Chia sẻ các cách thức vào lệnh khác nhau với mô hình vai đầu vai

Chia sẻ các cách thức vào lệnh khác nhau với mô hình vai đầu vai

Chia sẻ các cách thức vào lệnh khác nhau với mô hình vai đầu vai

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Mô hình vai đầu vai không còn xa lạ với anh em sử dụng phân tích kỹ thuật, đây là một trong những mô hình phổ biến và được đánh giá rất cao về tính hiệu quả. Tuy nhiên với cách vào lệnh thông thường như chúng ta vẫn được nghe trong các bài hướng dẫn thì tỷ lệ risk:reward thường không được cao. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu về một cách vào lệnh khác, và hãy cùng xem nó có giúp ích gì cho anh em nhé!

Mô hình vai đầu vai – Cấu tạo


Trước tiên mình xin nhắc lại cấu tạo của mô hình này. Mô hình vai đầu vai được cấu thành gồm 3 đỉnh và 2 đáy, trong đó, 2 đỉnh: vai trái và vai phải thường có độ cao tương đối bằng nhau, đỉnh giữa thì cao hơn 2 đỉnh còn lại. Đường nối hai đáy được gọi là đường cổ (neckline) và theo lý thuyết thì mô hình sẽ hoàn thành khi đường này bị gãy.
1.png

Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai – Cách vào lệnh thông thường


Với cách truyền thống, các trader sẽ vào lệnh sau khi đường cổ bị breakout, tức mô hình hoàn tất.

4.png
  • Ưu điểm: Có tín hiệu xác nhận rõ ràng.
  • Nhược điểm: Với cách vào lệnh này, điểm dừng lỗ thường được đặt phía trên đỉnh vai phải, và khoảng cách này thường khá lớn ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ RR.

Mô hình vai đầu vai – Cách vào lệnh thay thế


Đối với cách vào lệnh thay thế chúng ta chia ra làm 2 kiểu:

Vào lệnh muộn: Sau khi mô hình hoàn thành chúng ta không vội vã vào lệnh mà sẽ tiếp tục chờ đợi giá quay lại retest đường cổ, hoặc thậm chí là đường trend line bị gãy trước đó.

2.png
  • Ưu điểm: Mức risk:reward tương đối cao.
  • Nhược điểm: Khả năng khớp lệnh thấp.
Vào lệnh sớm: Đây chính là cách vào lệnh mà mình muốn chia sẻ với anh em. Thay vì chờ đợi tín hiệu xác nhận mô hình hoàn thành, chúng ta sẽ di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn và tìm những tín hiệu sớm nhất có thể, vẫn tiếp tục với ví dụ trên nhưng chúng ta sẽ di chuyển lên khung thời gian thấp hơn.

3.png

Hành động giá cùng thời điểm trên khung H1
Ở đây chúng ta có hai dấu hiệu sớm đó là giá không thể vượt qua mức kháng cự, đồng thời xuất hiện một thanh marobuzu cực mạnh phá vỡ đường kênh tăng.

  • Ưu điểm: Có mức risk:reward tốt hơn.
  • Nhược điểm: Xác suất thất bại của mô hình cao hơn.
Trên đây mình đã chia sẻ cho anh em những cách giao dịch mới với mô vai đầu vai huyền thoại. Điểm mấu chốt chính là chúng ta sẽ kết hợp phân tích đa khung và tìm các dấu hiệu sớm trên các khung thời gian thấp, tất nhiên nếu chúng ta càng tìm thấy nhiều dấu hiệu thì xác suất thắng của chúng ta càng cao.

Hy vọng anh em sẽ tìm được những điểm vào tốt hơn với cách vào lệnh này!

Happy trading,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Bổ sung thêm 1 cách vào lệnh:
- Xác định điểm Swing Low của nửa trước vai phải.
- Giá xuyên thủng điểm SL này thì sẽ vào lệnh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên