Chiến lược giao dịch và quy mô giao dịch có lỗi gì với Trader hay không? Sự thất bại từ đâu mà ra?

Chiến lược giao dịch và quy mô giao dịch có lỗi gì với Trader hay không? Sự thất bại từ đâu mà ra?

Chiến lược giao dịch và quy mô giao dịch có lỗi gì với Trader hay không? Sự thất bại từ đâu mà ra?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,290
32,441
Xin chào cả nhà!

Một hiện tượng mà rất nhiều trader, kể cả bạn, dễ dàng nhận thấy là - khi chúng ta tăng quy mô giao dịch lên thì dường chiến lược giao dịch của mình đều ngừng hoạt động. Đối với một số người, thậm chí chỉ cần chuyển từ tài khoản demo sang tài khoản real, thì cũng đủ khiến chiến lược của họ bị vô hiệu hóa. Điều này có thể khiến một vài người trong số họ nghi ngờ hệ thống của mình bị gian lận hoặc nó không hoạt động với những ai giao dịch một số vốn lớn.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trader thành công ngoài kia... Vậy, điều gì đang thực sự diễn ra?

Khoảng trống trong giao dịch


Như các trader vẫn hay cho rằng, tâm lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong giao dịch vì chúng ta không phải là máy móc. Ngay cả khi chúng ta đang làm theo những tín hiệu được đưa ra bởi các chỉ báo dựa trên toán học, thì vẫn có một chút ảnh hưởng bởi yếu tố "con người" khi chúng ta quyết định có nên tham gia vào giao dịch hay không - và thông thường, mức độ trực giác của con người là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong giao dịch.

Nếu việc đưa ra quyết định như một con người không có ý nghĩa, vậy tại sao chúng ta không thiết lập nên một thuật toán để giao dịch thay cho mình? Vâng, một số người đã làm điều đó, nhưng trader bằng xương bằng thịt vẫn chứng tỏ khả năng giao dịch vượt trội hơn so với các cỗ máy.

Chien-luoc-giao-dich-va-quy-mo-giao-dich-co-loi-gi-voi-Trader-hay-khong-TraderViet1.jpg


Do vậy, việc cho giao dịch có không gian dễ thở hơn là cực kỳ quan trọng đối với một trader. Điều này đặc biệt thích đáng khi xem xét đến rủi ro - một thành tố không thể thiếu của một giao dịch thành công mà rõ ràng chỉ có con người mới có khả năng thích nghi được, còn các cỗ máy thì không!

Thận trọng là một trở ngại hay một bước đệm


Khi phát triển một chiến lược, chúng ta thường xem xét đến rủi ro và sau đó mới định hình nên phong cách giao dịch hoạt động lâu dài của mình. Tất nhiên, đó là bước đi của một trader thành công.

Nhưng nhìn chung, vấn đề là con người chúng ta vẫn hãy xác định mức độ rủi ro và điều chỉnh độ nhạy cảm của mình sao cho phù hợp. Nói cách khác, chúng ta có những cách tiếp cận thận trọng hơn khi chúng ta cho rằng rủi ro lớn hơn và sẽ hành động táo bạo khi có ít rủi ro hơn.

Chien-luoc-giao-dich-va-quy-mo-giao-dich-co-loi-gi-voi-Trader-hay-khong-TraderViet3.gif

Tuy nhiên, độ nhạy rủi ro này có thể tác động đến phong cách giao dịch của bạn, dẫn đến sự do dự gia tăng trong giao dịch hoặc từ bỏ giao dịch hoàn toàn, hoặc nếu chúng ta nhận thấy ít rủi ro hơn, chúng ta sẽ sẵn sàng nắm lấy nhiều cơ hội hơn.

Đây là một trong những yếu tố góp phần giải thích tại sao một cùng một chiến lược, nhưng nó sẽ hiệu quả hơn khi bạn phát triển trong tài khoản demo (nơi không có rủi ro) và sẽ thất bại khi bạn phát triển trong tài khoản real (nơi sử dụng tiền thật của bạn).

Chiến lược của bạn không có lỗi


Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có một chiến lược tồi, mà nó nằm ở chỗ bạn có độ nhạy rủi ro khác nhau khi thử nghiệm trên tài khoản demo so với khi trade tiền thật. Hiện tượng này cũng có thể lặp lại khi bạn chuyển sang quy mô giao dịch lớn hơn.

Điều này không quá lạ lẫm đối với những ai mới bắt đầu muốn kiếm tiền bằng cách tham gia vào các giao dịch có quy mô lớn hơn. Nhưng điều này cũng có thể cản trở sự thành công của chiến lược giao dịch. Vì sao ư? Bởi lẽ một khi chúng ta trở nên do dự khi đối mặt với rủi ro lớn hơn và thay đổi phong cách giao dịch của mình, thì làm sao chiến lược có thể phát huy công dụng của nó được đây? Đối với một số trader, có thể sẽ có một ngưỡng tâm lý trong quy mô giao dịch mà họ cần phải vượt qua trước khi điều chỉnh độ nhạy rủi ro của mình.

Chien-luoc-giao-dich-va-quy-mo-giao-dich-co-loi-gi-voi-Trader-hay-khong-TraderViet2.gif

Thay vì nhảy vào một chiến lược mới bằng cả hai chân, đôi khi, tốt hơn hết là bạn nên từ từ xây dựng quy mô giao dịch của mình theo thời gian, cho đến khi bạn làm quen với mức độ rủi ro mới và tiếp tục giao dịch với CÙNG MỘT PHONG CÁCH. Điều này cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng khi giao dịch: Nếu bạn bị căng thẳng và lo lắng mỗi khi bắt đầu giao dịch, thì điều đó có thể đồng nghĩa với việc độ nhạy rủi ro của bạn đã không được hiệu chỉnh chính xác đấy!

Nguồn: orbex.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 452 Xem / 38 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,407 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên