đi rồi chuộc lại với giá rẻ hơn. Làm đi làm lại sao cho quay càng nhiều vòng càng tốt. Tất nhiên, là bạn phải tỉnh không khéo mắc phải bẫy gom hàng của bác Tài.
Công thức như sau:
H -> T -> H + Delta T
Một tháng có 30 ngày thì có 22 ngày giao dịch. Với chế độ T+3 hiện nay, về mặt khả năng là mình có thể chu chuyển được [22/3] = 7. Song thực tế, tối đa mình chỉ được 5 vòng. Cho là vận đen nhất mình chu chuyển liên tục trong một năm thì khi đó, mình sẽ quay được 5*12 = 60 vòng. Trừ đi lễ tết, mình có thể quay được 55 vòng. Thì tổng lợi nhuận của từng đó vòng, bạn sẽ thu được bao nhiêu, các bạn tự biết.
Tuy nhiên, bạn nên dừng lại ngay lập tức khi giá cổ phiếu trở về giá bạn mua và quay về công thức quen thuộc T-> H -> T + Delta T
Chú ý: bạn chỉ được phép bán khi bạn chắc chắn bạn bán đi mua lại rẻ hơn...


Các cổ phiếu kiểu như VNM nên ôm vào thời điểm cổ đông sau ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức.
15. Trong một phiên giao dịch đối với cổ phiếu lên một giá nhất định, nếu không lên được nữa, cộng với thanh khoản đột ngột giảm kể từ khi lập được giá đó, thì cũng là lúc chuẩn bị có một đợt xả hàng mạnh. Kim chỉ nam của hội cá mập là "Nếu không mua được thì họ sẽ bán ra".
16. Hạn chế sử dụng margin. Chúng ta chỉ nên sử dụng Margin trong trường hợp mua bán trong phiên, sóng to đầu cơ và rút ra thật nhanh khi có tín hiệu đảo chiều.
17. Lý thuyết cơ bản CK ai cũng biết là "Mua khi bắt đầu tăng, bán khi bắt đầu giảm". Song theo tôi, cái này đúng nhưng chưa đủ, mua khi thanh khoản, giá bắt đầu tăng, bán khi giá tăng nhẹ và thanh khoản giảm dân. Đây là kinh nghiệm xương máu của tôi hồi sau tết ND. Lúc đó, TT chinh phục mức 500 không thành công, thanh khoản giảm dần, có người khuyên tống hết đi, tôi không nghe và giờ thành nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ. Tuy vậy, nhờ đó, tôi lại có một kiểu đầu tư mới nên giờ cũng gần hòa...
18. CP đầu cơ tăng trần hoặc cận trần 2 phiên liên tiếp, đó là lúc bạn nên bán đi ở phiên thứ 3 theo công thức
TC - 1% Chiều chắc chắn sập sàn.
- Nếu đến nửa phiên thanh khoản cao (Có người ủng hộ) -> Đà tăng sẽ duy trì đến phiên tiếp theo.
24. Điểm nảy: điểm mà tại một thời điểm trong ngắn hạn chỉ cần chạm vào điểm dó, cổ phiếu bật lên rất mạnh. Tuy nhiên, nếu điểm này bị test nhiều lần, cổ phiếu có khả năng xuống đáy thấp hơn và trở thành kháng cự. Có lẽ, do mình hay chơi penny nên chọn .5 làm điểm nảy.
25. Đỡ giá: Khi cp đang có xu thế giảm thêm, một khối lượng đặt mua lớn xuất hiện nhằm không cho giá giảm thêm đặc biệt là 15 phút cuối phiên. Khi gặp hiện tượng này, nếu bạn không tinh, bạn có thể nghĩ rằng cầu bắt đáy.
26. Khi giá cp mỗi ngày một giảm, đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy chán nản đến tột cùng thì lúc đó, bạn không nên bán ra để đổi cp khác vì nếu bạn hành động như vậy bạn sẽ mất hàng cơ bản tốt. Cá mập chỉ chờ như vậy để cướp hàng giá rẻ.
27. Một kinh nghiệm hơi duy tâm chút là tôi thấy hôm nào thời tiết xấu ở HN thì phiên đó không giảm cho là may, còn hôm nào trời nắng thật to thì hầu như là tăng, giảm thì rất ít thôi.
28.
Tây lông mà mua ròng cp nhiều phiên liên tục thì đừng có chơi khôn bán cao mua thấp...
29. Chăm chỉ là tốt song đừng để mình thành nô lệ của của chứng khoán. Hãy xhia thời gian làm việc ra lúc nào để nghiên cứu thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm công việc chính. Vì khi bạn dành quá nhiều thời gian công việc này, hiệu quả lại tỷ lệ nghịch với hiệu quả công việc. (Khi rảnh, bạn theo dõi bảng điện tử suốt thì ok, còn khi nào bạn tập trung vào công việc chính, bạn chỉ cần xem 15 phút đầu, 15 phút cuối và thình thoảng theo dõi có thể là 1h/lựot).
30. Thông tin vốn không có tính chất tốt xấu. Nó đơn giản là cái cớ để biện minh cho diễn biến của thị trường.
VD: Thông giảm lãi suất
- Mặt tốt, giảm lãi suất là một trong những công cụ để kích thích mở rộng sản xuất, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn.
- Mặt xấu, tiền ế. Ngân hàng không cho ai vay được nên mới giảm lãi suất. LIêu giảm lãi suất có làm đúng quy trình hay không? Lãi suất thấp đi kèm với yếu tố khó vay. Cơ hội kinh doanh thường đến không nhiêu, thời gian diễn ra không dài, nếu phải chờ đàm phán để vay lãi suât thấp tẹo thì thà doanh nghiệp chịu lãi cao chút còn hơn. Hay hàng tồn kho đang nhiều, doanh nghiệp tống đi còn không được đừng nghĩ là vay thêm để tái đầu tư....
Đây là một phân tích nhỏ, chúng ta đã thấy từ tốt -> hoài nghi -> hiệu quả không cao.
Như vậy, khi thị trường tốt, chúng ta có thể thấy thông tin này như một chiếc đòn bẩy nâng bổng VNI. Khi thị trường diễn biến xấu, thì thông tin này chỉ hạt cát bỏ biển. Thậm chí, nó chỉ giúp cho TT bớt giảm mạnh chứ chưa nói gì TT bật xanh...

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ...
31. Khi thị trường đi ngang và thanh khoản thấp trong một thời gian dài là lúc TT đang tạo đáy. Lúc này, công ty chứng khoán thường có điệp khúc "TT sẽ còn giảm mạnh". Tuy nhiên, theo tôi đây là cơ hội tuyệt vời để gom hàng. Bởi đây là lúc báo hiệu một đợt sóng phục hồi mạnh. (Có thể xem lại hồi đầu tháng 1 /2018... )
32. Khi thị trường bất ngờ giảm mạnh, người ta thường lấy một vài mã đứng ra chịu trách nhiệm. Thì cũng chỉ có các mã này mới đủ khả năng cứu được thị trường (VD: Nước ngoài gom mạnh, kqkd ấn tượng quý I).
33. Họp QH thường có tin đồn . Song nếu khi họp xong, tin đó không sảy ra, thị trường sẽ có sóng ngắn hạn
34. Trong bóng đá có câu: "Tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng thì sẽ bị thủng lưới". CK cũng vậy, nếu nhiều lần chinh phục kháng cự "Tâm lý" không thành công, chắc chắn sẽ bị trả giá rất đắt....
35. Không nên bắt đáy bất kỳ cổ phiếu nào mà hãy đợi nó tạo đáy rồi hãy ôm.
36. Rèn luyện bản lĩnh. Trong chứng khoán, bạn không thể thành công, nếu bạn không có yếu tố này. Hãy rèn luyện từ cái nhỏ nhất như khi bạn chém gió trên chatbox, khi mình nhận định sai, hãy nhận lỗi thay vì nói rằng "Thua trên thế thắng, thua trên tư thế ngẩng cao đầu",
37. Duy trì cảm giác tốt.
- Nếu bạn đã từng thất bại ở một cổ phiếu nào đó. Khi bạn quay lại bạn cần đảm bảo rằng bạn đã tha thứ cho nó. Bằng không chỉ cần một sự ngược dòng nho nhỏ, bạn có thể bị cảm giác sợ hãi chi phối. Và cuối cùng, bạn sẽ thất bại. Có thể, quan điểm này bị vi phạm một điều tình cảm chi phối. Song tất cả chỉ là tương đối. Đó mới là điểu khác biệt để tạo nên thành công. Và nói thật, tôi chưa hoàn toàn làm được điều này.
- Khi bạn đã từng ngấm đòn CK, bạn hãy nghỉ ngơi đến khi nào bạn hết sợ, tự tin, nên tránh cay cú. Bằng không bạn chỉ là tên cờ bạc liều mạng mà thôi.
- Bạn phải có tư tưởng là thu được lợi nhuận nhiều, thì bạn mới có khả năng làm được. Muốn vậy, bạn phải rèn luyện nhiều mà phải hết sức cẩn trọng.
38. Chứng khoán khác vàng
Theo quan điểm đầu tư của tôi, chứng khoán là giấy, vàng là kim loại. Giấy thì dễ hỏng hơn kim loại. Do đó, theo tôi, nếu bạn đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng thật sự, bạn nên bán. Và nếu bán rồi mà giá lên cao hơn đừng lăn tăn hãy tắt máy đi để đi chơi, hưởng thụ thành quả của mình. Khi đó, bạn đừng nên băn khoăn là bán đi có mua lại được hay không? Vi chứng khoán sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội hơn vàng.
40. Khi cả làng kỳ vọng thị trường diễn biến xấu nhất thì đây là lúc thị trường chuẩn bị tăng mạnh.
Xin phép được mở rộng một chút, đợt sóng 1258 . Không một ai dám bảo là TT sắp có những ngày tuyệt đẹp.
Nội dung này chỉ đọc cho vui thôi, chứ mình là cá nhỏ nên không thể làm nổi, chủ yếu là nhận diện.
Khi thị trường đang tiết cung, tường trên chặn khối lượng lớn (ví dụ: 2tr). Chỉ cần một khối lượng mua vào giá tường khoảng 28-68% vào thật nhanh liên tục -> Tường cũng sẽ đổ.
42. Dò tây lông
Về cơ bản, người giao dịch là nội và ngoại. Khi phát hiện tây đang mua ròng, NDT lớn thường bán thử ra không phải là chốt lời mà là để xem Tây ở vùng nào? Khi dò được ra vùng đó, các nội nhà mình thường làm đồng thời
: hủy dần lệnh chào bán và mua chính giá này. Đến khi nào giá khớp lên tầm cao mới, các cụ ý tạo ra cầu giả nhằm buộc Tây muốn mua cổ phiếu phải mua được giá cao. Khi Tây lông bắt đầu nôn nóng, cụ nội nhà ta bắt đầu rút ruột.
- Khi dò, họ sẽ làm cả phiên.
- Khi tạo cầu giả, họ sẽ thực hiện vào cuối phiên.
Phiên bùng nổ:
- Sáng:
+ Từ 9.00 -> 10.00: Cổ phiếu tăng điên rồ (1)
+ Từ 10.00 -> 11.00: Điều chỉnh nhẹ để thu hứt dòng tiền (2)
+ Từ 11.00 -> 11.30: Cướp hàng (3)
(2) là giai đoạn quan trọng nhắt, nếu dòng tiền không vào chắc chắn không có (3)
- Chiều
+ Từ 13.00 -> 13.30 duy trì giá cuối phiên sáng
+ ATC: Tổng kết lại toàn phiên

Do đó, mình phải luôn nhớ rằng Đầu tư cp phải trả lời được câu hỏi "Tôi được bao nhiêu khi đầu tư vào mã này?"
Đỉnh của sóng là khi KLGD đột ngột tăng, giá tăng mạnh (TT tham lam) -> Sợ hãi
Còn đáy của sóng thì biết được đi liền vì tạo đáy thì biết còn đâu là đáy thì tôi đủ trình độ.

Đối với sóng đầu cơ: Nếu dùng chiêu tạm bán - mua bù nên bán nhanhhơn một nhịp, mua chậm hơn một nhịp.

80. Tôi tâm đắc với câu nói nổi tiếng của Buffett "Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi, hãy sợ hãi khi thị trường tham lam"
Song ở mình nên điều chỉnh lại một chút nghe chả vần tẹo nào cả. Đó là:
"Hãy tham lam khi thị trường chán nản, hãy sợ hãi khi thị trường tham lam"
Vì đơn giản mình là dân đầu cơ
81. Khi thị trường có 3 phiên liên tiếp giảm theo chiều hướng tăng dần, phiên thứ 4 sẽ ngừng rơi (tăng giảm ko đáng kể thường là xanh). Nếu dòng tiền vào tiếp, thị trường sẽ vào vòng quay mới. Bằng không, nó sẽ giảm sâu hơn để đi tìm dòng tiền.
82. Phiên giao dịch chia làm các giai đoạn
Sáng: ATO - 9.30 - 10.30 - 11.00 - 11.30
Chiều 13.00 - 13.30 - 14.00 - 14.30 - ATC
Mỗi một mốc thời gian đều có giá tri riêng. Thông thường giai đoạn trước là quyết định cho giai đoạn sau.
Song:
- Quyết định phiên sáng ở bước đệm 9.30 - 10.30 (thanh khoản) (1)
- Quyết định phiên chiều ở bước đệm 13.30 - 14.00 (Rung lắc) (2)
(1) nếu thanh khoản và xu thế đầu phiên không được củng cố -> sập sàn.
(2) thường giai đoạn này bán rất mạnh, nếu không lực đỡ giá -> số phận đã an bài.
84. Phương pháp dụ gà của nhà cái
Thông thường, nhà cái (Tây + Ta) rất hay tập trung tiền vào các cp vốn hóa lớn, các cp đầu cơ trụ cột về tinh thần. Khi mà tích đủ hết rồi. họ sẽ dội nước sôi (bán ròng rất mạnh). Còn thông tin chỉ là cái cớ biện minh cho việc mua/bán mà thôi.
-> Nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể té nước theo mưa bằng cách ăn non + đánh nhiều lần.
85. Nên và không nên
- Nên đánh giá "cp đó đã cao quá rồi, tống đi thôi" -> bán rùi ro.
- Không nên "giá đã giảm quá rồi, mua thôi" -> Ôm rủi ro.
86. Trong lân cận gần nhất, khi cổ phiếu xác lập giá mới cao hơn. Nếu tích lũy từ 2 phiên trở lên mà không có dấu hiệu bức phá thì nên bán để mua lại giá rẻ hơn .
87. Mạo hiểm với ATC
- Khẳng định rằng mình chỉ là cá bé nên không thể tao lập giá tham chiếu cho ngày hôm sau
- Khi cp đến vùng giá hấp dẫn mình muốn mua tốt nhất không nên đợi hôm sau. Nếu bạn không đủ tièn để mua ATC thì hãy mua theo công thức: Q = Qo + q
Trong đó:
Q là số lượng cp cần mua
Qo là số lượng cp mua phiên ATC
q là số lượng cp còn lại mua ngày hôm sau
Qo > q rất nhiều
88. Sau một phiên giảm cực mạnh, phiên hôm sau thường tăng đầu giờ -> cơ hội để thoát hàng kẹp T+
89. Đầu tư Blue chip không nên tính T+ bao nhiêu? Mà hãy quan tâm đến lợi nhuận kỳ vọng
Vẫn còn tiếp ...........
997. Với các nhà đầu cơ, người chiến thắng cuối cùng là người ăn non.
998. Sell in May and go back in November (Mới học được nhưng mình chưa thấm đòn nên không biết mở rộng thế nào, ai đó từng trải thì mở rộng cho mọi người cùng học hỏi)...
999. Muốn kiếm được tiền từ chứng khoán, mình phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Đừng bao giờ cho rằng mình là ông nọ bà kia ở VN
1000. Khi TT sảy ra bán MẠNH, dù 1 cp tốt đến mấy cũng bị cuốn đi.
1001. TTCK không quy luật mới là quy luật. Chiến thắng chỉ thuộc về người có bản lĩnh.

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Shanghai

Biển Sóng dạt dào,Trùng dương lớp lớp trôi đi về chốn nao
Đời là những cơn sóng đùa mà ngàn năm biết nơi đâu là bến bờ
Cuộc đời vui cuộc đời buồn nào ai hay biết cho đâu là bến mơ
Niềm hạnh phúc hay nỗi sầu giòng đời trôi cuốn ta qua ngàn năm
Yêu em hờn em em biết cho chăng ? cho dù tháng năm dài xa cách
Anh luôn chờ mong bão tố phong ba cuộc tình này ngàn kiếp vẫn không nhạt phai
Dù hạnh phúc dù đau buồn dù bao oan trái vẫn muôn đời có nhau
Như sóng nước mãi trôi chẳng ngừng cuộc tình ta thiết tha hơn ngàn trùng dương
 
Chỉnh sửa lần cuối:


Chữ tượng hình, chỉ sự, hội ý, chuyển chú, giả tá, hài thanh

6 phép cấu thành chữ Hán : 1. Tượng hình 2. Chỉ sự 3. Hội ý 4. Hình thanh 5. Giả tá 6. Chuyển chú. Giúp các bạn đang học tiếng Trung phần nào hiểu rõ hơn về chữ hán.
6 cách sáng tạo ra chữ Hán. do người đời sau căn cứ vào sự hình thành của chữ Hán, chỉnh lý mà ra bao gồm có: Tượng Hình, Chỉ sự ,Hình thanh , Hội ý , Giả tá, Chuyển chú. Trong đó Tượng hình ,Chỉ sự, Hội ý , Hình thanh chủ yếu là cách tạo thành chữ Hán .Giả tá , chuyển chú là cách dùng chữ . Các sách nói về Lục Thư hầu hết dựa theo sách Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 của Hứa Thận 許慎 (~58 – 147) thời Đông Hán 东汉.

Lịch sử của Lục thư

“Lục thư” xuất hiện trong sách Chu Lễ thế nhưng sách này chỉ ký thuật lại danh từ Lục thư mà không có giải thích . Học giả Hứa Thận thời Đông Hán có viết trong “Thuyết Văn giải tự” : Chu Lễ bát tuế , bảo thị giáo quốc tử ,tiên dĩ lục thư .Nhất viết Chỉ sự :chỉ sự giả thị vi khả thức, sát nhi khả kiến “thượng” “hạ” thị dã. Nhị viết hình tượng ,hình tượng giả họa thành kỳ vật tùy thể cật khuất ”nhật” “nguyệt” thị dã .Tam giả hình thanh ,hình thanh giả dĩ sự vi danh ,thủ thí tương thành ,”giang” “hà” thị dã .Tứ viết hội ý ,hội ý giả bỉ loại hợp nghị dĩ kiến chỉ huy “vũ” “tín” thị dã. Ngũ viết chuyển chú , chuyển chú giả ,kiến loại nhất thủ,đồng ý tương thụ “khảo” “lão” thị dã.Lục viết giả tá ,giả tá giả bản vô kỳ tự ,y thanh tác sự “lệnh” “trưởng” thị dã:
“周礼八岁入小学,保氏教国子,先以六书。一曰指事:指事者,视而可识,察而可见,‘上’、‘下’是也。二曰象形:象形者,画成其物,随体诘诎,‘日’、‘月’是也。三曰形声:形声者,以事为名,取譬相成,‘江’、‘河’是也。四曰会意:会意者,比类合谊,以见指㧑,‘武’、‘信’是也。五曰转注:转注者,建类一首,同意相受,‘考’、‘老’是也。六曰假借:假借者,本无其字,依声托事,‘令’、‘长’是也。” .
Sách Chu Lễ nói trẻ con 8 tuổi bắt đầu vào tiểu học , trước lấy lục thư để dạy . Thứ nhất là Chỉ sự : chỉ sự nghĩa là những chữ nhìn có thể biết ,quan sát có thế thấy ví như chữ “thượng” “hạ” vậy . Thứ hai là Hình tượng : Hình tượng là những chữ vẻ theo hình dáng của nó , thùy theo có thể đơn giản bớt đi , ví như chữ “nhật” “nguyệt” vậy. Thứ ba là Hình thanh : Hình thanh là những chữ chỉ sự vật , gồm hai phần Hình thanh , phần hình ghi lại hình dạng , phần thanh biểu thị âm đọc ,ví như các chữ “giang” “hà” vậy . Thứ tư là chữ Hội ý : hội ý là kiểu chữ có 2 hoặc nhiều phần kết hợp lại với nhau ví như các chữ “vũ” “tín” vậy .Thứ năm là Chuyển chú : chuyển chú là những chữ cùng bộ mà ra , ý nghiã giống nhau như chữ “khảo”“lão” vậy. Thứ sáu là Giả tá : giả tá vốn không có chữ , mượn chữ có sẵn mà đọc nguyên âm nhưng mang ý nghĩa khác hoặc là cũng vẫn chữ ấy nhưng lại gán cho nó âm khác ví như các chữ “lệnh” “trường” vậy .Những giải thích trên của Hứa Thận là những định nghĩa đầu tiên về lục thư được lịch sử chính thức ghi lại , người đời sau giải thích ý nghĩa của lục thư đều lấy những kiến giải của Hứa Thận làm hạch tâm.

Chữ tượng hình, chỉ sự, hội ý, chuyển chú, giả tá, hài thanh trong tiếng Hán

1. Tượng hình 象形 trong tiếng Trung

Chữ tượng hình 象形 được giải thích là: Thấy vật gì, vẽ vật ấy. Nhìn chữ có thể tưởng tượng ra hình dạng của vật ấy.
Là phép vẽ hình tượng của các vật để tạo nên chữ, tùy theo thể mà thêm bớt. Đây là phép lập chữ sơ khai nhất của các loại chữ tượng hình. Chữ tượng hình giữ một vai trò quan trọng trong văn tự Hán. Khoảng 10% tổng số các nét trong chữ Hán hiện đại có nguồn gốc từ các hình tượng này.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_1.png

Ví dụ:
日 Nhật = mặt trời : nguyên thủy là hình tròn, trong có lằn sáng nhấp nháy là chữ nhất 一, một nét thuộc dương. Mặt trời còn được gọi là thái dương.
月 Nguyệt = mặt trăng : nguyên thủy là hình mặt trăng khuyết, bên trong có chữ nhị 二, hai nét thuộc âm. Mặt trăng cũng gọi là thái âm.
人 Nhân = người : là hình người đứng dang hai chân.
木 Mộc = cây : là hình một cái cây có gốc, rễ, thân, cành

2. Chỉ sự 指 事 (còn gọi là Tượng sự 象事) trong tiếng Trung

Chữ Chỉ Sự 事指 cũng gọi là tượng sự, xử sự. Trông mà biết được, xét mà rõ ý; chỉ vào sự vật mà viết ra chữ.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_2.png

Ví dụ:
上 Thượng = ở trên : lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên.
下 Hạ = ở dưới : nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới.
本 Bản (bổn) = gốc cây : nét ngang nhỏ phía dưới chữ mộc chỉ rõ đó là phần gốc cây.
末 Mạt = ngọn cây : nét ngang phía trên chữ mộc chỉ rõ đó là phần ngọn cây.
v.v…
Chữ chỉ sự (tượng sự) rất dễ nhầm với chữ tượng hình và chữ hội ý. Nên trong lục thư, số lượng chữ thuộc về dạng chỉ sự không nhiều lắm.

3. Hội ý 會意 (hay còn gọi là Tượng ý 象意) trong tiếng Trung

Chữ Hội Ý 會意 còn gọi là Tượng ý. Một chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa của từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_4.png
Ví dụ:
武 Vũ (hay Võ) = vũ / võ (lực). Lấy uy sức mà phục người, gọi là vũ. Chữ này gồm chữ 止 chỉ = dừng lại + 戈 qua = ngọn giáo ==> dùng vũ ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn, thôi việc can qua.
信 Tín = lòng tin; tin tức : gồm chữ 人nhân = người + 言 ngôn = lời nói ==> Lời người nói hẳn có căn cứ, có thể tin được; lời người đến báo cho biết
林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc ==> ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng.
v.v…

4. Chuyển chú 轉注 trong tiếng Trung

Chữ Chuyển Chú 轉注 là cách dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đôi chút để đặt ra chữ khác có nghĩa tương tự.
Có thể nói Chữ chuyển chú là chữ có cách đọc tương tự, đôi khi có thay đổi nét chữ chút ít so với chữ gốc. Nhưng cả hai có nghĩa gần nhau.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_5.png

Ví dụ:
長 Trường = dài / Trưởng = lớn (trưởng thành). Do chữ長 trường = dài đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường” / “trưởng” và hai nghĩa “dài” / “lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
少 Thiểu = ít / Thiếu = nhỏ tuổi. Do chữ少 “thiểu” chuyển chú đọc thành “thiếu”. Hai âm “thiểu” / “thiếu” và hai nghĩa “ít” / “nhỏ” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
中 Trung = trúng, đúng / ở giữa, trong. Vốn do chữ中 “trúng” chuyển chú thành “trung”. Hai âm “trúng”, “trung” và hai nghĩa “bắn trúng”, “ở giữa” tuy đã chuyển biến nhưng vẫn cùng một ý = khi bắn trúng, mũi tên ghim vào giữa cái bia.

5. Giả tá 假借 (mượn sai) trong tiếng Trung

Chữ Giả Tá 假借 là những chữ không có thất. Mượn thanh của từ này để diễn tả từ khác mà nó có ý nghĩa khác. Ngay nay ta có thể hiểu là từ đồng âm khác nghĩa (Đọc giống nhau nhưng có nghĩa khác.)
Vốn là không có chữ, mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_6.png

Ví dụ:


令 Lệnh = như trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” ==> được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh”.
說 Duyệt = vui. Do chữ 說 thuyết = nói, giả tá đọc là “duyệt”.
Tiểu chú: Vẫn có một chữ悅 cũng đọc là “duyệt”, đồng nghĩa là “vui lòng, đẹp ý”
般若 Bát Nhã = trí huệ thanh tịnh. Do chữ 般 Ban = xoay thuyền về + chữ 若 nhược (còn một âm là “nhạ”) giả tá đọc Bát Nhã.
Tiểu chú: Có lẽ vì vậy mà có người dịch một môn võ công cao thâm của Phật môn là Ban Nhược thần công chăng?
道 đạo = con đường, sau giả tá thành đạo trong “đạo lý”, “đạo đức”
v.v…

6. Hài thanh 諧聲 (hay còn gọi là 形聲 Hình thanh, hay 象聲 Tượng thanh) trong tiếng Trung

Là lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành. Đây là phép thông dụng nhất để hình thành Hán tự. Chữ hài thanh gồm một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này thay đổi tùy theo chữ, chia thành 8 loại:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_luc_thu_3.png

6.1- Nghĩa bên trái, thanh bên phải:

江 Giang = sông (thường dùng ở miền Hoa Nam). Gồm chữ 水 Thủy + 工 Công
河Hà = sông (thường dùng ở miền Hoa Bắc). Gồm chữ 水 Thủy + 可 Khả
沐 Mộc = tắm gội. Gồm chữ水 Thủy + 木 Mộc
銅 Đồng = một loại kim loại (ký hiệu hóa học là: Cu). Gồm chữ 金 Kim = kim loại + 同 đồng = cùng nhau.

6.2- Nghĩa bên phải, thanh bên trái:


鳩 (鸠) Cưu = con tu hú. Gồm 九 Cửu (số chín) +鳥 Điểu (鸟)
鴿 (鸽) Cáp = chim câu. Gồm 合 Hạp (hợp, có một âm đọc là cáp = lẽ) +鳥 Điểu (鸟)
郡 Quận = một khu đất chi theo địa giới hành chính. Gồm君Quân + 邑 Ấp

6.3- Nghĩa ở trên, thanh ở dưới:

芳 Phương = cỏ thơm. Gồm草 Thảo (thủa xưa viết là艸) +方 Phương
筒 Đồng = ống tre, ống trúc. Gồm 竹 Trúc +同 Đồng
藻 Tảo = loài rong, tảo, các loài thực vật dưới nước. Gồm草 Thảo +澡 Táo (tháo) = tắm rửa
6.4- Nghĩa ở dưới, thanh ở trên:
婆 Bà = phụ nữ lớn tuổi. Gồm 女 Nữ + 波 Ba (sóng)
勇 Dũng = mạnh. Gồm 力 Lực + 甬 Dũng
帛 Bạch = lụa dệt bằng tơ trần. Gồm 巾Cân = khăn + 白Bạch

6.5- Nghĩa ở ngoài, thanh ở trong:

固 Cố = vững bền. Gồm 囗 Vi = vây quanh + 古 Cổ
圃 Phố = vườn trồng rau. Gồm囗 Vi = vây quanh + 甫 Phủ
閣 (阁) Các = gác. Gồm門(门) Môn = cửa, nhà + 各 Các

6.6- Nghĩa ở trong, thanh ở ngoài:

問 (问) Vấn = hỏi. Gồm 門(门) Môn + 口 Khẩu
齎 (赍) Tê = đem cho. Gồm 貝 (贝) Bối = của quý + 薺 Tề

6.7- Nghĩa ở giữa, thanh ở hai bên:

辮 (辫) Biện = bện, gióc, đan (vd: Biện tử = đuôi sam). Gồm 糸 (纟) Mịch = sợi tơ ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.
辯 (辩) Biện = biện luận. Gồm 言 (讠) Ngôn = lời nói ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

6.8- Nghĩa ở hai bên (hoặc ở trên, hoặc ở dưới), thanh ở giữa:

術 (术) Thuật = nghề , phương pháp, đường đi trong ấp. Gồm 行 Hành = đi, thi hành chỉ nghĩa + 朮 Truật chỉ thanh (tr chuyển thành th).
裏 Lý = áo lót. Gồm 衣 Y = áo + 里 Lý
Tiểu chú: Mạc Tiếu nghĩ chữ 里 ở đây không đơn thuần chỉ thanh, mà còn cả chỉ nghĩa là “bên trong” nữa: cái áo mặc bên trong.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chữ tượng hình Trung Quốc đơn giản, dễ nhớ nhất

Chữ tượng hình tiếng Hán là gì ? Được hiểu là cách cấu tạo đơn giản nhất dùng để tạo nên các chữ Hán cơ bản. Mỗi một chữ tượng hình nó mang những ý nghĩa cơ bản nhất bằng cách chúng ta vẽ lại những thứ thường gặp như: .Ví dụ : chữ nguyệt (月) hình dạng như một vầng trăng ;chữ quy (龟 ) có hình dạng như một con rùa nhìn nghiêng ;chữ ngư (鱼 ) có hình dạng một con cá có đầy đủ cả đầu , thân , đuôi đang bơi …
Chữ tượng hình là một trong Lục thư xuất xứ từ dạng văn tự đồ họa,nhưng tính chất đồ họa rất mờ nhạt, tính tượng trưng lại được thể hiện rất cao,đây là một kiểu tạo chữ rất cổ xưa, nhưng tính hạn chế rất lớn bởi vì thực tế có rất nhiều sự vật không thể dùng hình vẽ mô tả được.

Chữ Tượng hình trong chữ Hán !

Để chỉ người và các bộ phận cơ thể người ta vẽ như sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_1.png

Để chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người ta tưởng tượng hình trên rồi sau dần thành chữ:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_2.png

Muốn miêu tả về dòng nước, lửa, ruộng vườn và đất người ta vẽ như sau, về sau cải tiến thành chữ.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_3.png

Người Trung Hoa để tạo ra chữ họ tưởng tượng ra các hình vẽ như con sâu, vỏ sò,cá đang bơi và chim đang bay, sau dần cải tiến thành chữ như sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_4.png

Để xác định vị trí trước sau trái phải, vẽ cây cung và mũi tên người ta vẽ như sau dần dần cải tiến thành chữ.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_5.png

Để chỉ con vật như trâu bò và ngựa, cỗ xe và thuyền người ta vẽ ra rồi sau dần cải tiến thành chữ:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_6.png

Để viết các chữ sau đầu tiên người ta miêu tả và vẽ ra như sau, rồi sau dần cải tiến thành chữ.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_7.png

Để miêu tả hoa quả, tư thế ngồi, nằm người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau dần cải tiến thành chữ:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_8.png

Để miêu tả con vật như dê, chó, rùa và hươu người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_9.png

Để miêu tả sợi dây, sợi gai, lông và da người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_10.png

Để miêu tả cây tre, trúc, hạt kê, cây mạ người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_11.png

Để vẽ mặt trời, ngôi sao, mặt trăng và ánh sáng người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_12.png

Để miêu tả đám mây, điện, gió và mưa người Trung Hoa tưởng tượng và vẽ ra rồi sau:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_13.png

Để chỉ bố mẹ, con cái người Trung Hoa vẽ và miêu tả dần thành chữ:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_05_tuong_hinh_14.png

Và hiển nhiên, những chữ tượng hình kiểu này là những chữ “thuần tượng hình” rồi cải tiến thành chữ sau này để học tiếng Trung tốt hơn.
Trên đây là hơn 50 chữ tượng hình để các bạn tưởng tượng và học một cách hiệu quả.
Học chữ tượng hình có cái hay đó là: Khi nhớ mặt chữ của một từ thì người học rất khó quên được ý nghĩa của nó
VD: Chữ an (安) gồm nữ (女 đàn bà) ở dưới miên (宀 mái nhà) nên có nghĩa là an (an ổn): ý muốn nói là một gia đình có phụ nữ là rất yên ổn, và an tâm.
Chữ minh (明) gồm nhật (日 mặt trời) và nguyệt (月 Mặt Trăng) nên có nghĩa là sáng.
Cái hay của chữ tượng hình là ở trí tưởng tượng của mỗi người, cái thú còn tăng thêm gấp bội nếu chúng ta thưởng thức được nét bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn “thư họa” (vẽ chữ) của Trung Hoa là bước đầu của môn hoạ, người Trung Quốc nào viết chữ đẹp cũng được xem giống như một hoạ sĩ.
Ngoài ra để tạo hứng thú học tiếng Trung ta nên vừa học vừa luyện ngữ âm!

Chiết tự chữ Hán được hiểu đơn giản là 2 hoặc nhiều Hán tự, bộ phận của Hán tự ghép được giải nghĩa cụ thể theo từng Hán tự đó
Ví dụ 1: ta chiết tự chữ 好 Hǎo: Hay, ngon, tốt, đẹp….
Chữ 好 bao gồm: Bộ Nữ 女 nói về con gái, phụ nữ và bộ Tử 子 nói về người con, con trai.
Người phụ nữ sinh được đứa con là điều tốt đẹp, nên chữ này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp như hay, ngon, đẹp….
Ví dụ 2: Chữ 大 dà nghĩa là to, lớn có thể nhớ nghĩa theo cách chiết tự như sau:
Chữ 大 gồm có bộ nhân 人 nghĩa là người và bộ nhất 一. Khi đứng trước biển cả to lớn mênh mông, mọi người thường dang rộng hai tay ra.
Chữ 大 giống hình ảnh một người đang đứng thẳng dang rộng tay ra nghĩa là to, lớn.
Cách Nhớ Hán tự thông qua thơ

Trong cách học chữ Hán theo phương pháp chiết tự, ngoài việc phân tích cách ghép các bộ trong tiếng Trung, chiết tự thường đi kèm với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc để mô tả lại những thành phần đó. Chúng ta hãy cùng học những vần thơ kinh điển trong phương pháp học chữ Hán sau:
Ví dụ 1: Chiết tự chữ 德 Dé (chữ Đức)
Bộ 彳 Xích, hay còn gọi là bộ chim chích
Bộ thập 十:số 10
Bộ tứ 四:số 4
Bộ nhất 一:số 1
Bộ tâm nằm 心:tim, lòng
Chúng ta có thể nhớ chữ 德 Dé (chữ Đức) qua vần thơ:
Chim chích mà đậu cành tre (彳)
Thập trên tứ dưới, nhất đè chữ tâm
Ví dụ 2: Chữ hiếu 孝
Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
Chữ hiếu 孝 nghĩa là hiếu thảo. Câu thơ “đất thì là đất bùn ao” để chỉ trong chữ hiếu 孝 có bộ thổ 土 liên quan tới đất bùn.
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay: để chỉ nét phẩy nghiêng được viết bên cạnh bộ thổ 土
Câu thơ “Con ai mà đứng ở đây” chỉ bộ Tử 子 được viết ở phía dưới bộ thổ 土, bộ Tử 子 có ý nghĩa chỉ đứa bé, đứa trẻ, bộ Tử 子 được viết sát với nét phẩy được ví như cây sào, nên mới có câu thơ: Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
Ví dụ 2: Chữ an 安
Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
Chữ an 安 có bộ nữ 女 chỉ cô gái, và bộ 宀 Miên: Mái nhà, bộ 宀 Miên có hình dáng giống như chiêc nón được viết phía trên bộ Nữ 女 giống hình ảnh cô gái đang đội nón, nên ta mới có câu thơ Cô kia đội nón chờ ai dùng để miêu tả chữ này, và chữ an 安 có nghĩa là yên ổn, an toàn nên dùng câu thơ: Hay cô yên phận đứng hoài thế cô để miêu tả ý nghĩa của chữ an 安.
Ví dụ 3: Chữ mỹ 美
Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.
Chữ mỹ 美 có nghĩa là đẹp, bao gồm bộ 羊 Dương chỉ con dê và chữ đại 大 phía dưới. Để chữ viết được gọn, bộ 羊 Dương, mất phần đuôi phía dưới, nên mới có câu thơ “Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi” dùng để miêu tả chữ này.
Ví dụ 4: Chữ phu 夫
Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu
Chữ phu 夫 nhìn gần giống chữ Thiên 天, nhưng nét phẩy nhô cao lên trên, nên câu thơ có ý nghĩa là thương em anh muốn nên duyên nhưng sợ e em có chữ thiên trồi đầu nghĩa là sợ em đã là gái đã có chồng rồi.
Ví dụ 5: Chữ dũng 勇
Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.
Chữ dũng 勇 nghĩa là dũng cảm, gan dạ, phía trên là chữ 甬, giống như hình chiếc mũ, phía dưới là bộ Lực 力 để chỉ sức mạnh, sức lực. Cả chữ giống hình ảnh một cậu bé đội chiếc mũ, dáng đứng tràn đầy dũng khí, sức mạnh.
Ví dụ 6: Chữ tư 思
Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
Chữ tư 思 có ý nghĩa là tương tư, nhớ nhung, chữ này bao gồm bộ điền 田 được viết ở phía trên,vì vậy mới có câu thơ “Ruộng kia ai cất lên cao”. Phía dưới có bộ tâm nằm 心,bộ tâm nằm trông giống như vầng trăng khuyết, có 3 nét chấm xung quanh giống như ba ngôi sao giữa trời.
Ví dụ 7: chữ Lai dạng phồn thể 來
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Chữ Lai 来 có nghĩa là đến, tới. Hai câu thơ này miêu tả chữ Lai dạng phồn thể 來, gồm bộ mộc 木 ở giữa để chỉ cây cối, hai bên bộ mộc là hai chữ nhân 人. Còn chữ Lai giản thể 来 nhìn trông gọn hơn, hai chữ nhân được thay thế bằng hai nét chấm ở hai bên.

11 Từ chiết tự chữ Hán thông dụng dễ nhớ nhất

1. 你 Nǐ : Anh, chị,bạn…

+ Âm Hán Việt: Nhĩ
+ Cách viết:
+ Bộ thủ:
– Bộ nhân đứng 亻: chỉ người
– Bộ Mịch 冖: Khăn trùm lên đồ vật,
– Bộ Tiểu 小: Nhỏ bé, ít
Bộ Mịch và bộ Tiểu kết hợp tạo nên chữ 尔 Ěr: chỉ người đối diện
Chữ 你: bộ nhân đứng 亻+ chữ 尔 Ěr => Người đối diện bạn , nên chữ 你 dùng để chỉ ngôi thứ 2 là anh, chị, bạn…

Ngoài ra bạn cũng có thể nhớ theo cách: Bạn là người (亻) trùm khăn cho mình từ nhỏ (尔)
Ví dụ: 你是谁?
Nǐ shì shéi?
Bạn là ai?
2. 好 Hǎo: Hay, ngon, tốt, đẹp….

+ Âm Hán Việt: Hảo
+ Cách viết:
+ Bộ Thủ:
Bộ Nữ 女: Con gái, phụ nữ
Bộ Tử 子: Con, con trai
– Người phụ nữ sinh được đứa con là điều tốt đẹp, nên chữ này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp như hay, ngon, đẹp….
– Các bạn cũng có thể nhớ chữ好 qua vần thơ:
Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.
Ví dụ: 你好!Nǐ hǎo : xin chào
好吃 Hào chī:ăn ngon
3. 一Yī: Số 1

+ Âm Hán Việt: Nhất
Chữ 一 Giống hình ảnh một chiếc que
五 Wǔ:Số 5

+ Âm Hán Việt: Ngũ
+ Cách viết:
Chữ 五 giống hình dáng một người đang ngồi vắt chân hình chữ ngũ
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_04_4.jpg

Ví dụ: 今天五号。
Jīntiān wǔ hào
Hôm nay ngày mùng 5.
5. 八 Bā:Số 8

+ Ấm Hán Việt: Bát
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: Bộ Bát 八: Nghĩa gốc là phân chia
Giống hình ảnh một vật được tách làm hai
6. 大 dà: To, lớn

+ Âm Hán Việt: Đại
+ Cách viết:
+ Bộ thủ:
Bộ Đại 大: lớn
Bộ nhân 人: người
Bộ nhất 一
+ Đứng trước biển cả to lớn mênh mông, mọi người thường dang tay ra. Chữ 大 giống hình ảnh một người đang đứng thẳng dang rộng tay ra.
Ví dụ: 你今年多大?
Nǐ jīnnián duōdà?
Bạn năm nay bao nhiêu tuổi?
7. 不 bù: Không ( phó từ phủ định)

+ Âm Hán Việt: Bất
+ Cách viết:
Chữ 不 giống hình cây cỏ mọc ngược. Cây cỏ mọc ngược sẽ không sống được và vùng đất đó không thể chăn thả gia súc, không có sự sống. Dẫn tới nghĩa của chữ 不 chỉ sự phủ định.
8. 口 Kǒu:miệng, nhân khẩu

+ Âm Hán việt: Khẩu
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: Khẩu 口: Miệng
Chữ “口 kǒu” giống hình cái miệng
Ví dụ:
你家有几口人?
Nǐ jiā yǒu jǐ kǒu rén?
Nhà bạn có mấy người?
9. 白 Bái:Trắng

+ Âm Hán việt: Bạch
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: 白 Bạch: Trắng
Chữ 白 Giống hình chiếc đèn dàu tỏa ánh sáng ra xung quanh tạo ra màu trắng.
– Nét phẩy là ảnh sáng đèn tỏa ra
– Nét ngang bên trong là ngọn đuốc bên trong đèn
Ví dụ:白色 Báisè: Màu trắng
10. 女 Nǚ:Con gái, phụ nữ

+ Âm Hán Việt: Nữ
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: 女 Nữ: Con gái
Chữ 女 Giống hình cô gái đang nhảy múa, hai tay dang ra, hai chân vắt chèo. Trông rất yểu điệu thục nữ.
Ví dụ:
这是我的女朋友
Zhè shì wǒ de nǚ péngyǒu
Đây là bạn gái của tôi.
11. 马 Mǎ:Con ngựa

+ Âm Hán Việt: Mã
+ Cách viết:
+ Bộ thủ: bộ Mã 马:con ngựa
Đây là Chữ tượng hình, có hình dáng giống con ngựa. Chữ 马 dạng phồn thể (馬) sẽ trông giống với hình con ngựa hơn.
Ví dụ: 大马 Dà mǎ: Ngựa to
白马 báimǎ: Ngựa trắng


1. Tập viết chữ Hán mỗi ngày và chỉ cần nhớ nhưng từ cơ bản và quan trọng

Bài viết đề cập đến nội dung sau: Không cần thiết để biết 58,111 từ tiếng Trung để có thể đọc và viết tiếng Trung vì ngay cả người Trung Quốc cũng không biết được hết.

Chỉ 1500 từ có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ.
– Bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh? Vậy hãy chắc chắn các bạn đang tập trung vào tài nguyên chuẩn !
– Các vấn đề về sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung
– 100 từ có thể tạo được 70% của MỌI ngôn ngữ viết
– Với 500 từ thông dụng, bạn sẽ có tỷ lệ là 80%+
– Nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh, đừng phí thời gian học những chữ cái hiếm gặp vì bạn chẳng bao giờ dùng mà hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất
Tạo flashcard – thẻ nhớ từ là cách tập nhớ chữ Hán rất hiệu quả

– Hãy chọn ra 1500 từ Trung Quốc hữu dụng nhất và in ra thành 1 poster.

– Hãy xử lý để poster có độ phân giải cao nhất để khi in ra các chữ không bị mờ
– Mỗi từ nên bao gồm phần chữ Hán (Phồn thể hoặc giản thể tuỳ việc bạn học tiếng Đài Loan hay tiếng Phổ thông), phần dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh (cho các bạn muốn ôn luyện cả tiếng Anh) và phần Pinyin
2. Tập Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và Quy tắc viết chữ Hán

Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình được chia làm hai loại là chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung, thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.
Ở đây chúng ta cũng cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?

“Bộ thủ: là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Trong tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa nếu không chúng sẽ trở nên vô nghĩa, Vì vậy muốn học tốt chữ Trung Quốc chúng ta nên học thuộc các bộ thủ..
Học thuộc các bộ thủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ chúng ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ ấy. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn. trong tiếng Trung vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau, Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.
3. Phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả.

Một số ví dụ về chiết tự dưới đây:
Ví dụ 1
– Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
Ví dụ 2
– Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
Ví dụ 3
– Chữ “休“ nghĩa là nghỉ ngơi
Chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.
Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc,…
Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.
. Học từ mới qua phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Trung


5. Ghi nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý

Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa,…tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.
Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…
Chữ hội ý và chữ chỉ sự là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa
Dưới đây là 1 số chữ tượng hình:
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_chu_tuong_hinh_trung_quoc.pngMộc tức là cây
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_dong.pngachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_huu.jpgachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_image020.jpgachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_khau.jpg
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_muc.pngachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_nguyet.jpgachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_nhat.jpgachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_van.jpgachinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_dien.jpg
Vd: “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木”sẽ tạo thành chữ “林”. Chữ “好”nghĩa là tốt được ghép từ chữ “女”và chữ“子”, ý chỉ người phụ nữ sinh con là việc tốt.
6. Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố. Đây là cách nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt xưa

Khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
(Chiết tự chữ đức 德)
Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo.
Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình – âm – nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác.
không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ.
Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.
Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ.
Những câu chiết tự kiểu như:
Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
Câu trên là chữ (Chữ an 安)
Chiết tự trong chữ Hán đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.
Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình – âm – nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa. Chẳng hạn:
– Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?
– Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).
Hay như:
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.
Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
Đông môn vô thảo bất thành “lan”.
Câu trên có thể dịch là: “Nước phương Tây có người tên là Phật”. Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải…) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.
Câu dưới có nghĩa: “Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết:thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:
Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai.
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始.Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như:
Anh kia tay ngón xuyên tâm.
(Chữ tất 必)
Mặt trời đã xế về chùa.
(Chữ thời 時)
Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị.
Dưới đây là một số ví dụ:
– Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲)
– Chữ lập đập chữ nhật, chữ nhật đập chữ thập. (Chữ chương 章)
– Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝)
– Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則)
– Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井)
– Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)
– Đêm tàn nguyệt xế về Tây,
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然)
– Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi. (Chữ mỹ 美)
– Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu (Chữ phu 夫)
– Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm. (Chữ dũng 勇)
– Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề. (Chữ hảo 好)
– Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Chữ tư 思)
– Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào. (Chữ giáo 教)
– Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em. (Chữ uy 威)
– Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者)
– Đất sao khéo ở trong cung,
Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ. (Chữ cương 疆)
– Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày. (Chữ tự 字)
– Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê. (Chữ pháp 法)
7. Phương pháp phân biệt chữ gần giống nhau

Chữ Hán có rất nhiều chữ có cách viết tương tự nhau hoặc gần giống nhau. Nếu không để ý và phân biệt rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Ví dụ như: nhóm chữ 我 找 钱; 土 士; 未 末; 爪瓜; 贝见; 墫威 戒 戎 戌 戍 戊.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2017_03_CHU_HAN_GIONG_NHAU.jpg

Trong giai đoạn mới tiếp xúc với chữ Hán, các bạn sẽ cảm thấy những chữ này rất giống nhau nên thường xuyên viết nhầm.
Bạn hãy để liệt kê những chữ giống nhau này và xem kỹ xem chúng có những điểm gì khác nhau, nghĩa của từng chữ là gì để phân biệt chúng. Chỉ cần lưu tâm một chút là có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa chúng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 1: Giới thiệu cách học và hệ thống chữ Hán

Người mới bắt đầu học tiếng Trung chúng ta nên tìm hiểu 1 số khái niệm cơ bản dưới đây:
1. Chữ Hán : Chữ tượng hình dựa trên âm tiết. Chữ Hán có đặc điểm nhìn chữ không đọc được âm, không hiểu được nghĩa; học chữ nào phải thuộc lòng chữ ấy.
2. Phiên âm của chữ Hán : là cách Ghi âm chữ Hán bằng chữ Latinh (Pinyin) cho việc học chữ Hán.
Ví dụ:
– Chữ Hán: 你 好
– Phiên âm tiếng Trung : Nĭ hăo.
3. Từ Hán Việt: đã đc học trong chương trình phổ thông của tiếng Việt
Ví dụ: Đại – To
Chữ Hán và Phiên âm2 bộ phận ko thể tách rời, khi các bạn học tiếng Trung các bạn phải vừa học chữ Hán, vừa học Phiên âm.

6 Câu hỏi cơ bản trước khi học

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
6 Câu hỏi cơ bản trước khi học
1. Không học phiên âm có nói được tiếng Trung không ?
– Có, nhưng chỉ là học tiếng Trung bồi ( Hướng dẫn học tiếng trung Bồi ở cuối bài)
2. Không học chữ Hán chỉ học phiên âm có được ko?
– Có, nhưng không nói những câu dài lưu loát như tiếng Việt dc, ko đọc dc văn bản
3. Vì sao phải học phiên âm tiếng Trung, phiên âm quan trọng như thế nào ?
Khi ta học phiên âm các bạn có thể phát âm chuẩn, khi nghe 1 âm tiết các bạn có thể tự viết phiên âm , tự tra từ điển và hiểu được âm tiết đó nghĩa là gì .
Các bạn có thể chat, đánh máy tiếng Trung với người bản xứ, gõ hợp đồng, báo giá trong công việc. Khi các bạn gõ phiên âm trên nhưng công cụ soạn thảo có bộ gõ hoặc chuyển đổi bộ gõ ngay trong win thì văn bản sẽ tự động chuyển qua chữ Hán.
4. Vì sao phải học chữ Hán ?
– Vì ta phải học phiên âm, mà phiên âm chỉ là chú âm cho chữ Hán
– Không học chữ Hán thì ko đọc được văn bản tiếng Trung.
5. Học tiếng Trung dễ hay khó ?
– Rất dễ vì hệ thống phiên âm phát âm và ghép gần giống tiếng Việt
Chúng ta chỉ cần hiểu nghĩa của từ Hán Việt là ghép ra được từ mới.
Ví dụ: Chữ “To” thì nghĩa Hán Việt từ này là “Đại”, “Nhân” là “Người” ta ghép từ Đại với Nhân được từ mới là Đại Nhân (người vĩ đại), hay Đại với Ca được từ Đại Ca (người anh lớn), Đại với Phu ra được từ mới Đại Phu.
– Thông qua việc ghép từ như vậy, hằng ngày mình rèn được khả năng tư duy, phán đoán nhớ từ cực dễ.
6. Học bao lâu thì có thể giao tiếp được ?
– Học hết 21 bài dưới đây thì có thể hiểu được cơ bản người đối diện nói gì và trả lời được những câu ngắn. Tuy nhiên để bật ra được câu dài thì phải học thêm.
– Học thuộc số lượng từ vựng cơ bản đủ lớn ( khoảng 500 đến 1000 từ ghép tiếng Trung).

Và chúng ta bắt đầu bài học tiếng Trung cơ bản đầu tiên
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG TRUNG

Sự hình thành của âm tiết trong tiếng Trung được tạo thành bởi Thanh mẫu, Vận mẫu và Thanh điệu. Thanh điệu trong tiếng Trung giống dấu câu trong tiếng Việt nên thanh điệu khác nhau, ý nghĩa và biểu đạt cũng có thể khác nhau ( tiếng Trung hiện đại có hơn 400 âm tiết)
Vd: chữ Hăo (Tốt) là âm tiết
H là Thanh mẫu ( Phụ âm trong tiếng Việt)
Ao là Vận mẫu ( Nguyên âm trong tiếng Việt )
Dấu phụ trên Vận mẫu Ao là Thanh điệu ( Giống dấu trong tiếng Việt)
Trong tiếng Trung ta có tổng cộng:
– 21 Thanh mẫu (Phụ âm)
– 36 Vận mẫu ( Nguyên âm)
– 4 Thanh điệu cơ bản ( Dấu trong tiếng Việt)
– 1 Thanh điệu phụ trợ
Tóm lại trong bài này là Người mới bắt đầu học tiếng Trung cơ bản (không phải học bồi) là phải học theo thự tự dưới đây
– Học cách đọc Nguyên âm, Phụ âm và Thanh điệu như học ABC… trong tiếng Việt. (Phát âm trong tiếng Trung) Mục đích: Để đọc được phiên âm
– Ghép và viết phiên âm tiếng Trung
– Học 1 số câu ngắn cơ bản như: Xin chào, Tạm biệt, Cám ơn, Xin lỗi…và từ vựng trong bài: Anh, tôi, tốt…
– Học quy tắc viết chữ Hán và phương pháp nhớ chữ Hán

Bài 2. Học tiếng Trung Cơ bản: Phụ âm (Thanh mẫu) trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: yw chính là nguyên âm iu khi nó đừng đầu câu.Cũng có thể coi là có 23 phụ âm là vì vậy. Để học tốt tiếng Trung cơ bản các bạn cần phải học theo trình tự các bước mà trung tâm hướng dẫn tại bài 1.
Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung
  1. Nhóm âm hai môi và răng môi
bPhát âm gần giống như pua của tiếng Việt
pPhát âm gần giống như pua, nhưng khác ở chỗ bật hơi mạnh ra ngoài
fPhát âm gần giống như phua của tiếng Việt
mPhát âm gần giống như mua của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Nhóm âm đầu lưỡi
dPhát âm gần giống như tưa của tiếng Việt
tPhát âm gần giống như thưa của tiếng Việt
nPhát âm gần giống như nưa của tiếng Việt
lPhát âm gần giống như lưa của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Nhóm âm đầu lưỡi trước
zPhát âm gần giống như chư của tiếng Việt, âm sát tắc không bật hơi
cPhát âm gần giống như z nhưng khác ở chỗ có bật hơi
sPhát âm gần giống như xư của tiếng Việt, nhưng âm phát ra sát và tắc
rPhát âm gần giống như rư của tiếng Việt, nhưng không rung lưỡi
[TBODY] [/TBODY]
  • Nhóm âm đầu lưỡi sau
( Khi phát âm đầu lưỡi cuốn lên phía hàm trên)
zhPhát âm gần giống như trư của tiếng Việt
chPhát âm gần giống tr của tiếng Việt nhưng có bật hơi
shPhát âm gần giống như sư của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Nhóm âm mặt lưỡi
Khi phát âm, phần trước mặt lưỡi đưa lên phía trước ngạc cứng.
jPhát âm tương tự chi của tiếng Việt
qPhát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài
xPhát âm tương tự như xi của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Nhóm âm cuống lưỡi:
Khi phát âm cuống lưỡi đưa lên phía hàm ếch mềm.
gPhát âm gần như âm cưa của tiếng Việt
kPhát âm gần như âm khưa nhưng bật hơi mạnh ra ngoài
hPhát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Nguyên âm đầu lưỡi
Nguyên âm i chỉ xuất hiện sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r. Lúc này i sẽ đọc như ư của tiếng Việt,
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_03_luyen_nghe_thanh_mau_bai_2_300x237.jpg


Bài 3: Nguyên âm (Vận mẫu) trong tiếng Trung
Hệ thống ngữ âm chữ Hán có 36 nguyên âm gồm:

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Hệ thống ngữ âm chữ Hán có 36 nguyên âm gồm:
Hệ thống nguyên âm

  • Sáu nguyên âm đơn
aPhát âm như a của tiếng Việt
oPhát âm như ô của tiếng Việt
ePhát âm như ưa của tiếng Việt
iPhát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt
uPhát âm như u của tiếng Việt
üLà nguyên âm hai môi trơn, phát âm gần giống uy
[TBODY] [/TBODY]
  • Mười ba nguyên âm kép
Là nguyên âm được ghép lại từ 2 hoặc 3 nguyên âm đơn
aiđọc gần như ai của tiếng Việt
eiđọc gần như ey của tiếng Việt
aođọc gần như ao của tiếng Việt
ouđọc gần như âu của tiếng Việt
iađọc gần như i+a của tiếng Việt
ieđọc gần như i+ê của tiếng Việt
uađọc gần như oa của tiếng Việt
uođọc gần như ua của tiếng Việt
iaođọc gần như i+a của tiếng Việt
iouđọc gần như i+âu của tiếng Việt
uaiđọc gần như o+ai của tiếng Việt
ueiđọc gần như uây của tiếng Việt
üeđọc gần như uy+ê của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
  • Mười sáu nguyên âm mũi
Một số nguyên âm đơn và nguyên âm kép có thể ghép phụ với n và ng tạo thành nguyên âm mũi.
anđọc gần như an của tiếng Việt
angđọc gần như ang của tiếng Việt
enđọc gần như ân của tiếng Việt
engđọc gần như âng của tiếng Việt
inđọc gần như in của tiếng Việt
ianđọc gần như i+an của tiếng Việt
iangđọc gần như i+ang của tiếng Việt
iongđọc gần như i+ung của tiếng Việt
ingđọc gần như i+ing của tiếng Việt
ongđọc gần như ung của tiếng Việt
uanđọc gần như oan của tiếng Việt
uangđọc gần như oang của tiếng Việt
uenđọc gần như u+ân của tiếng Việt
uengđọc gần như u+âng của tiếng Việt
ünđọc gần như uyn của tiếng Việt
üanđọc gần như uy+an của tiếng Việt
[TBODY] [/TBODY]
Một nguyên âm cuốn lưỡi: er chỉ duy nhất có một nguyên âm 儿 (er) ( đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh)
Trên đây là 36 nguyên âm cho người mới bắt đầu bao gồm với đầy đủ các nguyên âm đơn, kép và nguyên âm mũi bài viết rất cần thiết cho người học tiếng Trung cơ bản. Vậy là chúng ta đã biết thế nào là Nguyên âm, Phụ âm tiếng Trung.
Bước tiếp theo là viết phiên âm như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Quy tắc viết phiên âm tiếng Trung nhé !

Hệ thống Thanh điệu trong tiếng Trung

Học tiếng Trung Cơ bản
Các bài trước chúng ta đã học về vận mẫu (nguyên âm)thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung. Tiếp nối khóa học tiếng Trung cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách đọc, viết thanh điệu trong tiếng Trung (có thể coi là dấu trong tiếng Việt) và cách đánh dấu, ký hiệu thanh điệu trong tiếng Trung. Để nắm chắc kiến thức chúng ta nên:
Xem lại bài 3: Nguyên âm ( vận mẫu )
Thanh điệu giúp cho ngôn ngữ nói có sự trầm bổng, tạo sự thích thú cho người nghe vào câu chuyện bạn đang nói. Nếu không có thanh điệu và các dấu thì ngôn ngữ sẽ thật nhàm chán, khó biểu lộ được cảm xúc. Bài này Trung tấm tiếng Trung Chinese giới thiệu đến bạn đó chính là học cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung.

Thanh điệu và cách biến điệu trong chữ Hán

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Thanh điệu và cách biến điệu trong chữ Hán
4 thanh điệu trong tiếng Trung: Cách đọc dấu trong tiếng Trung

Thanh điệuCách đọc
Thanh 1: – Đọc đều, bình thường, giống thanh không của tiếng Việt. Là thanh cao, rất đều.
Thanh 2: ՛ Đọc như dấu sắc của tiếng Việt. Là thanh cao từ thấp lên cao.
Thanh 3:ˇ Đọc như dấu hỏi của tiếng Việt. Là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao
Thanh 4: ` Đọc từ cao xuống thấp
[TBODY] [/TBODY]
* Cách đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
achinese.com.vn_wp_content_uploads_2019_03_quy_tac_viet_thanh_dieu_tieng_trung.jpg

Ghi chú: Trong tiếng phổ thông Trung Quốc, có môt số chữ không được đọc theo thanh điệu vốn có, mà phải đọc vừa nhẹ vừa ngắn, đó là thanh nhẹ. Thanh nhẹ xuất hiện trong các trường hợp sau:
*Trong một số từ láy âm, âm tiết thứ hai đọc nhẹ
Ví dụ: māma, yéye
*Một số từ 2 âm tiết, âm tiết thứ hai đọc nhẹ
Ví du: yàoshi
*Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: nĭ hăo →ní hăo

  • Biến điệu của yī và bù
*Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī đọc thành yí và bù đọc thành ***.
Ví dụ: yī + gè → yí gè
Khi sau yī là âm mang thanh 1 ( hoặc thanh 2, thanh 3) thì đọc thành yì.
Ví dụ: Yī tiān → yì tiān
Bạn thấy đó, việc học và đọc đúng các thanh điệu trong tiếng Trung rất quan trọng trong việc nói tiếng Trung hay và trôi chảy.
Khi bắt đầu việc học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu thì bài học phát âm luôn là bài học đầu tiên cho bạn. Phát âm không chuẩn từ đầu sẽ kéo theo việc học tiếng Trung sai và người nghe không hiểu.

Bài 5: Học tiếng Trung Cơ bản: Xin chào, hỏi thăm trong tiếng Trung
Bạn đã biết cách nói xin chào tiếng Trungtạm biệt tiếng Trung chưa? Chào hỏi là tình huống đầu tiên và cơ bản nhất khi học bất cứ một môn ngoại ngữ nào.
Trong bài học tiếng Trung cơ bản ngày hôm nay, tiếng Trung Chinese sẽ hướng dẫn các bạn những câu khẩu ngữ tiếng Trung về xin chào, hỏi thăm cơ bản trong tiếng Trung. Hy vọng bài học nhỏ này sẽ giúp bạn áp dụng thông thạo và linh hoạt trong đời sống.

Phần 1: Chào hỏi tiếng Trung Quốc

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Phần 1: Chào hỏi tiếng Trung Quốc
Xin chào tiếng Trung thông thường.

Khi gặp nhau lần đầu có thể chào một cách đơn giản và thông dụng.
A + 好 (A là đại từ,danh từ chỉ người)
[TBODY] [/TBODY]
Chào anh ( chị, bạn).
[TBODY] [/TBODY]
Cách chào hỏi tiếng Trung theo buổi

Chào ngài, buổi sáng vui vẻ!
Chào cô, chúc cô buổi trưa vui vẻ!
Chào ông, chúc ngủ ngon!
[TBODY] [/TBODY]
Cách chào hỏi bằng tiếng Trung khi mới gặp lần đầu.

Tôi rất vui mừng khi quen biết anh (chị).
Quen biết anh tôi cũng rất vui
[TBODY] [/TBODY]
Một vài cách chào hỏi tiếng Trung thường dùng khác.

Anh ăn cơm chưa?
Tôi ăn rồi, anh đã ăn chưa?
Anh đi đâu đấy?
Tôi đi ra ngoài.
[TBODY] [/TBODY]
Chào tạm biệt tiếng Trung

Tạm biệt.
Ngày mai gặp nhé
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Cách hỏi thăm sức khỏe bằng tiếng Trung

A+ có khỏe không?
[TBODY] [/TBODY]
Anh khỏe không?
Tôi khỏe!
Anh khỏe không?
Tôi rất khỏe, cám ơn anh. Còn anh?
Tôi cũng rất khỏe, cám ơn anh.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3 : Những câu thường dùng trong tiếng Trung

Chữ Hán/ Phiên âmTiếng Việt
Chào anh!
Chào buổi sáng!
Chào buổi trưa!
Chào buổi tối, chúc ngủ ngon!
Mời vào!
Hãy đi theo tôi!
Mời ngồi!
Mời ăn cơm!
Mời uống trà!
Đừng khách khí.
Mời lên xe.
Mời xuống xe.
Xin nói chậm một chút.
Xin nhắc lại lần nữa.
Xin nói to một chút.
Hãy giúp tôi.
Xin đợi một chút.
Cảm ơn.
Không cần cảm ơn.
Không có gì.
Xin lỗi.
Xin thứ lỗi.
Làm phiền anh.
Cảm phiền.
Thành thật xin lỗi.
Thật đáng tiếc.
Khách khí một chút.
Tôi đi đây.
Về nhé.
Tạm biệt.
Xin khách khí.
Xin đừng khách khí.
Lâu rồi không gặp.
Đợi chút.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Từ vựng tiếng Trung cơ bản

1tôi, tao, ta
2anh, chị, mày
3anh ta, nó, cô ấy
4先生xiān shengngài, ông
5认识rèn shiquen biết
6hĕnrất
7hăotốt, khỏe
8经理jīng lĭgiám đốc
9高兴gāo xìngvui mừng
10cũng
11身体shēn tĭthân thể
12chīăn
13băono
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5: Giải thích từ tiếng Trung cơ bản


ma
Ngữ khí từ đặt ở cuối câu trần thuật để cấu thành câu hỏi có nghĩa là “ Có phải không?”.

ne
Là từ đặt ở cuối câu dùng làm câu hỏi rút gọn ( khi không muốn nhắc lại câu hỏi).

Anh, em, mày, ông, bà… dùng để chỉ người nói chuyện với mình (xưng hô thường).

nín
Ngài, ông, bà. Dùng để nói chuyện với bậc trên, tỏ lòng kính trọng, xã giao ( xưng hô tôn kính).

hăo
Tốt, hay, giỏi, khỏe, được…

Tôi, tao, tớ, con, cháu… Dùng để xưng khi nói chuyện với người khác.

Anh ấy, chị ấy, bà ấy, nó… Dùng để chỉ người thứ ba.
我们
wŏ men
Chúng tôi, chúng ta, chúng em… Dùng để xưng hô đông người gồm cả mình trong đó.
咱们
zán men
Chúng tôi, chúng ta… Dùng để xưng hô phía mình và phía đối phương.
你们
nĭmen
Các anh, các chị, các bạn… Dùng để xưng hô đối tượng từ người thứ hai trở lên.
他们
tāmen
Các cô, các bạn ấy… Dùng để xưng hô đối tượng ngoài mình và đối tượng nói chuyện.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi nhớ: Người Trung Quốc hay người Đài Loan đều gọi nhau bằng họ + đại từ ( anh, chị, ông, bà…) hoặc gọi họ + chức vụ ( danh từ).
Ví dụ:

Giám đốc Lý
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Hội thoại tiếng Trung Cơ bản

Chào chị, chị khỏe không?
Chào em, chị khỏe. Còn em?
Em cũng vậy.
Chị ngồi đi.
Cám ơn em.
Xin đừng khách khí.
[TBODY] [/TBODY]
Giám đốc Lý buổi trưa vui vẻ!
Chào anh, mời anh uống trà.
Cám ơn anh.
Anh ăn cơm chưa?
Tôi ăn rồi.
  • 你呢?
  • Nĭ ne?
  • Nỉ nơ?
Còn anh?
Tôi ăn no rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Bài học hôm nay đến các bạn học được gì nhiều nào ?. Cách nói xin chào, tạm biệt tiếng Trung, hỏi thăm sức khỏe trong tiếng Trung, từ vựng tiếng Trung cơ bản thật đơn giản phải không các bạn. Các bạn hãy cố gắng luyện tập chăm chỉ để nói được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 6: Học tiếng Trung Cơ bản: Số đếm, hỏi tuổi trong tiếng Trung
Số đếm tiếng Trung chính là một trong những bài học tiếng Trung Quốc cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Trung nào cũng phải học đầu tiên. Chính vì thế, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách đọc số đếm tiếng Trung là như thế nào nhé!
Số đếm, số thứ tự, hỏi tuổi 数字,次序,问岁
Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Số đếm, số thứ tự, hỏi tuổi 数字,次序,问岁
Phần 1: Số đếm tiếng Trung
Phần 2: Số thứ tự trong tiếng Trung
Phần 3: Phân số thập phân bằng tiếng Trung
Phần 4: Cách hỏi tuổi trong tiếng Trung
Phần 5: Một số từ tiếng Trung chỉ về mối quan hệ trong gia đình
Phần 6: Những câu hỏi thường dùng
Phần 7: Từ vựng
Phần 8: Giải thích từ
Phần 9: Hộp thoại tổng hợp
Phần 1: Số đếm tiếng Trung
Cách đếm từ 1 – 20 tiếng Trung
1
èr2
sān3
4
5
liù6
7
8
jiǔ9
shí10
十一shí yī11
十二shí èr12
十三shí sān13
十四shí sì14
十五shí wǔ15
十六shí liù16
十七shí qī17
十八shí bā18
十九shí jiǔ19
二十èr shí20
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm số hàng chục tiếng Trung quốc
shí10
二十èr shí20
三十sān shí30
[TBODY] [/TBODY]
四十sì shí40
五十wǔ shí50
六十liù shí60
七十qī shí70
八十bā shí80
九十jiǔ shí90
一百yī băi100
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm từ 100 đến 200 tiếng Trung quốc
一百yī băi100
一百零一yī bǎi líng yī101
一百零二yībǎi líng èr102
一百一十yībǎi yī shí110
一百一十一yībǎi yī shíyī111
……..…… ..
一百二十yī bǎi èr shí120
一百二十一yī bǎi èrshíyī121
……..…… ..
一百九十九yī bǎi jiǔ shí jiǔ199
两百liǎng bǎi200
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm hàng trăm trở lên bằng tiếng Trung
两百liǎng bǎi200
三百sān bǎi300
……..…… ..
一千yī qiān1000
一千一百yī qiān yī bǎi1100
……..…… ..
两千liǎng qiān2000
……..…… ..
一万Yī wàn10.000
一万一千yī wàn yī qiān11.000
……..…… ..
两万liǎng wàn20.000
九万jiǔ wàn90.000
十万shí wàn100.000
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Số thứ tự trong tiếng Trung
第一dì yīthứ nhất
第二dì èrthứ hai
………………
第十dì shíthứ 10
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Phân số thập phân bằng tiếng Trung
Khác với cách đọc phân số của người Việt, người Trung Quốc đọc mẫu số trước, rồi đến gạch ngang ( 分之 – fēn zhī), tiếp đó mới đến tử số.
百分之一bǎi fēn zhī yī1%
百分之二十五bǎi fēn zhī èr shí wǔ25%
三分之一sān fēn zhī yī1/3
四点四sì diǎn sì4.4
一半yī bànmột nửa
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Cách hỏi tuổi trong tiếng Trung
Đối với người Trung Quốc có các cách hỏi thăm tuổi tác khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của họ mà dùng ngôn từ cho lễ phép, tôn kính.
Cách hỏi tuổi trẻ em tiếng Trung quốc.
你几岁了?
Nǐ jǐ suì le?
Nỉ chỉ xuây lơ.
Cháu mấy tuổi rồi?
我5岁了。
Wǒ 5 suì le.
Úa ủ xuây lơ.
Cháu 5 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi tuổi thanh thiếu niên tiếng Trung quốc
你多大了?
Nǐ duō dà le?
Nỉ tua ta lơ.
Em bao nhiêu tuổi rồi?
我十五岁了。
Wǒ shí wǔ suì le.
Ủa sứ ủ xui lơ.
Em 15 tuổi.
你二十几了?
Nǐ èr shí jǐ le?
Nỉ ợ sứ chỉ xuây lơ.
Anh năm nay hai mươi mấy tuổi rồi?
我25岁了。
Wǒ 25 suì le.
Ủa ợ sứ ủ xuây lơ.
Tôi 26 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi đối với người đứng tuổi tiếng Trung quốc.
你多大年纪了?
Nǐ duō dà nián jì le?
Nỉ tụa ta nén chi lơ?
Cô bao nhiêu tuổi rồi?
我55岁了。
Wǒ 55 suì le.
Uá ủ sứ ủ xuây lơ.
Tôi 55 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi đối với người già tiếng Trung quốc.
您多大岁数了?
Nín duō dà suì shù le?
Nín tua tạ xuây sụ lơ?
Cụ năm nay bao tuổi rồi?
您高寿了?
Nín gāo shòu le?
Nín cao sậu lơ?
Cụ năm nay bao tuổi?
我80岁了。
Wǒ 80 suì le.
Ủa ba sứ xui lơ.
Tôi 80 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5: Một số từ tiếng Trung chỉ về mối quan hệ trong gia đình
爷爷yéye
dế dê
ông nội
奶奶năinai
nải nai
bà nội
外母wàimǔ
oại mủ
bà ngoại
叔叔shūshu
sù su
chú ruột
叔公shūgōng
sù cung
chú chồng
叔母shúmǔ
sù mủ
thím
舅舅jiù jiu
chiêu chiêu
cậu
舅母jiùmǔ
chiêu mủ
mợ
父母fùmǔ
phu mủ
bố me
爸爸,父亲bàba, fùqīn
pạ pa, phụ chin(s)
bố
妈妈,母亲māma, mǔqīn
ma ma, mủ chin(s)
mẹ
哥哥gēge
cưa cưa
anh trai
弟弟dìdi
tỵ tỳ
em trai
姐姐jiějie
chiểu chiêu
chị gái
妹妹mèimei
mậy mầy
em gái
男孩nánhái
nán khái
con trai
女孩nǚhái
nủy khái
con gái
孩子háizi
hái chư
con cái
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Những câu hỏi thường dùng
你几岁了?
Nĭ jĭ suì le
Nỉ chỉ xuây lơ?
Cháu mấy tuổi rồi?
你多大了?
Nǐ duō dà le?
Nỉ tua ta lơ?
Em bao tuổi rồi?
你十几岁了?
Nǐ shí jǐ suì le?
Nỉ sứ chỉ xuây lơ?
Em mười mấy tuổi rồi?
你二十几岁了?
Nǐ èr shí jǐ suì le?
Nỉ ơ sứ chỉ xuây lơ?
Anh hai mươi mấy tuổi rồi?
你多大年纪了?
Nǐ duō dà nián jì le?
Nỉ tua ta nén chi lơ?
Cô ấy bao tuổi rồi?
你多大岁数了?
Nǐ duō dà suì shù le?
Nỉ tua ta xuây su lơ?
Cụ bao tuổi rồi?
祝你健康长寿。
Zhù nǐ jiànkāng chángshòu.
Tru nỉ chen khang cháng sâu.
Chúc ông mạnh khỏe sống lấu.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 7: Từ vựng
1suì
xuây
tuổi
2shì
sự
3
bụ
không
4yǒu
giẩu
5Méi
mấy
chưa
6zhù
trụ
chúc mừng
7健康jiànkāng
chẹn khang
khỏe mạnh
8年纪niánjì
nén chi
tuổi
9岁数suì shù
xuậy sụ
số tuổi
10多少duōshao
tua sảo
bao nhiêu
11多大duōdà
tua tạ
bao nhiêu
12举行jǔxíng
chủy xính
cử hành
13参加cānjiā
chan(s) chia
tham gia
14Lái
lái
đến
[TBODY] [/TBODY]
Phần 8: Giải thích từ
多大
duōdà
dùng khi hỏi tuổi, không dùng “多少” ( duō shăo).

shàng
có nghĩa gốc là “ trên, bên trên”.
[TBODY] [/TBODY]
桌子上。
Zhuōzi shàng
Trua chư sạng
Trên bàn
[TBODY] [/TBODY]

Xià
có nghĩa gốc là “ dưới, bên dưới”.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
桌子下。
Zhuōzi xià
Trua chư xẹ
Dưới bàn
[TBODY] [/TBODY]
Tuy nhiên, từ “上” và“下”cũng có thể chỉ thời gian. “上” ( shàng) chỉ quá khứ, còn“下”( xià) chỉ tương lai.
Ví dụ:
上个月
Shàng gè yuè
Sạng cưa duệ
Tháng trước
下个月
Xià gè yuè
Xẹ cưa duệ
Tháng sau
上班
Shàng bān
Sang ban
Đi làm
下班
Xià bān
Xẹ ban
Tan sở
[TBODY] [/TBODY]
Phần 9: Hộp thoại tổng hợp
你好,好久不见。
Nǐ hǎo, hǎo jiǔ bù jiàn.
Ní hảo, háo chỉu *** chẹn?
Chào anh, lâu rồi không gặp anh.
你好,你好吗?
Nǐ hǎo, nǐ hǎo ma?
Ní hảo, ní hảo ma?
Chào chị, chị khỏe không?
我爷爷明天举行祝寿会, 请你来参加。
Wǒ yéye míngtiān jǔxíng zhùshòu huì, qǐng nǐ lái cānjiā
Uả dế dê mính then chủy xính trụ sậu khuây, chỉnh(s) nỉ lái chan(s) chia.
Ngày mai mừng thọ ông tôi, mời chị đến tham gia.
谢谢你,我很好。你爷爷多大岁数了?
Xièxie nǐ, wǒ hěn hǎo. Nǐ yéye duō dà suì shù le?
Xiê xiệ nỉ, ủa khấn hảo.Nỉ dế dê tụa ta xuây su lơ?
Cám ơn, tôi khỏe. Ông anh năm nay bao nhiêu tuổi?
我爷爷90岁了。
Wǒ yéye 90 suì le.
Uả dế dê chủy sớ xuậy lơ.
Ông tôi năm nay 90 tuổi rồi.
祝你爷爷健康长寿。我明天一定来参加。
Zhù nǐ yéye jiànkāng chángshòu.Wǒ míngtiān yídìng lái cānjiā
Trụ ỉ dế dê chẹn khang tráng sậu. Uả mính then ý tinh lái chan(s) chia.
Chúc ông mạnh khỏe sống lâu. Ngày mai tôi sẽ đến.
谢谢你,你父母多大年纪了?
Xiè xiè nǐ, nǐ fù mǔ duō dà nián jì le?
Xiệ xiê nỉ, nỉ phụ mủ tua tạ nén chi lơ?
Cám ơn chị, bố mẹ chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
我父亲50岁了,我母亲45岁了。
Wǒ fùqīn wŭ shí suì le, wǒ mǔqīn sì shí wŭ suì le.
Uả phụ chin(s) ủ sứ xuây, ủa mủ chin(s)sự sứ ủ xuậy lơ.
Bố tôi 50 tuổi, mẹ tôi 45 tuổi.
你女儿几岁了?
Nǐ nǚ’ér jǐ suì le?
Uả nủy ớ chỉ xuậy lơ?
Con gái chị mấy tuổi rồi?
我女儿2岁了。
Wǒ nǚ’ér liăng suì le.
Uả nủy ớ lẻng xuậy lơ.
Con gái tôi 2 tuổi.
你弟弟多大了?
Nǐ dìdi duō dà le?
Nỉ tỉ ti tua tạ lơ?
Em trai chị mấy tuổi rồi?
我弟弟20岁了。
Wǒ dìdi 20 suì le.
Uả tị ti ợ sứ xuậy lơ.
Em trai tôi 20 tuổi.
你二十几了?
Nǐ èr shí jǐ le?
Nỉ ơ sứ xuây lơ?
Em năm nay hai mươi mấy tuổi rồi?
20岁了。
Èr shí suì le.
Ơ sứ xuây lơ.
20 tuổi rồi ạ.
你多大了?
Nǐ duō dà le?
Ni tua ta lơ?
Chị bao nhiêu tuổi rồi?
我30岁了。
Wǒ 30 suì le.
Uá san sứ suây lơ.
Chị 30 tuổi rồi.
认识你,我很高兴。
Rènshi nǐ, wǒ hěn gāoxìng.
Rận sư ni, úa khẩn cao xinh.
Tôi rất vui mừng khi quen biết anh (chị).
认识你,我也高兴。
Rènshi nǐ, wǒ yě gāoxìng.
Rận sư ni, úa dế khẩn cao xinh.
Quen biết anh, tôi cũng rất vui.
[TBODY] [/TBODY]
Cách đọc các con số và hỏi tuổi trong tiếng Trung cũng không quá phức tạp phải không, chỉ cần nắm vững những quy tắc trên là chúng ta có thể đọc được hầu hết những con số rồi.
Học tiếng Trung Cơ bản: Thời gian trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung giao tiếp, học cách diễn đạt về thời gian là một trong những bài học cơ bản nhất cần phải nắm vững. Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm những từ vựng tiếng Trung về thời gian để diễn đạt đúng ý mình mong muốn?
Bài học tiếng Trung cơ bản ngày hôm nay, Tiếng Trung Chinese gửi đến các bạn tổng hợp các danh từ tiếng Trung về thời gian. Việc nắm được ý nghĩa của các từ này sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Trung một cách hợp lý và nhuần nhuyễn.
Học tiếng Trung Cơ bản Thời gian (时间)
Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Học tiếng Trung Cơ bản Thời gian (时间)
Phần 1: Cách đọc giờ (Chỉ thời điểm) trong tiếng Trung
Phần 2: Cách nói năm tháng trong tiếng Trung
Phần 3: Từ vựng
Phần 4: Gải thích từ
Phần 5. Ngữ pháp
Phần 6: Hội thoại tổng hợp
Phần 1: Cách đọc giờ (Chỉ thời điểm) trong tiếng Trung
1. Cách hỏi giờ tiếng Trung

现在几点?
Xiàn zài jǐ diǎn?

Bây giờ là mấy giờ rồi ?
Xẹn chại chỉ tẻn lơ ?
[TBODY] [/TBODY]
2. Cách nói giờ chẵn bằng tiếng Trung

Số đếm + 点
Số đếm + diǎn
[TBODY] [/TBODY]

九点。
Jiǔ diǎn.

9h
Chiểu tẻn.

现在几点了?
Xiàn zài jǐ diǎn le?

Bây giờ là mấy giờ rồi?
Xẹn chại chỉ tẻn lơ?

5点了。
Wŭ diǎn le.

5h rồi.
Ủ tẻn lơ.

你几点上班?
Nǐ jǐ diǎn shàng bān?

Mấy giờ bạn vào làm?
Nỉ chỉ tẻn sạng ban?

我7点半上班。
Wǒ 7 diǎn bàn shàng bān.

Tôi 7h30 vào làm.
Uả chỉ(s) tẻn bạn sạng ban.
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách nói giờ hơn trong tiếng Trung

Số +点 + số + 分钟
Số + diǎn + fēn zhōng
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

十点十分。
Shí diǎn shí fēn.
Sứ tẻn sứ phân.

10h10.

八点半。
Bā diăn bàn.
Ba tẻn ban.

8h30.

我们几点出发去中国。
Wǒ men jǐ diǎn chū fā qù zhōng guó.
Uả mân chỉ tẻn tru(s) pha chụy Trung quá.

Mấy giờ chúng ta xuất phát đi Trung Quốc.

10点20分钟。
10 diǎn 20 fēn zhōng.

10h20.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: giờ kém đươc quy đổi về cách nói giờ hơn.
4. Cách đọc phút trong tiếng Trung

Số đếm + 分钟
Số đếm + fēn zhōng
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

20 分钟。
Èr shí fēn zhōng.
Ơ sứ phân Trung.

20 phút.

蓝天书店几点开门?
Lán tiān shū diàn jǐ diǎn kāi mén?
Lán then su tẹn chỉ tẻn khại mấn.

Hiệu sách Lam Thiên mấy giờ mở cửa?

7点45分钟。
Qī diǎn sì shí fēn zhōng.
Chỉ(s) tẻn sư sứ ủ phân Trung.

7h45.
[TBODY] [/TBODY]
5. Cách hỏi số lượng giờ và cách trả lời

Số+ 个 + 小时
Số + + xiǎo shí
Số + cưa + xẻo sứ.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

3 个小时。
Sān gè xiǎoshí.
Xan cưa xẻo sứ.

3 tiếng.

你等我几个小时了?
Nǐ děng wǒ jǐ gè xiǎo shí le?
Nỉ tẩng ủa chỉ cưa xẻo sứ lơ?

Anh đợi tôi mấy tiếng rồi?

两个小时了。
Liǎng gè xiǎo shí le.
Lẻng cưa xẻo sứ lơ.

2 tiếng rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Cách nói năm tháng trong tiếng Trung
1. Cách nói năm trong tiếng Trung

Chữ số + 年
Chữ số + nián
Chữ số + nén
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

2012 年。
Èr líng yī èr nián.
Ợ linh yi ợ nén.

Năm 2012.

今年是2012年。
Jīn nián shì 2012 nián.
Chin nén sự ợ linh yi ợ nén.

Năm nay là năm 2012.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: Khi nói năm đọc từng số một.
2. Cách hỏi năm trong tiếng Trung

…哪 + 年?
+ nián?
… Nả + nén?
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

今年是哪年?
Jīn nián shì nă nián?
Chin nén sư nả nén?

Năm nay là năm nào?

2012年。
Èr líng yī èr nián.
Ơ linh yi ơ nén.

Năm 2012.
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách nói số lượng năm trong tiếng Trung

Số đếm + 年
Số đếm + nián
Số đếm + nén
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

6年。
Liù nián.
Liêu nén.

6 năm.

你结婚几年了?
Nĭ jié hūn jĭ nián le?
Nỉ chia khuân chỉ nén lơ?

Anh kết hôn được mấy năm rồi?

8年了。
Bā nián le.
Ba nén lơ?

8 năm rồi.
[TBODY] [/TBODY]
4. Cách hỏi số lượng năm trong tiếng Trung

几 + 年?
+ nián?
Chỉ + nén?

Mấy + 年?
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

几年了?
Jĭ nián le?
Chỉ nén lơ?

Mấy năm rồi?

3 年。
Sān nián.
Xan nén.

3 năm.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: Khi nói về mốc thời gian phải nói thứ tự từ lớn đến bé.
5. Cách nói tháng trong tiếng Trung

  • Số đếm ( 1- 12) + 月
  • Số đếm ( 1- 12) + yuè
  • Số đếm ( 1- 12) + duệ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

Tháng 8.
[TBODY] [/TBODY]
6. Cách nói về số lượng tháng trong tiếng Trung

  • Số đếm + 个 + 月
  • Số đếm + + yuè
  • Số đếm + cưa + duệ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

10 tháng.

Bạn học Hán ngữ được mấy tháng rồi?

3 tháng rồi.
[TBODY] [/TBODY]
7. Cách hỏi tháng trong tiếng Trung

[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

Tháng này là tháng mấy?

Tháng 12.
[TBODY] [/TBODY]
8. Cách nói tuần trong tiếng Trung
Ví dụ:

Tuần này.

Tuần trước.

Tuần sau.

Mỗi tuần.

Mấy tuần.
[TBODY] [/TBODY]
Cách trả lời

  • Số + 个 + 礼拜
  • Số + + lǐ bài
  • Số + cưa + lỉ bại
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

4 tuần.
[TBODY] [/TBODY]
9. Cách nói về ngày

  • Chữ số +日 or 号
  • Chữ số + (hào)
  • Chữ số + rự ( khạo)
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

Ngày 30.

Ngày mai là ngày ấy tháng mấy?

Ngày mai là ngày 12 tháng 2.

Ngày 12/10 tôi đi thành phố Hồ Chí Minh tham gia triển lãm nông nghiệp.
[TBODY] [/TBODY]
10. Cách nói về số ngày trong tiếng Trung

  • Số thứ tự + 天
  • Số thứ tự + tiān
  • Số thứ tự + then
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

3 ngày.

Anh thuê phòng mấy ngày?

3 ngày.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: sự khác biệt giữa “天” ( tiān) và “号”(hào)
·
o
  • “天”( tiān): ngày ( dùng chỉ số lượng ngày)
  • “号” (hào): mùng ( số ngày trong tháng)
11. Cách nói về buổi trong ngày và nói về ngày trong tuần trong tiếng Trung

早上
上午

zǎo shàng
chảo(s) sáng
shàng wǔ
sạng ủ

buổi sáng

中午

zhōng wǔ
Trung ủ

buổi trưa

下午

xià wǔ
xe ủ

buổi chiều

晚上

wǎn shàng
oản sang

buổi tối

夜间

yè jiān
dê chen

ban đêm

每天

měi tiān
mẩy then

hàng ngày

前天

qián tiān
chen(s) then

hôm kia

昨天

zuó tiān
chúa then

hôm qua

今天

jīn tiān
chin then

hôm nay

明天

míng tiān
minh then

ngày mai

后天

hòu tiān
khâu then

ngày kia
[TBODY] [/TBODY]
12. Cách nói ghép ngày, buổi, giờ trong tiếng Trung

Ngày + buổi + giờ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

9h sáng ngày mai.

5h chiều ngày hôm nay.

Ông chủ, chiều ngày mai mấy giờ tôi phải trả phòng.

Chiều mai 3h anh phải trả phòng.
[TBODY] [/TBODY]
13. Cách nói thứ trong tiếng Trung
Người Trung Quốc có tính thứ hai bắt đầu từ số 1, thứ hai là ngày đầu tuần.

礼拜/星期

thứ

星期一

thứ hai

星期二

thứ ba

星期三

thứ tư

星期四

thứ năm

星期五

thứ sáu

星期六

thứ bảy

星期天

chủ nhật

周末

cuối tuần
[TBODY] [/TBODY]
Chú ý: Có thể dùng 礼拜 để thay thế cho 星期
Khi nói số tuần

次序 + 个 + 星期
Thứ tự + + xīng qī
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ: 三个星期
Khi nói ngày, tháng, năm trong tiếng Hoa nói ngược lại với cách nói của tiếng Việt.
Ví dụ:

2/9/2012.

Lễ giáng sinh là ngày mấy tháng mấy?

25/12.

Lễ giáng sinh này anh tặng con anh món quà gì?

Tôi cho cháu đi công viên.

Chào anh, dạo này anh khỏe không?

Tôi khỏe, cám ơn anh. Xin hỏi, hôm nay là thứ mấy?

Hôm nay là thứ bảy.

Chủ nhật anh đi du lịch Trung Quốc à?

Đúng vậy.

Chúc anh lên đường thượng lộ bình an.
[TBODY] [/TBODY]
14. Cách nói ngày trong tháng trong tiếng Trung

  • Số + 号
  • Số + hào
  • Số + hạo
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

Ngày mùng 4.

Ông chủ, hôm nay là ngày bao nhiêu?

Hôm nay là ngày 20.

Ngày mai tôi còn ra chợ mua mấy bộ quần áo?

Ngày mai tôi còn ra chợ mua mấy bộ quần áo.

Ngày kia tôi mới về Việt Nam.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Từ vựng

1


nián
nén

năm

2


yuè
duệ

tháng

3



rự

ngày

4


hào
hạo

số

5

星期

xīng qī
xinh chi(s)

tuần

6

时间

shí jiān
sứ chẹn

thời gian

7

越南

yuè nán
duệ nán

Việt Nam

8

中国

zhōng guó
Trung cúa

Trung Quốc

9

河内

hé nèi
khứa nậy

Hà Nội

10


diǎn
Tẻn

điểm

11

分钟

fēn zhōng
phân Trung

phút

12

小时

xiǎo shí
xẻo sứ

giờ

13

上班

shàng bān
sạng ban

đi làm

14

一点

yī diǎn
y tẻn

một chút

15


shū
su

sách

16

商店

shāng diàn
sang tẹn

cửa hàng

17

公园

gōng yuán
cung doén

công viên

18

结婚

jié hūn
chía khuân

kết hôn
[TBODY] [/TBODY]
Các ngày lễ trong năm

阳历节

Tết Dương Lịch

新年节

Tết Nguyên Đán

元宵节

Tết Nguyên Tiêu

国际劳动节

Ngày Quốc tế lao động

端午节

Tết Đoan Ngọ

乌兰节

Lễ Vu Lan

国庆节

Ngày Quốc Khánh

中秋节

Tết Trung thu

圣诞节

Lễ giáng sinh
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Gải thích từ



Trong tiếng Hoa, “个”(gè) là lượng từ quan trọng nhất trong hơn 200 lượng từ. Nếu không biết danh từ đó nên dùng lượng từ nào thì nên dùng “个”(gè). Cách dùng này không hoàn toàn chính xác nhưng mọi người có thể hiểu được.


de

Trong tiếng Hán, “的” (de) là một trợ từ kết cấu quan trọng.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:

Sách của tôi.
[TBODY] [/TBODY]
Nhưng đôi khi “ 的” (de) cũng có thể lược bỏ.

Mẹ tôi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5. Ngữ pháp
Câu chữ “是” (shì)
Hình thức khẳng định

A là B
[TBODY] [/TBODY]

Tôi là người Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Hình thức phủ định

A không phải là B
[TBODY] [/TBODY]

Tôi không phải người Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Hình thức nghi vấn
– Cách 1:

Bạn có phải là… không?

Có phải anh là kiến trúc sư không?

Bạn có phải là……….?

Anh là người Hà Nội à?
[TBODY] [/TBODY]
*Cách trả lời:

Anh là người Hà Nội à?

Vâng.
[TBODY] [/TBODY]
Nếu không đúng trả lời: 不是(*** shì)

Anh là người Hà Nội à?

Không phải.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Hội thoại tổng hợp

Hôm nay là ngày mấy tháng mấy?

Ngày 30 tháng 4.

Mai là ngày Quốc tế lao động à?

Vâng, mai bạn đi đâu chơi không?

Tôi dẫn con trai tôi đi công viên?

Sáng nay mấy giờ bạn đi làm?

8h30.

Chiều nay mấy giờ tan làm?

5h.

Bây giờ là mấy giờ?

12h45.

Ngày mai là ngày bao nhiêu?

30/3.

Sáng nay mấy giờ bạn ngủ dậy?

6h sáng.

Còn bạn?

Tôi 6h15.

Mấy giờ bạn ra khỏi nhà?

9h.

Hôm nay mấy giờ anh ngủ dậy?

Hôm nay tôi ngủ dậy lúc 7h.

Hôm nay mấy giờ bạn ăn sáng?

6h45.

Bạn ở công ty mấy giờ ăn cơm trưa?

12h.

Tối qua mấy giờ bạn đi ngủ?

Tối qua 11h tôi đi ngủ.

Tối qua bạn làm gì?

Tối qua tôi xem phim.Bộ phim đó rất hay.
[TBODY] [/TBODY]
Vậy là bạn có thể kể những mốc thời gian quan trọng trong đời bằng tiếng Trung rồi đó. Từ vựng là bài học không bao giờ là thừa với những người học tiếng Trung, có từ vựng phong phú thì khả năng giao tiếp của bạn mới giỏi lên được.
Bài 8: Học tiếng Trung cơ bản: Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng Trung
Trong bài học hôm nay, Tiếng Trung Chinese sẽ giới thiệu tới các bạn bài học tiếng Trung cơ bản: cách đặt câu hỏi trong tiếng Trung. Trong bài các bạn sẽ được học cách hỏi và trả lời họ tên, gia đình, nghề nghiệp bằng tiếng Trung quốc.
Nắm vững được bài học này, các bạn có thể tự tin đặt câu hỏi tiếng Trung đúng ngữ pháp, chuẩn xác như người bản xứ.
Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng Trung quốc 简单的问候
Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng Trung quốc 简单的问候
Phần 1: Cách hỏi và trả lời họ tên bằng tiếng Trung
Cách nói lịch sự trong tiếng Trung


Anh họ gì?

Tôi họ Lâm.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi thông thường trong tiếng Trung

Anh họ gì?

Tôi họ Nguyễn.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi tên trong tiếng Trung

Anh tên là gì?

Tôi tên à Lan.

Còn anh?

Tôi tên là Minh.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi chiều cao, cân nặng trong tiếng Trung

Anh cao mét bao nhiều?

Tôi cao 1,65cm.

anh nặng bao nhiêu kg?

Tôi nặng 60 kg.
[TBODY] [/TBODY]
 


Nào chúng ta cùng nhau vào bài học tiếng Trung cơ bản qua chủ đề đổi tiền nhé!
Đổi tiền, tiền tệ trong tiếng Trung (换钱)


Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Đổi tiền, tiền tệ trong tiếng Trung (换钱)

Phần 1: Mẫu câu thông dụng


Chào cô, xin hỏi ở đây có thể đổi tiền không?

Có ạ. Ông muốn đổi tiền gì?

Tôi muốn đổi tiền đô la Mỹ.

Anh muốn đổi bao tiền?

Tôi đổi 500USD.

Một USD có tỉ giá hổi đoái bao nhiêu?

220 đồng.

Anh còn muốn đổi tiền gì nữa không?

Tôi còn muốn đổi thêm tiền Đài tệ.

Anh muốn đổi bao nhiêu?

Xin hỏi, hôm nay tỉ giá tiền USD đổi sang tiền Việt là bao nhiêu?

Tỉ giá hôm nay là 1:200.

Tôi đổi 300 USD.

Xin ông chờ chút. Tiền của ông đây, ông đếm lạ xem đủ chưa.

OK, đủ rồi. Cảm ơn cô.

Không có gì.
[TBODY] [/TBODY]
Một số loại tiền tệ trên thế giới


美元
đô la
人民币
nhân dân tệ
越盾
tiền Việt
台币
tiền Đài
港币
đô la Hồng Kông
日元
yên Nhật
欧元
đồng Ơrô
[TBODY] [/TBODY]
***Xem thêm: Cách đọc giá tiền tiếng Trung

Phần 2: Từ vựng


1外汇券
hối đoái
2
tiền
3
đối
4金店
cửa hàng vàng
5
đến
6
đi
7
đưa
8
cầm
9
đếm
10
tìm
11银行
ngân hàng
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Hộp thoại tổng hợp



Tôi tiêu hết sạch tiền rồi, không còn tiền nữa, tôi phải đi đổi tiền thôi

Ở trong khách sạn họ có đổi tiền đấy.
(在饭店服务台上)…( tại quầy lễ tân của khách sạn).

Chào cô, tôi muốn đổi tiền.

Anh mang loại tiền gì và đổi bao tiền?

Đổi 1000 USD, xin hỏi, hôm nay tỉ giá usd đổi sang tiền Việt là bao nhiêu?

2200 đồng. Xin anh điền vào phiếu đổi tiền.

Điền như thế này đúng chưa cô?

Đúng rồi.
先生,这张钱太旧了,麻烦你给我换其他张的。

Anh ơi, tờ tiền này cũ quá, phiền anh đổi lại cho em tờ khác.

Ok, không sao.

Anh nhận tiền hộ em.

Đủ rồi em ạ, cám ơn em.

Anh còn cần gì nữa không?

Không, cảm ơn em.
[TBODY] [/TBODY]
***Tìm hiểu thêm: Kỹ năng Đổi tiền, tỷ giá ngoại tệ

Với những câu tiếng Trung giao tiếp cơ bản chủ đề đổi tiền này, các bạn có thể thoải mái giao dịch và biết thêm các loại tiền tệ trên thế giới
Bài 10: Học tiếng Trung cơ bản: Chủ đề mua sắm trong trong tiếng Trung

Nên mặc cả thế nào khi đi mua sắm ở Trung Quốc.? Bài viết này Chinese sẽ giới thiệu với bạn các nhóm từ và những đoạn hội thoại mua bán trong chủ đề mua sắm trong tiếng Trung.

Mua sắm tiếng Trung quốc (买东西)


Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Mua sắm tiếng Trung quốc (买东西)

Phần 1: Mẫu câu thông dụng


Xin hỏi, gần đây có cái chợ nào không?

Có đấy, đối diện chỗ chúng ta có một cái chợ đấy.

Chị muốn mua đồ gì?

Tôi muốn mua mấy bộ quần áo và một ít hoa quả.

Cửa hàng hoa quả ngay gần chợ quần áo. Chị đi dến đối diện là nhìn thấy.

Cám ơn anh.
(在水果店)( tại cửa hàng hoa quả)

Cô ơi, đào bao tiền một kg?

10 đồng.

Tôi muốn 1 kg đào, 2 kg táo.

Đào 10 đồng, táo 30 đồng. Tổng cộng 40 đồng.

Đươc rồi, cám ơn cô.
在衣服店)( tại cửa hàng quần áo)

Em ơi, cái váy này có mấy cỡ?

  • 有4个号码:S, M, L, XL。
  • Yǒu 4 gè hào mǎ:S, M, L, XL.
  • Giẩu xự cưa hạo mả:S, M, L, XL.
Có 4 cỡ: S, M, L, XL

Có mấy màu?

Có 3 màu: đỏ, trắng, đen

Chị muốn mua màu gì?

Tôi muốn mua màu trắng.

Đây chị xem đi.

Bộ này hơi nhỏ, lấy cho chị cỡ M.

Xin lỗi chị, màu trắng không còn cỡ M.

Chị xem màu đó có được không?

Ok. Tôi có thể thử được không? Xem có hợp với tôi không?

Vâng, chị cứ thử đi.

Cảm ơn em.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Từ vựng


1桃子
đào
2苹果
táo
3
cân ( ½ kg)
4衣服
quần áo
5连衣裙
váy liền áo
6水果
hoa quả
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: Nên mặc cả thế nào khi đi mua sắm ở Trung Quốc.

Ví dụ:

Hơi đắt, bớt nữa đi.

Hơi đắt, có thể rẻ hơn một chút không?
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Hội thoại tổng hợp



Xin hỏi, đôi giày này bao nhiêu tiền?

100 tệ.

Có màu gì? Có những cỡ nào?

Có hai màu đen và màu đỏ, có từ cỡ 35 – 40.

Cho tôi xem màu đen cỡ 37.

Chị xem đi.

Màu đen nhìn hơi già, đưa tôi màu đỏ xem sao.

Vâng….. Chị đi màu đỏ nhìn trẻ Trung.

Giá 100 tệ hơi đắt, co bớt giá đi được không? Giá 70 tệ/ đôi nhé.

Giá đó không được đâu chị ơi, thôi lấy chị 80 tệ.

Được rồi, lấy cho tôi đôi màu đỏ đi.

Vâng.
[TBODY] [/TBODY]
Với vốn từ vựng và những câu đối thoại trên trong tay, bạn có thể tự tin đi mua sắm tại các khu chợ của Trung Quốc hoặc oder sản phẩm bên đó rồi nhé!


Bài 11: Học tiếng Trung cơ bản: Chủ đề đi ăn uống trong tiếng Trung

Việc ăn uống là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Luyện khẩu ngữ để giao tiếp trong bữa ăn có thể cải thiện rất nhiều khả năng giao tiếp tiếng Trung của bạn và cũng làm cho không khí bữa ăn trở nên thân thiện, ấm cúng hơn.
Bạn sẽ thắc mắc những câu hỏi như: bạn ăn cơm chưa tiếng Trung sẽ nói như thế nào ?. Hãy cùng chinese tìm hiểu những mẫu câu, từ vựng và các đoạn hội thoại thường dùng trong bữa ăn bằng tiếng Trung trong bài viết: Chủ đề đi ăn uống trong tiếng Trung này nhé !
Học tiếng Trung cơ bản: Đi ăn cơm (出去吃饭)

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Học tiếng Trung cơ bản: Đi ăn cơm (出去吃饭)
Phần 1: Mẫu câu thông dụng

Lan, bạn đói chưa? Chúng ta đi ăn cơm thôi.
Chị muốn ăn cơm ở đâu?
Tôi muốn ăn cơm ở nhà hàng Trung Quốc.
Được thôi.
(在饭店)( tại nhà hàng)
Chào các chị, xin hỏi, các chj đi mấy người?
Chúng tôi đi 2 người.
Mời ngồi bên này ạ.
Cho tôi thực đơn, tôi muốn gọi món. Cô có thực đơn tiếng Việt không?
Xin lỗi, không có ạ. Chị muốn dùng món gì ạ?
Cô có gợi ý gì không?
Món đậu phụ Tứ Xuyên ngon tuyệt, chị thử xem.
Món gà xào nấm có không>
Xin lỗi, hôm nay chúng tôi hết gà rồi.
Được rồi, cho tôi món thịt heo xào nấm, cá xốt chua ngọt, bánh chẻo hấp, bò áp chảo.
Các chị muốn uống gì?
Cho tôi hai chai Coca cola.
Còn món gì nữa không ạ?
Thế tạm đủ rồi, có gì tôi sẽ gọi sau.
Vâng, xin chờ lát, tôi dọn món lên ngay.
[TBODY] [/TBODY]
Một số cách chế biến món ăn

xào
nướng, quay
清蒸hấp
chiên
rán
xào, hấp (cơm lẫn thức ăn)
hầm
[TBODY] [/TBODY]
Thực đơn

铁板牛肉bò áp chảo
黑椒牛柳thịt bò xào tiêu
香波咕噜肉thịt lợn xốt chua ngọt
香菇肉片thịt lơn xào nấm
鱼香肉丝thịt lợn thái sợi xào cá
咖喱鸡gà cà ri
炸鸡gà rán
糖醋鱼cá xốt chua ngọt
清蒸鱼cá hấp
炒青菜cải ngọt xào
西兰花带子xúp lơ xào hải sản
麻婆豆腐đậu phụ sốt cay
蒸饺zhēng jiǎo
trâng chẻo
bánh chéo hấp
扬州炒饭cơm rang dương châu
比萨饼bánh pizza
汉堡包bánh hamburger
烤鸭vịt quay
菠菜rau chân vịt
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Từ vựng

1ăn
2uống
3cơm
4rau
5威士忌rượu uýt ky
6香槟酒rượu sâm banh
7白兰地rượu brandi
8柠檬水nước chanh
9汽水nước ngọt
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Hội thoại tổng hợp

Chào các chị, xin hỏi chị muốn dùng món gì?
Cho chị xem thực đơn.
Chị chờ chút… thực đơn đây chị ơi.
来一个香波咕噜肉,一个炒青菜,一个炸鸡,一个清蒸鱼,两个碗饭,一个碗汤。
Cho chị một món thịt lợn xốt chua ngọt, một cải ngọt xào, một gà rán, một cá hấp, hai bát cơm, môt bát canh.
Chị có uống gì không?
Cho chị một hai bia Hà Nội.
Vâng, chị đợi một lát, thức ăn sẽ được mang ra.
  • Ok。
  • Ok.
Ok.
Các anh đến rồi, mời các anh ngồi đây.
Các anh muốn ăn món gì?
Cho một món cá hấp.
Thêm môt con vịt quay Bắc Kinh và một món súp lơ xào hải sản.
Goi giúp tôi mấy món được không?
Các anh muốn uống rượu gì? Rượu Mao Đài được không?
Món ăn chinh là gì?
Cho hai bát cơm.
Có cần canh không?
Cho món canh trứng nấu cà chua.
Em ơi, tính tiền cho anh.
Hôm nay tôi đãi khách nên để tôi trả tiền.
Em ơi, không cần trả lại tiền thừa đâu, gửi cho em đấy.
Em cám ơn, nhà hàng chúng em quy định là không lấy tiền bo của khách.
[TBODY] [/TBODY]
Bài viết rất chi tiết về các đoạn giao tiếp về chủ đề ăn uống, một số cách chế biến món ăn, thực đơn những món ăn thông dụng và một số từ vựng tiếng Trung về chủ đề ăn uống.

Làm thủ tục xuất cảnh 办离境手续

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Làm thủ tục xuất cảnh 办离境手续
Phần 1: Mẫu câu cơ bản

Chào anh, cho tôi xem hộ chiếu của anh.
Vâng.
Anh có mấy túi hành lí?
1 túi.
Trong túi có đồ gì?
Có mấy bộ quần áo thôi.
Anh là người Việt à?
Vâng.
Lần đầu anh đi Trung Quốc à?
Không phải, hai lần rồi.
Anh đi du lịch à?
Vâng.
Thủ tục hải quan của anh đã kiểm tra xong, anh đi đươc rồi.
Cám ơn chị.
Anh đi nhé.
[TBODY] [/TBODY]
***Xem thêm: Từ vựng tiếng Trung về xuất nhập cảnh
Phần 2: Từ vựng

1ăn
2喜欢thích
3cơm
4nước
5người
6上课đi học
7học
8dạy
9muốn
10mượn
11trả
12đưa
13教材giáo trinh
14行李hành lí
15海关hải quan
16手续thủ tục
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Giải thích từ

“次”
( cì )
có nghĩa là “ lần, thứ”.
[TBODY] [/TBODY]
Nếu muốn dùng tiếng Hoa để diễn đạt ý “ Tôi đã đến Trung Quốc hai lần” bạn có thể nói:
Tôi đã đến Trung Quốc hai lần.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Hội thoại tổng hợp

Anh xuất cảnh đi đâu?
Tôi bay đi Hà Nội – Việt Nam, chuyến bay VN 508.
Anh đến cửa số 26 làm thủ tục.
  • OK.
  • OK.
OK.
Cho tôi xem hộ chiếu và vé máy bay của anh…. Anh có mấy túi hành lí?
Tôi có hai kiện hành lý. Tất cả hành ý đều phải cân à?
Vâng, ngoài hành lý xách tay, còn đâu hành lí ký gửi đều phải cân.
Mỗi người được mang bao nhiêu hành lý?
20kg hành lý kí gửi và 7kg hành lý xách tay.
Hai kiện hành lý này tôi đều gửi vận chuyển.
Hành lý cua anh có đồ gì bên trong?
Trong đó chỉ có quần áo và hai đôi giày thôi.
Xin đợi chút để kiểm tra hành lý…
Thủ tục hải quan của anh đã kiểm tra xong, anh lên máy bay lúc 3h45, cửa số 7, số ghế 27A.
Cám ơn chị.
[TBODY] [/TBODY]
 

Học tiếng Trung Cơ bản: Số đếm, hỏi tuổi trong tiếng Trung

Số đếm tiếng Trung chính là một trong những bài học tiếng Trung Quốc cơ bản nhất mà bất cứ người học tiếng Trung nào cũng phải học đầu tiên. Chính vì thế, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách đọc số đếm tiếng Trung là như thế nào nhé!
Số đếm, số thứ tự, hỏi tuổi 数字,次序,问岁

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Số đếm, số thứ tự, hỏi tuổi 数字,次序,问岁
Phần 1: Số đếm tiếng Trung

Cách đếm từ 1 – 20 tiếng Trung

1
èr2
sān3
4
5
liù6
7
8
jiǔ9
shí10
十一shí yī11
十二shí èr12
十三shí sān13
十四shí sì14
十五shí wǔ15
十六shí liù16
十七shí qī17
十八shí bā18
十九shí jiǔ19
二十èr shí20
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm số hàng chục tiếng Trung quốc

shí10
二十èr shí20
三十sān shí30
四十sì shí40
五十wǔ shí50
六十liù shí60
七十qī shí70
八十bā shí80
九十jiǔ shí90
一百yī băi100
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm từ 100 đến 200 tiếng Trung quốc

一百yī băi100
一百零一yī bǎi líng yī101
一百零二yībǎi líng èr102
一百一十yībǎi yī shí110
一百一十一yībǎi yī shíyī111
……..…… ..
一百二十yī bǎi èr shí120
一百二十一yī bǎi èrshíyī121
……..…… ..
一百九十九yī bǎi jiǔ shí jiǔ199
两百liǎng bǎi200
[TBODY] [/TBODY]
Cách đếm hàng trăm trở lên bằng tiếng Trung

两百liǎng bǎi200
三百sān bǎi300
……..…… ..
一千yī qiān1000
一千一百yī qiān yī bǎi1100
……..…… ..
两千liǎng qiān2000
……..…… ..
一万Yī wàn10.000
一万一千yī wàn yī qiān11.000
……..…… ..
两万liǎng wàn20.000
九万jiǔ wàn90.000
十万shí wàn100.000
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Số thứ tự trong tiếng Trung

第一dì yīthứ nhất
第二dì èrthứ hai
………………
第十dì shíthứ 10
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Phân số thập phân bằng tiếng Trung

Khác với cách đọc phân số của người Việt, người Trung Quốc đọc mẫu số trước, rồi đến gạch ngang ( 分之 – fēn zhī), tiếp đó mới đến tử số.

百分之一bǎi fēn zhī yī1%
百分之二十五bǎi fēn zhī èr shí wǔ25%
三分之一sān fēn zhī yī1/3
四点四sì diǎn sì4.4
一半yī bànmột nửa
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Cách hỏi tuổi trong tiếng Trung

Đối với người Trung Quốc có các cách hỏi thăm tuổi tác khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của họ mà dùng ngôn từ cho lễ phép, tôn kính.
Cách hỏi tuổi trẻ em tiếng Trung quốc.

Cháu mấy tuổi rồi?
Cháu 5 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi tuổi thanh thiếu niên tiếng Trung quốc

Em bao nhiêu tuổi rồi?
Em 15 tuổi.
Anh năm nay hai mươi mấy tuổi rồi?
Tôi 26 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi đối với người đứng tuổi tiếng Trung quốc.

Cô bao nhiêu tuổi rồi?
Tôi 55 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi đối với người già tiếng Trung quốc.

Cụ năm nay bao tuổi rồi?
Cụ năm nay bao tuổi?
Tôi 80 tuổi rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5: Một số từ tiếng Trung chỉ về mối quan hệ trong gia đình

爷爷yéye
dế dê
ông nội
奶奶năinai
nải nai
bà nội
外母wàimǔ
oại mủ
bà ngoại
叔叔shūshu
sù su
chú ruột
叔公shūgōng
sù cung
chú chồng
叔母shúmǔ
sù mủ
thím
舅舅jiù jiu
chiêu chiêu
cậu
舅母jiùmǔ
chiêu mủ
mợ
父母fùmǔ
phu mủ
bố me
爸爸,父亲bàba, fùqīn
pạ pa, phụ chin(s)
bố
妈妈,母亲māma, mǔqīn
ma ma, mủ chin(s)
mẹ
哥哥gēge
cưa cưa
anh trai
弟弟dìdi
tỵ tỳ
em trai
姐姐jiějie
chiểu chiêu
chị gái
妹妹mèimei
mậy mầy
em gái
男孩nánhái
nán khái
con trai
女孩nǚhái
nủy khái
con gái
孩子háizi
hái chư
con cái
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Những câu hỏi thường dùng

Cháu mấy tuổi rồi?
Em bao tuổi rồi?
Em mười mấy tuổi rồi?
Anh hai mươi mấy tuổi rồi?
Cô ấy bao tuổi rồi?
Cụ bao tuổi rồi?
Chúc ông mạnh khỏe sống lấu.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 7: Từ vựng

1suì
xuây
tuổi
2shì
sự
3
bụ
không
4yǒu
giẩu
5Méi
mấy
chưa
6zhù
trụ
chúc mừng
7健康jiànkāng
chẹn khang
khỏe mạnh
8年纪niánjì
nén chi
tuổi
9岁数suì shù
xuậy sụ
số tuổi
10多少duōshao
tua sảo
bao nhiêu
11多大duōdà
tua tạ
bao nhiêu
12举行jǔxíng
chủy xính
cử hành
13参加cānjiā
chan(s) chia
tham gia
14Lái
lái
đến
[TBODY] [/TBODY]
Phần 8: Giải thích từ

多大
duōdà
dùng khi hỏi tuổi, không dùng “多少” ( duō shăo).

shàng
có nghĩa gốc là “ trên, bên trên”.
[TBODY] [/TBODY]
Trên bàn
[TBODY] [/TBODY]

Xià
có nghĩa gốc là “ dưới, bên dưới”.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Dưới bàn
[TBODY] [/TBODY]
Tuy nhiên, từ “上” và“下”cũng có thể chỉ thời gian. “上” ( shàng) chỉ quá khứ, còn“下”( xià) chỉ tương lai.
Ví dụ:

Tháng trước
Tháng sau
Đi làm
Tan sở
[TBODY] [/TBODY]
Phần 9: Hộp thoại tổng hợp

Chào anh, lâu rồi không gặp anh.
Chào chị, chị khỏe không?
Ngày mai mừng thọ ông tôi, mời chị đến tham gia.
Cám ơn, tôi khỏe. Ông anh năm nay bao nhiêu tuổi?
Ông tôi năm nay 90 tuổi rồi.
Chúc ông mạnh khỏe sống lâu. Ngày mai tôi sẽ đến.
Cám ơn chị, bố mẹ chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
Bố tôi 50 tuổi, mẹ tôi 45 tuổi.
Con gái chị mấy tuổi rồi?
Con gái tôi 2 tuổi.
Em trai chị mấy tuổi rồi?
Em trai tôi 20 tuổi.
Em năm nay hai mươi mấy tuổi rồi?
20 tuổi rồi ạ.
Chị bao nhiêu tuổi rồi?
Chị 30 tuổi rồi.
Tôi rất vui mừng khi quen biết anh (chị).
Quen biết anh, tôi cũng rất vui.
[TBODY] [/TBODY]
Cách đọc các con số và hỏi tuổi trong tiếng Trung cũng không quá phức tạp phải không, chỉ cần nắm vững những quy tắc trên là chúng ta có thể đọc được hầu hết những con số rồi.
 
Học tiếng Trung Cơ bản: Thời gian trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung giao tiếp, học cách diễn đạt về thời gian là một trong những bài học cơ bản nhất cần phải nắm vững. Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm những từ vựng tiếng Trung về thời gian để diễn đạt đúng ý mình mong muốn?
Bài học tiếng Trung cơ bản ngày hôm nay, Tiếng Trung Chinese gửi đến các bạn tổng hợp các danh từ tiếng Trung về thời gian. Việc nắm được ý nghĩa của các từ này sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Trung một cách hợp lý và nhuần nhuyễn.
Học tiếng Trung Cơ bản Thời gian (时间)

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Học tiếng Trung Cơ bản Thời gian (时间)
Phần 1: Cách đọc giờ (Chỉ thời điểm) trong tiếng Trung

1. Cách hỏi giờ tiếng Trung

Bây giờ là mấy giờ rồi ?
Xẹn chại chỉ tẻn lơ ?
[TBODY] [/TBODY]
2. Cách nói giờ chẵn bằng tiếng Trung

  • Số đếm + 点
  • Số đếm + diǎn
[TBODY] [/TBODY]
9h
Chiểu tẻn.
Bây giờ là mấy giờ rồi?
Xẹn chại chỉ tẻn lơ?
5h rồi.
Ủ tẻn lơ.
Mấy giờ bạn vào làm?
Nỉ chỉ tẻn sạng ban?
Tôi 7h30 vào làm.
Uả chỉ(s) tẻn bạn sạng ban.
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách nói giờ hơn trong tiếng Trung

[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
10h10.
8h30.
Mấy giờ chúng ta xuất phát đi Trung Quốc.
10h20.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: giờ kém đươc quy đổi về cách nói giờ hơn.
4. Cách đọc phút trong tiếng Trung

[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
20 phút.
Hiệu sách Lam Thiên mấy giờ mở cửa?
7h45.
[TBODY] [/TBODY]
5. Cách hỏi số lượng giờ và cách trả lời

  • Số+ 个 + 小时
  • Số + + xiǎo shí
  • Số + cưa + xẻo sứ.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
3 tiếng.
Anh đợi tôi mấy tiếng rồi?
2 tiếng rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Cách nói năm tháng trong tiếng Trung

1. Cách nói năm trong tiếng Trung

  • Chữ số + 年
  • Chữ số + nián
  • Chữ số + nén
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Năm 2012.
Năm nay là năm 2012.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: Khi nói năm đọc từng số một.
2. Cách hỏi năm trong tiếng Trung

  • …哪 + 年?
  • + nián?
  • … Nả + nén?
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Năm nay là năm nào?
Năm 2012.
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách nói số lượng năm trong tiếng Trung

  • Số đếm + 年
  • Số đếm + nián
  • Số đếm + nén
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
6 năm.
Anh kết hôn được mấy năm rồi?
8 năm rồi.
[TBODY] [/TBODY]
4. Cách hỏi số lượng năm trong tiếng Trung

  • 几 + 年?
  • + nián?
  • Chỉ + nén?
Mấy + 年?
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Mấy năm rồi?
3 năm.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: Khi nói về mốc thời gian phải nói thứ tự từ lớn đến bé.
5. Cách nói tháng trong tiếng Trung

  • Số đếm ( 1- 12) + 月
  • Số đếm ( 1- 12) + yuè
  • Số đếm ( 1- 12) + duệ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Tháng 8.
[TBODY] [/TBODY]
6. Cách nói về số lượng tháng trong tiếng Trung

  • Số đếm + 个 + 月
  • Số đếm + + yuè
  • Số đếm + cưa + duệ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
10 tháng.
Bạn học Hán ngữ được mấy tháng rồi?
3 tháng rồi.
[TBODY] [/TBODY]
7. Cách hỏi tháng trong tiếng Trung

[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Tháng này là tháng mấy?
Tháng 12.
[TBODY] [/TBODY]
8. Cách nói tuần trong tiếng Trung

Ví dụ:

Tuần này.
Tuần trước.
Tuần sau.
Mỗi tuần.
Mấy tuần.
[TBODY] [/TBODY]
Cách trả lời
  • Số + 个 + 礼拜
  • Số + + lǐ bài
  • Số + cưa + lỉ bại
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
4 tuần.
[TBODY] [/TBODY]
9. Cách nói về ngày

  • Chữ số +日 or 号
  • Chữ số + (hào)
  • Chữ số + rự ( khạo)
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Ngày 30.
Ngày mai là ngày ấy tháng mấy?
Ngày mai là ngày 12 tháng 2.
Ngày 12/10 tôi đi thành phố Hồ Chí Minh tham gia triển lãm nông nghiệp.
[TBODY] [/TBODY]
10. Cách nói về số ngày trong tiếng Trung

  • Số thứ tự + 天
  • Số thứ tự + tiān
  • Số thứ tự + then
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
3 ngày.
Anh thuê phòng mấy ngày?
3 ngày.
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: sự khác biệt giữa “天” ( tiān) và “号”(hào)
      • “天”( tiān): ngày ( dùng chỉ số lượng ngày)
      • “号” (hào): mùng ( số ngày trong tháng)
11. Cách nói về buổi trong ngày và nói về ngày trong tuần trong tiếng Trung

早上
上午
zǎo shàng
chảo(s) sáng
shàng wǔ
sạng ủ
buổi sáng
中午zhōng wǔ
Trung ủ
buổi trưa
下午xià wǔ
xe ủ
buổi chiều
晚上wǎn shàng
oản sang
buổi tối
夜间yè jiān
dê chen
ban đêm
每天měi tiān
mẩy then
hàng ngày
前天qián tiān
chen(s) then
hôm kia
昨天zuó tiān
chúa then
hôm qua
今天jīn tiān
chin then
hôm nay
明天míng tiān
minh then
ngày mai
后天hòu tiān
khâu then
ngày kia
[TBODY] [/TBODY]
12. Cách nói ghép ngày, buổi, giờ trong tiếng Trung

Ngày + buổi + giờ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
9h sáng ngày mai.
5h chiều ngày hôm nay.
Ông chủ, chiều ngày mai mấy giờ tôi phải trả phòng.
Chiều mai 3h anh phải trả phòng.
[TBODY] [/TBODY]
13. Cách nói thứ trong tiếng Trung

Người Trung Quốc có tính thứ hai bắt đầu từ số 1, thứ hai là ngày đầu tuần.

礼拜/星期thứ
星期一thứ hai
星期二thứ ba
星期三thứ tư
星期四thứ năm
星期五thứ sáu
星期六thứ bảy
星期天chủ nhật
周末cuối tuần
[TBODY] [/TBODY]
Chú ý: Có thể dùng 礼拜 để thay thế cho 星期
Khi nói số tuần

次序 + 个 + 星期
Thứ tự + + xīng qī
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ: 三个星期
Khi nói ngày, tháng, năm trong tiếng Hoa nói ngược lại với cách nói của tiếng Việt.
Ví dụ:

2/9/2012.
Lễ giáng sinh là ngày mấy tháng mấy?
25/12.
Lễ giáng sinh này anh tặng con anh món quà gì?
Tôi cho cháu đi công viên.
Chào anh, dạo này anh khỏe không?
Tôi khỏe, cám ơn anh. Xin hỏi, hôm nay là thứ mấy?
Hôm nay là thứ bảy.
Chủ nhật anh đi du lịch Trung Quốc à?
Đúng vậy.
Chúc anh lên đường thượng lộ bình an.
[TBODY] [/TBODY]
14. Cách nói ngày trong tháng trong tiếng Trung

  • Số + 号
  • Số + hào
  • Số + hạo
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Ngày mùng 4.
Ông chủ, hôm nay là ngày bao nhiêu?
Hôm nay là ngày 20.
Ngày mai tôi còn ra chợ mua mấy bộ quần áo?
Ngày mai tôi còn ra chợ mua mấy bộ quần áo.
Ngày kia tôi mới về Việt Nam.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Từ vựng

1nián
nén
năm
2yuè
duệ
tháng
3
rự
ngày
4hào
hạo
số
5星期xīng qī
xinh chi(s)
tuần
6时间shí jiān
sứ chẹn
thời gian
7越南yuè nán
duệ nán
Việt Nam
8中国zhōng guó
Trung cúa
Trung Quốc
9河内hé nèi
khứa nậy
Hà Nội
10diǎn
Tẻn
điểm
11分钟fēn zhōng
phân Trung
phút
12小时xiǎo shí
xẻo sứ
giờ
13上班shàng bān
sạng ban
đi làm
14一点yī diǎn
y tẻn
một chút
15shū
su
sách
16商店shāng diàn
sang tẹn
cửa hàng
17公园gōng yuán
cung doén
công viên
18结婚jié hūn
chía khuân
kết hôn
[TBODY] [/TBODY]
Các ngày lễ trong năm

阳历节Tết Dương Lịch
新年节Tết Nguyên Đán
元宵节Tết Nguyên Tiêu
国际劳动节Ngày Quốc tế lao động
端午节Tết Đoan Ngọ
乌兰节Lễ Vu Lan
国庆节Ngày Quốc Khánh
中秋节Tết Trung thu
圣诞节Lễ giáng sinh
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Gải thích từ


Trong tiếng Hoa, “个”(gè) là lượng từ quan trọng nhất trong hơn 200 lượng từ. Nếu không biết danh từ đó nên dùng lượng từ nào thì nên dùng “个”(gè). Cách dùng này không hoàn toàn chính xác nhưng mọi người có thể hiểu được.

de
Trong tiếng Hán, “的” (de) là một trợ từ kết cấu quan trọng.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Sách của tôi.
[TBODY] [/TBODY]
Nhưng đôi khi “ 的” (de) cũng có thể lược bỏ.
Mẹ tôi.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5. Ngữ pháp

Câu chữ “是” (shì)
Hình thức khẳng định

A là B
[TBODY] [/TBODY]
Tôi là người Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Hình thức phủ định
A không phải là B
[TBODY] [/TBODY]
Tôi không phải người Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]
Hình thức nghi vấn
– Cách 1:

Bạn có phải là… không?
Có phải anh là kiến trúc sư không?
Bạn có phải là……….?
Anh là người Hà Nội à?
[TBODY] [/TBODY]
*Cách trả lời:
Anh là người Hà Nội à?
Vâng.
[TBODY] [/TBODY]
Nếu không đúng trả lời: 不是(*** shì)
Anh là người Hà Nội à?
Không phải.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Hội thoại tổng hợp

Hôm nay là ngày mấy tháng mấy?
Ngày 30 tháng 4.
Mai là ngày Quốc tế lao động à?
Vâng, mai bạn đi đâu chơi không?
Tôi dẫn con trai tôi đi công viên?
Sáng nay mấy giờ bạn đi làm?
8h30.
Chiều nay mấy giờ tan làm?
5h.
Bây giờ là mấy giờ?
12h45.
Ngày mai là ngày bao nhiêu?
30/3.
Sáng nay mấy giờ bạn ngủ dậy?
6h sáng.
Còn bạn?
Tôi 6h15.
Mấy giờ bạn ra khỏi nhà?
9h.
Hôm nay mấy giờ anh ngủ dậy?
Hôm nay tôi ngủ dậy lúc 7h.
Hôm nay mấy giờ bạn ăn sáng?
6h45.
Bạn ở công ty mấy giờ ăn cơm trưa?
12h.
Tối qua mấy giờ bạn đi ngủ?
Tối qua 11h tôi đi ngủ.
Tối qua bạn làm gì?
Tối qua tôi xem phim.Bộ phim đó rất hay.
[TBODY] [/TBODY]
Vậy là bạn có thể kể những mốc thời gian quan trọng trong đời bằng tiếng Trung rồi đó. Từ vựng là bài học không bao giờ là thừa với những người học tiếng Trung, có từ vựng phong phú thì khả năng giao tiếp của bạn mới giỏi lên được.
 




Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng HOA
Trong bài học hôm nay, Tiếng Trung Chinese sẽ giới thiệu tới các bạn bài học tiếng Trung cơ bản: cách đặt câu hỏi trong tiếng Trung. Trong bài các bạn sẽ được học cách hỏi và trả lời họ tên, gia đình, nghề nghiệp bằng tiếng Trung quốc.
Nắm vững được bài học này, các bạn có thể tự tin đặt câu hỏi tiếng Trung đúng ngữ pháp, chuẩn xác như người bản xứ.
Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng Trung quốc 简单的问候

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Cách hỏi đáp thông thường bằng tiếng Trung quốc 简单的问候
Phần 1: Cách hỏi và trả lời họ tên bằng tiếng Trung

Cách nói lịch sự trong tiếng Trung

Anh họ gì?
Tôi họ Lâm.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi thông thường trong tiếng Trung

Anh họ gì?
Tôi họ Nguyễn.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi tên trong tiếng Trung

Anh tên là gì?
Tôi tên à Lan.
Còn anh?
Tôi tên là Minh.
[TBODY] [/TBODY]
Cách hỏi chiều cao, cân nặng trong tiếng Trung

Anh cao mét bao nhiều?
Tôi cao 1,65cm.
anh nặng bao nhiêu kg?
Tôi nặng 60 kg.
[TBODY] [/TBODY]
Một số họ của người Việt bằng tiếng Trung

1姓阮Họ Nguyễn
2姓陈Họ Trần
3姓李Họ Lí
4姓黎Họ Lê
5姓武Họ Vũ
6姓刘Họ Lưu
7姓邓Họ Đặng
8姓郑Họ Trịnh
9姓裴Họ Bùi
10姓吴Họ Ngô
11姓杨Họ Dương
12姓金Họ Kim
13姓团Họ Đoàn
14姓宋Họ Tống
15姓林Họ Lâm
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Cách nói về gia đình nghề nghiệp

Hỏi kết hôn trong tiếng Trung

Bạn kết hôn chưa?
Chưa kết hôn.
Kết hôn rồi.
[TBODY] [/TBODY]
2. Cách hỏi về con cái trong tiếng Trung

Bạn có con chưa?
Tôi chưa có con.
Tôi có con rồi.
Bạn có mấy con?
Tôi có một con.
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách hỏi về gia đình trong tiếng Trung

Nhà bạn có mấy người?
Nhà tôi có 6 người.
Bạn có mấy anh chị em?
Tôi có 4 anh chị em.
Bạn là con thứ mấy?
Tôi là con thứ nhất.
[TBODY] [/TBODY]
4. Cách hỏi về quê quán và nơi sinh sống trong tiếng Trung

Nhà bạn ở đâu?
Nhà tôi ở Hà Nội.
Bạn là người nước nào?
Tôi là người Đài Loan.
[TBODY] [/TBODY]
5. Cách nói về trình độ văn hóa trong tiếng Trung

Trình độ văn hóa của bạn thế nào?
[TBODY] [/TBODY]
6. Cách hỏi về nghề nghiệp trong tiếng Trung

Bạn làm nghề gì?
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Mẫu câu thông dụng

Nhà bạn có mấy người?
Nhà tôi có 3 người: tôi, vợ tôi và con trai tôi.
Vợ anh làm nghề gì?
Vợ tôi làm giáo viên.
Cô ấy làm ở đâu?
Cô ấy dạy ở trường Trung học Vạn Xuân.
Anh làm nghề gì?
Tôi làm bác sĩ.
Anh làm bác sĩ mấy năm rồi?
7 năm rồi.
[TBODY] [/TBODY]
Một số nghề cơ bản trong xã hội

1工人công nhân
2工程师kiến trúc sư
3老师thầy giáo
4医生bác sỹ
5翻译phiên dịch
6售货员nhân viên bán hàng
7政治家chính trị gia
8技术员kỹ thuật viên
9农民nông dân
[TBODY] [/TBODY]
Phần 4: Cách hỏi về ngày sinh trong tiếng Trung

Anh sinh năm nào?
Tôi sinh năm 1992.
Anh sinh ngày mấy tháng mấy?
Tôi sinh 24/6.
Chào giám đốc, tôi là Minh. Hôm nay tôi đến nhậm chức.
Minh à, cậu ngồi đi. Cậu quê ở đâu nhỉ?
Em quê ở Bắc Ninh.
Nhà anh ở đâu ạ?
Đường Lê Văn Lương.
Em tốt nghiệp đại học à?
Không ạ, em tốt nghiệp cao đẳng.
[TBODY] [/TBODY]
Một số địa danh và tỉnh của Việt Nam

河内市Thành phố Hà Nội
胡志明市Thành phố Hồ Chí Minh
海防市Thành phố Hải Phòng
广宁省Tỉnh Quảng Ninh
北宁省Tỉnh Bắc Ninh
广平省Tỉnh Quảng Bình
平阳省Tỉnh Bình Dương
南方Miền Nam
北方Miền Bắc
中部Trung bộ
顺华市Thành phố Huế
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5: Từ vựng

1họ
2gọi, kêu, bảo
3名字tên
4什么cái gì
5工作công việc
6公分cm
7公斤kg
8为什么tại sao
9因为…bởi vì
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Giải thích từ trong tiếng Trung

Đăt câu hỏi tại sao?
Thường dùng để trả lời câu hỏi tại sao.
[TBODY] [/TBODY]
Đặt câu hỏi với từ“哪”(nả)
Anh là người nước nào?
Nhật Bản.
[TBODY] [/TBODY]
Đặt câu hỏi với từ“哪里”( nă lĭ)
Anh khó chịu ở đâu
[TBODY] [/TBODY]
Ghi chú: trong một số ngữ cảnh từ 哪里 còn có nghĩa là không dám
Phần 7: Ngữ Pháp

1. Câu chữ “有”( yǒu)

Hình thức khẳng định

  • 我有………….
  • Wǒ yǒu……….
Tôi có……
[TBODY] [/TBODY]
Hình thức phủ định
Tôi không có….
[TBODY] [/TBODY]
Câu hỏi
Bạn có….. không?
Bạn có hay không có….
[TBODY] [/TBODY]
Câu trả lời
Rút gọn
Đầy đủ
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Anh có tiền không?
Có.
Tôi có tiền.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 8: Hội thoại tổng hợp

Chị họ gì?
Tôi họ Trần.
Chào chị Trần. Tôi họ Kim. Chị là bác sỹ à?
Vâng. Em là người nước nào?
Tôi là người Đài Loan.
Chị kết hôn chưa?
Chị kết hôn rồi.
Chị là người Hà Nội à?
  • 是。
  • Shì.
  • Sừ.
Đúng vậy.
Mấy giờ chị tan làm?
4h30.
Sắp đến 4h30 rồi, em về trước đây.
Đi từ từ nhé.
Tạm biệt.
[TBODY] [/TBODY]
Bạn tên gì?
Tôi tên là Lan.
Bạn kết hôn chưa?
Tôi kết hôn rồi.
Bạn có con chưa?
tôi có hai cháu rồi.
Còn bạn?
Tôi chưa kết hôn. Nhà bạn ở đâu?
Tôi ở Hà Nội.
[TBODY] [/TBODY]


 
Học tiếng Trung Cơ bản : Các câu chúc (祝句)

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Học tiếng Trung Cơ bản : Các câu chúc (祝句)
Phần 1: Chúc đám cưới bằng tiếng Trung

Lương duyên mỹ mãn.
Châu liên bích hợp.
(xứng đôi vừa lứa).
Giai ngẫu thiên thành.
Vĩnh kết đồng tâm.
( Kết lòng hợp dạ trọn đời)
Bách niên hảo hợp.
( Trăm năm hạnh phúc)
Trai tài gái sắc.
Phu xướng phụ tùy.
Bách niên giai lão.
( Cùng chung sống đến đầu bạc răng long)
Ngũ thế kỳ xường.
( Con cháu đời đời hưng thịnh)
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Chúc tân gia bằng đám cưới

Kim bích huy hoàng.
( Huy hoàng lộng lẫy)
Cung hỷ phát tài.
Tâm tưởng sự thành.
Tòng tâm sở dục.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Chúc đi xa bằng tiếng Trung

Thượng lộ bình an.
Thuận buồm xuôi gió.
[TBODY] [/TBODY]
Chúc khai trương bằng tiếng Trung

Đại triển hoằng nguyên.
Nhất bản vạn lợi.
( Một vốn bốn lời)
Hóa vận luân chuyển.
( Hàng xoay như bánh xe)
Đông thành tây tựu.
( Thành công mọi mặt)
Mã đáo thành công.
( Mau chóng thành công)
Sinh ý hưng long.
( Buôn bán hưng thịnh)
[TBODY] [/TBODY]
Phần 5: Cám ơn thầy thuốc

Diệu thủ hồi xuân.
( Khéo tay hồi xuân)
Tại thế Hoa Đà.
( Hoa Đà tái thế)
Nhân tâm nhân thuật.
( Lòng nhân ái tài hiền lương)
[TBODY] [/TBODY]
Phần 6: Chúc đầy tháng bằng tiếng Trung

Chúc hạ châu nhi.
Chúc hạn lân nhi.
( Mừng sinh con trai)
Chúc hạ thiên kim
( Mừng sinh con gái)
[TBODY] [/TBODY]
Phần 7: Chúc tân gia

Hợp gia bình an.
Sức khỏe dồi dào.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 8: Chúc thọ bằng tiếng Trung

Thọ như tùng bách.
Thọ tỷ Nam Sơn.
[TBODY] [/TBODY]
Học tiếng Trung cơ bản: Phương hướng, màu sắc (方向,颜色)

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Học tiếng Trung cơ bản: Phương hướng, màu sắc (方向,颜色)
Phần 1: Mẫu câu thông dụng

Đoạn hội thoại chủ đề màu sắc tiếng Trung sẽ Giúp bạn cách học, hỏi màu sắc tiếng Trung là gi? cùng tìm hiểu nhé !


Lan, hộ chiếu của tôi để đâu?

Trong túi xách.

Túi xách của bạn màu gì?

Màu xanh.

Bạn để túi xách ở đâu, tôi không nhìn thấy.

Trên mặt bàn.

Tôi nhìn thấy rồi.

Cám ơn.

Xin hỏi, ngân hàng ở đâu?

Ở phía trước, phòng thứ ba màu vàng.

Cám ơn anh.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Các từ vựng chỉ phương hướng và màu sắc tiếng Trung

Các từ vựng cơ bản chỉ phương hướng, màu sắc tiếng Trung cho ta biết tên các loại màu sắc bằng tiếng Trung và cách phát âm chuẩn nhất.

1上面
phía trên
2下面
phía dưới
3里面
bên trong
4外面
bên ngoài
5对面
đối diện
6黑色
màu đen
7白色
màu trắng
8黄色
màu vàng
9绿色
màu xanh
10银色
màu bạc
[TBODY] [/TBODY]
Học tiếng Trung cơ bản: Làm thủ tục đi du lịch

Bài viết đề cập đến nội dung sau:

Học tiếng Trung cơ bản: Làm thủ tục đi du lịch
Phần 1: Mẫu câu thông dụng

Xin hỏi, đi du lịch Trung Quốc có cần làm visa không?
Còn phải xem anh đi đến nơi nào.
Tôi dự định đi Nam Ninh, sau đó đi Quảng Châu.
Đi Nam Ninh không cần làm visa, làm giấy thông hành là được, đến Quảng Châu cần làm visa, vì vậy tốt nhất là làm visa.
Vậy anh làm visa cho tôi. Có mấy loại visa?
Bốn loại: 3 tháng đi một lần; 3 tháng đi 2 lần, 6 tháng đi nhiều lần, 1 năm đi nhiều lần. Anh lần đầu đi Trung Quốc vì vậy chỉ làm được loại 3 tháng đi một lần.
Phí visa là bao nhiêu tiền?
65 USD.
Anh có người thân đi cùng không?
Có con trai tôi đi cùng.
Anh dự định đi mấy ngày?
7 ngày.
Sau khi làm xong thủ tục, tôi sẽ gọi điện luôn cho anh.
Xin đóng tiền phí.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Từ vựng

1办理签证bànlǐ qiānzhènglàm thủ tục visa
2申请签证shēnqǐng qiānzhèngxin visa
3申请表shēnqǐngbiǎođơn xin cấp
4集体旅行jítǐ lǚxíngdu lịch theo đoàn
5个人旅行gè rén lǚ xíngdu lịch cá nhân
6除了。。。以外chú le… yǐwàingoài ra
7顺序shùnxùthứ tự
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Hội thoại tổng hợp

Xin hỏi, đi Quảng Châu bắt chuyến xe nào?
Anh đến nhà chờ xe mua vé.
Làm ơn, nhà chờ xe ở đâu?
Ở tầng 1.
Đi Quảng Châu ngồi chuyến xe 345.
Tôi mua 2 vé xe giường nằm đi Quảng Châu ngày hôm nay.
Anh muốn mua ghế cứng hay ghế mềm?
Xin hỏi, chuyến xe 345 mấy giờ khởi hành?
20h.
Đến Quảng Châu tầm mấy tiếng?
10 tiếng.
[TBODY] [/TBODY]
Học tiếng Trung cơ bản: Đặt vé máy bay (订机票)

Bài viết đề cập đến nội dung sau:
Học tiếng Trung cơ bản: Đặt vé máy bay (订机票)
Phần 1: Mẫu câu thông dụng


Em ơi, chị muốn đặt mốt vé máy bay đi thành phố Hồ Chí Minh vào thứ bảy này.

Chị bay chuyến mấy giờ?

Chị đi chuyến 10h sáng.

Chị đi một lượt hay khứ hồi?

Chị đi một lượt.

Có chỗ chị ạ, giá vé là 1.500.000 VND.

Vậy em lấy cho chị 1 chỗ nhé.

Chị cho em xin tên và số chứng minh thư.

  • Ok。
  • Ok.
Ok.

Vé của chị đã đặt xong, thứ bảy chị có mặt ở sân bay trước 9h sáng nhé. Mỗi người được 20kg hành lý.

Ok. Cảm ơn em nhé.

Không có gì ạ.
[TBODY] [/TBODY]
Phần 2: Từ vựng

1
vé
2飞机
máy bay
3机场
sân bay
4单程
một lượt
5往返
khứ hồi
6身份证
chứng minh thư
[TBODY] [/TBODY]
Phần 3: Giải thích tính từ

Cấu trúc 还。。。呢 dùng để nhắc nhở người đối thoại với mình hoặc để nhắc nhở một sự việc nào đó.
由于 dùng để chỉ nguyên nhân hoặc lí do. Từ này có nghĩa gần giống từ
从。。。到 dùng để chỉ điểm khởi đầu và điểm kết thúc của thời gian, nơi chốn và phạm vi.
在。。。就 dùng để chỉ đến một hành động hoặc một trạng thái được lặp lại hoặc tiếp tục thì nhất định sẽ dẫn đến một kết quả nào đó.

Phần 4: Hội thoại tổng hợp


Tôi muốn đặt bốn vé máy bay đi thành phố Hồ Chí Minh vào thứ bảy.

Anh muốn đặt một chiều hay khứ hồi?

Tôi đặt khứ hồi.

Tôi muốn ngồi gần cửa sổ.

  • Ok。
  • Ok.
Ok.

Xin hỏi, chuyến bay VN 984 bao giờ cất cánh?

5h38 chiều.

Vậy mấy giờ tôi phải có mặt ở sân bay?

Chậm nhất là 3h38, bởi vì anh còn phải làm thủ tục.

Máy bay có cất cánh đúng giờ không?

Hôm nay do yếu tố thời tiết nên sẽ cất cánh chậm một tiếng.

Lên chuyến bay VN 988 thì vào cửa số mấy?

Mời anh đến cửa số 8.

Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bay mất mấy tiếng?

Một tiếng rưỡi.

Xin hành khách chủ ý, máy bay chuẩn bị cất cánh, xin quý vị thắt dây an toàn và tắt điện thoại.

Không được hút thuốc.

Bây giờ có thể hút thuốc được chưa?

Anh có thể hút thuốc được rồi.

Làm ơn cho tôi một cốc cà phê.

Quý khách chú ý, còn 2 phút nữa là đến thành phố HA NOI, mọi người chú ý lại chuẩn bị hành lý của mình. Chúc mọi người mạnh khỏe.
[TBODY] [/TBODY]
168
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 55 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 406 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,476 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,097 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên