Chiến tranh tiền tệ là gì và các quốc gia áp dụng như thế nào?

Chiến tranh tiền tệ là gì và các quốc gia áp dụng như thế nào?

Chiến tranh tiền tệ là gì và các quốc gia áp dụng như thế nào?

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Chiến tranh tiền tệ (Currency war) đề cập đến tình huống mà một quốc gia cố ý tìm cách giảm giá trị đồng tiền nội tệ của họ để kích thích nền kinh tế. Trên thị trường forex, việc giảm giá trị tiền tệ hoặc làm mất giá đồng tiền là chuyện phổ biến thường ngày nhưng đối với nền kinh tế và việc giao thương mua bán thì đây là việc rất quan trọng.

Dấu hiệu của một cuộc chiến tranh tiền tệ là nhiều quốc gia đồng thời nỗ lực giảm giá tiền tệ của họ cùng một lúc.

chien-tranh-tien-te-la-gi-traderviet-2.png

Trong thời đại tỷ giá hối đoái thả nổi, giá trị tiền tệ được xác định bởi cung cầu thị trường, kế hoạch giảm giá trị tiền tệ thường được ngân hàng trung ương của quốc gia thiết kế để đưa ra các chính sách kinh tế buộc đồng tiền phải giảm, chẳng hạn như giảm lãi suất ngân hàng.

[B]Tại sao lại chiến tranh tiền tệ?[/B]


Nghe có vẻ ngược đời nhưng một đồng tiền mạnh không hẳn đã là có lợi cho một quốc gia. Một đồng nội tệ yếu làm cho xuất khẩu của một quốc gia có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường toàn cầu và đồng thời làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn. Khối lượng xuất khẩu cao hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi nhập khẩu đắt tiền cũng có tác dụng tương tự vì người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng nội địa thay vì chọn hàng nhập khẩu quá đắt.

Làm vậy để giúp tài khoản vãng lai đỡ thâm hụt hơn, hàng nội địa bán chạy hơn thì việc làm cũng nhiều hơn, GDP tăng trưởng nhanh hơn. Tác động tích cực luôn đến thị trường vốn và nhà ở của quốc gia, từ đó thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

[B]Bần hóa nước láng giềng – Beggar thy neighbor[/B]


Beggar thy neighbor từ để chỉ các chính sách có lợi cho nước mình nhưng có hại cho các nước láng giềng. Một ví dụ điển hình là việc phá giá đồng nội tệ sẽ giúp nước mình tăng xuất khẩu, nhưng đồng thời sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của các nước láng giềng.

Bạn thấy đấy, không quá khó để theo đuổi tăng trưởng thông qua việc giảm giá tiền tệ - dù là công khai hay bí mật - sẽ không ngạc nhiên nếu quốc gia A phá giá tiền tệ của mình, quốc gia B sẽ sớm lầm theo, tiếp theo là quốc gia C, v.v. Đây là bản chất của sự mất giá cạnh tranh.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Tiền là gì? Tiền được đo lường và hoạt động thế nào?

>> 5 mẫu biểu đồ nến đảo chiều mà anh em nên biết


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Hi hi, quan điểm và sự hiểu biết của mình hoàn toàn trái ngược với bài này:
1. Tiền chỉ là mảnh giấy để thay thế tiền thật( vàng).
2. Quy tắc in tiền: Nếu tiền thật tăng( tăng trưởng kinh tế chẳng hạn) 5% thì năm đó được in thêm 5% tiền giấy sẽ ko lạm phát. Nếu in thêm quá 5% tiền giấy thì sẽ lạm phát
3. Nếu kinh tế giảm (-1%) chẳng hạn mà vẫn tiếp tục in thêm 1% tiền giấy so với số tiền đang tồn tại thì tiếp tục lạm phát.
4. Nếu nhà nước ko kiểm soát tốt làm cho tiền giả lưu hành trên thị trường chẳng hạn( giả sử tiền giả lưu hành đến 1%) thì bảo đảm cũng sẽ gây lạm phát ít nhất 1%.
Như vậy: thực ra in thêm tiền thì làm giảm giá trị của tiền. Người được lợi là nhà nước. Người thiết là dân, nhà đầu tư nước ngoài..., Tuy nhà nước được lợi nhưng cũng mất uy tín. Chính vì lý do mất uy tín nên BTC mới ra đời.
 
Hi hi, quan điểm và sự hiểu biết của mình hoàn toàn trái ngược với bài này:
1. Tiền chỉ là mảnh giấy để thay thế tiền thật( vàng).
2. Quy tắc in tiền: Nếu tiền thật tăng( tăng trưởng kinh tế chẳng hạn) 5% thì năm đó được in thêm 5% tiền giấy sẽ ko lạm phát. Nếu in thêm quá 5% tiền giấy thì sẽ lạm phát
3. Nếu kinh tế giảm (-1%) chẳng hạn mà vẫn tiếp tục in thêm 1% tiền giấy so với số tiền đang tồn tại thì tiếp tục lạm phát.
4. Nếu nhà nước ko kiểm soát tốt làm cho tiền giả lưu hành trên thị trường chẳng hạn( giả sử tiền giả lưu hành đến 1%) thì bảo đảm cũng sẽ gây lạm phát ít nhất 1%.
Như vậy: thực ra in thêm tiền thì làm giảm giá trị của tiền. Người được lợi là nhà nước. Người thiết là dân, nhà đầu tư nước ngoài..., Tuy nhà nước được lợi nhưng cũng mất uy tín. Chính vì lý do mất uy tín nên BTC mới ra đời.
cảm ơn bác cho thêm ý kiến, cá nhân em nghĩ còn tùy vào định hướng của quốc gia đó là thế nào nữa để quyết định được tỷ giá đồng tiền nên mạnh hay là yếu. Còn chuyện BTC thì em không được rõ :D
 
Chiến tranh tiền tệ quả thật là cuộc chiến phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu, nhưng đó chỉ là nửa vế, vế còn lại là làm mọi cách để đẩy giá đồng tiền quốc gia đối thủ. Cuộc chiến kinh điển là Mỹ - Nhật thập niên 80s. Sau 2 chục năm giữ giá đồng Yên thấp để đẩy mạnh xuất khẩu đã giúp nước Nhật cực kỳ giàu có, Mỹ đã phải chơi bài bơm ồ ạt đôla mua đồng Yên, rồi đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản Nhật, dẫn đến đồng Yên tăng giá chóng mặt, kinh tế Nhật vốn đã giàu càng phình to như cái bong bóng, và bong bóng thì tất yếu sẽ nổ. Người Nhật đang ngất ngây vì lắm tiền đã không đề phòng, và Mỹ vẫn luôn là bậc thầy tài chính giỏi nhất thế giới.
Có bạn trên kia nói việc in dư tiền dẫn đến lạm phát. Theo mình vẫn chỉ đúng 1 nửa. Lạm phát hay giảm phát nguyên nhân chính là do công cụ lãi suất. Dù in nhiều tiền mà vẫn siết chặt cái van lãi suất, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn thì vẫn suy thoái. Công nhận tiền là giấy thôi, in có khó gì, có vay được đám giấy đó không, lãi bao nhiêu mới là vấn đề.
 
Chiến tranh tiền tệ quả thật là cuộc chiến phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu, nhưng đó chỉ là nửa vế, vế còn lại là làm mọi cách để đẩy giá đồng tiền quốc gia đối thủ. Cuộc chiến kinh điển là Mỹ - Nhật thập niên 80s. Sau 2 chục năm giữ giá đồng Yên thấp để đẩy mạnh xuất khẩu đã giúp nước Nhật cực kỳ giàu có, Mỹ đã phải chơi bài bơm ồ ạt đôla mua đồng Yên, rồi đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản Nhật, dẫn đến đồng Yên tăng giá chóng mặt, kinh tế Nhật vốn đã giàu càng phình to như cái bong bóng, và bong bóng thì tất yếu sẽ nổ. Người Nhật đang ngất ngây vì lắm tiền đã không đề phòng, và Mỹ vẫn luôn là bậc thầy tài chính giỏi nhất thế giới.
Có bạn trên kia nói việc in dư tiền dẫn đến lạm phát. Theo mình vẫn chỉ đúng 1 nửa. Lạm phát hay giảm phát nguyên nhân chính là do công cụ lãi suất. Dù in nhiều tiền mà vẫn siết chặt cái van lãi suất, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn thì vẫn suy thoái. Công nhận tiền là giấy thôi, in có khó gì, có vay được đám giấy đó không, lãi bao nhiêu mới là vấn đề.
Em hợp ý bác hehe
 
Hi hi, quan điểm và sự hiểu biết của mình hoàn toàn trái ngược với bài này:
1. Tiền chỉ là mảnh giấy để thay thế tiền thật( vàng).
2. Quy tắc in tiền: Nếu tiền thật tăng( tăng trưởng kinh tế chẳng hạn) 5% thì năm đó được in thêm 5% tiền giấy sẽ ko lạm phát. Nếu in thêm quá 5% tiền giấy thì sẽ lạm phát
3. Nếu kinh tế giảm (-1%) chẳng hạn mà vẫn tiếp tục in thêm 1% tiền giấy so với số tiền đang tồn tại thì tiếp tục lạm phát.
4. Nếu nhà nước ko kiểm soát tốt làm cho tiền giả lưu hành trên thị trường chẳng hạn( giả sử tiền giả lưu hành đến 1%) thì bảo đảm cũng sẽ gây lạm phát ít nhất 1%.
Như vậy: thực ra in thêm tiền thì làm giảm giá trị của tiền. Người được lợi là nhà nước. Người thiết là dân, nhà đầu tư nước ngoài..., Tuy nhà nước được lợi nhưng cũng mất uy tín. Chính vì lý do mất uy tín nên BTC mới ra đời.
Bản vị vàng bị bỏ lâu rồi bạn ơi. Với tiền là mảnh giấy thay mặt cho khoản nợ quốc gia thì đúng hơn :))
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 989 Xem / 63 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,971 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên