Cấu trúc thị trường - các dạng cấu trúc nâng cao bạn cần biết để kết hợp hoàn hảo với mô hình nến

Cấu trúc thị trường - các dạng cấu trúc nâng cao bạn cần biết để kết hợp hoàn hảo với mô hình nến

Cấu trúc thị trường - các dạng cấu trúc nâng cao bạn cần biết để kết hợp hoàn hảo với mô hình nến

khapham1010

Active Member
639
4,965
Sau dạng cấu trúc retest mà mình giới thiệu trong bài viết trước, bài viết này mình sẽ giới thiệu các dạng cấu trúc còn lại để anh em vận dụng khi giao dịch thị trường. Ba dạng cấu trúc còn lại bao gồm: Pinch Structure (dạng retest nâng cao); Triple Tap (còn gọi là 3 điểm chạm) và dạng Consolidation retest. Mình xin phép được giữ nguyên tên gọi tiếng Anh vì nó phản ánh đúng nhất tính chất của các dạng cấu trúc đó.

Dạng cấu trúc Pinch Structure


Pinch - theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là vùng kẹp, cũng có thể hiểu là một khu vực nhạy cảm. Ngay từ tên gọi, bạn hiểu dạng cấu trúc này biểu hiện một vùng mà giá rất "dị ứng" khi tương tác với nó. Nhưng các tiêu chí để xác định loại vùng này lại không có một quy luật cụ thể, vì thế sẽ có sự sai biệt giữa các Trader (và phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm giao dịch của họ).

Cấu trúc Pinch Structure có thể tìm thấy bằng việc bạn kiểm tra các mức giá đã được thị trường xem trọng từ quá khứ (nghĩa là có thể khiến giá đảo chiều). Nhưng việc xác định nó sẽ rất khó nếu bạn dùng mô hình nến. Cách đơn giản hơn để bạn xác định dạng Pinch Structure là dùng đồ thị line chart. Trên mt4, bạn bật đồ thị lại chart bằng cách nhấn phím tắt ALT + 3.

cau-truc-thi-truong-traderviet.png


Khi sử dụng đồ thị line chart, bạn cần để ý các điểm mà giá đảo chiều gấp có dạng chữ V trên đồ thị. Chính những vùng đó là những vùng quan trọng nhất trên thị trường và trong tương lai giá sẽ tiếp tục phản ứng với các mức giá đó trong tương lai.

cau-truc-thi-truong-traderviet-1.png

Nhưng nếu dạng cấu trúc đó không xuất hiện mô hình nến Nhật để vào lệnh, bạn không nên vào lệnh. Chart này thật ra là có hình thành mô hình nến Harami, nhưng mô hình nến này thường không có điểm vào có xác suất thắng cao như Engulfing hay Pinbar. Bạn cần cẩn thận khi sử dụng.

cau-truc-thi-truong-traderviet-2.png

Cũng có trường hợp giá chạm tới vùng nhạy cảm, nhưng lại không đảo chiều (pseudo-bounce; bật nảy giả). Nếu bạn rơi vào tình huống này khi giao dịch, hãy chấp nhận và tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới nếu giá quay lại tương tác với khu vực cũ.

Dạng cấu trúc Triple Tap


3 lần chạm của thị trường không hình thành theo mức giá ngang. Xin nhắc lại để bạn tránh nhầm lẫn với bài viết này của bác @Khánh Trình (dạng Triple Tap trong bài viết là một dạng khác, không liên quan đến dạng cấu trúc mình nêu trong bài viết này).

3 lần chạm của thị trường thường hình thành theo kiểu đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn.

cau-truc-thi-truong-traderviet-3.png

Bạn có thấy được 3 lần chạm ở biểu đồ trên không? Hãy bật đồ thị line chart để thấy rõ hơn.

cau-truc-thi-truong-traderviet-4.png

Với dạng cấu trúc này, bạn có thể dùng tín hiệu phân kỳ của các indicator dạng oscillator như RSI để tìm cơ hội trade đảo chiều.

Dạng cấu trúc Consolidation Retest


Dạng cấu trúc này rất dễ phát hiện nếu bạn quan sát thấy thị trường đang có xu hướng sideway. Bất kỳ loại thị trường cũng tồn tại một số quy tắc cơ bản như: có giai đoạn tăng trưởng, thoái lui và nhịp nghỉ. "Khoảng nghỉ" giữa các giai đoạn tăng trưởng hay thoái lui chính là thời điểm mà thị trường hình thành khu vực sideway trên biểu đồ.

cau-truc-thi-truong-traderviet-5.png

Mình không khuyên bạn giao dịch với vùng sideway, thay vào đó bạn cần chờ đợi giá bứt phá khỏi vùng sideway rồi giao dịch theo kiểu retest sau khi giá đã phá vỡ được vùng sideway cũ. Khu vực sideway càng mạnh, tính chất breakout sẽ càng cao (tính là breakout sau khi giá retest; không phải breakout khi giá vừa thoát vùng sideway).

cau-truc-thi-truong-traderviet-6.png

Lựa chọn thời điểm tốt nhất để bạn vào lệnh tất nhiên sẽ đúng ngay khi giá chạm vùng sideway cũ và hình thành mô hình nến Nhật.

Những dạng cấu trúc này là những dạng quan trọng và có xác suất thắng cao nhất. Mặc dù có những dạng cấu trúc cũng tốt không kém như các mô hình giá truyền thống ( Double Top, Double Bottom, Head and Shoulder) nhưng mình không giới thiệu ở đây vì các dạng cấu trúc này theo mình chỉ là dạng biến thể từ dạng ban đầu (là các dạng cấu trúc cơ bản mình giới thiệu).

Chúc anh em giao dịch thành công, viết dài quá hy vọng anh em đọc hết :confused:

Xem thêm

>> Cấu trúc của thị trường, thông tin quan trọng bạn cần biết so với mô hình nến Nhật

>> Hệ thống giao dịch chỉ chiếm 20% thành công của Trader, vậy 80% còn lại là gì?

Theo beta-trader
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Sau dạng cấu trúc retest mà mình giới thiệu trong bài viết trước, bài viết này mình sẽ giới thiệu các dạng cấu trúc còn lại để anh em vận dụng khi giao dịch thị trường. Ba dạng cấu trúc còn lại bao gồm: Pinch Structure (dạng retest nâng cao); Triple Tap (còn gọi là 3 điểm chạm) và dạng Consolidation retest. Mình xin phép được giữ nguyên tên gọi tiếng Anh vì nó phản ánh đúng nhất tính chất của các dạng cấu trúc đó.

Dạng cấu trúc Pinch Structure


Pinch - theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là vùng kẹp, cũng có thể hiểu là một khu vực nhạy cảm. Ngay từ tên gọi, bạn hiểu dạng cấu trúc này biểu hiện một vùng mà giá rất "dị ứng" khi tương tác với nó. Nhưng các tiêu chí để xác định loại vùng này lại không có một quy luật cụ thể, vì thế sẽ có sự sai biệt giữa các Trader (và phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm giao dịch của họ).

Cấu trúc Pinch Structure có thể tìm thấy bằng việc bạn kiểm tra các mức giá đã được thị trường xem trọng từ quá khứ (nghĩa là có thể khiến giá đảo chiều). Nhưng việc xác định nó sẽ rất khó nếu bạn dùng mô hình nến. Cách đơn giản hơn để bạn xác định dạng Pinch Structure là dùng đồ thị line chart. Trên mt4, bạn bật đồ thị lại chart bằng cách nhấn phím tắt ALT + 3.

View attachment 32408

Khi sử dụng đồ thị line chart, bạn cần để ý các điểm mà giá đảo chiều gấp có dạng chữ V trên đồ thị. Chính những vùng đó là những vùng quan trọng nhất trên thị trường và trong tương lai giá sẽ tiếp tục phản ứng với các mức giá đó trong tương lai.

View attachment 32409
Nhưng nếu dạng cấu trúc đó không xuất hiện mô hình nến Nhật để vào lệnh, bạn không nên vào lệnh. Chart này thật ra là có hình thành mô hình nến Harami, nhưng mô hình nến này thường không có điểm vào có xác suất thắng cao như Engulfing hay Pinbar. Bạn cần cẩn thận khi sử dụng.

Cũng có trường hợp giá chạm tới vùng nhạy cảm, nhưng lại không đảo chiều (pseudo-bounce; bật nảy giả). Nếu bạn rơi vào tình huống này khi giao dịch, hãy chấp nhận và tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới nếu giá quay lại tương tác với khu vực cũ.

Dạng cấu trúc Triple Tap


3 lần chạm của thị trường không hình thành theo mức giá ngang. Xin nhắc lại để bạn tránh nhầm lẫn với bài viết này của bác @Khánh Trình (dạng Triple Tap trong bài viết là một dạng khác, không liên quan đến dạng cấu trúc mình nêu trong bài viết này).

3 lần chạm của thị trường thường hình thành theo kiểu đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn.

Bạn có thấy được 3 lần chạm ở biểu đồ trên không? Hãy bật đồ thị line chart để thấy rõ hơn.

Với dạng cấu trúc này, bạn có thể dùng tín hiệu phân kỳ của các indicator dạng oscillator như RSI để tìm cơ hội trade đảo chiều.

Dạng cấu trúc Consolidation Retest


Dạng cấu trúc này rất dễ phát hiện nếu bạn quan sát thấy thị trường đang có xu hướng sideway. Bất kỳ loại thị trường cũng tồn tại một số quy tắc cơ bản như: có giai đoạn tăng trưởng, thoái lui và nhịp nghỉ. "Khoảng nghỉ" giữa các giai đoạn tăng trưởng hay thoái lui chính là thời điểm mà thị trường hình thành khu vực sideway trên biểu đồ.

Mình không khuyên bạn giao dịch với vùng sideway, thay vào đó bạn cần chờ đợi giá bứt phá khỏi vùng sideway rồi giao dịch theo kiểu retest sau khi giá đã phá vỡ được vùng sideway cũ. Khu vực sideway càng mạnh, tính chất breakout sẽ càng cao (tính là breakout sau khi giá retest; không phải breakout khi giá vừa thoát vùng sideway).

Lựa chọn thời điểm tốt nhất để bạn vào lệnh tất nhiên sẽ đúng ngay khi giá chạm vùng sideway cũ và hình thành mô hình nến Nhật.

Những dạng cấu trúc này là những dạng quan trọng và có xác suất thắng cao nhất. Mặc dù có những dạng cấu trúc cũng tốt không kém như các mô hình giá truyền thống (Double Top, Double Bottom, Head and Shoulder) nhưng mình không giới thiệu ở đây vì các dạng cấu trúc này theo mình chỉ là dạng biến thể từ dạng ban đầu (là các dạng cấu trúc cơ bản mình giới thiệu).

Chúc anh em giao dịch thành công, viết dài quá hy vọng anh em đọc hết :confused:

Xem thêm

>> Cấu trúc của thị trường, thông tin quan trọng bạn cần biết so với mô hình nến Nhật

>> Hệ thống giao dịch chỉ chiếm 20% thành công của Trader, vậy 80% còn lại là gì?

Theo beta-trader

Kiến thức của Bác nhiều quá !!!Bái phụt:p
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 45 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên