Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 9: Hỏi đáp thắc mắc

Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 9: Hỏi đáp thắc mắc

Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 9: Hỏi đáp thắc mắc

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,307
Lý do mô hình 1-2-3 trong consolidation không sử dụng được TTE là do trạng thái thị trường lúc đó là vô hướng, không biết sẽ lên hay xuống để có thể quyết định là buy hay sell.

Thường thì giá đi không đủ dài để kiếm đủ lời bù cho rủi ro khi vào lệnh TTE. Ở biểu đồ dưới đây, lưu ý điểm số 1 được đánh dấu màu đỏ, điểm số 1 cũng chính là Ross hook.

1.png

Cái chúng ta cần là bước đệm. Bước đệm đó không chỉ tăng khả năng chiến thắng mà còn là một chỉ báo mạnh mẽ cho hướng breakout có thể xảy ra. Bước đệm mà tôi muốn nhắc tới chính là Ross hook.

Khi thị trường sideways, trader phải theo dõi mẫu hình 1-2-3, theo dõi Ross hook, và tất cả những gì xảy ra trong khung sideways đó. Chỗ vào lệnh tốt nhất chính là breakout qua điểm Ross hook.

Dĩ nhiên, không có gì là hoàn hảo, chắc chắn sẽ có false breakout. Tuy nhiên, theo thống kê, breakout khỏi mức Ross hook trong vùng sideways thường cho một xác suất thành công cao với rủi ro rất thấp.

Bây giờ ta có 1 ví dụ bên dưới. Chúng ta sẽ biết tại sao không sử dụng được mẫu hình 1-2-3 để trade khi thị trường consolidation.

Chúng ta có hai Ross hook được đánh dấu mũi tên màu đen. Nhưng TTE (mũi tên đỏ) không đủ lợi nhuận tiềm năng để bù lỗ (vì từ điểm entry đến Ross hook quá ngắn, nếu ăn thì cũng chỉ được 1 ít, không đủ bù rủi ro). Do đó, tôi không vào lệnh theo TTE, mà vào lệnh theo chiến lược breakout ở mũi tên màu xanh. Giá bật lên khỏi vùng consolidation và tôi bỏ túi 107 pips.

2.png


Một câu hỏi đặt ra là "Tôi sẽ làm gì trong những ngày không câu được con cá nào?". Câu trả lời là ngày hôm đó, tôi sẽ không câu cá, đơn giản vậy thôi, tôi không vào lệnh. Nói thì nói vậy thôi, hầu như lúc nào tôi cũng có cá để câu, lúc nào cũng đó điểm vào đẹp ở tất cả các cặp tiền.

Tôi thích giao dịch ở những cặp chính bởi vì tính thanh khoản và phí spread của nó. Vì thế trên màn hình của tôi lúc nào cũng theo dõi EUR/USD; USD/JPY; GBP/USD; và USD/CHF. Tất nhiên là có 7 cặp chính, nhưng tôi chọn ra 4 cái phù hợp với tôi nhất.

Hoàn toàn có thể giao dịch 4 cặp này ở các khung thời gian khác nhau. Khung thời gian tôi sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào mức chịu đựng rủi ro của tôi.

Tôi rất là không thích ai đó kể tôi nghe là họ luôn chỉ giao dịch ở 1 cặp và duy nhất 1 khung thời gian. Tại sao lại giới hạn sự lựa chọn của mình, trong khi sự linh hoạt là món quà của Thượng đế dành cho bạn.

3.png


Bạn phải chọn ra khung thời gian thích hợp với mình, chứ đừng trói buộc mình theo 1 cái gì đó cứng nhắc.

Vài người hỏi rằng "Tại sao tôi chỉ lấy 10 pips rồi thoát". Câu trả lời là lấy 10 pips dễ hơn nhiều so với lấy 20,30, hoặc 100 pips.

Nếu tôi kiếm 10 pips cho 15 lot với xác suất cỡ 80-85%, thì tôi được bao nhiêu, chắc bạn có thể tính được.

Nếu tôi để rủi ro 20 pips để kiếm 10 pips và ăn 8 trên 10 giao dịch, thì không có cách nào mà tôi lỗ được.

10 pips x 15 lots cho tôi $1,500. Tám lần 41,500 cho tôi $12,000. Nếu tôi hit tối đa hai lần $3,000 thì tôi lỗ $6,000. Tôi cũng còn lại $6,000 lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong thực tế, winrate của tôi thường là 85%. Có nghĩa là tôi ăn $12,750 và thua $4,500.

Tôi đã học điều này trong 1 thời gian dài: chốt lời càng ít, kiếm tiền càng nhiều. Điều này đã được chứng minh không chỉ cho tôi, mà còn cho hàng trăm trader khác, những người mà cũng được học bài học này.

Có người sẽ hỏi tôi liệu họ có thể sử dụng những kỹ thuật này cho thị trường khác được không. Câu trả lời là CÓ. Bạn không chỉ giao dịch ở các thị trường khác nhau, mà giao dịch ở khung thời gian nào cũng được. Chỉ có 1 cái bạn không thể sử dụng là ATR ở khung thời gian lớn hơn M15. Ở khung thời gian khác, thị trường khác, bạn nên tìm 1 kỹ thuật khác để đặt stoploss.

Nếu bạn sử dụng ATR để giao dịch khung Daily, bạn sẽ chịu rủi ro rất lớn. Tôi có 1 kỹ thuật đặt stoploss cho khung thời gian lớn hơn nhưng có lẽ ở bài viết khác, trong phạm vi bài này không cho phép nói điều đó.

Một câu hỏi nữa "Nếu xài ATR, khung M15 thì rủi ro cao quá, dễ lỗ, còn khung M10 thì rủi ro ít quá, dễ bị dính stoploss". Câu trả lời là bạn nên xài khung thời gian ở giữa, có thể là M14, M13, M12 hoặc M11 để tìm được rủi ro phù hợp.

"Vậy nếu tôi thấy khung M2 rủi ro nhiều quá còn khung M1 thì rủi ro ít quá thì làm thế nào, vì không có M1.5". Câu này còn dễ nữa, kiếm thị trường khác mà giao dịch, hoặc ra làm điếu thuốc, uống ly cafe để tỉnh táo hơn.

Xem thêm:

>> Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 8: Quản lý rủi ro

>> Chia sẻ hệ thống Day Trading của JOE ROSS - Hồi 7: Case study


Theo Joe Ross
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,499 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 882 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 289 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,762 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên