Chiến lược giao dịch với 2 loại trendline mà nhiều trader price action vẫn chưa nắm!

Chiến lược giao dịch với 2 loại trendline mà nhiều trader price action vẫn chưa nắm!

Chiến lược giao dịch với 2 loại trendline mà nhiều trader price action vẫn chưa nắm!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Trendline là một thành phần quan trọng trong giao dịch theo price action. Trong bài viết này các bạn sẽ tìm hiểu kĩ hơn cách giao dịch với trendline, đặc biệt là chiến lược giao dịch với đường trendline chính và đường trendline phụ.

Giao dịch theo trendline là cách giao dịch dựa trên việc giá chạm vào trendline. Trong chiến lược giao dịch ngày hôm nay, những gì bạn cần làm là vẽ trendline và chờ đợi giá tiếp cận trendline. Khi giá chạm vào trendline, điều bạn cần làm tiếp theo là chờ tín hiệu giao dịch tại đó.

Đó là những điều cơ bản về việc giao dịch với đường trendline. Tuy nhiên để giao dịch hiệu quả thì trước tiên bạn cần vẽ trendline cho đúng trước đã. Nếu phần này bạn nào chưa biết thì để lại comment, rồi mình làm một bài riêng về cách vẽ trendline nhé.

Còn bây giờ chúng ta tìm hiểu xem cách giao dịch với đường trendline chính và đường trendline phụ như thế nào nhé.

Đường trendline chính và đường trendline phụ là gì?


Hãy xem biểu đồ dưới đây để hiểu rõ hơn khái niệm này nhé:

trendline-traderviet.png

Sự khác biệt ở đây là gì?

Outer trendline (Trendline chính) là trendline được vẽ dựa trên khung thời gian lớn hơn bằng cách sử dụng các đỉnh đáy lớn trong khung thời gian đó.

Inner trendline (Trendline phụ) là trendline được vẽ dựa trên những con sóng nhỏ hơn ở trong khung thời gian đó mà đường outer trendline được vẽ hoặc nó có thể là trendline trên khung thời gian thấp hơn và nó nằm bên trong đường outer trendline.

Theo cách này, có thể nói đường inner trendline (trendline phụ) là bất kỳ đường xu hướng nào được vẽ ra từ các đỉnh đáy của outer trendline.

Thiết lập giao dịch 1: Phá vỡ trendline phụ và thuận theo trendline chính


Hãy xem biểu đồ D1 của cặp EURJPY. Trong biểu đồ này, lưu ý rằng giá đã phá vỡ trendline phụ và đi lên chạm vào trendline chính, sau đó thì bật xuống trở lại. Giá tiếp tục thuận theo đường xu hướng chính.

trendline-traderviet-1.png

Thiết lập giao dịch 2: Khi giá thuận theo đường trendline phụ nhưng không tiếp cận đến đường trendline chính


Biểu đồ dưới đây cho thấy giá đang hướng đến đường trendline chính nhưng lại chống lại đường trendline phụ. Trường hợp này thì hai đường trendline phụ đã thắng và tiếp tục đẩy giá xuống.

trendline-traderviet-2.png

Thiết lập giao dịch 3: Khi đường trendline chính và đường trendline phụ giao nhau và giá tiếp cận vùng giao nhau này


Có 2 khả năng xảy ra ở đây:
  • Sẽ có thời điểm giá tiếp cận chính xác với điểm giao nhau của 2 đường trendline chính và trendline phụ.
  • Sẽ có thời điểm giá tiếp cận điểm giao nhau của hai đường trendline xa một chút nhưng không quá xa.
Rất nhiều trader thích giao dịch những thiết lập như thế này bởi vì đây là vùng hợp lưu của hai đường trendline và giá thì tiếp cận tại một điểm. Thêm vào đó, bất kỳ tín hiệu nến đảo chiều nào được tạo ra tại đó thì xác suất thành công cho lệnh giao dịch sẽ cao hơn. Như ví dụ dưới đây:

how-to-trade-with-trendlines-in-forex-market.png
  • Đường trendline màu trắng là trendline chính
  • Đường trendline màu vàng là trendline phụ
Lưu ý giá đã tiếp cận đến điểm giao nhau của 2 đường trendline và sau đó bật tăng lên 400 pip.

Vậy đường trendline nào mới quan trọng? Chính hay phụ?


Chúng ta nên thận trọng khi giao dịch với trendline phụ, bởi vì nếu giao dịch với đường trendline phụ bạn sẽ gặp nhiều trường hợp giá phá vỡ đường trendline phụ để tiếp tục di chuyển đến đường trendline chính.

Bởi vì tầm quan trọng của trendline chính, nó hoạt động như một thỏi nam châm mạnh hơn trendline phụ và kéo giá về phía nó.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ngừng giao dịch đường trendline phụ nhé. Mà bạn sẽ giao dịch theo đường trendline bên trong nếu:
  • Đường xu hướng chính cách xa đường xu hướng phụ.
  • Mô hình nến đảo chiều thực sự đẹp khi giá chạm vào đường trendline phụ, nhưng hay quản lý rủi ro thật chặt và dời điểm stoploss về hòa vốn khi lệnh giao dịch đã có lợi nhuận nhất định bởi vì giá rất có thể bị thu hút bởi đường trendline chính.
Trường hợp bạn bị dừng lỗ khi giao dịch với đường trendline phụ, thì hãy chờ có hội giao dịch tiếp theo ở đường trendline chính.

Hi vọng bài viết cung cấp được chút kiến thức có ích cho mọi người trên diễn đàn.
Các bạn lưu ý nhé, chúng ta có thể giao dịch với cả 2 đường trendline nhưng đường trendline chính có sức ảnh hưởng mạnh hơn đường trendline phụ.

Trích nguồn: forextradingstrategies4u
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 493 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 596 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,751 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên