Cơ bản về thị trường cryptocurrency - Giải thích về Blockchain bằng một cách đơn giản nhất quả đất

Cơ bản về thị trường cryptocurrency - Giải thích về Blockchain bằng một cách đơn giản nhất quả đất

Cơ bản về thị trường cryptocurrency - Giải thích về Blockchain bằng một cách đơn giản nhất quả đất

Pan

Active Member
1,613
5,723
Chào mọi người, mình là Pan và mình viết về chủ đề thị trường cryptocurrency. Thời gian trước thì mình chỉ đưa tin về thị trường này và sau một thời gian mình mới nhận thấy TraderViet còn thiếu những kiến thức cơ bản về thị trường cryptocurrency nên bây giờ mình sẽ bắt đầu viết về những kiến thức này.

Có thể thời điểm mình chia sẻ kiến thức cơ bản về thị trường này là chậm hơn nhiều so với mặt bằng chung nhưng mình có cách diễn đạt riêng và mình nghĩ là cách diễn đạt của mình sẽ dễ hiểu hơn đối với những người mới muốn tìm hiểu về thị trường tiền điện tử.

Trong bài viết về kiến thức cơ bản của thị trường cryptocurrency này thì mình sẽ nói về khái niệm cơ bản nhất mà ai cũng phải biết đến khi tìm hiểu về thị trường. Đó chính là công nghệ Blockchain.

Blockchain hay công nghệ Blockchain là gì?


Blockchain dịch ra tiếng Việt là chuỗi khối và để hiểu rõ hơn về Blockchain thì mọi người phải lưu ý 2 khái niệm. Đó là Bitcoin và Blockchain. Tại sao phải lưu ý hai khái niệm này, đơn giản đó chính là nhiều người hay bị nhầm lẫn và nghĩ là Bitcoin là Blockchain hoặc là ngược lại. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn. Bitcoin là một đồng tiền điện tử hoạt động trên nền tảng của Blockchain, và Blockchain là một công nghệ giúp những người trong hệ thống có thể chuyển các đồng tiền điện tử cho nhau. Mối quan hệ của Blockchain và Bitcoin giống như cá với nước vậy, cá cần có nước để sống nhưng nước lại không cần có cá để tạo ra giá trị.

cơ bản về blockchain - traderviet.jpg

Vấn đề Blockchain giải quyết là gì?


Đơn giản thôi, Blockchain giải quyết vấn đề chuyển tiền trên toàn thế giới. Ví dụ, một người A muốn chuyển tiền cho B thì phải thông qua một bên thứ 3. Tuy nhiên, chi phí trả cho bên thứ ba sẽ rất cao và quá trình giao dịch thì lại diễn ra rất lâu, có thể là 3 ngày hoặc hơn.

cơ bản về blockchain 2 - traderviet.jpg

Đây là lúc Blockchain xuất hiện để giải quyết vấn đề, Blockchain sẽ giúp A chuyển tiền mà không cần phải thông qua bên thứ 3, đồng thời giao dịch được thực hiện nhanh hơn (gần như là ngay lập tức) với mức phí thấp hơn rất nhiều.

cơ bản về blockchain 3 - traderviet.jpg

Làm cách nào Blockchain có thể giải quyết vấn đề chuyển tiền này?


Để biết được Blockchain giải quyết vấn đề này như thế nào thì chúng ta sẽ phải biết 3 yếu tố giúp Blockchain làm việc này.

1. Open Ledger - Sổ cái mở


Mình sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Một hệ thống bao gồm 4 người A, B, C, D muốn chuyển tiền cho nhau và trong hệ thống đó tồn tại một nguồn hay ở đây chính là sổ cái, ghi lại tất cả những hoạt động giao dịch diễn ra trên hệ thống. Đầu tiên, A có 10$, thông tin này sẽ được ghi nhận vào sổ cái.

Sau đó, A muốn chuyển cho B 5$ và sổ cái lại tiếp tục ghi nhận giao dịch của A và B. Cũng tương tự khi B chuyển cho C 3$ và C chuyển cho D 1$. Những giao dịch này đều được ghi lại trong sổ cái và nó được liên kết với nhau tạo thành chuỗi (chain).

cơ bản về blockchain 9 - traderviet.jpg

Hình ảnh mà mọi người nhìn thấy là một mô tả đơn giản nhất về cách sổ cái hoạt động. Có thể hiểu nôm na sổ cái mở (open ledger) là một chuỗi các giao dịch được công khai với mọi người, có nghĩa là tất cả mọi người trong hệ thống này đều có thể thấy tiền được chuyển đi đâu và mỗi người có bao nhiêu tiền. Mọi người cũng đồng thời biết được một giao dịch nào đó có giá trị thực hay không. Ví dụ, A muốn chuyển 15$ cho D và tất cả mọi người lập tức sẽ thấy được rằng đây là một giao dịch không có giá trị bởi vì A hiện chỉ có 5$ mà thôi. Và giao dịch này tất nhiên sẽ không được thêm vào "sổ cái" và đồng thời cũng không phải là một phần của chuỗi (chain) các giao dịch.

cơ bản về blockchain 5 - traderviet.jpg

2. Distributed Ledger - Sổ cái phân tán


Mọi người sẽ thấy được sự mâu thuẫn khi mà mục tiêu của Blockchain hướng đến là một hệ thống chuyển tiền không có sự can thiệp của bên thứ 3, nghĩa là không có một nơi cố định có thể kiểm soát hay lưu trữ các giao dịch. Ở trên, mọi người cũng đã thấy được các giao dịch được ghi vào chỉ một sổ cái, vì vậy, vấn đề phát sinh đó chính là Blockchain phải phân tán sổ cái chính này ra. Phân tán bằng cách nào? Blockchain sẽ tạo ra những bản sao của sổ cái chính và chuyển đến các thành viên trong mạng lưới, hay còn gọi là nút (node). Ví dụ, A và C là hai người giữ bản sao của sổ cái, và bất cứ ai trong hệ thống cũng có thể giữ một bản sao cho riêng mình. Lúc này, sổ cái sẽ bị phân tán và chúng ta không cần sổ cái tập trung ban đầu nữa. Tuy nhiên, từ đây ta lại có thêm một vấn đề mới đó là có quá nhiều bản sao của sổ cái trong hệ thống nên việc cần làm đó là tất cả các bản sao này phải được đồng bộ, để những người trong hệ thống khi nhìn vào bất kỳ bản sao nào cũng có thể thấy được các số liệu giống nhau. Từ đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố thứ 3 cũng đồng thời là một yếu tố thú vị. Đó là Miner - thợ đào, thợ khai thác.

cơ bản về blockchain 6 - traderviet.jpg

3. Miner - Thợ đào, thợ khai thác


Chúng ta đã hiểu được khái niệm về sổ cái mở mà mọi người trong hệ thống đều có thể thấy được các giao dịch và sổ cái lại được phân tán đến nhiều nút. Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm thế nào mà các bản sao của sổ cái này được đồng bộ hóa với nhau. Ví dụ, B muốn chuyển cho D 5$ thì lúc này B sẽ công khai ý định giao dịch của mình lên hệ thống. Lúc này, tất cả mọi người trong hệ thống đều sẽ thấy được B có ý định chuyển cho D 5$. Bởi vì đây là một giao dịch chưa được xác nhận nên nó chưa được thêm vào sổ cái. Vì vậy, để giao dịch này được thêm vào sổ cái thì ta sẽ đi vào một khái niệm mới đó là miner - thợ đào.

Miner là những người giữ những sổ cái phân tán, trong trường hợp này A và C là các miner. Miner sẽ làm gì? Họ sẽ tranh nhau xem ai là người đưa giao dịch chưa được xác nhận này vào sổ cái của họ đầu tiên, bằng cách xác minh giao dịch đó. Người đầu tiên làm được điều đó sẽ nhận được phần thưởng, trong trường hợp này, là Bitcoin.

Làm cách nào để xác minh giao dịch trên? Để làm được điều này, các Miner là A và C sẽ phải làm hai việc. Thứ nhất, phần việc dễ dàng nhất đó chính là tìm và xác định xem giao dịch này có giá trị thực hay không. Như mọi người cũng biết thì đây là một hệ thống mở, công khai nên A và C có thể biết được rằng B có đủ tiền để thực hiện giao dịch này hay không. Điều thứ họ phải làm đó là tìm một chuỗi mã đặc biệt để khi thêm vào sổ cái, giao dịch mới và giao dịch cũ mới có thể liên kết lại với nhau. Mỗi liên kết của các giao dịch giống như một cái ổ khóa và chuỗi mã giống như một chìa khóa vậy, phải tìm đúng chìa khóa để mở liên kết đó ra rồi mới có thể gắn vào chuỗi giao dịch. Để tìm được chuỗi mã này thì miner sẽ phải đầu tư rất nhiều công suất tính toán và thời gian của mình bởi vì việc tìm kiếm này là ngẫu nhiên (giống như xổ số). Miner sẽ phải liên tục đoán các chuỗi mã mới cho đến khi tìm được chuỗi mã thích hợp để cho giao dịch này được thêm vào sổ cái. Người đầu tiên làm được điều này, sẽ nhận được phần thưởng của mình.

cơ bản về blockchain 7 - traderviet.jpg

Như ví dụ trên thì A và C là các miner giữ sổ cái và C là người đã xác mình được giao dịch từ B -> D. C sẽ thêm giao dịch vào sổ cái của mình và điều C sẽ phải làm tiếp theo đó chính là công khai giải pháp (chuỗi mã) này lên hệ thống. Để cho mọi người thấy đây là giao dịch đã được xác minh và đây là chuỗi mã mà mọi người trên hệ thống có thể sử dụng để thêm giao dịch này vào sổ cái. Vậy những miner khác sẽ làm gì? Ở đây, A là một miner thấy được rằng giao dịch này đã được xác minh và có thể được thêm vào sổ cái, vậy thì lúc này việc tìm kiếm chuỗi mã cho giao dịch này là không cần thiết nữa. A sẽ lập tức thêm giao dịch này vào sổ cái của mình và chờ đợi đến cơ hội tiếp theo khi một giao dịch mới xuất hiện.

cơ bản về blockchain 8 - traderviet.jpg

Tìm hiểu thêm về đào Bitcoin: Muốn đào Bitcoin thì cần những gì? Cái nhìn sơ lược về việc đào Bitcoin

Tổng kết


Qua bài viết này, mình muốn xây dựng một góc nhìn đơn giản về Blockchain đối với những người mới tìm hiểu về thị trường cryptocurrency. Từ đây chúng ta biết được Blockchain và Bitcoin là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Chúng ta cũng biết được Blockchain giải quyết vấn đề chuyển tiền và có 3 yếu tố giúp Blockchain giải quyết vấn đề đó. Đó là sổ cái mở và công khai, sổ cái mở phân tán đến các nút trong hệ thống và cuối cùng là khái niệm bao quát về Miner.

Hy vọng bài viết giúp ích và nếu có câu hỏi hay ý kiến gì thì hãy bình luận bên dưới để mình tiếp tục viết về những kiến thức cơ bản khác trong những bài tới nhé!

Xem thêm:

> Thị trường crypto Nhật Bản lên ngôi khi các Trader rời khỏi Trung Quốc, điều này là tốt hay xấu đây?

 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Hay quá bác Pan, mấy hôm rồi BTC hot hot lên, định kiếm bài ôn lại tí kiến thức mà gặp ngay bài này :D
Bác có thể viết thêm về tiềm năng của blockchain và ứng dụng trong các lĩnh vực khác không? Hóng bài của bác!
 
  • Like
Reactions: Pan
vậy là thợ đào xác định các giao dịch để ghi vào sổ cái sau đó được thưởng BTC sao không phải ETH,LTC........hay các coin khác ? vậy nếu không có giao dịch thì thợ mỏ ngồi chơi và không có phần thưởng . và phần thưởng này ai chi trả cho?
 
Chào mọi người, mình là Pan và mình viết về chủ đề thị trường cryptocurrency. Thời gian trước thì mình chỉ đưa tin về thị trường này và sau một thời gian mình mới nhận thấy TraderViet còn thiếu những kiến thức cơ bản về thị trường cryptocurrency nên bây giờ mình sẽ bắt đầu viết về những kiến thức này.

Có thể thời điểm mình chia sẻ kiến thức cơ bản về thị trường này là chậm hơn nhiều so với mặt bằng chung nhưng mình có cách diễn đạt riêng và mình nghĩ là cách diễn đạt của mình sẽ dễ hiểu hơn đối với những người mới muốn tìm hiểu về thị trường tiền điện tử.

Trong bài viết về kiến thức cơ bản của thị trường cryptocurrency này thì mình sẽ nói về khái niệm cơ bản nhất mà ai cũng phải biết đến khi tìm hiểu về thị trường. Đó chính là công nghệ Blockchain.

Blockchain hay công nghệ Blockchain là gì?


Blockchain dịch ra tiếng Việt là chuỗi khối và để hiểu rõ hơn về Blockchain thì mọi người phải lưu ý 2 khái niệm. Đó là Bitcoin và Blockchain. Tại sao phải lưu ý hai khái niệm này, đơn giản đó chính là nhiều người hay bị nhầm lẫn và nghĩ là Bitcoin là Blockchain hoặc là ngược lại. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn. Bitcoin là một đồng tiền điện tử hoạt động trên nền tảng của Blockchain, và Blockchain là một công nghệ giúp những người trong hệ thống có thể chuyển các đồng tiền điện tử cho nhau. Mối quan hệ của Blockchain và Bitcoin giống như cá với nước vậy, cá cần có nước để sống nhưng nước lại không cần có cá để tạo ra giá trị.


Vấn đề Blockchain giải quyết là gì?


Đơn giản thôi, Blockchain giải quyết vấn đề chuyển tiền trên toàn thế giới. Ví dụ, một người A muốn chuyển tiền cho B thì phải thông qua một bên thứ 3. Tuy nhiên, chi phí trả cho bên thứ ba sẽ rất cao và quá trình giao dịch thì lại diễn ra rất lâu, có thể là 3 ngày hoặc hơn.


Đây là lúc Blockchain xuất hiện để giải quyết vấn đề, Blockchain sẽ giúp A chuyển tiền mà không cần phải thông qua bên thứ 3, đồng thời giao dịch được thực hiện nhanh hơn (gần như là ngay lập tức) với mức phí thấp hơn rất nhiều.


Làm cách nào Blockchain có thể giải quyết vấn đề chuyển tiền này?


Để biết được Blockchain giải quyết vấn đề này như thế nào thì chúng ta sẽ phải biết 3 yếu tố giúp Blockchain làm việc này.

1. Open Ledger - Sổ cái mở


Mình sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Một hệ thống bao gồm 4 người A, B, C, D muốn chuyển tiền cho nhau và trong hệ thống đó tồn tại một nguồn hay ở đây chính là sổ cái, ghi lại tất cả những hoạt động giao dịch diễn ra trên hệ thống. Đầu tiên, A có 10$, thông tin này sẽ được ghi nhận vào sổ cái.

Sau đó, A muốn chuyển cho B 5$ và sổ cái lại tiếp tục ghi nhận giao dịch của A và B. Cũng tương tự khi B chuyển cho C 3$ và C chuyển cho D 1$. Những giao dịch này đều được ghi lại trong sổ cái và nó được liên kết với nhau tạo thành chuỗi (chain).


Hình ảnh mà mọi người nhìn thấy là một mô tả đơn giản nhất về cách sổ cái hoạt động. Có thể hiểu nôm na sổ cái mở (open ledger) là một chuỗi các giao dịch được công khai với mọi người, có nghĩa là tất cả mọi người trong hệ thống này đều có thể thấy tiền được chuyển đi đâu và mỗi người có bao nhiêu tiền. Mọi người cũng đồng thời biết được một giao dịch nào đó có giá trị thực hay không. Ví dụ, A muốn chuyển 15$ cho D và tất cả mọi người lập tức sẽ thấy được rằng đây là một giao dịch không có giá trị bởi vì A hiện chỉ có 5$ mà thôi. Và giao dịch này tất nhiên sẽ không được thêm vào "sổ cái" và đồng thời cũng không phải là một phần của chuỗi (chain) các giao dịch.


2. Distributed Ledger - Sổ cái phân tán


Mọi người sẽ thấy được sự mâu thuẫn khi mà mục tiêu của Blockchain hướng đến là một hệ thống chuyển tiền không có sự can thiệp của bên thứ 3, nghĩa là không có một nơi cố định có thể kiểm soát hay lưu trữ các giao dịch. Ở trên, mọi người cũng đã thấy được các giao dịch được ghi vào chỉ một sổ cái, vì vậy, vấn đề phát sinh đó chính là Blockchain phải phân tán sổ cái chính này ra. Phân tán bằng cách nào? Blockchain sẽ tạo ra những bản sao của sổ cái chính và chuyển đến các thành viên trong mạng lưới, hay còn gọi là nút (node). Ví dụ, A và C là hai người giữ bản sao của sổ cái, và bất cứ ai trong hệ thống cũng có thể giữ một bản sao cho riêng mình. Lúc này, sổ cái sẽ bị phân tán và chúng ta không cần sổ cái tập trung ban đầu nữa. Tuy nhiên, từ đây ta lại có thêm một vấn đề mới đó là có quá nhiều bản sao của sổ cái trong hệ thống nên việc cần làm đó là tất cả các bản sao này phải được đồng bộ, để những người trong hệ thống khi nhìn vào bất kỳ bản sao nào cũng có thể thấy được các số liệu giống nhau. Từ đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố thứ 3 cũng đồng thời là một yếu tố thú vị. Đó là Miner - thợ đào, thợ khai thác.


3. Miner - Thợ đào, thợ khai thác


Chúng ta đã hiểu được khái niệm về sổ cái mở mà mọi người trong hệ thống đều có thể thấy được các giao dịch và sổ cái lại được phân tán đến nhiều nút. Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm thế nào mà các bản sao của sổ cái này được đồng bộ hóa với nhau. Ví dụ, B muốn chuyển cho D 5$ thì lúc này B sẽ công khai ý định giao dịch của mình lên hệ thống. Lúc này, tất cả mọi người trong hệ thống đều sẽ thấy được B có ý định chuyển cho D 5$. Bởi vì đây là một giao dịch chưa được xác nhận nên nó chưa được thêm vào sổ cái. Vì vậy, để giao dịch này được thêm vào sổ cái thì ta sẽ đi vào một khái niệm mới đó là miner - thợ đào.

Miner là những người giữ những sổ cái phân tán, trong trường hợp này A và C là các miner. Miner sẽ làm gì? Họ sẽ tranh nhau xem ai là người đưa giao dịch chưa được xác nhận này vào sổ cái của họ đầu tiên, bằng cách xác minh giao dịch đó. Người đầu tiên làm được điều đó sẽ nhận được phần thưởng, trong trường hợp này, là Bitcoin.

Làm cách nào để xác minh giao dịch trên? Để làm được điều này, các Miner là A và C sẽ phải làm hai việc. Thứ nhất, phần việc dễ dàng nhất đó chính là tìm và xác định xem giao dịch này có giá trị thực hay không. Như mọi người cũng biết thì đây là một hệ thống mở, công khai nên A và C có thể biết được rằng B có đủ tiền để thực hiện giao dịch này hay không. Điều thứ họ phải làm đó là tìm một chuỗi mã đặc biệt để khi thêm vào sổ cái, giao dịch mới và giao dịch cũ mới có thể liên kết lại với nhau. Mỗi liên kết của các giao dịch giống như một cái ổ khóa và chuỗi mã giống như một chìa khóa vậy, phải tìm đúng chìa khóa để mở liên kết đó ra rồi mới có thể gắn vào chuỗi giao dịch. Để tìm được chuỗi mã này thì miner sẽ phải đầu tư rất nhiều công suất tính toán và thời gian của mình bởi vì việc tìm kiếm này là ngẫu nhiên (giống như xổ số). Miner sẽ phải liên tục đoán các chuỗi mã mới cho đến khi tìm được chuỗi mã thích hợp để cho giao dịch này được thêm vào sổ cái. Người đầu tiên làm được điều này, sẽ nhận được phần thưởng của mình.


Như ví dụ trên thì A và C là các miner giữ sổ cái và C là người đã xác mình được giao dịch từ B -> D. C sẽ thêm giao dịch vào sổ cái của mình và điều C sẽ phải làm tiếp theo đó chính là công khai giải pháp (chuỗi mã) này lên hệ thống. Để cho mọi người thấy đây là giao dịch đã được xác minh và đây là chuỗi mã mà mọi người trên hệ thống có thể sử dụng để thêm giao dịch này vào sổ cái. Vậy những miner khác sẽ làm gì? Ở đây, A là một miner thấy được rằng giao dịch này đã được xác minh và có thể được thêm vào sổ cái, vậy thì lúc này việc tìm kiếm chuỗi mã cho giao dịch này là không cần thiết nữa. A sẽ lập tức thêm giao dịch này vào sổ cái của mình và chờ đợi đến cơ hội tiếp theo khi một giao dịch mới xuất hiện.


Tìm hiểu thêm về đào Bitcoin: Muốn đào Bitcoin thì cần những gì? Cái nhìn sơ lược về việc đào Bitcoin

Tổng kết


Qua bài viết này, mình muốn xây dựng một góc nhìn đơn giản về Blockchain đối với những người mới tìm hiểu về thị trường cryptocurrency. Từ đây chúng ta biết được Blockchain và Bitcoin là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Chúng ta cũng biết được Blockchain giải quyết vấn đề chuyển tiền và có 3 yếu tố giúp Blockchain giải quyết vấn đề đó. Đó là sổ cái mở và công khai, sổ cái mở phân tán đến các nút trong hệ thống và cuối cùng là khái niệm bao quát về Miner.

Hy vọng bài viết giúp ích và nếu có câu hỏi hay ý kiến gì thì hãy bình luận bên dưới để mình tiếp tục viết về những kiến thức cơ bản khác trong những bài tới nhé!

Xem thêm:

> Thị trường crypto Nhật Bản lên ngôi khi các Trader rời khỏi Trung Quốc, điều này là tốt hay xấu đây?

@Pan ủng hộ bác viết những bài ntn, dù có đầu tư hay không nhưng mình nghĩ kiến thức cần biết về cái mình đầu tư là gì, để có nhận định của mỗi người, chứ không nên để họ mù mờ dễ dẫn đến những quyết định không đúng, nếu họ biết mình đang làm cái gì thì sẽ biết lúc nào nên go in & lúc nào nên go out.
 
  • Like
Reactions: Pan
Bài viết rất dễ hiểu. Tuy nhiên có một điều mình hơi băn khoăn là khi các miner xác định được giao dịch và thêm vào sổ cái thì họ được thưởng bitcoin. Vậy cái amount bitcoin thưởng cho miner được xác định thế nào? nó có giá trị là bao nhiêu, và có các tham số đầu vào như thế nào?
 
vậy là thợ đào xác định các giao dịch để ghi vào sổ cái sau đó được thưởng BTC sao không phải ETH,LTC........hay các coin khác ? vậy nếu không có giao dịch thì thợ mỏ ngồi chơi và không có phần thưởng . và phần thưởng này ai chi trả cho?
Cùng câu hỏi với bác này và bác dungduong
 
Bài viết rất hay, nôm na có thể hiểu công việc của miner là làm những "cây cầu" bằng chuỗi mã để dòng tiền chảy qua từ người bán sang người mua, và chỉ có thể làm những cây cầu bằng cách giải mã chuỗi khối. Nhưng nói riêng về bitcoin thì bài viết còn thiếu 1 chút, việc giải mã block không chỉ tạo thanh khoản mà còn sinh thêm bitcoin vào thị trường, nhớ k nhầm miner được 50% block mỗi lần mining thành công. Và đến khi bitcoin đạt giới hạn 21 triệu (hiện nay khoảng 17 triệu) thì việc sinh thêm bitcoin kết thúc (bây giờ bitcoin nhân đôi thành bitcoin cash rồi, nhưng hình như đồng này hoàn toàn k liên quan đồng cũ, cái này k rõ lắm). Lúc đó miner chỉ làm việc giải mã tạo thanh khoản thôi, kiếm lời thế nào k biết nữa.
 
Liệu có khả năng A là người lập ra sổ cái hoặc là hacker và can thiệp vào sổ cái rằng A có 1000$
 
Bài viết rất dễ hiểu. Tuy nhiên có một điều mình hơi băn khoăn là khi các miner xác định được giao dịch và thêm vào sổ cái thì họ được thưởng bitcoin. Vậy cái amount bitcoin thưởng cho miner được xác định thế nào? nó có giá trị là bao nhiêu, và có các tham số đầu vào như thế nào?
Thì bên trên chỉ là một cách để miner có thể kiếm được tiền từ xác nhận các giao dịch. Khoản tiền đó không là gì khác mà chính là chi phí giao dịch, trong trường hợp trên thì B phải trả một khoản phí giao dịch để tiền được chuyển đến cho D, và phí đó là phần thưởng mà miner nhận được. Mức phí này thì tùy vào sàn tiền hoặc ví mà bạn giao dịch, và mức phí càng cao có nghĩa là giao dịch của bạn sẽ càng an toàn và càng được xử lý nhanh hơn, bởi vì lúc này miner sẽ hoạt động tích cực hơn để lấy được khoản thưởng cao hơn những khoản thưởng khác. Nói mức phí cao hay thấp vậy thôi chứ với mức phí của ví Exodus mình đang sử dụng được cho là cao thì phí chỉ có khoảng 0.15$ cho 1 giao dịch thôi.

Còn cách thứ hai miner kiếm được tiền đó chính là khai thác crypto theo đúng nghĩa của nó luôn. Máy tính của miner sẽ phải giải các bài toán phức tạp và khi giải được rồi thì những đồng tiền mới sẽ được tạo ra và tất nhiên những đồng tiền điện tử này sẽ thuộc về họ.
 
vậy là thợ đào xác định các giao dịch để ghi vào sổ cái sau đó được thưởng BTC sao không phải ETH,LTC........hay các coin khác ? vậy nếu không có giao dịch thì thợ mỏ ngồi chơi và không có phần thưởng . và phần thưởng này ai chi trả cho?
À, phần thưởng là BTC là do mình ví dụ thôi, chứ các đồng tiền điện tử khác vẫn có mỏ riêng của nó nha bác. Như mình nói ở comment trên thì miner không chỉ xác minh các giao dịch mà còn khai thác tiền điện tử bằng cách giải quyết các phép tính phức tạp của máy tính, khi giải quyết được thì những đồng tiền điện tử mới sẽ được tạo ra và thuộc về họ.
 
bai viet de hieu, cam on bac nhieu. Bac cho minh hoi cac san giao dich bitcoin cung giong san giao dich forex ha? minh doc bao thay noi dau tu may tinh dao bitcoin co phai la lap san bitcoin kg bac?
Đúng rồi bác, nhưng sàn giao dịch là nói chung chung thôi, có sàn chỉ là giao dịch kiểu trao đổi, có sàn là vừa trao đổi vừa cho trade lướt sóng như Forex. Còn đào Bitcoin ko phải là lập sàn nha bác bác có thể đọc bài đào Bitcoin trên diễn đàn, mà hình như bác đọc r đúng ko nhỉ?
 
Trước giờ đọc mấy bài về bitcoin giờ mới hiểu nguyên lý hoạt động của nó, và giờ mới biết vi sao các máy đào lại kiếm dc bitcoin
 
  • Like
Reactions: Pan
Bài viết rất dễ hiểu. Tuy nhiên có một điều mình hơi băn khoăn là khi các miner xác định được giao dịch và thêm vào sổ cái thì họ được thưởng bitcoin. Vậy cái amount bitcoin thưởng cho miner được xác định thế nào? nó có giá trị là bao nhiêu, và có các tham số đầu vào như thế nào?
Thưc ra bài viết cần nói rõ hơn, hiện tại mỗi miner sẽ đào 1 khối chứa rất nhiều giao dịch và sẽ nhận được phần thưởng là 12.5 bitcoin. 2 năm số phần thưởng sẽ giam 1 nửa. Ngoài ra họ còn nhận được phí giao dịch từ người dùng
 
  • Like
Reactions: Pan
Thì bên trên chỉ là một cách để miner có thể kiếm được tiền từ xác nhận các giao dịch. Khoản tiền đó không là gì khác mà chính là chi phí giao dịch, trong trường hợp trên thì B phải trả một khoản phí giao dịch để tiền được chuyển đến cho D, và phí đó là phần thưởng mà miner nhận được. Mức phí này thì tùy vào sàn tiền hoặc ví mà bạn giao dịch, và mức phí càng cao có nghĩa là giao dịch của bạn sẽ càng an toàn và càng được xử lý nhanh hơn, bởi vì lúc này miner sẽ hoạt động tích cực hơn để lấy được khoản thưởng cao hơn những khoản thưởng khác. Nói mức phí cao hay thấp vậy thôi chứ với mức phí của ví Exodus mình đang sử dụng được cho là cao thì phí chỉ có khoảng 0.15$ cho 1 giao dịch thôi.

Còn cách thứ hai miner kiếm được tiền đó chính là khai thác crypto theo đúng nghĩa của nó luôn. Máy tính của miner sẽ phải giải các bài toán phức tạp và khi giải được rồi thì những đồng tiền mới sẽ được tạo ra và tất nhiên những đồng tiền điện tử này sẽ thuộc về họ.
Đây là 1 quá trình mà bạn. Bình thường sau khi mình send tiền hệ thống sẽ mã hóa SHA-256 chuyển thông tin thành 1 đoạn mã và chuyển đi. Công việc miner sẽ là cho giao dịch đó vào khối hay không. Người dùng trả phí để mong muốn miner cho giao dịch của mình vào khối. Phí càng cao khả năng giao dịch xác nhận càng nhanh. Sau đó nó sẽ gom 1 lô rất nhiều giao dịch vào 1 khối. Công việc giải toán là tìm đoạn mã để giá trị hàm SHA-256 bắt đầu bằng và số 0. Nếu thành công khối sẽ được lưu lại và giao dịch được thành công. Vậy sau khi xong họ sẽ nhận được phần thưởng 12.5 bitcoin và phí giao dịch của người dùng
 
  • Like
Reactions: Pan

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,301 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,651 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 269 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 453 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,152 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 122 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên