Câu chuyện về những bệnh nhân trầm cảm và lối mòn của những trader

Câu chuyện về những bệnh nhân trầm cảm và lối mòn của những trader

Câu chuyện về những bệnh nhân trầm cảm và lối mòn của những trader

Trịnh Anh

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
199
1,941
Có anh em nào hoang mang khi nghe cái title tôi đặt?! Trading nhiều quá là bị trầm cảm à, sao ghê vậy!

Xin nói luôn, bài viết chỉ ra điểm chung giữa những người bị trầm cảm và sự tư duy theo lối mòn của những trader thất bại, chứ không phải ám chỉ trading sẽ bị trầm cảm, mặc dù nguy cơ này cũng có. :D

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG BỆNH NHÂN TRẦM CẢM


Ở nước ta, bệnh trầm cảm chưa được nói đến nhiều như ở nước ngoài, nhưng nhờ internet thì chúng ta cũng có những hiểu biết về nó, đại khái đó là những sự suy nhược tâm thần kéo dài do sự thất vọng về cuộc sống cá nhân.

cau-chuyen-ve-nhung-benh-nhan-tram-cam-va-loi-mon-cua-nhung-trader-traderviet3.png

Khi bác sĩ khám cho những bệnh nhân này đa phần sẽ chỉ dừng lại ở việc cung cấp những loại thuốc an thần giúp họ ngủ được tốt hơn nhưng cách điều trị này chỉ dừng ở bề mặt. Rất ít người đi sâu đến tận gốc rễ phát sinh bệnh trầm cảm của từng bệnh nhân và xử lý nó vì cơ bản là rất tốn thời gian, nhưng đây lại là cách duy nhất để giải quyết dứt điểm vấn đề.

Thay vì phát hàng loạt các loại thuốc và dặn bệnh nhân tái khám, cả hai nên đặt và trả lời những câu hỏi như:
  • Bạn có đi ngủ muộn không? Có ngủ đủ không?
  • Tương tác xã hội của bạn như thế nào?
  • Bạn có tập thể dục thường xuyên?
  • Bạn có thích công việc hiện tại?
  • Bạn có những đóng góp và cảm thấy mình hữu ích không?
  • Cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc không?
Với những bệnh nhân trầm cảm thì câu trả lời đều là không! Mọi người đều biết đây là những nguyên nhân phát sinh vấn đề nhưng cơ bản à nó rất phức tạp để xử lý và tốn nhiều thời gian. Do đó, tất cả lại hy vọng sai lầm rằng những viên thuốc sẽ giải quyết những vấn đề cho họ.

LỐI MÒN CỦA NHỮNG TRADER


Trở lại vấn đề chính, vấn đề của chúng ta. Rất rất nhiều những trader đều cho rằng thất bại của họ có xuất phát điểm là những chiến lược giao dịch, những công cụ mà họ sử dụng. Và do đó, họ đi tìm những “viên thuốc”. Họ liên tục thử những chiến lược mới, những khóa học mới, những chỉ báo mới…nhưng chắc mọi người cũng đã hiểu rằng điều này là sai lầm.

Trên thực tế những vấn đề này chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự thành công của mỗi người. Thay vì chán nản nhảy từ hết cái này sang cái khác, mỗi người nên đặt ra các câu hỏi và trả lời nó:
  • Bạn có phá vỡ các qui tắc hay không?
  • Bạn có giao dịch kiểu phục thù không?
  • Bạn có gồng lỗ không?
  • Bạn có chốt lời quá sớm không?
  • Bạn có đuổi theo những cú trade hay không?
  • Có phải bạn không nhất quán trong quản lý rủi ro?
Và cũng giống như những bệnh nhân trầm cảm, câu trả lời là có! Bạn thấy đấy, đây mới là vấn đề thực sự của chúng ta, thay vì liên tục ném thời gian, tiền bạc của mình vào những công cụ mới, hãy sửa vấn đề từ gốc.

cau-chuyen-ve-nhung-benh-nhan-tram-cam-va-loi-mon-cua-nhung-trader-traderviet.png

cau-chuyen-ve-nhung-benh-nhan-tram-cam-va-loi-mon-cua-nhung-trader-traderviet2.png
Đến đây thì anh em hiểu ý mình rồi nhé, giao dịch không bị trầm cảm mà chúng ta chỉ có những vấn đề giống họ (những người trầm cảm) cần phải xử lý mà thôi.

Chúc anh em giao dịch an toàn!

>> Hướng dẫn giao dịch không vất vả - Cách tìm ra những trade tốt nhất trong tuần
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
bác có nghiên cứu gì về bệnh trầm cảm không. em thấy sự so sánh khập khiễng mang nhiều ý kiến chủ quan
 
Xưa vẫn nghĩ là chốt lời sớm là sẽ dẫn đến thua lỗ, tỉ lệ chốt lãi / cắt lỗ thấp sẽ lỗ, có một yếu tố có thể kể ra đóng góp vào việc này là phí giao dịch, spread. Hay ai đó gồng đến cháy tài khoản, nhưng nếu giao dịch 1-2% gồng lỗ, chốt sớm thôi thì có sao đâu nhỉ.Về phí nó chiếm một phần không quá lớn trừ khi bạn chốt sớm quá mức, nếu chốt sớm ở 1 mức nào đó mà so với phí vẫn đáng kểt, bỏ qua tác động của cái này sẽ thấy:
  • Chốt lời sớm sẽ đỡ bị tâm lý gồng, newbie non gan sẽ dễ theo.
  • Chốt lời sớm thì tỉ lệ thắng cũng tăng theo, chốt lời xa sẽ thấy giữa đường chưa đến đích thì giá lại quay trở lại stoploss cũng nhiều.
  • Vì sau rr 1:3 lại là tối ưu ???
Ai có thể trả lời cho mình không.
 
bác có nghiên cứu gì về bệnh trầm cảm không. em thấy sự so sánh khập khiễng mang nhiều ý kiến chủ quan
Tự do ngôn luận đi bác, bác thấy nó không đúng thì cứ phản bác.
Mình chỉ đọc qua về bệnh này và thấy những vấn đề như vậy, thấy có điểm chung nên đem ra so sánh.
 
Xưa vẫn nghĩ là chốt lời sớm là sẽ dẫn đến thua lỗ, tỉ lệ chốt lãi / cắt lỗ thấp sẽ lỗ, có một yếu tố có thể kể ra đóng góp vào việc này là phí giao dịch, spread. Hay ai đó gồng đến cháy tài khoản, nhưng nếu giao dịch 1-2% gồng lỗ, chốt sớm thôi thì có sao đâu nhỉ.Về phí nó chiếm một phần không quá lớn trừ khi bạn chốt sớm quá mức, nếu chốt sớm ở 1 mức nào đó mà so với phí vẫn đáng kểt, bỏ qua tác động của cái này sẽ thấy:
  • Chốt lời sớm sẽ đỡ bị tâm lý gồng, newbie non gan sẽ dễ theo.
  • Chốt lời sớm thì tỉ lệ thắng cũng tăng theo, chốt lời xa sẽ thấy giữa đường chưa đến đích thì giá lại quay trở lại stoploss cũng nhiều.
  • Vì sau rr 1:3 lại là tối ưu ???
Ai có thể trả lời cho mình không.
Ý kiến cá nhân:
bác rủi ro như vậy là đúng, nhưng có thể đã bị tỷ lệ rủi ro thấp đánh lừa. Ví dụ, hệ thống (đã được test) và cho ra x winrate, tỷ lệ y RR, nếu bác thay đổi nó mà chưa biết mức thay đổi này sẽ tác động ra sao thì trong ngắn hạn sẽ không thấy vấn đề (vì giao dịch nhỏ, tk chịu được) nhưng trong dài hạn nó sẽ bào tk của bác dần dần.
 
bác có nghiên cứu gì về bệnh trầm cảm không. em thấy sự so sánh khập khiễng mang nhiều ý kiến chủ quan
Mình nghĩ so sánh của bác ấy không khập khiễng.
Mình cũng từng trầm cảm trong thời gian rất dài, cuộc sống khó khăn vô cùng.
Mình thấy bản chất để vượt qua trầm cảm là yêu đời, yêu người, nhìn vào cái tốt của mọi chuyện. Nhưng các bạn trầm cảm lại thường có suy nghĩ khá "xấu" về mọi chuyện và thành nô lệ cho cảm xúc xấu, ghét đời, ghét người. Có thể nhiều bạn không biết hoặc không thèm biết, nhưng nhìn chung là biết mà không vượt qua đc.
Nên về bản chất mình thấy giống nhau, là biết nguyên nhân từ chính cái tâm của mình, từ bản thân mình, nhưng không muốn bắt đầu sửa từ cái đó mà muốn tìm thuốc hay thầy giỏi, hay là chén thánh.
 
Mình nghĩ so sánh của bác ấy không khập khiễng.
Mình cũng từng trầm cảm trong thời gian rất dài, cuộc sống khó khăn vô cùng.
Mình thấy bản chất để vượt qua trầm cảm là yêu đời, yêu người, nhìn vào cái tốt của mọi chuyện. Nhưng các bạn trầm cảm lại thường có suy nghĩ khá "xấu" về mọi chuyện và thành nô lệ cho cảm xúc xấu, ghét đời, ghét người. Có thể nhiều bạn không biết hoặc không thèm biết, nhưng nhìn chung là biết mà không vượt qua đc.
Nên về bản chất mình thấy giống nhau, là biết nguyên nhân từ chính cái tâm của mình, từ bản thân mình, nhưng không muốn bắt đầu sửa từ cái đó mà muốn tìm thuốc hay thầy giỏi, hay là chén thánh.
Mình đồng ý với bạn , cái quan trọng là "nhìn vào cái tốt của mọi chuyện" . Đơn giản cho đời thanh thản.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,568 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 215 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,129 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên