Chốt lời với trader có dễ dàng không ?

Chốt lời với trader có dễ dàng không ?

Chốt lời với trader có dễ dàng không ?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Bài viết về stoploss TraderViet chia sẻ với mọi người có lẽ cũng rất nhiều. Ngày hôm nay, mình sẽ cùng các bạn thảo luận về một vấn đề cũng quan trọng không kém stoploss. Đó chính là TAKE PROFIT.

Nhiều trader chỉ quan tâm đến stoploss và bỏ không take profit. Thực sự take profit có cần thiết hay không? Bạn có vấn đề gì với take profit hay không? Tại sao lại gặp vấn đề với nó? Và giải quyết bằng cách nào? Chúng ta sẽ lần lượt giải đáp từng câu hỏi nhé.

TAKE PROFIT CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG ?

Có nhiều người nói take profit không quan trọng bằng stoploss, thậm chí không cần đặt cũng được. Nhưng cả hai yếu tố này đều là nhân tố cốt lõi để xây dựng nên tỷ lệ Reward : Risk. Rõ ràng tỷ lệ RR rất quan trọng, nó là một trong những chỉ số giúp bạn tính toán và điều chỉnh cách giao dịch của mình. Take profit ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ RR.

Ta có công thức dưới đây:

Kết quả kỳ vọng = ( tỷ lệ R : R x tỷ lệ thắng) - (1 x tỷ lệ thua)

Nếu số này dương thì trader mới có lợi nhuận

Ví dụ: với tỷ lệ R : R = 2 : 0, tỷ lệ thắng = 30%, tỷ lệ thua bằng 50%, huề vốn 20% thì ta có kết quả sau:

(2.0 (R:R) x 30%) – (1 x 50%) = + 0.1 đơn vị lợi nhuận.​

Công thức này được xây dựng để đo lượng mức độ thành công của giao dịch. Một trong những biến số quan trọng của công thức chính là tỷ lệ RR. Do đó take profit không tốt dẫn đến tỷ lệ RR không tốt, và có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng.

Nói tóm lại, take profit là yếu tố chủ chốt trong sự thành công của một trader bởi vì nó quản lý lợi nhuận họ kiếm được.

YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỐT LỜI NHƯ THẾ NÀO

Giống như cắt lỗ, nhiều trader cảm thấy khó khăn khi phải chốt lời bởi vì họ phải chịu nhiều áp lực tâm lý. Cụ thể, họ sẽ một lần nữa đối diện với LÒNG THAM, NỖI SỢ và SỰ THIẾU KIÊN NHẪN mà ba điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định ra vào lệnh.

greed.jpg

Những cảm xúc này sẽ khiến cho trader chốt lệnh quá sớm trước khi đạt đến mục tiêu hoặc chốt quá trễ để rồi giá đã quay đầu lại.

Đây là 3 kết quả thường thấy của hành động chốt lời mang tính cảm xúc:

1) Nếu trader sợ hãi, lệnh bị chốt quá sớm

2) Nếu trader không kiên nhẫn, lệnh cũng bị chốt quá sớm.

3) Nếu trader tham lam, lệnh quá muộn để chốt.

impat.jpeg

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có rất nhiều cách để cải thiện tâm lý. Sau đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo:

1) Kiên định với kế hoạch giao dịch

Phải xây dựng một kết hoạch giao dịch thật tốt, trong đó có phần chốt lệnh như thế nào. Nó không chỉ cho bạn biết bạn sẽ lời được bao nhiêu trong lần giao dịch này mà còn giải tỏa được tâm lý. Nhất quyết theo kế hoạch đã đặt ra dù bạn biết giá có thể đi xa hơn nữa.

2) Sử dụng chức năng "take profit" trên phần mềm

Đừng tốn thời gian lang thang trên chart 24 giờ mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Có kế hoạch rồi, thì bạn cứ việc đặt takeprofit và đi ngủ.

3) Sử dụng chức năng "trailing stop" để phòng ngừa rủi ro và tối đa lợi nhuận

Nhiều anh em mới tiếp xúc với Forex chưa quen với công cụ này, nhưng nó sẽ là công cụ hữu ích cho anh em bảo toàn thành quả mà mình kiếm được. Mặt khác nó giúp chúng ta có một tâm lý an toàn vì đã khóa được lợi nhuận lại rồi. Kịch bản xấu nhất thì vẫn lời chứ không hề lỗ.

4) Chia lệnh để chốt lời

Nó cũng hiệu quả giống như trailing stop là tạo cho chúng ta cảm giác là chúng ta đã chắc ăn được một phần lợi nhuận, phần còn lại để cho nó chạy tiếp. Thay vì bạn chốt hết 1 lần thì có thể chia làm hai hoặc làm ba. Khi giá đi đến mức nào đó thì chốt trước 1 phần, để 2 phần còn lại tiếp tục, và đến một mức nào đó theo kế hoạch của bạn đã đặt ra thì chốt tiếp phần thứ 2, và cứ như thế cho đến khi hết lệnh.

fear.jpg

Đồng thời khi chốt được 1 phần, thì lập tức dời stoploss các phần còn lại về mức hòa vốn.
Xét về yếu tố tâm lý, ta sẽ yên tâm hơn và có quyết định sáng suốt hơn khi chốt các lệnh sau cũng như vào lệnh mới.

Trên đây là 4 cách cơ bản, mình nghĩ những ai giao dịch lâu cũng sẽ áp dụng ít nhất 3 trong 4 cách, hoặc thậm chí là cả 4 cách. Đối với những trader mới, bài viết này có lẽ là lời khuyên hữu ích khi chúng ta vẫn còn đang loay hoay có nên đặt take profit hay không?

Bạn còn cách nào để khắc phục được tâm lý tiêu cực khi chốt lời không? Hãy chia sẻ với mọi người nhé.

Xem thêm:

>> Tăng ưu thế giao dịch bằng checklist như một chuyên gia trong 8 bước đơn giản - Phần 2

>> Hãy giao dịch theo cách hoàn hảo thay vì đi tìm những chiến lược hoàn hảo - Phần 2: Mâu thuẫn


 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Bác cho em hỏi ngu tí, tỷ lệ R:R tính làm sao hay có ví dụ nào k ạ, em coin trader và thường xuyên tham khảo bài của ae trên diễn đàn, bài nào cũng nghe R:R mà k hiểu cách tính mấy, bên em thì chẳng ông nào đề cầp đến
 
Lấy hình ảnh cho dễ hiểu

Risk-vs-Reward-forex-trading-win-ratio.jpg


Ta có lệnh Sell tại 1.3611 (entry @1.3611)

Stoploss = 1.3656 tức là chịu rủi ro $45 => Risk = $45

Nếu chốt lời ở mức thứ nhất là 1.3566 thì lợi nhuận sẽ bằng risk, tức là $45 luôn => Khi đó tỷ lệ Reward : Risk = 1 : 1

Nếu chốt lời ở mức thứ hai là 1.3521 thì lợi nhuận sẽ bằng hai lần risk, tức là $90 => Khi đó tỷ lệ Reward : Risk = 2 : 1

Nếu chốt lời ở mức thứ ba là 1.3576 thì lợi nhuận sẽ bằng ba lần risk, tức là $135 => Khi đó tỷ lệ Reward : Risk = 3 : 1

Reward chính là lợi nhuận trung bình kiếm được, còn Risk chính là lỗ trung bình bạn phải chịu, chia hai con số đó cho nhau thì bạn được tỷ lệ Reward : Risk.
 
Bác cho em hỏi ngu tí, tỷ lệ R:R tính làm sao hay có ví dụ nào k ạ, em coin trader và thường xuyên tham khảo bài của ae trên diễn đàn, bài nào cũng nghe R:R mà k hiểu cách tính mấy, bên em thì chẳng ông nào đề cầp đến
Ví dụ bên trên là bán khống, để dễ hiểu e VD cho bác:
VD coin xuống đến giá 90 là đáy rồi nảy lên 100, bác đoán nó sẽ lên bác mua ở giá 100 và stoploss (bán) ở giá 90 (vậy là 10%), nghĩa là nếu giá xuống dưới 90 thì bác mất 10%, vậy để đạt dc tỉ lệ 1:1 thì bác phải đợi giá lên 110 mới bán ( dc 10%), tỉ lệ 1:2 là giá 120 (20%) ...
.
Nếu bác ko muốn rủi ro lớn cho 1 lệnh thì phải giảm khối lượng giao dịch đi, VD bác vào một nửa tiền thì rủi ro chỉ còn 5% thôi ^^
 
Ví dụ bên trên là bán khống, để dễ hiểu e VD cho bác:
VD coin xuống đến giá 90 là đáy rồi nảy lên 100, bác đoán nó sẽ lên bác mua ở giá 100 và stoploss (bán) ở giá 90 (vậy là 10%), nghĩa là nếu giá xuống dưới 90 thì bác mất 10%, vậy để đạt dc tỉ lệ 1:1 thì bác phải đợi giá lên 110 mới bán ( dc 10%), tỉ lệ 1:2 là giá 120 (20%) ...
.
Nếu bác ko muốn rủi ro lớn cho 1 lệnh thì phải giảm khối lượng giao dịch đi, VD bác vào một nửa tiền thì rủi ro chỉ còn 5% thôi ^^
Ok thanks bác
 
Mình thấy số 1 trong công thức (1x tỷ lệ thua) nó thừa thừa sao ấy? Số 1 này có ý nghĩa gì không bạn?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên