Cơ bản về Ichimoku và chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho trader mới

Cơ bản về Ichimoku và chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho trader mới

Cơ bản về Ichimoku và chiến lược giao dịch hiệu quả dành cho trader mới
Mình sử dụng Bollinger band + ichimoku + mô hình nến tỉ lệ win rate khá cao. Nhưng win thì hay cắt sớm lổ thì hay gồng tật này không bỏ được nên lời cũng không được bao nhiêu.
 
Mình sử dụng Bollinger band + ichimoku + mô hình nến tỉ lệ win rate khá cao. Nhưng win thì hay cắt sớm lổ thì hay gồng tật này không bỏ được nên lời cũng không được bao nhiêu.
Tật chung của người mới mà, ai cũng trải qua giai đoạn này. Cách khắc phục là "set and forget" :)
 
Mình kết món này nhưng chưa luyện được.
Bài này giải thích 1. Giá nằm phía dưới mức cao nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là kháng cự tốt cho giá. Hình như cách giải thích ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu là giá nằm dưới mây tương lai.
Hy vọng thêm nhiều bài nâng cao nữa như Kiểu Hình dạng đám mây... giống kiểu mẫu hình... để nhận định xu hướng.
 
Những bài cơ bản về ichi có lẽ nên bỏ qua vì diễn đàn đã có lớp học ichimoku rồi, với 8 bài học là khá được rồi đấy. Vận dụng cái mớ kiến thức đấy vào thị trường là kiếm ăn được rồi. Cái cần ở những bài viết mới là những khía cạnh khác của ichimoku.
Mình thấy có lớp học ichiloku với 8 bài cũng khái quát hết chiêu thức đây. Cần khía cạnh khác như đám mây dầy; mây mỏng; mây phẳng, mây có hướng, mây đảo chiều. xuyên mây cùng hướng.... để tính đến khía cạnh chiến lược..... Kiểu như hình dạng mây giống hình dạng mô hình giá 2 đỉnh, 3 đỉnh đấy.

Con số 9 17 26 không phải số ngày trong một tháng hay phiên giao dịch gì đó. Đây là những con số thống kê mà ông Hosoda thấy có ý nghĩa nhất với hệ thống.

Hình như các con số 9,26,52 là số kiểu phong thủy; thống kê mà ra nó trùng hợp với số ngày trong tháng, trong tuần gì đấy thôi.

Mình thấy có lớp học ichiloku với 8 bài cũng khái quát hết chiêu thức đấy. Cần khía cạnh khác như đám mây dầy; mây mỏng; mây phẳng, mây có hướng, mây đảo chiều. xuyên mây cùng hướng.... để tính đến khía cạnh chiến lược..... Kiểu như hình dạng mây giống hình dạng mô hình giá 2 đỉnh, 3 đỉnh đấy.
 
Cho mình hỏi là dùng cái món đám mây Kimono này thì dùng ở Khung giờ nào bạn ơi? Khi có tin thì có nên dùng không?
 
Ichimoku Kinko Hyo là một trong những công cụ kinh điển vô cùng mạnh mẽ, được rất nhiều trader trên toàn thế giới tin dùng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn đơn giản hóa mọi vấn đề của Ichimoku và chia sẻ về cách sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả.

Nhiều anh chị em trên Facebook đang quan tâm đến Ichimoku và cách sử dụng nó. Có lẽ vì sự phức tạp về hình thức của nó khiến các bạn hoang mang và không biết bắt đầu như thế nào. Do đó, thể theo yêu cầu, tôi sẽ chia sẻ một cách căn bản nhất về Ichimoku. Bài viết này dành cho những trader chưa biết gì về Ichimoku cũng như các trader đang sử dụng công cụ khác đang muốn tìm hiểu thêm về Ichimoku.

ICHIMOKU LÀ GÌ, NGHE GIỐNG TIẾNG NHẬT QUÁ VẬY ?

Đúng là đồ Nhật chính hiệu, Ichimoku là một bộ các indicator được thiết kế để trở thành một hệ thống riêng biệt. Những indicators này có vai trò xác định kháng cự / hỗ trợ, xác định xu hướng và xác định luôn có điểm vào lệnh cho trader. Do tính đa dụng (nhiều công dụng) như vậy, nên Ichimoku là một hệ thống riêng biệt và không cần phải kết hợp với bất kỳ một indicator hoặc phương pháp nào cả.

Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là đồ thị cân bằng qua một cái nhìn, tức là mọi thứ được nhìn qua lăng kính Ichimoku đều hài hòa, cân bằng, đầy đủ.

PHIM NHẬT TOÀN TRAI XINH GÁI ĐẸP, KHÔNG BIẾT ICHIMOKU NÀY NHÌN CÓ ĐẸP KHÔNG ?

Bạn có đồng ý với tôi là coi mấy bộ phim như là Doraemon, Siêu nhân Gao, rồi cái gì đó, nhân vật nào cũng xinh đẹp không? Ichimoku có một nét đẹp của Nhật, đó là nét đẹp tập thể, Nhật làm cái gì cũng tập thể, Ichimoku cũng là một tập thể các indicator tương tác với nhau, đa dạng, nhiều màu sắc, mỗi chỉ báo đóng một vai trò riêng có thể khiến cho trader thăng hoa theo những cảm xúc khác nhau.

Trong tập thể Ichimoku đó gồm 5 thành viên (5 anh em siêu nhân), cái này để ý mới thấy, phim Nhật toàn lẻ.


1. Đường Tenkan-sen (đường tín hiệu): đường màu xanh, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 kỳ.

2. Đường Kijun-sen (đường xu hướng): đường màu đỏ, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 kỳ.

3. Senkou Span A: trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen. Đường này được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.

4. Senkou Span B: được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 kỳ. Đường này cũng được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.

Senkou Span A và Senkou Span B hợp lại tạo thành đám mây Kumo, dẫn hướng cho giá trước 26 kỳ.

5. Chikou Span (màu xanh lá cây): đường trễ, nó là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ.

SỬ DỤNG 5 ANH EM ICHIMOKU NHƯ THẾ NÀO ?

Sau đây là chiến lược sử dụng cho Ichimoku. Trader sẽ sử dụng đám mây Kumo (tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B) để xác định xu hướng hiện tại và quyết định xem sẽ BUY hay sẽ SELL. Giá nằm dười đám mây Kumo thì chúng ta SELL và chỉ SELL, giá nằm trên đám mây thì chúng ta BUY và chỉ BUY.

Một khi xác định được hướng đi, trader chờ cho giá hồi về đường Kijun-sen (đường xu hướng) và bắt đầu cắt qua Tenkan-sen (đường tín hiệu) thì mới bắt đầu vào lệnh.

Cụ thể với chiến lược MUA khi:

1. Giá nằm phía trên mức thấp nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là hỗ trợ tốt cho giá.

2. Giá di chuyển xuống dưới đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback cho giá.

3. Giá hồi lại bằng cách cắt lên đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)


Cụ thể với chiến lược BÁN khi:

1. Giá nằm phía dưới mức cao nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là kháng cự tốt cho giá.

2. Giá di chuyển lên trên đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback tăng cho giá.

3. Giá hồi lại bằng cách cắt xuống đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)


Trên đây là những gì cơ bản nhất về khái niệm và cách sử dụng Ichimoku như thế nào? Nếu anh em có nhiều quan tâm về công cụ này, tôi sẽ post tiếp các bài nâng cao. Vui lòng comment bên dưới để tôi biết các bạn muốn chia sẻ thêm hay không.

Xem thêm:

>> Chiến lược giao dịch Bollinger Bands kết hợp với công cụ Fibonacci


Theo stockchart
bác cho em hỏi. mốc để mình tính chu kì biến đổi của ichimoku là nến hiện tại hay là đáy hoặc đỉnh gần nhất, hay là điểm giao cắt của 1 bác bình luận trước ạ
 
Ah. Ichimoku kinkou hyou . Món này khó phết. Tui là tui ghét món này lắm. Tui không xài bao giờ vì nó quá cơ bant
 
bác cho em hỏi. mốc để mình tính chu kì biến đổi của ichimoku là nến hiện tại hay là đáy hoặc đỉnh gần nhất, hay là điểm giao cắt của 1 bác bình luận trước ạ
Mốc tính chu kỳ là đỉnh hoặc đáy có ý nghĩa, thường khuyến khích dùng đáy vì nó có tính ổn định hơn đỉnh. Từ mốc này mình sẽ đo và tạo ra một cái bảng gọi là timespan. Nhưng để tạo cái bảng này thì chí ít cũng phải khung H1 trở lên, tốt nhất là D1. Ae chơi trong ngày khung M5 M15 mà tạo xong cái timespan thì giá đã qua điểm vào lệnh hoặc có khi tp rồi cũng nên. :)
 
Mấy bài viết cơ bản này thì nhiều rồi, giờ các bạn nên post những phân tích set up từ thực chiến thời gian thực ứng dụng phương pháp Ichimoku cho mọi người cùng tham khảo.
 
Có bác còn nói bài này quá đơn giản kìa. Rất nhiều chiến lược về Ichimoku, nhưng trước hết bác theo chiến lược này cái đã.

Indicator nào cũng đi sau giá, do đó, giá đi rồi indicator mới cho tín hiệu, Ichimoku cũng không ngoại lệ.
em tưởng là cái mây nó có thể dự báo được đường đi của giá chứ bác?
 
Mấy bài viết cơ bản này thì nhiều rồi, giờ các bạn nên post những phân tích set up từ thực chiến thời gian thực ứng dụng phương pháp Ichimoku cho mọi người cùng tham khảo.

Còn nhiều người cần đến những bài cơ bản để nhập môn. Những bài nâng cao cũng có post rồi đấy.
 
trên diễn đàn cũng có nhiều cao thủ viết về ichi nhưng đều bỏ dở hy vong bác có thể có nhiều bài cho anh em cùng thảo luận.
mình có biết một số trang bên nhật chuyên về ichi nhưng toàn tiêng nhật nên cũng chịu chết hj hj, Bac nào biết tiếng nhật chụi khó học mấy trang đó thì sẽ nhanh hơn
Bác ơi cho em xin link để em ngâm cứu được k ạ, em biết vài câu muốn thử đọc xem sao :D
 
Xin được chia sẻ một chút về ichi:
Ichi có lẽ được thiết kế ra để đơn giản hoá việc phân tích và giao dịch.
Khi tiếp xúc ở giai đoạn đầu thấy nó loằng ngoằng, nhưng khi nắm rõ các khái niệm + 1 thời gian ngắm giá và ichi thì nó cũng không quá khó, cái khó theo tôi cảm nhận được là mới tiếp xúc nên các khái niệm còn lơ mơ, và một số người thần thánh nó quá lên ( đặc biệt là mấy Thầy) làm cho người mới lạc vào mê cung. Nào là ichi 18 thế rồng, nào là ichi với âm dương ngũ hành, các con số ichi đầy ma lực...
Nếu nghĩ nó đơn giản thì sẽ dễ tiếp cận và ứng dụng.
Các con số của ichi gây nhiều tranh cãi, theo tôi việc giải thích ý nghĩa các con số ko quan trọng bằng việc tìm hiểu cách ichi di chuyển khi giá di chuyển. Sau thành thành thạo tất sẽ hiểu thôi.
Hóng bài tiếp theo của bác The Blade.
 
Xin phép bình luận theo kiến thức học hỏi bản thân là ichumoku này rất tốt đối với dân hold coin chứ trade thì xếp thứ 2. Tại mình có thử swing ngắn hạn và thấy nó phù hợp. Mọi người cho ý kiến để mình học hỏi. Mình xài mây moku và đường basic chứ ko xài 2 đường còn lại.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 139 Xem / 1 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,896 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 718 Xem / 42 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 203 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,439 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên