Chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường - Lý thuyết DOW

Chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường - Lý thuyết DOW

Chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường - Lý thuyết DOW

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Trong phân tích kỹ thuật, phân tích các giai đoạn của thị trường là bước đầu tiên khi trader nhìn vào đồ thị giá trước khi tìm điểm mua / bán cụ thể.

Trong lượt bài về chủ đề phân tích các giai đoạn thị trường (Market Phase Analysis), chúng ta sẽ có thể:
  • Hiểu được đặc điểm về cấu trúc và chức năng của ba giai đoạn thị trường
  • Dự đoán được giai đoạn thị trường một cách chính xác thông qua thuộc tính chu kỳ và hành vi thị trường.
  • Nhận diện được sự thay đổi chế độ thị trường tiềm năng thông qua hành động của khối lượng (volume action).
  • Mô tả đặc điểm về quán tính và động lượng của mỗi giai đoạn thị trường.
  • Nhận diện các mô hình giá nhất định liên quan đến từng giai đoạn.
  • So sánh và đối chiếu các phương pháp Đông - Tây khi giải thích về các chu kỳ thị trường.
Thị trường di chuyển theo từng giai đoạn (phase). Không thể nhận ra các giai đoạn thị trường và quá trình chuyển đổi của chúng sẽ gây bất lợi lớn cho trader. Phân tích giai đoạn thị trường có thể được áp dụng trên tất cả các khung thời gian, giải mã được những hành vi thị trường rất ngắn hạn cũng như dài hạn. Thông qua ứng dụng của phân tích đa khung thời gian, những người tham gia thị trường sẽ có thể xác định rõ hành vi của các giai đoạn vĩ mô và tác động của nó đối với hành động ở giai đoạn vi mô. Trong chương này, chúng ta sẽ học cách giải thích giai đoạn thị trường thông qua vô số cách tiếp cận kỹ thuật, cả phương Đông và phương Tây.

GÓC NHÌN LÝ THUYẾT DOW VỀ GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG


Lý thuyết Dow có lẽ anh em đã quá quen thuộc. Một xu hướng tăng hay giảm cơ bản (primary bull or bear trend) đều bao gồm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn tích lũy
2. Giai đoạn xu hướng
3. Giai đoạn phân phối.
Sự mô tả này về cách thị trường tăng giảm như thế nào trong các giai đoạn khác nhau được gọi chung là đặc điểm cơ bản nhất của hành động thị trường.

1.png

Theo lý thuyết Dow, một xu hướng chính thường kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm trên thị trường chứng khoán. Vì đòn bẩy khá cao mà các trader trong các thị trường tương lai phải chịu, các xu hướng chính trong thị trường tương lai hàng hóa thường sẽ có thời gian tương đối ngắn hơn. Đòn bẩy cao thường sẽ gây ra biến động lớn hơn trên thị trường. Đây là một điểm quan trọng cần lưu ý khi cố gắng đánh giá thời gian trung bình và mức độ của hành vi giai đoạn thị trường trong các thị trường như vậy. Mặc dù mô tả ban đầu của Dow Theory về giai đoạn thị trường liên quan chủ yếu đến thị trường chứng khoán, sự tồn tại của lý thuyết này được tìm thấy trên tất cả các thị trường.

Về bản chất, chỉ có hai giai đoạn cơ bản, đó là giai đoạn hợp nhất giá (consolidation) và giai đoạn xu hướng (trending). Giai đoạn hợp nhất giá (hay giai đoạn giá đi ngang) có thể được chia nhỏ thành các giai đoạn tích lũy và phân phối.

Nếu thị trường tăng sau giai đoạn giá đi ngang, thì giá đi ngang đó chính là tích lũy. Ngược lại, nếu thị trường giảm sau giai đoạn giá đi ngang, thì được gọi là phân phối. Một trong những mục tiêu của phân tích kỹ thuật là cố gắng tìm kiếm bằng chứng để nhận ra được giá đang tích lũy hay phân phối đang diễn ra trong quá trình hợp nhất - đi ngang.

Ví dụ, người ta quan sát thấy rằng khối lượng thường giảm dần trong quá trình giá đi ngang. Mức thanh khoản rất thấp thường là một tiên lượng mạnh mẽ rằng sự hợp nhất có khả năng sắp kết thúc với sự chuyển đổi tiếp theo sang giai đoạn tăng hoặc giảm xu hướng. Trên biểu đồ hàng ngày, hợp nhất thường kéo dài khoảng ba đến sáu tháng, đôi khi lâu hơn.

Các giai đoạn này cũng được thể hiện rõ trên các khung thời gian thấp hơn, H1, H4 đều có. Dưới đây, chúng ta thấy hành động ở giai đoạn khung nhỏ hơn trên biểu đồ EURUSD 15 phút.

Tâm lý từng giai đoạn thị trường và hành vi của những bên tham gia

Các khía cạnh tâm lý và có sự tham gia liên quan đến từng giai đoạn thị trường được mô tả ngắn gọn như sau:

2.png

Giai đoạn tích lũy: thường xảy ra sau khi giá giảm sâu và nhanh. Các công ty có xu hướng hoạt động kém hơn với việc phát hành báo cáo tài chính rất tiêu cực, trở nên trầm trọng hơn bởi các tiêu đề giật tít trên báo cũng như các tin tức truyền thông khác cũng cực kỳ quan ngại. Những người tham gia thị trường không tinh tế hoặc không nắm đầy đủ thông tin thường thường sẽ bị dẫn dắt và cũng có cảm quan hết sức tiêu cực trong giai đoạn này, họ sẽ bán hết mọi cổ phiếu và điên cuồng, hoảng loạn.

Chính tại thời điểm này, những người tham gia thị trường , những dòng tiền thông minh bắt đầu tích lũy cổ phiếu với mức giá cực kỳ thuận lợi, dự đoán về một môi trường tăng giá hơn. Cách tiếp cận trái ngược này của những người tham gia có nghiên cứu về thị trường giúp tạo ra một đáy thị trường cuối cùng và mang tính quyết định, với sự mua rất nhanh của các dòng tiền thông minh trong suốt giai đoạn cuối của xu hướng giảm trước đó (dưới hình thức bán tháo hoặc bán cao trào) và vào giai đoạn non trẻ của giai đoạn tích lũy kéo dài hơn. Các dòng tiền thông minh tiếp tục thu gom cổ phiếu một cách từ từ trong quá trình tích lũy, cẩn thận không đẩy giá lên quá nhanh để họ có thể tiếp tục tận dụng mức giá thấp. Các nhà đầu tư thông minh thường có rất nhiều tiền để tham gia sự kiện như vậy. Giai đoạn tích lũy thường kéo dài tương đối lâu hơn giai đoạn phân phối. Đó là vì lượng vốn được phân bổ vào mức giá thấp hơn, do đó sẽ ít rủi ro hơn khi phải thực hiện những nghiệp vụ phân bổ vốn ở "trên cao".

3.png

Giai đoạn xu hướng: thường được thực hiện bởi các nhà giao dịch và nhà đầu tư mong đợi giá cao hơn sau khi tích lũy hoặc giá thấp hơn sau khi phân phối. Trader theo phân tích kỹ thuật thường sẽ tìm được tín hiệu nhảy vào sớm hơn, đặc biệt là suốt quá trình breakout rõ ràng từ vùng giá đi ngang vài tháng trước đó. Lúc bấy giờ báo chí sẽ đăng tin rầm rộ về thông tin tài chính tích cực, các dự án triển vọng của doanh nghiệp khiến cho tâm lý thị trường hiện tại cực kỳ lạc quan, và điều này làm giá được đẩy lên cao hơn ở giai đoạn đầu. Khi xu hướng tăng tiến triển và bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, công chúng bắt đầu nhận ra và bị thu hút mua vào điên cuồng. Những người có ý định bán hoặc đang có lệnh short cũng đóng hết lệnh và chuyển trạng thái. Bắt đầu có sự nuối tiếc của những người vào sau khi giá tăng ngày càng cao, họ trông chờ những đợt điều chỉnh để có thể nhảy vào, có khi họ cũng bất chấp nhảy vào mà không đợi giá giảm. Còn những người mua từ rất sớm, họ đã bán từ rất sớm vì nghĩ rằng giá không tăng mạnh đến như vậy, hiện tại bây giờ cũng đang tiếc nuối và chờ cơ hội để nhảy vào lại. Do đó, ở mức giá thậm chí là cao hơn rất nhiều so với quá khứ nhưng vẫn được đông đảo đám đông tham gia, thậm chí là bắt đầu vay thêm margin. Điều này đã làm cho giá đã tăng, nay còn tăng mạnh hơn.

Giai đoạn xu hướng tăng thường kéo dài hơn giai đoạn xu hướng giảm, do lượng vốn có rủi ro thấp hơn, với mức giá thấp hơn, phải chăng hơn. Giai đoạn xu hướng giảm bắt đầu với hành động phá vỡ giá khỏi vùng phân phối, cùng với dữ liệu báo cáo tài chính ngày càng tiêu cực. Khi giá giảm, các trader và nhà đầu tư non kinh nghiệm sẽ bắt đầu hoảng loạn và bán theo thị trường. Những người đu theo mua ở xu hướng tăng trước đó bắt đầu bán sạch. Giảm giá càng bất ngờ, tâm lý càng hoảng loạn, và khối lượng bán ngày một nhiều hơn.

Giai đoạn phân phối: thường xảy ra sau khi giá tăng mạnh và nhanh. Các công ty thường có kết quả kinh doanh rất tích cực tại thời điểm này, báo chí khen ngợi không tiếc lời khiến cho tâm lý thị trường đối với những mã cổ phiếu sắp và đang trong giai đoạn phân phối cực kỳ hưng phấn. Những nhà đầu tư mới hoặc ít kiến thức sẽ bị cuốn vào và điên cuồng mua thêm với bất cứ giá nào với hy vọng giá sẽ tăng mạnh hơn. Tình trạng này thường được gọi là tình trạng phi lý trí.

Nợ ký quỹ bắt đầu tăng vọt. Dòng tiền thông minh lúc này thì đang khởi động một chiến dịch bán cổ phiếu. Và dĩ nhiên họ rất thuận lợi vì bán bao nhiêu cũng có người mua. Nhờ hành động trái ngược này giữa hai phe mà thị trường sẽ tạo ra được 1 đỉnh mới. Họ sẽ tiếp tục bán khi giá giảm, nhưng không bán quá mạnh để có thể tận dụng lợi thế bán với giá cao.

Giai đoạn phân phối thường kéo dài tương đối ngắn, và ngắn hơn giai đoạn tích lũy. Điều này là vì số lượng vốn tương đối lớn đang nằm ở trên cao, trên đỉnh thị trường, và họ sẽ phải hành động nhanh hơn để tránh rủi ro.

CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ ĐI NGANG (CONSOLIDATION PHASE)


Giai đoạn tích lũy thường sẽ có các đặc điểm sau:
  • Nó thường xảy ra vào cuối đợt giảm giá tương đối nhanh và lý tưởng nhất là ở gần đáy lịch sử hoặc đáy lớn trong quá khứ (đáy năm hoặc đáy cách đây nhiều tháng).
  • Không xuất hiện các đáy thấp hơn.
  • Nó đại diện cho sự khởi đầu của một thị trường tăng trưởng chính mới trên nền giá dài hạn (hoặc xu hướng tăng ngắn hạn mới hơn nếu dựa trên các khung thời gian thấp hơn).
  • Tích lũy thường sẽ kéo dài hơn phân phối.
  • Khối lượng bắt đầu giảm khi giá gần chuẩn bị đột phá.
  • Quá trình tích lũy càng lâu, đột phá tiếp theo càng mạnh ở cả hai biên trên và dưới, thường đi kèm với sự tăng vọt về thanh khoản.
  • Tích lũy thường có biến động giá thấp hơn so với phân phối do tiền để mua cổ phiếu rẻ hơn, ít rủi ro hơn.
Giai đoạn phân phối thường có các đặc điểm sau:
  • Nó thường xảy ra vào cuối xu hướng tăng giá kéo dài và lý tưởng nhất là ở gần đỉnh lịch sử hoặc quan trọng trên thị trường (đỉnh năm, đỉnh nhiều tháng). Dấu hiệu cạn kiệt trong hành động thị trường bắt đầu biểu hiện.
  • Không hình thành nổi đỉnh cao hơn.
  • Nó đại diện cho sự khởi đầu của một thị trường giảm giá mang tính dài hạn hơn (hoặc xu hướng giảm ngắn hạn mới nếu dựa trên các khung thời gian thấp hơn).
  • Phân phối thường kéo dài trong một thời gian tương đối ngắn hơn so với tích lũy.
  • Khối lượng bắt đầu giảm khi gần đột phá.
  • Quá trình phân phối càng dài, sự phá vỡ tiếp theo sẽ càng mạnh mẽ ở hai biên phân phối, thường đi kèm với sự tăng vọt về thanh khoản.
  • Phân phối thường biến động lớn hơn nhiều so với tích lũy do giá cao hơn và do đó vốn lớn hơn (lợi nhuận chưa thực hiện) dẫn đến rủi ro cao hơn.
4.png

SỰ HOÀN TẤT CỦA MỘT GIAI ĐOẠN GIÁ ĐI NGANG (Completion of Consolidation)


Khi chúng ta cố gắng xác định các điểm giao thoa giữa các giai đoạn, vấn đề chủ quan lại xuất hiện một lần nữa, vì nó khá thường xuyên trong phân tích kỹ thuật. Câu hỏi mà một nhà giao dịch hoặc nhà phân tích sẽ luôn đặt ra là: "khi nào giai đoạn tích lũy / phân phối kết thúc?". Thực ra không có phương pháp nào có thể trả lời được câu hỏi này một cách thỏa đáng. Nó phụ thuộc vào phương pháp và mục tiêu của người phân tích.

Ví dụ, một số nhà phân tích thị trường tìm kiếm mức tăng 3% đến 5% tính từ đỉnh cao nhất trong vùng tích lũy, vậy họ đã xem khi đó giá đã đi khỏi tích lũy rồi. Trong khi người khác yêu cầu giá phải ra khỏi vùng tích lũy và đi bằng 1 khoảng đúng bằng biên độ vùng tích lũy.

Nhưng hầu hết mọi người đều muốn tìm một tín hiệu breakout thực sự rõ ràng và đơn giản khi giá ra khỏi vùng tích lũy. Đó mới chính là minh chứng cho việc tích lũy đã kết thúc. Vậy thì chỉ có một cách có thể giải thích được, đó là sau giai đoạn tích lũy chính là giai đoạn có xu hướng, tức là đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước thì mới chính thức xác nhận.

Nguồn: Kakata
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Em mạn phép đá chút qua Wyckoff, sau Sign of Strength (SOS) thì nó có thể có re-accumulation, mình có thể coi đó là điều kiện mua vào hay là dấu hiệu của break out không hiệu quả vậy bác? Có nhất thiết lúc nào cũng có reaccumilation hay không ạ?
 
chủ thớt có thể chia sẻ kinh nghiệm thực chiến cụ thể ở thời điểm hiện tại cho 1 loại thị trường dc ko ? Đọc xong bài tui vẫn thấy mong lung
 
Em mạn phép đá chút qua Wyckoff, sau Sign of Strength (SOS) thì nó có thể có re-accumulation, mình có thể coi đó là điều kiện mua vào hay là dấu hiệu của break out không hiệu quả vậy bác? Có nhất thiết lúc nào cũng có reaccumilation hay không ạ?
Mình cũng ứng dụng Wyckoff
Theo mình thấy thì việc xuất hiện Re-accumilaton phụ thuộc vào thời gian tích lũy
Thời gian tích lũy càng lâu thì khả năng có Re-Accum càng cao. Nhưng ko nhất thiết lúc nào cũng phải có

Còn khi đã xuất hiện vùng Re-accum thì mình thấy phục thuộc vào độ dốc của SOS. Và vùng này vẫn nên chỉ mua dặm trước
Khi nào Break (thường có mẫu hình cờ tăng hoặc hộp chữ nhật) thì hãy giải ngân phần còn lại
Vì 1 cái Re-accum vẫn dễ trở thành Bull-trap nếu fail. Nên dấu hiệu vẫn chỉ là dấu hiệu, cho đến khi có xác lập Break thì mới là điểm mua có cơ sở
 
Mình cũng ứng dụng Wyckoff
Theo mình thấy thì việc xuất hiện Re-accumilaton phụ thuộc vào thời gian tích lũy
Thời gian tích lũy càng lâu thì khả năng có Re-Accum càng cao. Nhưng ko nhất thiết lúc nào cũng phải có

Còn khi đã xuất hiện vùng Re-accum thì mình thấy phục thuộc vào độ dốc của SOS. Và vùng này vẫn nên chỉ mua dặm trước
Khi nào Break (thường có mẫu hình cờ tăng hoặc hộp chữ nhật) thì hãy giải ngân phần còn lại
Vì 1 cái Re-accum vẫn dễ trở thành Bull-trap nếu fail. Nên dấu hiệu vẫn chỉ là dấu hiệu, cho đến khi có xác lập Break thì mới là điểm mua có cơ sở
Cá nhân mình nghĩ re-accum phụ thuộc vào các đợt test ở spring và test ở backup ở D.
 
Cá nhân mình nghĩ re-accum phụ thuộc vào các đợt test ở spring và test ở backup ở D.
Mình đồng ý là Re-Accum cũng phụ thuộc Test ở Spring và ở Backup của Phase D.
Nhưng nếu xét độ quan trọng về điểm nhìn lúc ra quyết định, thì mình hay nhìn vào đoạn tích lũy hơn, vì nó ở các ngưỡng hỗ trợ kháng cự và độ lâu dễ hình dung.Cảm thấy dễ ra quyết định hơn.
Còn Sring với Backup thì nó hơi xa vùng SOS hay Re-Accum ấy. Nên ít dùng

Bác có thể chia sẻ thêm về sử dụng mức phụ thuộc ở Spring và backup trong việc đi lệnh được ko
Mình cũng ko ứng dụng hướng này nên cũng muốn học hỏi thêm góc nhìn
 
Mình đồng ý là Re-Accum cũng phụ thuộc Test ở Spring và ở Backup của Phase D.
Nhưng nếu xét độ quan trọng về điểm nhìn lúc ra quyết định, thì mình hay nhìn vào đoạn tích lũy hơn, vì nó ở các ngưỡng hỗ trợ kháng cự và độ lâu dễ hình dung.Cảm thấy dễ ra quyết định hơn.
Còn Sring với Backup thì nó hơi xa vùng SOS hay Re-Accum ấy. Nên ít dùng

Bác có thể chia sẻ thêm về sử dụng mức phụ thuộc ở Spring và backup trong việc đi lệnh được ko
Mình cũng ko ứng dụng hướng này nên cũng muốn học hỏi thêm góc nhìn
Mình thì toàn tìm hiểu về spring và backup, vì theo wyckoff đây là 2 điểm để vô entry
 
Mình thì toàn tìm hiểu về spring và backup, vì theo wyckoff đây là 2 điểm để vô entry
Đúng rồi, mình cũng hay vào lệnh ở Spring và Backup
Nhưng vào bằng kỹ thuật khác, kiểu mua từ đáy,
Mãi sau này mình mới biết đến Wyckoff, và mình ứng dụng nền tích lũy để tách lệnh,
Lệnh đầu tiên mua khi lập mẫu hình đảo chiều từ Spring, vd vai đầu vai ngược, hai đáy...
Sau đó nếu nhận định ban đầu đúng, tức là giá đi thẳng lên vượt vùng TR, tức là xác lập D
Trong quá trình đó và cuối cùng và hoàn tất vùng Re-Accum mình sẽ hoàn tất lượng mua vào, và nhịp mua sau được bảo đảm rủi ro từ lợi nhuận của việc mua đứng từ Spring

sau đó chờ đợi xu hướng diễn biến mà chốt.
À mà nói luôn là mình đánh chứng khoán, chu kỳ tầm 3-6 tháng /1 lần GD lớn. Nên thấy khá phù hợp với Wyckoff này về đánh trung hạn

Ko biết bác đánh thuần Forex hay sao ạ, với có thể chia sẻ thêm về cách Entry ở vùng Spring, Backup ko cùng trao đổi trau dồi :)))
 
Đúng rồi, mình cũng hay vào lệnh ở Spring và Backup
Nhưng vào bằng kỹ thuật khác, kiểu mua từ đáy,
Mãi sau này mình mới biết đến Wyckoff, và mình ứng dụng nền tích lũy để tách lệnh,
Lệnh đầu tiên mua khi lập mẫu hình đảo chiều từ Spring, vd vai đầu vai ngược, hai đáy...
Sau đó nếu nhận định ban đầu đúng, tức là giá đi thẳng lên vượt vùng TR, tức là xác lập D
Trong quá trình đó và cuối cùng và hoàn tất vùng Re-Accum mình sẽ hoàn tất lượng mua vào, và nhịp mua sau được bảo đảm rủi ro từ lợi nhuận của việc mua đứng từ Spring

sau đó chờ đợi xu hướng diễn biến mà chốt.
À mà nói luôn là mình đánh chứng khoán, chu kỳ tầm 3-6 tháng /1 lần GD lớn. Nên thấy khá phù hợp với Wyckoff này về đánh trung hạn

Ko biết bác đánh thuần Forex hay sao ạ, với có thể chia sẻ thêm về cách Entry ở vùng Spring, Backup ko cùng trao đổi trau dồi :)))
Bác có telegram hay gì ko ạ. Anh em trao đổi wyckoff luôn. Em áp dụng bên Crypto. Chu kỳ tầm 20 ngày trở lên. Vô lệnh khi thấy spring đã kiệt lực cung
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên