Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 2: Chiến lược vào lệnh

Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 2: Chiến lược vào lệnh

Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 2: Chiến lược vào lệnh

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
BƯỚC 1: TÌM KIẾM NƠI THỊ TRƯỜNG ĐẢO CHIỀU

Đây là bước hết sức cơ bản. Dễ nhìn, dễ kiếm nhưng hết sức quan trọng. Bạn phải có khả năng tìm ra những con sóng trong thị trường để biết đỉnh và đáy của nó.

Dưới đây là một vài đồ thị để ví dụ cho anh em nào chưa biết cách tìm đỉnh đáy các con sóng - nơi thị trường đảo chiều.

Step 1.png

Step 1.2.png

Step 1.3.png


BƯỚC 2: HCR VÀ LCS LÀ GÌ VÀ VẼ NHƯ THẾ NÀO?


Bước kế tiếp là quan sát và tự hỏi tại sao những con sóng được hình thành.

Đó là do các kháng cựhỗ trợ. Giá chạm kháng cự, quay đầu đi xuống, đảo chiều và hình thành 1 con sóng mới. Cũng như vậy, giá chạm hỗ trợ, nảy lên và hình thành một con sóng mới.

Vậy cái gì là HCR và LCS?

Nhắc lại:

+ HCR là giá đóng cửa cao nhất tạo thành kháng cự (Highest close of resistance)

+ LCS là giá đóng cửa thấp nhất thành hỗ trợ (Lowest close of support)

Đây là những vùng mà giá không thể xuyên qua. Ví dụ mình họa như hình bên dưới:

Step 2.1.png


Chúng ta hãy quên những cái đuôi nến đi, chỉ chú ý đến giá đóng cửa mà thôi.

Lưu ý tất cả những đường kẻ màu đỏ. Những đường này tạo nên những con sóng lớn - nhỏ là bởi vì giá không thể đóng cửa vượt qua mức này.

Nhìn thật kỹ 1 lần nữa sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu hình bên dưới:

Step 2.2.png


Chúng ta đã thấy các chú thích HCR và LCS. Vậy nói rõ hơn chúng là gì?

+ HCR là vùng mà giá không thể đóng cửa phía trên vùng đó được nữa, nghĩa là tại nơi đó hình thành 1 kháng cự.

+ LCS là vùng mà giá không thể đóng cửa phía dưới vùng đó được nữa, nghĩa là tại nơi đó hình thành 1 hỗ trợ.

Lưu ý: trên cả hai đồ thị trên, đường màu đỏ chính là HCR và LCS, đường này được vẽ một cách chính xác từ giá đóng cửa. ĐÂY LÀ ĐIỂM HẾT SỨC QUAN TRỌNG. Như tôi đã nói, HCR và LCS là những vùng giá không thể vượt quađóng cửa nên chúng ta cho nó là giá đóng cửa cao nhất và giá đóng cửa thấp nhất.

Step 2.3.png


Như đã giải thích từ trước, đường màu đỏ là HCR. Những thay vì vẽ đường màu đỏ nhỏ xíu như vầy thì tôi sẽ vẽ một đường kẻ ngang qua bằng công cụ "horizontal line tool" thay thế cho HCR. Hình tiếp bên dưới là một ví dụ:

Step 2.4.png


Đường màu tím đã được kẻ thay cho đường màu đỏ. Đây là HCR. Chắc bạn đang tự hỏi sử dụng nó như thế nào phải không. Sang hồi sau sẽ nói tiếp nhé. Còn bây giờ phải nói cho xong những gì mang tính khái niệm đã.

BƯỚC 3: PBT&CA VÀ PBT&CB LÀ GÌ?

Những từ này nghe có vẻ lạ lùng nhưng không sao, anh em nào đọc hồi 1 rồi sẽ biết nó viết tắt của từ nào.

+ PBT&CA: Price breaks through and closed above (tạm dịch là "Giá phá xuyên qua cản và đóng cửa ở trên")

+ PBT&CB: Price breaks through and closed below (tạm dịch là "Giá xuyên qua cản và đóng cửa ở dưới").

Quan sát hình bên dưới:

Step 3.1.png


Chúng ta có thể thấy giá đi từ bên dưới và di chuyể về phía HCR. Xem tiếp điều gì xảy ra.

Step 3.2.png


Giá đi từ dưới và đóng cửa trên HCR. Đây là hành động mà chúng ta gọi là PBT&CA nghĩa là "Giá phá xuyên qua cản và đóng cửa ở trên".

Tương tự, nếu giá đi từ trên và đóng cửa dưới LCS thì gọi là PBT&CB nghĩa là "Giá xuyên qua cản và đóng cửa ở dưới".

Bây giờ anh em đã hết thắc mắc về những thuật ngữ đã đề cập ở hồi 1 chưa ? Nó khá dễ hiểu.

Chúng ta sẽ đi vào phần quan trọng nhất - VÀO LỆNH. Làm cách nào để vào lệnh ? Trong tình huống này, khi xuất hiện PBT&CA, CHÚNG TA SẼ ĐẶT MỘT LỆNH BUY LIMIT CHÍNH XÁC TẠI HCR. Đó là cách chúng ta vào lệnh.

Tiếp tục nhìn hình bên dưới để thấy kết quả:

Step 3.3.png


Nếu ta đặt một lệnh Limit chính xác ở HCR thì sau khi cây nến PBT&Ca đóng cửa, giá sẽ retest lại HCR và khớp lệnh Buy của chúng ta. Sau đó, giá đi lên và...lời.

Tiếp tục một ví dụ khác:

Step 3.4.png


(1) Đây là LCS (giá đóng cửa thấp nhất tạo thành hỗ trợ)

(2) Cây nến đỏ chính là cây nến PBT&CB (đóng cửa vượt qua hỗ trợ)

(3) Cây nến retest mức LCS và giá đi xuống.

Sau hai ví dụ, chúng ta thấy một khi giá khớp lệnh limit tại HCR và LCS thì giá sẽ đi rất xa. Chúng ta sẽ có một tỷ lệ R:R tương đối ổn. Tuy nhiên, đi đến đây chúng ta vẫn chưa nắm hết được phương pháp này. Sang hồi sau sẽ nói về những điều cực kỳ quan trọng để làm tối ưu phương pháp này. Đó là cách quản trị giao dịch, đặt mức stoploss - take profit, xác định khung thời gian và một số trường hợp ngoại lệ cần lưu ý.

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 1

>> [Quản lý rủi ro] Risk Of Ruin - Ngưỡng cửa tử thần trong thế giới trading - Hồi 1
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Mình thấy có cách cũng hay khác là dùng chỉ báo quá bán quá mua xong đếm nến hình thành rồi vào lệnh.
 
1 ngày check web vài 3 lần chỉ hóng đọc hồi tiếp theo của thớt, hồi kế lần này lâu wa. Hehe
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,523 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 161 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,118 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 313 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 182 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên