Chia sẻ phương pháp giao dịch nổi tiếng NickB Method - Hồi 3: Line Breaks

Chia sẻ phương pháp giao dịch nổi tiếng NickB Method - Hồi 3: Line Breaks

Chia sẻ phương pháp giao dịch nổi tiếng NickB Method - Hồi 3: Line Breaks

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Sau hai hồi chia sẻ về các mẫu hình nến và kháng cự / hỗ trợ. Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cho anh em hồi thứ 3 về cách giao dịch dựa trên những gì ta đã được đọc ở các hồi trước. Chúng ta sẽ biết khi nào giao dịch và giao dịch như thế nào. Phương pháp của tôi đòi hỏi ự linh hoạt trong tư duy. Anh em nhớ nhé, đó là điều cốt lõi.

THỜI ĐIỂM VÀO LỆNH ?

Trước tiên tôi cần phải giới thiệu phương pháp này trước đã. Phương pháp này gọi là line breaks. Line breaks cũng tương tự như Breakout mà chúng ta thường nghe nói. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở đây. Điểm khác biệt cơ bản nhất là line breaks phải sử dụng tư duy và các quy tắc mà tôi sử dụng khi quyết định vào lệnh. Tôi sẽ không vào lệnh một cách máy móc mỗi khi giá bứt phá qua cản, cũng như lo lắng về nó. Sẽ có vài yếu tố quyết định nên vào lệnh hay ngồi đó chờ tiếp.

Yếu tố thứ nhất - Lực di chuyển của nến (momentum):

Đây có lẽ là yếu tố chủ chốt để xác định chúng ta có nên vào lệnh hay không. Vài người hiểu sai về động lượng của nến. Vì thế, tôi sẽ giải thích cụ thể một lần nữa để anh em đều hiểu hết. Theo như những gì tôi hiểu biết về động lượng (momentum) thì nó là một khái niệm đơn giản. Tôi nghĩ mọi người đã phức tạp hóa nó lên.

Động lượng nến đơn giản là tốc độ mà cây nến đang di chuyển. Nếu nến di chuyển nhanh (tăng liên tục mà không dừng lại), thì chúng ta gọi là lực nến đang rất mạnh (strong momentum). Ngược lại, nến nến chỉ lên 1 pip/ lần và lên rất từ từ, ta gọi lực nến đang rất yếu (weak momentum).

Do đó, nếu 1 cây nến mang nhiều động lượng cắt ngang qua đường scalp line (scalp line là gì xin mời xem hồi 2) hoặc một đường kháng cự / hỗ trợ, tôi sẽ vào lệnh ngay lập tức. Bởi vì bản thân cây nến nó đã có động lượng sẵn rồi, việc bứt qua cản (line breaks) có thể sẽ tăng thêm động lượng cho nó. Nếu tôi do dự, nó có thể sẽ chạy thêm 20 pips hoặc nhiều hơn nữa trước khi tôi nhấn nút buy/ sell.

Trường hợp ngược lại, nếu cây nến có ít động lượng, nó di chuyển chậm chạp đến đường scalp line hoặc S+R line, tôi sẽ suy nghĩ và phân tích thêm. Tôi không có cơ sở nào để nhìn thấy lực đi của nến.

Hy vọng của tôi là khi giá bứt qua cản, giá sẽ được tiếp thêm động lực để đi tiếp, nhưng tôi muốn nó phải có sẵn động lượng rồi. Ngay khi nó bứt khỏi cản 3-5 pips, tôi sẽ xem xét vào lệnh. Khi giá chỉ qua cản khoảng 2 pips, thi thoảng nó là breakout giả. Đó là lý do tại sao tôi hết sức quan ngại khi thấy nến có động lượng yếu.

Là một trader, tôi cố gắng bảo vệ mình khỏi những cú breakout mà không phải là breakout thật.



Yếu tố thứ 2 - sức mạnh của cản (Line strength)

Sức mạnh của cản đơn giản là dùng để đo lường. Nếu giá chạm vào cản và bị kẹt ở đó (không lên cũng không xuống), tôi sẽ bắt đầu nghi ngờ và cẩn thận với đường cản đó (sử dụng cho những lần sau).

Bức tranh bên dưới, vùng màu đỏ là vùng giá bị kẹt lại. Những vùng như vậy sẽ làm cản yếu đi do giá đã cắt qua cắt lại nhiều lần. Có hai cách để cản có thể được tái sử dụng (còn không thì vứt luôn cái cản này). Thứ nhất, nếu giá đi ra khỏi khoảng 200 pips và không chạm vào cản đó tối thiểu là 1 tuần, thì tôi xem xét có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, tôi vẫn đặt cản đó vào danh sách những cản ít tin tưởng hơn. Có thể tôi sẽ vào lệnh dựa vào nó, nhưng sẽ cẩn thận hơn chẳng hạn, stoploss chặt hơn, takeprofit ngắn hơn.

1.png


Thứ hai, cản bị cho là vô giá trị muốn tái sử dụng lại phải có một lần chứng minh được nó làm giá quay đầu và không bị xuyên thủng. Hình bên dưới sẽ minh họa trường hợp này, vùng màu đỏ làm mất giá trị của cản 210.56, nhưng tại vùng màu xanh, cản 210.56 đã từ chối giá và làm nó quay đầu đi xuống. Bạn có để ý mẫu hình chứ "V" tạo ra một scalp line không.

2.png

Bạn cũng nên xem kỹ cách nó hồi lại từ cản. Nếu giá chạm cản và hồi lại một cách yếu ớt, thì cũng không có ý nghĩa gì.



Yếu tố thứ 3 - Những lần bứt phá trước

Trong vòng 1 tuần lễ, mà một cản bị breakout quá nhiều, thì lần breakout kế tiếp có lẽ sẽ không thành công. Nói cách khác, tỷ lệ thành công ngày càng nhỏ dần. Sau khi bứt qua cản lần thứ 1, cơ hội bứt qua cản đó lần thứ 2 sẽ ít xác suất hơn một chút. Tôi hiếm khi thấy nó bứt được tới lần thứ 3 và dĩ nhiên lần thứ 4 là không được chiêm ngưỡng.

Điều thứ 2, phải có ít nhất 6 cây nến và 100 pips di chuyển giữa các lần bứt phá. Ví dụ, cùng 1 cản đó, giữa lần breakout thứ nhất và thứ hai không đủ 6 cây nến hoặc chạy không đủ 100 pips, tôi sẽ không vào lệnh tại breakout thứ 2 đó.

3.png


Hình bên trên cho ta một minh họa về một cản bị 4 lần breakout trong cùng 1 tuần. Cản 210.56.

1. Lần breakout thứ nhất là một kiểu breakout bình thường, tập hợp đầy đủ các yếu tố vào lệnh của tôi(lực nến mạnh, chạy qua cản hơn 5 pips, cản chưa có lần bị xuyên thủng nào) nên tôi vào lệnh.

2. Lần breakout thứ hai, đã có 6 cây nến tính từ lần break thứ nhất và giá chạy hơn 100 pips. Trường hợp này, tôi cũng vào lệnh.

3. Lần breakout thứ ba, giá cũng chạy 100 pips nhưng chỉ có 3 cây nến tính từ lần breakout thứ 2. Tôi không vào lệnh.

4. Lần breakout thứ tư, tôi không vào nữa, bởi vì tôi không biết nhai lại. Đùa thôi, lý do thì anh em đọc phần trên cũng hiểu rồi.

Giả sử động lượng của lần breakout thứ 4 bằng với lần thứ 2 và chạy đúng 6 cây nến, tôi cũng không vào lệnh. Vì tôi không biết nhai lại? Không, vì 6 cây nến này đóng cửa quá gần cản. Anh em chú ý nhé, mọi thứ phải thật rõ ràng. Nếu các yếu tố có vẻ mập mờ hoặc chúng ta không rõ, tốt nhất tắt luôn cái chart đó để không phải tiếc nuối.

Yếu tố thứ 4 - Các vùng S+R lân cận

Các vùng S+R lân cận không phải là khu vực để tôi giao dịch. Nếu cản mà tôi định trade (scalp line) quá gần với S+R line khác, tôi cũng sẽ bỏ qua.

Đây là quy tắc chung: nếu mục tiêu chốt giá đưa bạn vào một vùng S+R khác, thì bạn không được giao dịch. Do đó, để dễ dàng cho việc trading, thì scalp line có thể trade được phải cách một vùng S+R lân cận tối thiểu là 50 pips. Đối với S+R line, thì nó phải cách tối thiểu 70 pips so với vùng S+R khác. Hay nói cách khác, giữa hai kháng cự / hỗ trợ nếu cách nhau ít hơn 70 pips thì không trade.

Kiến thức hôm nay tôi chia sẻ có vẻ khá nhiều, vẫn còn vài phần nữa mới kết thúc vấn đề này, nhưng tôi nghĩ nên tạm dừng ở đây để anh em đọc, nghiền ngẫm và áp dụng cho nhớ trước đã. Tôi sẽ nói tiếp một số vấn đề nữa, cũng liên quan đến phần vào lệnh này vào hồi sau. Chào anh em!

Xem thêm:

>> Chia sẻ phương pháp giao dịch nổi tiếng NickB Method - Hồi 2: cách vẽ kháng cự / hỗ trợ


Theo Forex4noobs
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
E cảm ơn bác nhiều. Có gì mong bác chỉ giáo thêm. Chúc bác 1 ngày tốt lành. Mà bác cho e xin skype vs bác.
 
Động lượng nến đơn giản là tốc độ mà cây nến đang di chuyển. Nếu nến di chuyển nhanh (tăng liên tục mà không dừng lại), thì chúng ta gọi là lực nến đang rất mạnh (strong momentum). Ngược lại, nến nến chỉ lên 1 pip/ lần và lên rất từ từ, ta gọi lực nến đang rất yếu (weak momentum).

bác cho em hỏi là cây nến mang động lực mạnh là cây nến trong khung thời gian nào ạ.
 
Cám ơn bác @chauchau1207 đã chia sẻ phương pháp tâm huyết.
Mình đọc đi đọc lại mãi hồi 3 này về cách vào lệnh mà chưa hiểu lắm.
Bác có thể cho một vài hình ảnh ví dụ trực quan lịch sử vào lệnh của bác không? Trung bình 1 tuần bác vào mấy lệnh vậy?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,394 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 73,188 Xem / 22 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên