Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 2: Một thế giới không có ngân hàng

Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 2: Một thế giới không có ngân hàng

Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 2: Một thế giới không có ngân hàng

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Không phải nói ngoa khi ngân hàng là gốc rễ và mạch máu của toàn bộ nền kinh tế trong hàng trăm năm nay.

Đối với mỗi cá nhân chúng ta, ngân hàng là nơi an toàn gần như tuyệt đối để gửi tiền, là kênh trung gian chuyển tiền nhanh chóng giữa người với người, và là kênh đầu tư rủi ro cực thấp khi có vốn nhàn rỗi. Chúng ta quẹt thẻ để trả tiền bữa ăn, vé xem phim, chúng ta chuyển tiền cho thằng bạn thân chỉ bằng vài lần quẹt quẹt trên màn hình điện thoại, chúng ta vui mừng khi có tin nhắn “số dư tài khoản xxx đã thay đổi + xxx VND”. Chúng ta gõ cửa ngân hàng khi cần vay vốn làm ăn hay mua 1 căn hộ ở Beverly Hills, hay để đầu tư crypto chẳng hạn. Chúng ta phụ thuộc vào ngân hàng để sống và làm việc, và chúng ta cảm thấy an tâm về điều đó.

ngan-hang-traderviet-1.jpg

Còn đối với thế giới, ngân hàng rõ ràng là định chế tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng chuyển tiền trong nội địa và xuyên biên giới, ngân hàng là cầu nối giữa những người thừa vốn và người thiếu vốn. Thiếu đi ngân hàng, toàn bộ nền kinh tế sẽ không thể vận hành nổi.

Thật khó để tưởng tượng một thế giới không có ngân hàng.

Cho đến khi Bitcoin và Blockchain xuất hiện.

Vấn đề của sự phụ thuộc của con người vào ngân hàng


Chưa nói chi xa, trước mắt ta nói sự phụ thuộc của cá nhân con người vào ngân hàng cái đã.

Vì bạn cảm thấy ngân hàng quá an toàn, nên đương nhiên bạn sẽ rất yên tâm khi gửi tiền ở đó. Bạn ngày càng phụ thuộc vào ngân hàng tới mức không hề nhận ra điều đó. Khả năng mất tiền khi gửi ở ngân hàng hầu như bằng không.

ngan-hang-traderviet-2.jpg

Tuy nhiên, sự thật không hề như vậy. Ngân hàng là 1 cái tủ chứa 1 đống tiền, và bạn chẳng hề thực sự nắm giữ đồng nào trong đống tiền đó. Cái số dư tài khoản của bạn chỉ để “đánh dấu” là à người này sở hữu nhiêu đây tiền trong cái đống đó. Bạn chỉ nắm giữ cái “chứng nhận” là mình sở hữu tiền thôi, chứ không thực sự cầm đồng nào trong tay. Vì quy mô của ngân hàng là rất lớn nên nếu bạn ra rút tiền, khả năng cao là họ sẽ đưa tiền cho bạn.

Và vấn đề sẽ thực sự xảy ra khi có thiên tai, địch hoạ, chiến tranh, bão lũ. Ngân hàng bị bom đánh sập, bão cuốn trôi chẳng hạn. Tiền của bạn sẽ chẳng còn nữa. Ai mà biết được mấy chuyện thế này có xảy ra với chúng ta hay không, thế giới vẫn còn chiến tranh hay thiên tai đầy rẫy cả mà!

ngan-hang-traderviet-3.jpg

Và trong vấn đề chuyển tiền, cái giao dịch chuyển tiền từ bạn qua thằng bạn thân không hề xảy ra theo kiểu bạn hay tưởng tượng: đống tiền trong túi bạn tự động bay qua túi thằng bạn. Tất cả chỉ là 1 dãy số 0 và 1 trong cái lệnh chuyển tiền, không hề có đồng bạc nào từ bạn bay sang thằng bạn cả. Và vì ngân hàng là 1 hệ thống tập trung, và thường áp dụng các phương thức bảo mật từ 10 năm trước, nên sổ cái của nó rất dễ bị hack. Giao dịch chuyển tiền từ bạn sang thằng bạn có thể bị xoá không dấu vết.

Còn nữa, đối với nền kinh tế, ngân hàng là 1 hệ thống dễ bị phá vỡ, và một khi một thành phần trong hệ thống đó có vấn đề, nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Bong bóng bất động sản và sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 là minh chứng không thể rõ ràng hơn.

ngan-hang-traderviet-4.jpg

Vấn đề của ngân hàng là nó quá tập trung, và chúng ta đặt toàn bộ niềm tin vào nó.

Sự ưu việt trong hệ thống “ngân hàng” của Bitcoin và Blockchain


Trên mạng Blockchain, chỉ bạn và chính bạn mới là người sở hữu và nắm giữ tiền của bạn. Không có ai giữ tiền của bạn hết, và bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm hay có khả năng truy cập vào số tiền đó, bằng mã khoá cá nhân (private key).

Khi bạn chuyển tiền cho người khác, giao dịch diễn ra đúng y như vậy: tiền từ ví của bạn sang ví người kia, không có ai làm người trung gian, giao dịch của bạn được tự động xác nhận và ghi lên mạng Blockchain.

ngan-hang-traderviet-5.png

Và vì Blockchain là 1 hệ thống phi tập trung, nên không ai có thể đánh sập nó được, trừ phi có thể đánh sập toàn bộ mạng Internet. Nếu thế giới áp dụng Blockchain vào năm 2008, có thể sẽ không có cuộc khủng hoảng kinh tế nào diễn ra.

Thử tưởng tượng một ngày đẹp trời, chiến tranh ập tới, bom đạn san bằng vùng quê của bạn, đột nhiên bạn mất tất cả, nhà cửa, tài sản, cả tài khoản ngân hàng cũng không còn. Không ai quan tâm bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng nữa, vì lúc đó cũng chẳng có ngân hàng. Tất cả chỉ là con số không.

ngan-hang-traderviet-6.jpg

Nhưng với mạng Blockchain, bạn chỉ cần một cái smartphone *** phạch, nhập private key là truy cập được tài sản của bạn trên Blockchain. Tiền của bạn vẫn yên vị ở đó, không mất đi đâu cả. Bạn rút tiền và tiếp tục cuộc sống như chưa có gì xảy ra.

Blockchain có thay thế được hệ thống ngân hàng hiện tại hay không, mình không biết. Nhưng có một điều mình chắc chắn, đó là Blockchain trao quyền kiểm soát tài sản và vận mệnh của chúng ta về chính tay bản thân mình.

Xem thêm:

>> Câu chuyện Blockchain cuối tuần - Kỳ 1: Blockchain có giải quyết được nạn sửa điểm thi?

>> Chia sẻ file ghi chép nhật ký giao dịch hàng ngày cho Coin Trader
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác có biết là bài viết này rất hay đó. :D:D:D:D
Mình đang mong chờ ngày mà VN công khai chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin đây. :(:(
 
Blockchain giống như cuộc cách mạng cải cách ruộng đất. Tài sản của bạn do chính bạn giữ và quyết định. Tuy nhiên nếu nó đi vào cuộc sống thì cần có một khái niệm khác về quản lý nhà nước. Nhà nước sẽ có vai trò và vị trí nào trong mắt dân chúng đây. Một chặng đường dài như lý thuyết vè chủ nghĩa cộng sản, cần có quá quá quá nhiều quá độ có thể dẫn tới quá cố. Có niềm tin nhưng cần phải sống sót
 
Rất xin lỗi nhưng mình cảm thấy những gì bạn đang viết ảnh hưởng đến tư duy của nhiều ng ít hiểu biết đấy. Nếu như bạn học hết kinh tế vĩ mô thì chắc có lẽ bạn sẽ k bao giờ viết những bài tương tự như vậy. Ng Việt mình đã bị quá nhiều những kẻ lừa đảo mị dân rồi, nếu bạn là ng có ý tốt thì nên viết làm sao để mọi ng tham khảo thôi chứ đừng khẳng định như thể mình là nhà kinh tế vậy.
 
Còn quá ít người hiểu biết về blockchain nên biểu quyết chưa cao, đợi 5-7 năm nữa thì blockchain mới chiếm được lòng tin người dùng.
Suy cho cùng nó chỉ là công cụ thôi mà.
Công cụ của ai mới là vấn đề đáng bàn.
Đợi thiếu niên Việt nam thay thế các bô lão sử dụng blockchain cho cuộc sống dễ chịu hơn.
Ủng hộ các tư tưởng tiên tiến, ủng hộ blockchain
 
Rất xin lỗi nhưng mình cảm thấy những gì bạn đang viết ảnh hưởng đến tư duy của nhiều ng ít hiểu biết đấy. Nếu như bạn học hết kinh tế vĩ mô thì chắc có lẽ bạn sẽ k bao giờ viết những bài tương tự như vậy. Ng Việt mình đã bị quá nhiều những kẻ lừa đảo mị dân rồi, nếu bạn là ng có ý tốt thì nên viết làm sao để mọi ng tham khảo thôi chứ đừng khẳng định như thể mình là nhà kinh tế vậy.
Người không hiểu biết thì cứ để họ ném gạch
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái thứ mà mọi người cho là không thể thì dễ dàng có thể mà, cũng giống như mọi người mơ ước được nói chuyện điện thoại xuyên không gian như trước đây, mọi người cho là không thể, nhưng lại có thể. Giống như ao ước được bay như người trung Quốc (thể hiện nhiều trong phim kiếm hiệp) lại dễ dàng có máy bay để bay ở thời hiện đại. Tư duy từng thời đại con người 100 năm sẽ phát triển x2.5 lần ở thời đại tiếp theo. Vì thế dù có giữ cái tư duy cũ kỹ đó thì nên mềm mỏng.
 
Blockchain giống như cuộc cách mạng cải cách ruộng đất. Tài sản của bạn do chính bạn giữ và quyết định. Tuy nhiên nếu nó đi vào cuộc sống thì cần có một khái niệm khác về quản lý nhà nước. Nhà nước sẽ có vai trò và vị trí nào trong mắt dân chúng đây. Một chặng đường dài như lý thuyết vè chủ nghĩa cộng sản, cần có quá quá quá nhiều quá độ có thể dẫn tới quá cố. Có niềm tin nhưng cần phải sống sót
Em chỉ bàn tới 2 vấn đề: ngân hàng và blockchain, cái nào ưu việt hơn, đáng được người dân sử dụng hơn. Còn Nhà nước rồi cộng sản thế nào em ko quan tâm tới, vấn đề này cũng hơi nhạy cảm để đem ra bàn thảo :D
 
Rất xin lỗi nhưng mình cảm thấy những gì bạn đang viết ảnh hưởng đến tư duy của nhiều ng ít hiểu biết đấy. Nếu như bạn học hết kinh tế vĩ mô thì chắc có lẽ bạn sẽ k bao giờ viết những bài tương tự như vậy. Ng Việt mình đã bị quá nhiều những kẻ lừa đảo mị dân rồi, nếu bạn là ng có ý tốt thì nên viết làm sao để mọi ng tham khảo thôi chứ đừng khẳng định như thể mình là nhà kinh tế vậy.
1. Toàn bộ bài viết của em dựa trên sự thật, tất cả những giả định cũng dựa trên sự thật, nên không có lí do gì em không dám khẳng định cả. Hơn nữa đó là phong cách viết của em và em thích điều đó
2. Người ít hiểu biết lại càng phải đọc bài này để có thêm hiểu biết. Vậy là tốt cho họ đấy chứ
3. Em có hiểu biết về kinh tế vĩ mô, và nó đã giúp em khá nhiều để viết ra bài này
4. Nội dung trong bài thực ra khá đơn giản, không cần là nhà kinh tế học cũng có thể viết được.
 
Còn quá ít người hiểu biết về blockchain nên biểu quyết chưa cao, đợi 5-7 năm nữa thì blockchain mới chiếm được lòng tin người dùng.
Suy cho cùng nó chỉ là công cụ thôi mà.
Công cụ của ai mới là vấn đề đáng bàn.
Đợi thiếu niên Việt nam thay thế các bô lão sử dụng blockchain cho cuộc sống dễ chịu hơn.
Ủng hộ các tư tưởng tiên tiến, ủng hộ blockchain
Rất thích những tư tưởng tiến bộ hướng tới cái tối tân như của bác
Ít người hiểu biết ko phải vấn đề, vấn đề là công cụ đó có thực sự hiệu quả và thay thế được cái cũ hay không, còn người dùng sẽ tự nhiên chấp nhận cái tốt hơn thôi
 
chờ VN chấp nhận giao dịch Bitcoin thì biết tới chừng nào. Như thế giới họ dùng paypal, skrill, ... chẳng khác gì tiền thật (họ quản lý tk paypal cũng như tài khoản ngân hàng khi đòi hỏi tên thật, cmnd, hóa đơn xác nhân địa chỉ nhà) thì ở VN cách đây chừng 5, 7 năm còn chưa được cho phép. Sau đó thì một số ngân hàng cho phép nạp/rút paypal, skrill, ... Còn bây giờ? thời của start up, cộng đồng freelance ngồi nhà làm việc với thế giới bên ngoài thì paypal, skrill chẳng khác gì tk ngân hàng của họ. Chính sách quản lý thì vẫn đang thả nổi, mặc dù họ muốn tận thu lắm, cũng như lùa anh em freelance xếp hàng đóng BHXH, BHYT (không thì quy nó sắp vỡ rồi mắy bác ạ).
Vậy nên không việc gì phải chờ đợi chính sách, khi nào thế giới phổ biến thì chúng ta cứ xài. Vấn đề là do chúng ta chỉ là tôm tép, chứ không phải cá lớn kiếm đều đều vài chục ngàn / 1 tháng, không phải khuôn phép quá.
 
Vai trò của một ngân hàng ko chỉ đơn thuần là thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm,... Mình giả sử Blockchain hay Bitcoin làm đc hết nhé, vậy giờ thử hỏi: Ai là ng quy định lãi suất? Ai là nơi trung gian kết nối giữa ng đi vay và người cho vay? Ai sẽ giúp nhà nước truy thu thuế đây? Hình dung ra vệc mấy ông lãnh đạo mà biết sử dụng tiền ảo thì nước của sông Hoàng Hà cũng ko chứa đủ tiền để rửa:rolleyes:
 
Vai trò của một ngân hàng ko chỉ đơn thuần là thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm,... Mình giả sử Blockchain hay Bitcoin làm đc hết nhé, vậy giờ thử hỏi: Ai là ng quy định lãi suất? Ai là nơi trung gian kết nối giữa ng đi vay và người cho vay? Ai sẽ giúp nhà nước truy thu thuế đây? Hình dung ra vệc mấy ông lãnh đạo mà biết sử dụng tiền ảo thì nước của sông Hoàng Hà cũng ko chứa đủ tiền để rửa:rolleyes:
giả định hay lắm bác, 1 like cho bác :D
vấn đề là bác đang giả định 1 thứ ở hiện tại cho 1 kịch bản xảy ra ở tương lai. Nếu sau này blockchain thay thế hết ngân hàng, toàn bộ nền kinh tế sẽ đổi khác, nhu cầu về lãi suất, kết nối giữa người cho vay đi vay vẫn còn, nhưng cũng sẽ biến chuyển sang hình thức khác, không còn giống như kiểu bây giờ nữa. Mà biến chuyển kiểu gì thì không ai biết được.
Cách đây 15-20 năm, bác có nghĩ là mình có thể thanh toán đồ ăn, vé xem phim, hay chuyển tiền cho thằng bạn chỉ bằng vài lần quẹt trên smartphone như bây giờ không? :D
 
Blockchain là lời đáp trả của anh em công nghệ trong một nhà nước mà nhà nước chỉ có khả năng quản lý chứ không có khả năng kiểm soát.
Nhà nước có quyền nhưng không phải là cao nhất.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,487 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 66 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 412 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,100 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 170 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên