[Câu chuyện forex] Tôi là trader

[Câu chuyện forex] Tôi là trader

[Câu chuyện forex] Tôi là trader
Hình như:
Còn vài points nữa mới dính Sell limit thì phải.
Còn nếu sell được thì Trailling stop cũng đã hít.

Còn nếu hụt Sell limit > khéo táy máy lại Sell stop :D

Không biết chủ top thiết kế EA trailing stop kiểu gì, chứ tôi thấy TS theo số pip rất khó giữ lợi nhuận cao, cách hay nhất là TS theo đỉnh đáy từng con sóng, ngắn hạn thì theo sóng M5, muốn dài hơn thì H1.
 
Không biết chủ top thiết kế EA trailing stop kiểu gì, chứ tôi thấy TS theo số pip rất khó giữ lợi nhuận cao, cách hay nhất là TS theo đỉnh đáy từng con sóng, ngắn hạn thì theo sóng M5, muốn dài hơn thì H1.

Trông thị trường thì nảy sinh rất nhiều mưu kế, nhưng thực tế nó cứ lệch ..tí xíu.. Chuyện chỉ có zậy.

Mấy cái Sell stop, limit không hiểu thế nào. Chứ người nào mà lâu năm chút thường... không thấy dùng.

Tự tay bóp cò aaz za, cảm giác nó khác lắm:D
 
Tôi đang rảnh 1 chút trong lúc chờ testing mấy issues nên ngó qua chart. Vui vẻ thêm 1 cái nữa xem có kiếm được tô phở không.

smm.png


Khuyến cáo:

1.Đây chỉ là phân tích vui vẻ mà thôi, các bạn không nên áp dụng nếu không thấy hợp lý.

2. Đề phòng đây là giai đoạn điều chỉnh giá và chốt lời của thị trường, sau đó giá có khả năng đi lên tiếp. Mục tiêu thời điểm này chỉ là lướt scalping kiếm tô phở thôi.

3. Đây là phân tích để đánh scalping trong giai đoạn này, lệnh scalping nếu biến chuyển tốt có thể chuyển thành lệnh hold dài với sự kết hợp của trailing stop.
 
Cảm ơn bác Quang Vũ đã chia sẻ. Nhân tiện đây tôi cũng muốn nói tới các comment tiêu cực phía trên mang danh là " có phản biện thì mới có tiến bộ, giúp NDT mới có cái nhìn tỉnh táo " rằng nếu như các bạn đang cố gắng làm 1 việc quan trọng với bạn mà luôn có người bên cạnh nói rằng " mày ngu lắm, mày ko làm được đâu" thì tôi chắc bạn cũng ko thể làm được. Thay vì bới lông tìm những điều nhỏ nhặt thì hãy tán dương và chung tay giúp chủ Topic lưu ý những điều sai để bổ sung hoàn thiện mọi thứ hoàn hoản nhất.Tôi ấn tượng với chủ topic từ hồi các video BO. tìm cách liên hệ với bác vài câu qua Skype. Thú thực trong lòng rất muốn bạn chia sẻ kinh nghiệm nhưng không nghĩ là sẽ được nên tôi cũng ko hỏi. Vì tôi gặp nhiều người trên mạng và ngoài đời chỉ toàn nhăm nhe đòi tiền hoặc lợi ích nào đó. May mắn hnay lại đọc được chia sẻ chi tiết súc tích của bạn trên đây , giúp mình được rất nhiều. Hy vọng được ngồi cafe đàm đạo vs bạn về forex, BO.. ở HN. Cảm ơn bạn
 
tìm cách liên hệ với bác vài câu qua Skype. Thú thực trong lòng rất muốn bạn chia sẻ kinh nghiệm nhưng không nghĩ là sẽ được nên tôi cũng ko hỏi. Vì tôi gặp nhiều người trên mạng và ngoài đời chỉ toàn nhăm nhe đòi tiền hoặc lợi ích nào đó. May mắn hnay lại đọc được chia sẻ chi tiết súc tích của bạn trên đây , giúp mình được rất nhiều. Hy vọng được ngồi cafe đàm đạo vs bạn về forex, BO.. ở HN. Cảm ơn bạn

Chào bác, tôi vẫn thường xuyên trao đổi với một số anh em bạn bè trader trên skype, bác cứ PM nói chuyện thoải mái ạ. Tôi cũng ở Hà Nội nên khi nào có dịp rảnh rang bác cứ ới tôi cafe trà đá cho vui, thi thoảng tôi cũng có ngồi với một vài trader ở Hà Nội bác ạ.
 
Chào bác, tôi vẫn thường xuyên trao đổi với một số anh em bạn bè trader trên skype, bác cứ PM nói chuyện thoải mái ạ. Tôi cũng ở Hà Nội nên khi nào có dịp rảnh rang bác cứ ới tôi cafe trà đá cho vui, thi thoảng tôi cũng có ngồi với một vài trader ở Hà Nội bác ạ.
Ok bác. Thanks bác. hẹn sớm gặp
 
Bác cho e xin kênh youtube của bác với nhỉ.:)

Hi bạn, kênh youtube đó là của bên BO. Hồi trước viết bài bên mảng BO nên mình có làm mấy seri trade live để minh họa cho cách trade của mình. Hơi lệch chủ đề một chút khi đây là topic về Forex, tuy nhiên bạn đã hỏi thì mình cũng trả lời tại đây luôn vậy. Bạn có thể tham khảo tại đây:

https://www.youtube.com/channel/UCxA9QDQx-rogC_QBCZVKJEg
 
Hi bạn, kênh youtube đó là của bên BO. Hồi trước viết bài bên mảng BO nên mình có làm mấy seri trade live để minh họa cho cách trade của mình. Hơi lệch chủ đề một chút khi đây là topic về Forex, tuy nhiên bạn đã hỏi thì mình cũng trả lời tại đây luôn vậy. Bạn có thể tham khảo tại đây:

https://www.youtube.com/channel/UCxA9QDQx-rogC_QBCZVKJEg
Thank bác. Tuy nhiên e chỉ đam mê forex hơi tiếc vì ko có live minh hoạ về forex. E có đọc seri bài viết của bác cảm thấy rất hào hứng, thực sự muốn học hỏi cách bác phân tích và cách bác nhìn nhận về thị trường forex này. E cũng đang real tài khoản trên sàn ICmarket cũng đc 1 năm rồi. Tuy nhiên vẫn còn thua lỗ. Bác có thể bớt chút tgian chia sẻ về kiến thức nhìn nhận về nguyên nhân giá di chuyển đc ko ạ.
 
PHẦN 13: RISK:REWARD & MULTI-TIMEFRAME

Tôi nghe rất nhiều người nói rằng Forex là cuộc chơi của sự kiên nhẫn và chỉ cần tồn tại được trên thị trường đã là một sự thành công rồi. Bạn kiên nhẫn, bền bỉ để tồn tại được càng lâu trên thị trường thì bạn sẽ càng học tập và rèn luyện được kiến thức, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh trading. Khi thời gian đủ dài, nếu có căn cơ bạn sẽ trở thành một trader giỏi, và rồi thành công sẽ đến khi bạn sẵn sàng đón nhận nó. Tôi đồng ý một nửa với quan điểm này ở chỗ khi bạn tồn tại càng lâu trên thị trường, bạn sẽ học và phát triển được nhiều điều. Tuy nhiên, tôi không bao giờ chấp nhận việc đặt mục tiêu là tồn tại, dù trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình trading. Với tôi, từ khi bắt đầu đến hiện tại, và vĩnh viễn về sau này thì mục tiêu trading của tôi chỉ có một: Thắng lợi.

Trong hầu hết những tài liệu mà tôi đọc về trading, hoặc trong các nội dung chia sẻ, bình luận từ các cộng đồng và diễn đàn đều thấy nổi lên một quan điểm về tỉ lệ Risk:Reward(RR), con số tôi thấy được nhắc đến nhiều nhất là 1:1, đôi khi là 1:2 hay 1:3. Ở đâu đó tôi thậm chí từng thấy một vài lần người ta nói về tỉ lệ RR là 1:5, 1:10. Với cá nhân tôi, từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ chọn RR là 1:1. Tỉ lệ của tôi là 1:X, và X luôn bé hơn 1. Thật là điên rồ.

Tỉ lệ RR 1:1 nghe có vẻ rất hợp lý, những mức lớn hơn 1:1 nghe càng hấp dẫn hơn, tuy nhiên nếu tư duy sâu kỹ hơn thì có thể bạn sẽ thấy nó không hay như bạn tưởng. Khi bạn đã ghim trong tâm trí rằng tối thiểu RR phải là 1:1 thì mới xứng đáng để bạn ra quyết định đầu tư, bạn đã rơi vào một cái bẫy tâm lý. Cái bẫy của sự hy vọng, của mong muốn được đền đáp xứng đáng với rủi ro bạn đã bỏ ra, để rồi rất nhiều khi bạn phải ngậm ngùi cay đắng khi nhìn lệnh của mình chuyển từ thắng thành thua, lợi nhuận ít ỏi đang có dần tiêu biến và kết thúc bằng một lệnh thua lỗ. Vô thức lẫn ý thức của bạn đều khó chấp nhận việc đóng lệnh khi chưa đạt được mức lợi nhuận mong muốn. RR 1:1 lúc này thật sự đang giúp bạn hay làm điều ngược lại? Bạn hậm hực, bạn ức chế, bạn bực bội… và đọng lại cuối cùng trong bạn là một câu cảm thán quen thuộc: Lẽ ra!

Tôi không bao giờ chọn RR lớn hơn 1:1, chính xác thì tôi không định rõ một mức Reward cụ thể nào cho lệnh của tôi. Có lẽ các bạn còn nhớ trong các phần trước, tôi đã nói rằng tôi chấp nhận rủi ro 100% cho lệnh mà tôi đánh và lợi nhuận là thứ tôi thả nổi. Thực tế tôi làm đúng như vậy. Sau khi vào một lệnh, tôi sẽ tiếp tục quan sát diễn biến của thị trường để quyết định sẽ chốt lời ở đâu. Nếu may mắn, thị trường phát triển theo đúng hướng có lợi thì tôi cứ duy trì trailing stop để linh hoạt lợi nhuận. Đối với việc cắt lỗ thì đã có SL xử lý rồi. Tôi cảm thấy hài lòng với bất kỳ mức lợi nhuận nào trong khoảng 30% đến 90% và sẵn sàng cắt lệnh tại đây nếu diễn biến của thị trường có tín hiệu của sự do dự và giằng co. Forex hoạt động 24/5, bởi vậy ở nơi đây không có gì nhiều bằng cơ hội, tôi chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu tiếp theo mà thôi.

market.jpg


Tôi có thể khẳng định với bạn một điều này: Không cần biết phong cách và chiến lược giao dịch của bạn là gì, nếu bạn không thể, không biết, hoặc không thực hiện việc quan sát thị trường ở đa khung thời gian, thì bạn sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng.

Hãy quan sát bức ảnh trên, bạn có thể nhìn thấy một góc của thành phố với tầm nhìn từ trên cao khá bao quát. Bạn thấy những ngôi nhà, những con phố, hàng cây, những hồ nước, công viên xanh và những tuyến đường huyết mạch, nó giống như khi bạn quan sát thị trường ở những khung thời gian lớn vậy. Tuy nhiên ở góc nhìn tổng quan này bạn sẽ khó lòng nhận biết được những hoạt động nhỏ đang diễn ra trong thành phố. Trong từng ngôi nhà, từng góc phố, công viên… những hoạt động đang diễn ra tại đây hoàn toàn không thể quan sát được. Bạn chỉ có thể thấy khi zoom góc nhìn vào chi tiết hơn.

Nếu như quan sát những khung thời gian lớn cho bạn thấy được cấu trúc tổng quan của thị trường, những khả năng và xu hướng phát triển vĩ mô thì khung thời gian nhỏ sẽ cho bạn cái nhìn những vận động tức thời, những diễn biến thay đổi và phát triển cập nhật liên tục trong một xu hướng ngắn và nhanh, cung cấp cho bạn những thông tin và tín hiệu kịp thời hỗ trợ cho việc xử lý, ra quyết định tối ưu nhất cho lệnh giao dịch của bạn. Quan sát thị trường ở đa khung thời gian sẽ giúp bạn có được phản ứng nhanh nhạy và phát hiện được những điểm nguy hại cũng như tìm thêm được cho mình nhiều tín hiệu giao dịch tốt hơn.

Tôi luôn quan sát tất cả các khung thời gian từ M1 đến H4, đôi khi là cả D1 rồi sau đó kết hợp với Price Action để tìm kiếm tín hiệu vào lệnh. Trong một ngày bình thường tôi có thể scalping từ khoảng 10 đến 30 lệnh, tùy thuộc vào diễn biến nhanh hay chậm và tôi có bao nhiêu thời gian dành cho trading. Trong 5 tháng liên tiếp vừa qua, tôi chưa có tháng nào bị thua lỗ và luôn đạt được mức lợi nhuận tốt, ổn định.

Tôi không dám đưa ra lời khuyên nào về việc quản lý vốn và lựa chọn tỷ lệ R:R, cái đó phụ thuộc vào phong cách và chiến lược, mục tiêu của mỗi người. Tuy nhiên, tôi thực lòng có một lời khuyên chân thành rằng các bạn hãy tập luyện quan sát thị trường ở đa khung thời gian, đặc biệt là những khung thời gian nhỏ. Với kinh nghiệm của cá nhân tôi, quan sát đa khung thời gian cùng với việc sử dụng Price Action là một sự kết hợp tuyệt vời.

Chúc các bạn một kỳ nghỉ cuối tuần vui khỏe!
 
"Với cá nhân tôi, từ trước đến giờ tôi chưa bao giờchọn RR là 1:1. Tỉ lệ của tôi là 1:X, và X luônbé hơn 1"
Tôi đang lờ mờ nhận ra cách đánh này có vẻ hợp lý sau hơn chục lần cháy, nản quá nghỉ khỏe mấy tháng liền, giờ mới bắt đầu lại. Dù chỉ chơi lại 1 tuần bằng pp này, nhg tôi đã đạt lợi nhuận 20%.
Và thấy đánh cũng dễ thắng, tôi chỉ canh ăn chừng 10pip nên cũng dễ tp, khi nào tt chạy liền một mạch mà ko hồi như dự đoán thì sl 20pip.
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm.
 
Cám ơn bác @Quang Vũ. đọc loạt bài viết của bác đã giúp mình thay đổi cách nhìn nhận vấn đề nhiều hơn.
 
PHẦN 14: PRICE ACTION - UNTOLD STORY

Ở thời điểm hiện tại, nếu muốn tìm các nguồn tài liệu về Price Action thì chỉ cần mười phút search Google sẽ ra cả tá tài liệu đủ cho bạn nghiên cứu trong một năm cũng không hết. Ngoài các dạng tài liệu được chia sẻ online, bạn cũng có thể tìm đọc các cuốn sách chuyên đề về Price Action được viết bởi các chuyên gia. Về cơ bản, có thể nói là việc tìm kiếm các nguồn tài liệu hiện nay là một việc vô cùng dễ dàng. Sau một thời gian dài nghiên cứu về phương pháp này, bạn sẽ thấy nổi lên rất rõ trong hầu hết tất cả các loại tài liệu mà bạn đọc đó là câu chuyện về các mô hình nến. Chẳng biết từ khi nào mà cứ mỗi khi nói về Price Action là tôi lại thấy người ta nói về các mô hình nến. Cá nhân tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về Price Action, đến cuối cùng tôi đưa ra một lựa chọn của riêng mình: Tôi không dùng bất cứ mô hình nến nào cả. Tôi không sử dụng Price Action theo bất cứ một cách thức nào giống như các tài liệu viết về Price Action mà tôi đã đọc.

Cách thức sử dụng Price Action của tôi là sự kết hợp của các thành tố sau đây:

  1. Phân tích biểu đồ ở đa khung thời gian
  2. Xác định trend
  3. Xác định các vùng nhạy cảm(các mức kháng cự, hỗ trợ)
  4. Sử dụng chỉ báo Bollinger Bands
  5. Tìm tập hợp các nến xác nhận tín hiệu
  6. Xây dựng kịch bản trade


Tôi không áp dụng Price Action với những trường hợp thị trường có tin, cận giờ giao phiên, thị trường sideway nén giá và thị trường nhiễu khó xác định xu hướng.

1.Phân tích biểu đồ ở đa khung thời gian

H1 & H4: Phân tích thị trườn dài hạn, xác định cấu trúc tổng quan thị trường, soi chiếu với phân tích cơ bản để đánh giá tính ổn định

M15 & M30: Phân tích thị trường trung hạn, các vùng giá nhạy cảm( kháng cự/hỗ trợ) được chú ý và theo sát tại đây

M1 & M5: Phân tích thị trường ngắn hạn, những diễn biến tức thời, cách mà giá được khớp, tốc độ khớp giá, cách giá phản ứng tại các mốc quan trọng

2.Xác định trend

Lý thuyết về trend và cách thức để xác định một trend là điều có lẽ trader nào cũng thạo rồi nên tôi không cần nói về nó nữa. Lưu ý nhỏ là tôi có sử dụng Fibonacci Retracement để tìm kiếm các vùng nhạy cảm( kháng cự/hỗ trợ) tiềm năng.

3.Xác định các vùng nhạy cảm(các mức kháng cự, hỗ trợ)

Lý thuyết và cách thức xác định các vùng nhạy cảm(hỗ trợ/ kháng cự) này cũng là điều cơ bản mà các trader đã thành thạo nên tôi cũng ko cần nói chi tiết.

4.Sử dụng chỉ báo Bollinger Bands

Ở thị trường diễn biến chậm, khung thời gian lớn H1 H4: Period = 42, Deviations = 2
Ở thị trường diễn biến trung bình M15 M30: Period = 30, Deviations = 2
Ở thị trường diễn biến nhanh M1 M5: Period = 28, Deviations = 2.5

UpperBand: Sử dụng như đường kháng cự động, tuy nhiên nếu giá liên tục mở cửa và đóng cửa nằm trên UpperBand, nó sẽ là đường hỗ trợ động cho một tín hiệu trend tăng

LowerBand: Sử dụng như đường hỗ trợ động, tuy nhiên nếu giá liên tục mở cửa và đóng cửa nằm dưới LowerBand, nó sẽ là đường kháng cự động cho một tín hiệu trend giảm

MA: Sử dụng như đường kháng cự động trong trend giảm, và như đường support động trong trend tăng

5.Tìm tập hợp các nến xác nhận tín hiệu


Thay vì sử dụng các mẫu hình nến tăng giá, giảm giá, tiếp diễn thông thường được đề cập trong các tài liệu, tôi lại sử dụng các hình nến đơn rời rạc. Tôi chỉ tìm kiếm hai loại tín hiệu: Tăng giá & giảm giá. Các tín hiệu khác đối với tôi là không rõ ràng và tôi sẽ không giao dịch cho đến khi tìm được tín hiệu tốt.

6.Xây dựng kịch bản trade

Sau khi phân tích tổng quan thị trường để nắm bắt cấu trúc, phân tích vi mô để nắm bắt những diễn biến tức thời và xu hướng ngắn hạn, sử dụng bollinger bands và các mức nhạy cảm để xác định phản ứng giá tại các vùng này, tìm kiếm các hình nến xác nhận tín hiệu, bước cuối cùng tôi sẽ xây dựng kịch bản trade.

Kịch bản trade của tôi được xây dựng như sau:

  • Xác định loại lệnh sẽ vào: Buy or Sell

  • Xác định điểm vào lệnh: Nếu tín hiệu tốt tôi có thể vào ngay lệnh market maker, nếu tín hiệu chưa đủ tôi có thể đặt lệnh Limit. Tôi không bao giờ sử dụng loại lệnh Stop.

  • Xác định điểm cắt lỗ: Thông thường là 10 pips đến 20 pips, phụ thuộc vào quản lý vốn và khối lượng giao dịch. Sau khi đã xác định thì không bao giờ thay đổi.

  • Xác định điểm chốt lời(TP): Tôi thường đặt TP từ 50 pips đến 100 pips trở lên, tùy từng ngữ cảnh. Mục đích đặt TP để săn flash crash chứ không phải để chốt lời.

  • Xác định các điểm Trailing Stop: Tôi sẽ chọn ra một tập hợp các vùng giá mục tiêu, khi giá di chuyển đến các vùng giá mục tiêu này tôi sẽ tiến hành trailing stop cách giá hiện tại 1 khoảng từ 5 đến 10 pips tùy theo tốc độ và diễn biến của thị trường. Đôi khi tôi cũng sử dụng các vùng giá nhạy cảm để làm căn cứ trailing stop. Tuy nhiên, với mục tiêu là kiếm lợi nhuận, tôi luôn cảm thấy hài lòng với mức lợi nhuận dù là nhỏ với R:R từ 1:0.3 đến 1:0.9 nên sẽ sẵn sàng cắt lệnh tại đây nếu cảm thấy tín hiệu hỗ trợ cho lệnh không còn mạnh nữa.

Kết hợp của các thành tố trên, bây giờ chúng ta thử áp dụng vào một ví dụ cụ thể xem sao.

Ví dụ: Phân tích và lệnh đánh cho thời điểm khoảng 4:30 PM ngày 25/01/2018, cặp EUR/USD.

Chart H4
h4.png


Chart H1
h4.png


Chart M30
M30.png



Chart M15

M15.png



Chart M5
M5.png


Chart M1
M1.png




Tiếp tục đảo qua lại nhiều lần giữa các khung thời gian để quan sát các tín hiệu. Trong ví dụ này, tại thời điểm này, lấy M15 làm tham chiếu, tôi tạm thời đưa ra một kịch bản trade scalping như sau:

Trade.png



Đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài viết. Kết quả của ví dụ này có thể thắng hoặc thua, tôi không thể chắc chắn được kết quả sẽ là gì. Thứ tôi có thể bảo đảm chắc chắn đó là cắt lỗ 10 pips. Trong trường hợp ví dụ này kết thúc là lệnh thua lỗ, tôi sẽ tiếp tục chờ đợi tín hiệu cho lệnh tiếp theo.

Bởi vì Price Action là một phương pháp giao dịch theo cá nhân tôi đánh giá là vô cùng khó, nên thật khó để nói về nó ngắn ngủi trong một vài bài viết mà cần một thời gian dài để phân tích và đánh giá. Nội dung bài viết này không đủ khả năng để nói nhiều và chi tiết, chỉ có thể xem nó như một ví dụ minh họa mà thôi.

Sau bài viết này có thể tôi sẽ có thêm một số ví dụ khác, cụ thể sẽ được cập nhật theo thời gian thực để mọi người cùng tham khảo đánh giá.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Chúc đội tuyển U23 của chúng ta chiến thắng và giành cup vô địch!

PS:
1. Trong thực tế, tôi có lập trình một tập hợp các script auto và các công cụ hỗ trợ cho việc theo dõi các mức giá và xác định các hình nến, thời gian. Việc trade thực tế có nhiều phân tích và thao tác phức tạp hơn so với ví dụ trong bài này.

2. Bài viết trong lúc khá bận rộn khó tránh khỏi các lỗi và sai sót, mong các bạn bỏ qua và góp ý nếu phát hiện các lỗi trong bài. Cảm ơn!
 

Đính kèm

  • H1.png
    H1.png
    96.9 KB · Xem: 8
  • M15.png
    M15.png
    75.8 KB · Xem: 6
  • M15.png
    M15.png
    75.8 KB · Xem: 8
Chỉnh sửa lần cuối:
tới phần 14 này hình như hết hấp dẫn, bằng chứng là ko ai comment lại, ko như mong đợi, theo ý mình thì phần này bạn nói là price action, thì mình ko có cảm thấy nó là price action, mà có cảm giác là chỉ dùng BB thôi, còn xác định những vùng hỗ trợ kháng cự cũng ko chính xác lắm, chỉ cảm giác là đặt lệnh limit, đợi giá lên hoặc xuống tới đó rồi quay đầu thôi, thấy hên xui nhiều hơn phân tích, hy vọng phần sau sẽ hấp dẫn hơn, nói sâu hơn vào Price Action hơn.
 
Điều huyền bí nhất của những người chơi forex-trader là ai cũng tưởng mình nắm bí quyết, nhưng khi nói ra..y chang suy nghĩ mọi người.

Điều kỳ diệu nhất về forex là khi ta nói, ta nghĩ, ta demo, market nó sẽ chạy Y chang, còn đến khi Real thì khác 1 trời 1 vực.

Tại sao???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Điều huyền bí nhất của những người chơi forex-trader là ai cũng tưởng mình nắm bí quyết, nhưng khi nói ra..y chang suy nghĩ mọi người.

Điều kỳ diệu nhất về forex là khi ta nói, ta nghĩ, ta demo, market nó sẽ chạy Y chang, còn đến khi Real thì khác 1 trời 1 vực.

Tại sao???
mình thích văn phong và các diễn đạt mức độ đầu tư cho câu chữ của ban này còn phần nội dung đọc nghe quen đúng ko vì ai tham gia forex đều sẽ trải qua những giai đoạn như chủ thớt nhưng có duy trì và vượt lên dc ko mới la vấn đề cần thời gian tính bằng năm đó hãy chờ xem.........???
 
Điều huyền bí nhất của những người chơi forex-trader là ai cũng tưởng mình nắm bí quyết, nhưng khi nói ra..y chang suy nghĩ mọi người.

Điều kỳ diệu nhất về forex là khi ta nói, ta nghĩ, ta demo, market nó sẽ chạy Y chang, còn đến khi Real thì khác 1 trời 1 vực.

Tại sao???
Em rất hay đọc cmt của bác và thấy rất thấm, thực ra mấy bài chia sẻ thế này em thấy đọc cho vui thôi. Cứ live thử là biết, cứ để cho market nó đập cho tối tăm mặt mũi mới khá dc. Cảm nhận cái sự điên cuồng của bản thân khi nhìn giá chạy thì ko học dc từ người khác đc. Ko biết em nói thế có đúng ko :D
 
Em rất hay đọc cmt của bác và thấy rất thấm, thực ra mấy bài chia sẻ thế này em thấy đọc cho vui thôi. Cứ live thử là biết, cứ để cho market nó đập cho tối tăm mặt mũi mới khá dc. Cảm nhận cái sự điên cuồng của bản thân khi nhìn giá chạy thì ko học dc từ người khác đc. Ko biết em nói thế có đúng ko :D
Bạn nói quá chuẩn luôn. Cái gì nó cũng phải thực tế mới tồn tại được.
Trình độ của chủ top nói chung khó mà cho cao hơn 3/10 được.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,752 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên