Chu trình 5 bước giúp bạn trở thành trader có lợi nhuận nhất quán chỉ trong 180 ngày!

Chu trình 5 bước giúp bạn trở thành trader có lợi nhuận nhất quán chỉ trong 180 ngày!

Chu trình 5 bước giúp bạn trở thành trader có lợi nhuận nhất quán chỉ trong 180 ngày!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,340
Xin chào cả nhà!

Nếu mình đoán không sai thì hẳn là các bạn bước vào thế giới trading vì muốn có được sự tự do tài chính, muốn kiếm được nhiều tiền và "say goodbye" của sếp của mình, phải vậy không?

Bạn đã học mọi thứ trong tầm tay của mình, từ sách vở, tài liệu, khoá học, cho đến các diễn đàn...

1 năm trôi qua...

2 năm trôi qua...

3 năm trôi qua...

Và bạn vẫn chưa thể kiếm được lợi nhuận!

Tin buồn là: Cơ hội thì có đó, nhưng bạn không hề biết phải trả giá gì để có thể thành công với cái nghề này. Nhưng tin vui là gì? Mình sẽ gợi ý cho các bạn cách kiếm được lợi nhuận trong trading, từng bước một, trong vòng 180 ngày tới.

Cùng bắt đầu thôi!

Quy luật số lớn và cách nó ảnh hưởng đến giao dịch của bạn


Đầu tiên, bạn cần phải hiểu một thứ gọi là "quy luật số lớn". Vậy, quy luật số lớn là gì?

Theo xác suất và thống kê cho rằng khi kích thước mẫu tăng lên, giá trị trung bình của nó sẽ gần với mức trung bình của toàn bộ tổng thể. Vậy điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là bạn cần phải thực hiện một số lượng lớn các giao dịch (ít nhất là 100 trade) để tìm được "lợi thế" của riêng mình. Bạn không thể kiếm được lợi nhuận nhất quán mỗi tuần mà chỉ thực hiện tổng cộng có 7 trade mỗi tháng. Bởi vì kết quả giao dịch của bạn là ngẫu nhiên trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ gần hơn với giá trị kỳ vọng về lâu về dài.

Tính nhất quán là gì?


Bây giờ, để phát huy "lợi thế" của mình, bạn cần phải thực hiện tối thiểu 100 giao dịch để quy luật số lớn hoạt động theo hướng có lợi cho bạn. Điều này có nghĩa là:
  • Nếu bạn muốn có lợi nhuận mỗi ngày, bạn cần tối thiểu 100 trade/ngày.
  • Nếu bạn muốn có lợi nhuận mỗi tuần, bạn cần tối thiểu 100 trade/tuần.
  • Nếu bạn muốn có lợi nhuận mỗi tháng, bạn cần tối thiểu 100 trade/tháng.
Vậy... hãy cùng xem một số cách tiếp cận giao dịch mà bạn có thể triển khai là gì nhé!

Giao dịch cao tần (HFT): Giao dịch 10.000 lần một ngày, bạn có thể mong đợi có lợi nhuận mỗi ngày.

Day trading: Giao dịch trung bình 3-5 lần một ngày, bạn có thể mong đợi có lợi nhuận trong hầu hết các quý.

Swing/ position trading: Giao dịch trung bình 5-15 lần một tháng, bạn có thể mong đợi có lợi nhuận trong hầu hết các năm.

Bạn càng thực hiện nhiều giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì "lợi thế" của bạn càng được thể hiện nhanh hơn. Nhưng nếu không có "lợi thế" trên thị trường, thì việc giao dịch càng nhiều sẽ khiến bạn càng mau bị cháy tài khoản. Mong các bạn hiểu được điều này, may ra các bạn mới có thể vượt lên trước 90% các trader ngoài kia.

Kế tiếp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước chính xác để kiếm được lợi nhuận nhất quán!

Tìm ra một phong cách giao dịch phù hợp với bạn


Cách tốt nhất để tìm ra đó là hãy đọc cuốn "Market Wizard" (Phù thuỷ thị trường) của Jack Schwager. Bạn sẽ được tiếp xúc với các phong cách giao dịch khác nhau xuất phát từ các trader thành công cũng như tìm hiểu về các yếu tố cần thiết để trở thành một trader có lợi nhuận cao.

5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet5.jpg


Một khi tìm thấy phong cách giao dịch cộng hưởng với bạn, hãy sẵn sàng bước ra vùng an toàn và học hỏi mọi thứ có thể. (Mình giả sử là bạn muốn trở thành một swing trader thành công nhé). Vậy thì hãy...

Học ở sách: Hãy truy cập vào Amazon và đọc các cuốn sách về "Swing trading". Mình recommend là các bạn nên chọn những cuốn nào có 4 sao trở lên.

Học ở Youtube: Hãy xem các video về swing trading và tìm các kênh phù hợp để subcribe.

Học ở Google: Bạn luôn có thể tìm thấy những kiến thức hay ho ở đây. Hãy tìm kiếm các chủ đề về "swing trading" và bạn sẽ ngạc nhiên trước lượng thông tin khổng lồ mà Google mang lại đấy.

Học ở kênh truyền thông xã hội: Đây là một mỏ vàng để học hỏi từ các trader giàu kinh nghiệm.

Khi đã thu nhặt được kha khá kiến thức giao dịch, mình khuyên các bạn là hãy viết hết chúng ra, hoặc lưu nó trong file word. Cái này là để bạn dễ theo dõi những gì bạn đã học được hơn và để tìm hiểu về những thứ cộng hưởng với bạn. Công việc này không nên kéo dài hơn 28 ngày. Và bây giờ, bạn sẽ sử dụng kiến thức mới này để phát triển kế hoạch giao dịch của riêng bạn.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Cách phát triển kế hoạch giao dịch


5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet6.jpeg


Một kế hoạch giao dịch sẽ là một bộ hướng dẫn cách xác định setup giao dịch. Lợi ích của việc có một kế hoạch giao dịch là:
  • Loại bỏ tính chủ quan trong lúc giao dịch.
  • Giảm trải nghiệm "tàu lượn siêu tốc".
  • Giúp bạn tập trung vào mục tiêu giao dịch của mình.
  • Chuẩn bị cho bạn thấy trước những kịch bản xấu nhất có thể.
Để phát triển một kế hoạch giao dịch, bạn cần phải trả lời được 7 câu hỏi sau:

Khung thời gian của bạn là gì? - Bạn phải xác định khung thời gian mà mình định trade. Nếu bạn là một swing trader thì bạn có thể giao dịch trên khung H4 hoặc D1.

Bạn giao dịch trên những thị trường nào? - Bạn cần phải xác định rõ bạn sẽ giao dịch trên thị trường nào: cổ phiếu, Forex hay thị trường giao sau?

Bạn mạo hiểm bao nhiêu trên mỗi giao dịch? - Đây chính là khâu quản lý rủi ro. Bạn phải biết bạn sẵn sàng đánh mất bao nhiêu trong một cú trade. Với những người mới bắt đầu, mình khuyên các bạn không nên mạo hiểm quá 1%.

Các điều kiện của setup giao dịch của bạn là gì? - Bạn cần phải biết được các yêu cầu cho một setup giao dịch của bạn là gì, cho dù bạn có giao dịch theo xu hướng, giao dịch lúc thị trường đi ngang, hay cả hai (tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu thì mình khuyên là các bạn nên giao dịch theo xu hướng).

Bạn sẽ vào lệnh như thế nào? - Bạn có thể vào lệnh dựa trên một cú pullback hay breakout. Bạn sẽ sử dụng lệnh chờ (stop/ limit order) hay lệnh thị trường (market order)?

Bạn đặt stop loss ở đâu? - Không có trader chuyên nghiệp nào vào lệnh mà không đặt stop loss (dừng lỗ) cả. Điều đầu tiên bạn cần phải tự vấn bản thân chính là "Mình sẽ thoát ra tại đâu nếu như mình sai?"

Bạn đặt take profit ở đâu? - Và nếu giá di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, bạn cũng cần phải biết nơi chốt lời của mình nằm ở đâu chứ nhỉ?!

Việc phát triển kế hoạch giao dịch không nên mất hơn 2 ngày bạn nhé!

Thực hiện kế hoạch giao dịch để trở thành một trader nhất quán


5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet7.png


Khi đã hoàn thành xong kế hoạch giao dịch, thì đây là lúc để bạn đưa nó ra thị trường thực chiến. Mình khuyên các bạn nên bắt đầu với một tài khoản real nhỏ thôi, vì thể nào bạn cũng sẽ có trade thua, vậy thì tại sao bạn không chọn phương án "trả học phí" ít hơn cho Mr.Market?

Bây giờ, khi bạn thực hiện một giao dịch, thì một trong năm kịch bản sau đây sẽ xảy ra:
  1. Hoà vốn.
  2. Một chiến thắng nhỏ.
  3. Một chiến thắng lớn.
  4. Một mất mát nhỏ.
  5. Một mất mát lớn.
Nếu bạn loại bỏ được kịch bản thứ #5, vậy thì bạn đã có khả năng trở thành một trader có lợi nhuận rồi. Để làm được điều đó, bạn cần phải thực hiện NHẤT QUÁN theo kế hoạch giao dịch của mình. Bởi lẽ nếu bạn tham gia giao dịch theo cảm giác thay vì tuân theo kế hoạch giao dịch thì bạn sẽ không thể biết liệu giao dịch của mình có "lợi thế" trên thị trường hay không. Thứ hai, bạn không thể thay đổi kế hoạch giao dịch của mình chỉ sau vài trade thua, mặc dù mình cá là bạn rất muốn làm điều đó. Tại sao? Bởi vì trong ngắn hạn, kết quả giao dịch của bạn là ngẫu nhiên, còn về lâu về dài, nó sẽ tiến gần hơn tới giá trị kỳ vọng của nó, như mình đã nói ngay từ đầu. Tức là bạn cần tối thiếu 100 giao dịch trước khi đưa ra kết luận liệu kế hoạch giao dịch của bạn có hoạt động hay không. Bạn còn nhớ quy luật số lớn chứ?

Bạn có thể sẽ thực hiện 100 giao dịch trong vòng 150 ngày tới.

Ghi chép lại giao dịch và cải thiện hiệu suất giao dịch


5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet8.jpg

Nếu chỉ thực hiện giao dịch không thôi thì chưa đủ. Bởi vì số liệu duy nhất bạn nhận được ở đây chỉ là tỷ lệ P&L mà thôi. Điều này không giúp cải thiện giao dịch của bạn, ngoài trừ cho bạn biết bạn có kiếm được tiền hay không.

Sau đây là các số liệu mà bạn cần ghi chép lại:

Ngày tháng (Date): Là ngày mà bạn vào lệnh của mình.

Khung thời gian (Timeframe): Là khung thời gian mà bạn đã vào lệnh.

Setup: Là setup giao dịch mà bạn đã kích hoạt điểm entry của mình.

Thị trường (Markets): Là những thị trường mà bạn đang giao dịch.

Kích thước lot (Lot size): Là kích thước vị thế của bạn.

Long/Short: Là hướng giao dịch của bạn.

Giá trị tick (Tick value): Là giá trị trên mỗi tick giá.

Giá vào (Price in): Là ngưỡng giá mà bạn vào lệnh.

Giá ra (Price out): Là ngưỡng giá mà bạn thoát lệnh.

Dừng lỗ (Stop loss): Là ngưỡng giá mà bạn thoát ra khi bạn sai.

Lời và lỗ theo $ (Profit & Loss in $): Là lợi nhuận hoặc thua lỗ từ trade này.

Rủi ro ban đầu theo $ (Initial Risk in $): Là khoản tiền danh nghĩa bạn đã mạo hiểm.

R: Là rủi ro ban đầu của bạn trên giao dịch, tính theo R. Nếu bạn kiếm được lợi nhuận gấp 2 lần rủi ro của mình thì bạn đã kiếm được 2R.

Một ví dụ cho bạn tham khảo:

5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet1.jpg


Sau khi ghi nhận lại các số liệu, có thể bạn sẽ muốn lưu biểu đồ của mình để tham khảo trong tương lai. Bạn có thể làm bằng cách:
  1. Lưu biểu đồ có khung thời gian cao hơn.
  2. Lưu biểu đồ trên khung thời gian mà bạn đã vào lệnh.
  3. Lưu biểu đồ sau khi giao dịch đã hoàn thành.

1. Biểu đồ có khung thời gian cao hơn


Biểu đồ này sẽ cho bạn thấy bức tranh lớn về những gì đang xảy ra. Tuỳ thuộc vào phong cách giao dịch của bạn, biểu đồ này thường cao hơn khung thời gian bạn vào lệnh 1 nấc. Ví dụ, nếu bạn vào lệnh trên khung D1 thì khung cao hơn sẽ là khung W1.

Trong phần này, hãy viết ra suy nghĩ của bạn về khung thời gian cao hơn như:
  • Xu hướng là gì?
  • Hỗ trợ & kháng cự?
  • Cấu trúc của thị trường?
Ví dụ:

5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet2.jpg


2. Biểu đồ trên khung thời gian bạn đã vào lệnh


Biểu đồ này sẽ là khung thời gian mà bạn đã vào lệnh. Bạn sẽ đánh dấu điểm entry và stop loss của cú trade ra.

Trong phần này, bạn sẽ viết ra những suy nghĩ của bạn như:
  • Setup là gì?
  • Điểm entry nằm ở đâu?
  • Stop loss được đặt ở đâu?
Ví dụ:

5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet3.jpg


3. Biểu đồ sau khi giao dịch đã hoàn thành


Sau khi hoàn thành một giao dịch, bạn sẽ lưu biểu đồ lại với những suy nghĩ của bạn về nó.

Trong phần này, hãy viết ra những suy nghĩ của bạn như:
Bạn có tuân theo kế hoạch hay không?
Lời và lỗ của bạn theo R là bao nhiêu?
Bạn đã thoát lệnh như thế nào?
Làm thế nào để cải thiện giao dịch này?

Ví dụ:

5-buoc-giup-ban-tro-thanh-trader-co-loi-nhuan-trong-180-ngay-TraderViet4.jpg


Sau khi ghi nhận và lưu biểu đồ lại, thì bạn đã sẵn sàng để chuyển sang phần tiếp theo rồi đấy!

Đánh giá giao dịch và tìm kiếm "lợi thế" của bạn


Một khi đã thực hiện nhất quán trên 100 giao dịch, bạn có thể đánh giá xem liệu chiến lược giao dịch của mình có "lợi thế" trên thị trường hay không.

Để làm điều đó, bạn cần phải sử dụng đến công thức giá trị kỳ vọng dưới đây:

Giá trị kỳ vọng = (% Trade thắng x Mức thắng trung bình) - (% Trade thua x Mức thua trung bình) - (Phí commission + slippage).

Nếu bạn có một giá trị dương thì xin chúc mừng! Chiến lược giao dịch của bạn có khả năng đã kiếm được "lợi thế" trên thị trường. Nhưng nếu giá trị kỳ vọng là âm thì bạn cần phải sửa đổi một vài thứ trong chiến lược giao dịch của mình...

Giao dịch cùng xu hướng: Bằng cách giao dịch cùng xu hướng, bạn sẽ cải thiện được hiệu suất giao dịch của mình.

Đặt một mức dừng lỗ thích hợp: Bạn cần phải đặt dừng lỗ dựa trên cấu trúc của thị trường chứ không phải trên số tiền mà bạn có thể chấp nhận rủi ro.

Loại bỏ những tổn thất lớn: Bạn có thể làm điều này bằng cách không mạo hiểm quá 1% trên mỗi giao dịch.

Lời kết


Như vậy là các bạn đã nắm được những bước đi cần thiết để trở thành một trader có lợi nhuận nhất quán rồi... Mặc dù khuôn khổ trông có vẻ đơn giản, nhưng phải mất một thời gian thì bạn mới tìm thấy được "lợi thế" của mình trên thị trường.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: newtraderu
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Bài viết rất hay và thực tế! Mình cũng đang áp dụng trên tài khoản nhỏ. Hiện tại tới lệnh thứ 84 (Cũng vừa tròn 1 năm biết đến FX) mình mới được 1 lệnh đạt tỉ lệ R:R tương đối ưng ý. Nghĩ trong đầu lên plan, set up toàn R:R 1:15 1:20 nhưng thực hành nó lại là vấn đề khác. Để đạt được tỉ lệ R:R tốt thực sự rất tâm lý, cả 1 quá trình rèn luyện, kỷ luật, nhẫn nại với bản thân!

Năm tới hy vọng scale up lên tk to to 1 chút ông Mác Kẹt ko bạc đãi mình ^^!

Screen Shot 2020-06-19 at 9.05.33 PM.png
 
Bài viết rất hay và thực tế! Mình cũng đang áp dụng trên tài khoản nhỏ. Hiện tại tới lệnh thứ 84 (Cũng vừa tròn 1 năm biết đến FX) mình mới được 1 lệnh đạt tỉ lệ R:R tương đối ưng ý. Nghĩ trong đầu lên plan, set up toàn R:R 1:15 1:20 nhưng thực hành nó lại là vấn đề khác. Để đạt được tỉ lệ R:R tốt thực sự rất tâm lý, cả 1 quá trình rèn luyện, kỷ luật, nhẫn nại với bản thân!

Năm tới hy vọng scale up lên tk to to 1 chút ông Mác Kẹt ko bạc đãi mình ^^!

View attachment 153697
Tuyệt vời quá ạ! :D:D:D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 14 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên