Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) – Mạnh mẽ quá!

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) – Mạnh mẽ quá!

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) – Mạnh mẽ quá!

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Lần trước chúng ta bàn về khối lượng của chứng khoán trong bài viết về chỉ báo Money Flow Index thì hôm nay sẽ là giá chứng khoán nhé anh em :D

Chỉ báo kỹ thuật RSI (Relative Strength Index) là một công cụ đo dao động theo giá có biên độ 0 – 100 và được dùng để đo sức mạnh của một loại chứng khoán khi so sánh tương đối với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên mình xin tạm dịch chỉ báo này là “Sức mạnh tương đối” :D Khi ông Wilder giới thiệu chỉ báo này đã khuyến khích sử dụng RSI 14 ngày. Kể từ đó, RSI 9 ngày và 25 ngày cũng càng phổ biến hơn.

chi-bao-rsi-relative-strength-index-manh-me-qua-traderviet-1.png

Một cách đơn giản và dễ dùng để phân tích RSI là tìm những lần phân kỳ mà chứng khoán tăng trong khi RSI không đạt được mức cao ngay trước nó. Đó là dấu hiệu sắp sửa có đảo chiều. Sau đó nếu RSI bắt đầu giảm và vượt qua đáy vừa trước nó thì sẽ được gọi là “cú lượn thất bại”, cú lượn này của RSI khẳng định rằng đảo chiều sẽ xảy ra.

Dưới đây là những cách phân tích chart dựa trên chỉ báo RSI:
  • Đỉnh và đáy: Cho anh em dự đoán về giá chứng khoán. Nếu RSI rớt xuống dưới mức 70 thì giá chứng khoán sắp giảm; RSI tăng vượt mức 30 thì giá chứng khoán sẽ tăng;
  • Hình dạng của chart: RSI thông thường sẽ định hình chart, ví dụ mô hình Đỉnh Cầu Vai của tam giác, những hình dạng này thường sẽ không xuất hiện trên chart giá;
chi-bao-rsi-relative-strength-index-manh-me-qua-traderviet-2.png

  • Cú lượn thất bại (thâm nhập – penetration hoặc phá vỡ - breakout hỗ trợ hoặc kháng cự): Đây là những lúc RSI vượt qua đỉnh gần nhất hoặc tụt thấp hơn đáy gần nhất;
  • Các mức hỗ trợ hoặc kháng cự: Chỉ báo RSI thường sẽ cho anh em thấy các mức hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng hơn chart giá;
  • Phân kỳ: như mình đã nói, phân kỳ xuất hiện khi giá chứng khoán vượt đỉnh (hoặc đáy) gần nhất trong khi RSI thì không thế. Giá thường sẽ tự điều chỉnh theo hướng của RSI.
chi-bao-rsi-relative-strength-index-manh-me-qua-traderviet-3.png

Tính toán
RSI = 100 – (100/(1 + U/D))
Trong đó:
U – số lần trung bình giá chứng khoán tăng;
D – số lần trung bình giá chứng khoán giảm.

Happy and safe trading!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Thế bác xài gì thế bác cho em mở mang tầm mắt với :)
lúc trước xài ichimuku thua nhiều quá bỏ hết. đánh theo diển biến giá + hộ trợ và kháng cự vào lệnh ngay vùng đó đánh dài hạn. mới bắt đầu có lợi nhuận từ tháng này... 1 tháng chỉ cần vào khoãng 4 lệnh thôi .... để xem cuối năm ra sao rồi báo cáo bác
 
Khi nào nhìn chart mà không cần công cụ gì hỗ trợ là OK, chứ mấy chỉ báo này toàn sai. Mấy thằng MT4 nó cho thì chẳng có gì ngon cả. Mấy ace mới vào thì thích xài lắm.

Giờ em chỉ theo hành động giá. Vẽ các đường ống. Nến. Vẽ Trend.
 
cái RSI này xài khá hay và cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên