Câu hỏi về bí ẩn của thị trường forex

Câu hỏi về bí ẩn của thị trường forex

Câu hỏi về bí ẩn của thị trường forex

ForexGà

Active Member
348
2,114
Bên Forex đầu tư thông minh có câu hỏi này hay hay, Gà copy về mời anh chị vào cho đáp án cho bạn ấy.
============​
E mới tìm hiểu về forex nên có nhiều cái chưa hiểu rõ, nhờ anh chị giải đáp ạ

Theo e được biết giá lên xuống là do số lượng người mua và bán. Nếu bên bán lớn hơn bên mua thì giá giảm và ngược lại thì giá tăng?

Ví dụ có 100 người chơi 51 người Buy và 49 người Sell thì giá tăng. Số đông luôn thắng, vậy sao lại chỉ có 5% người thắng trên thị trường này ạ? Đáng lẽ tỉ lệ thắng phải cao hơn tỉ lệ thua chứ?

E hỏi có gì chưa đúng mong anh chỉ giải thích giúp e!!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Vì mặc dù có 50 ng mua và 50 ng bán nhưng chỉ có 1 người đặt lệnh với khối lượng áp đảo 99 ng còn lại. 49 ng may mắn theo ng đó sẽ thắng, 50 ng còn lại sml. Nhưng rồi cái ng duy nhất ấy đổi phe và thịt nốt 49 ng còn đang say men chiến thắng kia. Thế là chỉ có 1 ng thắng...
 
sự dịch chuyển của thị trường do người buy bị động và người sell bị động. các khoảng trống bị lấp đầy. nên tỉ lệ như bác nói ko đúng. ngoài ra còn phải liên quan tới lệnh buy market và sell market. tức là những người tham gia vào lệnh bất chấp.
 
Xin dùng 1 trích đoạn trong cuốn sách Martin Pring On Price Pattern để giải thích cho câu hỏi của bạn này.


Khi một xu hướng đang diễn ra, điều đó có nghĩa là người mua hoặc người bán đang kiểm soát. Trong một xu hướng tăng, đó là người mua, và trong một xu hướng giảm, đó là người bán.Tôi thường nghe mọi người trả lời câu hỏi, “Tại sao lại như vậy và giá cứ thế tăng lên?” với câu trả lời ngắn gọn là: “Vì có nhiều người mua hơn người bán!” Nói đúng ra, điều này không hề đúng, vì mọi giao dịch đều phải cân bằng với nhau. Nếu tôi bán 1.000 cổ phiếu, phải có một hoặc nhiều người mua sẵn sàng mua 1.000 cổ phiếu đó. Không bao giờ có thể có nhiều hơn, và không bao giờ có thể có ít hơn.
Những gì làm giá di chuyển là sự nhiệt tình của người mua so với người bán.Nếu người mua có động lực hơn, họ sẽ trả giá cao hơn. Mặt khác, nếu người bán có nhiều động lực hơn, thì những người mua thông thái sẽ chờ đợi người bán giảm giá, và giá sẽ giảm.
 
sự dịch chuyển của thị trường do người buy bị động và người sell bị động. các khoảng trống bị lấp đầy. nên tỉ lệ như bác nói ko đúng. ngoài ra còn phải liên quan tới lệnh buy market và sell market. tức là những người tham gia vào lệnh bất chấp.
Vấn đề bạn nói nó chi tiết và rõ ràng hơn thôi, còn nói chung vẫn là hành động mua và bán.
 
Theo mình thì cái con số 95% với 5% là chỉ những trader cá nhân nhỏ lẻ chưa kể những tổ chức với vốn lớn và khối lượng giao dịch lớn chứ cái suy luận của ông kia là ông ý chưa logic rồi.
 
Xin dùng 1 trích đoạn trong cuốn sách Martin Pring On Price Pattern để giải thích cho câu hỏi của bạn này.


Khi một xu hướng đang diễn ra, điều đó có nghĩa là người mua hoặc người bán đang kiểm soát. Trong một xu hướng tăng, đó là người mua, và trong một xu hướng giảm, đó là người bán.Tôi thường nghe mọi người trả lời câu hỏi, “Tại sao lại như vậy và giá cứ thế tăng lên?” với câu trả lời ngắn gọn là: “Vì có nhiều người mua hơn người bán!” Nói đúng ra, điều này không hề đúng, vì mọi giao dịch đều phải cân bằng với nhau. Nếu tôi bán 1.000 cổ phiếu, phải có một hoặc nhiều người mua sẵn sàng mua 1.000 cổ phiếu đó. Không bao giờ có thể có nhiều hơn, và không bao giờ có thể có ít hơn.
Những gì làm giá di chuyển là sự nhiệt tình của người mua so với người bán.Nếu người mua có động lực hơn, họ sẽ trả giá cao hơn. Mặt khác, nếu người bán có nhiều động lực hơn, thì những người mua thông thái sẽ chờ đợi người bán giảm giá, và giá sẽ giảm.
Trong quyển Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống, Tiến sỹ Alexander Elder cũng nói y như vậy. Mua và bán lúc nào cũng cân nhau nhưng khác nhau ở chỗ phe nào sẵn sàng đẩy giá tiếp
 
- 100 người tham gia thị trường với số lượng tiền khác nhau.
- giả sử số tiền mỗi người tham gia bằng nhau, cái cách đặt câu hỏi 49-53 và số đông luôn thắng cho thấy người hỏi giả sử là cả 2 bên dàn trận đánh nhau một trận sống chết như chiến trường cổ đại, quân anh nào chiếm ưu thế thì thắng.
- Nhưng bạn vẫn có thể lỗ chổng vó ngay cả khi bạn đứng về phía chiến thắng... lêu lêu :p
51 vs 49 không phải ở cùng một mức giá, mà là trong một thị trường dao động lên xuống. Bạn đứng về phe mua nhưng mua ở một mức giá quá đắt, bạn lỗ.
- Cái từ "thắng" ở đây phải được hiểu là sau cùng, mức giá sẽ cao hơn mức giá đầu tiên (cái sự thắng của bên mua) chứ không phải cái "thắng" của tất cả số người đứng về bên mua. Cũng như quân đội của bạn "thắng" trận chứ không phải là tất cả những người lính của bạn đều trở về lành lặn.
- 49-51 về cơ bản là sai vì nó luôn luôn là 50-50, 49-51 thì sẽ có ít nhất 2 người không thực hiện được giao dịch. Nếu vậy thì là 49 người muốn bán và 51 người muốn mua.
- Tỷ lệ 95% là một tỷ lệ động. Những người chuyển từ giai đoạn lỗ - hòa vốn - sang giai đoạn có lợi nhuận và ngược lại, những người mới tham gia, những người từ bỏ, những người ở mãi một trạng thái lời hoặc lỗ.
 
Còn tùy khối lượng giao dịch, nếu có 5% thắng thì 5% đó nắm đến 95% khối lượng giao dịch. zero sum nên 95% mất tiền cho 5% :D
 
Đây là một đề tài rất hay. Nếu có thời gian bạn hảy thử đọc report: Commitments of Traders (COT) trên trang web
https://www.cftc.gov/MarketReports/CommitmentsofTraders/index.htm
Đây là trang của ủy ban giám sát hợp đồng hàng hóa tương lai Mỹ ( trong đó có cả tiền tệ) thì sẽ thấy các traders được phân ra làm 3 loại: Professional ( đối với tiền tệ đó là các ngân hàng và tổ chức tài chính) , commercial ( các quỹ đầu cơ) và non-commercial ( dạng traders như chúng ta) Nhìn qua tương quan lực lượng cũng thấy chúng ta đang chiến đấu với ai. Vậy vì sao số đông luôn thua
Nguyên nhân 1: tương quan lực lượng không công bằng. Nếu chúng ta ( số đông) luôn trade 50% sell & 50% buy thì là chúng ta chơi với nhau nhưng thực tế thống kê cho thấy thường thì 90% chúng ta đi theo 1 hướng, co nghia là 80% người trong chúng ta chơi ngược với các Players nêu trên là những người được có trình độ , thông tin, và tiềm lực tài chính hơn chúng ta rất nhiều. Nên thua là đương nhiên.
Nguyên nhân 2: Đòn bẩy tài chính quá lớn vì kỳ vọng lãi gấp 2 gấp 3 trong thời gian ngắn.
Trong khi các quỹ và Banks chỉ cần lãi trên mức lãi suất tiết kiệm tại nước họ đã được coi là thành công thì chúng ta lại đặt mục tiêu quá cao. Điều đó dẫn đến việc số người thành công rất thấp. 10 người may ra có 1.
Ví dụ đơn giản nếu 4 người chơi với nhau mà 1 người lãi 300% ( gấp 4 ) thì 3 nguoi còn lại phải thua.
Nguyên nhân 3: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất theo mình đánh giá đó là chúng ta trả phí quá cao cho 1 giao dịch ( bao gồm spread, commsion, Swap) trong khi các banks, quỹ họ trả thấp hơn nhiều.
Ví dụ nhé: tôi với bạn có cùng 1000 USD , sáng ra tôi bán 1 lot EUR, bạn mua 1 lot đấy và đến chiều mình làm ngược lại thì số tiền chúng ta cùng phải trả là Spread: vao khoảng 4 USD, Commision 7 x 2 ( ca hai cung phải trả 7USD cho 1 round lot). Như vậy chỉ với 1 trade trong ngày chúng ta đã mất 18 USD trên tổng vốn 2 người là 2000. Nếu các bạn trade 10 lots 1 ngày thì chúng ta ( số đông ) đã mất 180 USD (9%) trên tổng vốn. Càng trade nhiều khả năng mất vốn càng cao. Điều đấy lý giải sao các Brokers thích các bạn scalping.

Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân nữa nhưng mình chỉ tạm gọi ra 3 cái chính mà thôi. Điều này sẽ không bao giờ thay đổi được trừ phi bạn theo chân các Bank và quỹ. Ngay cả các khi đó bạn vẫn cứ thua vì quỹ và bank có thể đầu tư 1 khoản để 10 năm sau có lãi trong khi bạn phải có lãi hàng ngay để trang trải cuộc sống.
Túm lại Mất Tiền là bình thường, bạn nào lãi 1 ít là giỏi còn lãi nhiều là rất giỏi.



 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm giác mọi người bị nhầm lẫn giữa Thị trường ngoại hối và phái sinh trên ngoại hối. Việc giá lên xuống là do thị trường ngoại hối, còn cái mà 95% thua lỗ là trên thị trường phái sinh forex.
Ví dụ đơn giản (1 phần của việc mua bán ngoại hối): Công ty A nhập khẩu => Cần nhu cầu ngoại tệ => Mua ngoại tệ từ Ngân hàng => Ngân hàng mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng => nếu có người bán giá tốt, ngân hàng sẵn long mua => 2 trường hợp xảy ra: a, đủ số lượng ngân hàng cần => chưa có sự dịch chuyển tỷ giá, b, thiếu số lượng cần => ngân hàng phải đẩy giá lên để mua => tỷ giá up.
Còn trên CFD forex, việc mua hay bán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự dịch chuyển tỷ giá (2 nguyên nhân: a, số lượng ít, b, broker có thể sẽ không chuyển lệnh).
 
Cảm giác mọi người bị nhầm lẫn giữa Thị trường ngoại hối và phái sinh trên ngoại hối. Việc giá lên xuống là do thị trường ngoại hối, còn cái mà 95% thua lỗ là trên thị trường phái sinh forex.
Ví dụ đơn giản (1 phần của việc mua bán ngoại hối): Công ty A nhập khẩu => Cần nhu cầu ngoại tệ => Mua ngoại tệ từ Ngân hàng => Ngân hàng mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng => nếu có người bán giá tốt, ngân hàng sẵn long mua => 2 trường hợp xảy ra: a, đủ số lượng ngân hàng cần => chưa có sự dịch chuyển tỷ giá, b, thiếu số lượng cần => ngân hàng phải đẩy giá lên để mua => tỷ giá up.
Còn trên CFD forex, việc mua hay bán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự dịch chuyển tỷ giá (2 nguyên nhân: a, số lượng ít, b, broker có thể sẽ không chuyển lệnh).
Chính xác về mặt lý thuyết nhưng lý thuyết đã thay đổi nhiều rồi kể từ khi các quỹ đầu cơ với quy mô vốn hàng trăm hàng ngàn tỷ USD đã có thể đánh sập cả một nên kinh tế như việc George Soros đầu cơ vào quyền chọn đã làm đồng Bảng Anh mất giá và kiếm cả tỷ đô. Năm 1997 SOSROS cũng kiếm rất nhiều tiền từ khủng hoảng tài chính châu Á. CFTC của Mỹ sinh ra để kiểm soát và đảm bảo các hoạt động đầu cơ nằm trong khuôn khổ.
 
Cảm giác mọi người bị nhầm lẫn giữa Thị trường ngoại hối và phái sinh trên ngoại hối. Việc giá lên xuống là do thị trường ngoại hối, còn cái mà 95% thua lỗ là trên thị trường phái sinh forex.
Ví dụ đơn giản (1 phần của việc mua bán ngoại hối): Công ty A nhập khẩu => Cần nhu cầu ngoại tệ => Mua ngoại tệ từ Ngân hàng => Ngân hàng mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng => nếu có người bán giá tốt, ngân hàng sẵn long mua => 2 trường hợp xảy ra: a, đủ số lượng ngân hàng cần => chưa có sự dịch chuyển tỷ giá, b, thiếu số lượng cần => ngân hàng phải đẩy giá lên để mua => tỷ giá up.
Còn trên CFD forex, việc mua hay bán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự dịch chuyển tỷ giá (2 nguyên nhân: a, số lượng ít, b, broker có thể sẽ không chuyển lệnh).
Bây giờ thay trade CFD Forex bằng trade cổ phiếu (nghĩa là bạn thực sự mua/bán tài sản tài chính thật) thì nó vẫn có tỷ lệ như vậy
 
Chính xác về mặt lý thuyết nhưng lý thuyết đã thay đổi nhiều rồi kể từ khi các quỹ đầu cơ với quy mô vốn hàng trăm hàng ngàn tỷ USD đã có thể đánh sập cả một nên kinh tế như việc George Soros đầu cơ vào quyền chọn đã làm đồng Bảng Anh mất giá và kiếm cả tỷ đô. Năm 1997 SOSROS cũng kiếm rất nhiều tiền từ khủng hoảng tài chính châu Á. CFTC của Mỹ sinh ra để kiểm soát và đảm bảo các hoạt động đầu cơ nằm trong khuôn khổ.
Về bản chất việc mua bán trên phái sinh ko ảnh hưởng đến ngoại hối, ở đây có ảnh hưởng là do việc bản thân các quỹ đầu cơ đã có sẵn nguồn ngoại hối, khi có lệnh bán khống (ở đây các nhà đầu cơ mượn ngoại hối của các quỹ để bán ra) các quỹ sẽ bán ra ngoại hối của mình, trong trường hợp khối lượng yêu cầu vượt mức dự trữ của mình, các quỹ này có thể đẩy qua các quỹ khác 1 phần lệnh bán khống => phản ứng dây chuyền xảy ra cho việc sụp đổ này.
Đây là ý kiến cá nhân của mình.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 14 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên