Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ? - Phần 2: Jeff Cooper

Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ? - Phần 2: Jeff Cooper

Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ? - Phần 2: Jeff Cooper

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,307
Jeff Cooper, một trader ngắn hạn chuyên nghiệp, người đã viết hai bộ tài liệu "Momentum Stocks Insight" và "Weekend Stock Market Outlook", những trader nào theo trường phái ngắn hạn hoặc momentum thì có hai quyển sách rất bổ ích của ông có thể phù hợp với các bạn:

+ Hit and Run Trading: The Short-Term Stock Traders' Bible
+ Hit and Run Trading II: Capturing Explosive Short-Term Moves in Stocks

Ông có rất nhiều kinh nghiệm về thành công lẫn thất bại trên thị trường tài chính. Gia đình của ông bị phá sản sau khi cha của ông đầu tư chứng khoán bị thua lỗ vào trước những năm 1960. Có thể bạn sẽ nghĩ Jeff học kinh nghiệm từ lần phá sản đó, nhưng ông vẫn bị thất bại cho đến khi áp dụng một phương pháp quản lý vốn hợp lý.

photo.png

Jeff Cooper

Hầu hết trader không coi quản lý vốn như một thứ chính yếu, vài người còn bỏ qua nó. Jeff thì khác, ông hoàn toàn không tách biệt nó ra khỏi hệ thống của mình, quản lý vốn là 1 phần không thể thiếu. Hơn nữa, Jeff nhận ra thị trường luôn biến động và ông luôn điều chỉnh chiến lược quản lý vốn của mình phù hợp với điều kiện thị trường.

Dave Landry là ai thì trong bài trước đã có giới thiệu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu vào phần trò chuyện của hai đại ca này nhé.

Dave Landry (DL): có lẽ bây giờ chúng ta nên cho mọi người biết 1 chút về tiểu sử của ông đi nhỉ? Trong cuốn sách đầu tiên của ông với tựa đề là “Hit and run Trading”, có viết rằng cha ông đã xây dựng và ban đi rất nhiều doanh nghiệp dệt may thành công và nghỉ hưu tại Beverly Hills. Dựa vào lời khuyên của các nhà môi giới, cha ông bắt đầu đầu tư vào chứng khoán. Họ không chỉ khuyến khích cha ông mua và giữ cổ phiếu và còn dụ dỗ đánh margin để lời nhanh hơn.

Thật không may là đợt sóng giảm đầu tiên đã quét sạch đi tài khoản của cha ông. Để xát muối vào vết thương chưa lành, mấy tay môi giới đó còn thuyết phục cha ông đem một phần tiền mà mẹ ông đang cần để chữa bệnh ung thư để cầm cự cho danh mục của mình khỏi bị call margin. Và kết cục không mong muốn đó là phá sản, gia đình ông không còn lựa chọn nào khác đành phải dọn khỏi căn biệt thự đó.

Cha ông lại bắt đầu 1 thương vụ khác và kiếm được hàng triệu đô và rồi lại nghỉ hưu. Nhưng thay vì hưởng thụ 1 cuộc sống tốt đẹp, ông lại đâm đầu vào chứng trường 1 lần nữa. Cha ông đầu tư vào IPO, nhưng chỉ ngắn hạn. Nhưng lần này là thành công với hàng triệu đô la.

Vậy ông có nghĩ mình tự nhiên sẽ trở thành 1 trader đánh ngắn hạn và ngại rủi ro vì những kinh nghiệm đau thương từ việc mua và giữ cổ phiếu của cha ông trước kia?

Jeff Cooper (JC): Không. Tôi đã giẫm vào vết xe đổ của cha tôi. Hầu như tôi mất sạch vào cuối những năm 1980 với một lỗi y chang mà cha tôi mắc phải cách đây 20 năm.

DL: Tại sao ông lại giẫm vào vết xe đổ của cha mình ?

JC: Tôi nghĩ chắc đây là gen của gia đình nhà Cooper rồi. Chúng tôi cứng đầu lắm. Anh cứ nhìn cha của tôi xem. Sau khi bị phá sản, ông lại tiếp tục gầy dựng một doanh nghiệp khác và rồi lại giàu có. Thay vì sống 1 cuộc sống an nhàn, ông lại quay về con đường chứng khoán. Với cái gen đó thì tôi cũng bị y chang vậy. Với lại con người không thể nào lĩnh hội được kinh nghiệm của người khác đâu.

Bài học đó là bài học đầu đời của tôi. Và tôi phải học lại vài lần nữa thì mới thuộc.

DL: Vậy là ông đã giao dịch dài hạn và đặt cược với một rủi ro cao?

JC: Đúng vậy.

DL: Tại sao?

JC: Thị trường có 1 cách là cho đám đông vui vẻ và cảm thấy an tâm. Và khi niềm tin được trải khắp mọi người thì cũng là lúc thị trường ra tay giết chóc.

DL: Tại sao ông nghĩ người ta thích giữ cổ phiếu và từ chối bán nó?

JC: Rất dễ để biết 1 câu chuyện về 1 công ty nào đó tại quán cafe ven đường. Hơn nữa, nhiều người đặt cược cho sự phát triển của công ty, do đó họ giữ lại cổ phiếu với một niềm hy vọng và sự lạc quan về tương lai tươi sáng - đó là bản chất của những người mơ mộng mà.

DL: Gần đây tôi có trò chuyện với 1 người bạn trong quá cafe. Anh ta là một nhà hóa học hữu cơ giỏi, có lẽ là người thông minh nhất tôi biết. Anh ta xin tôi vài lời khuyên để giao dịch sau khi thất bại ở vài cú trade. Khi giá lên được 1 khoảng anh ta không chốt bớt vì anh ta nghĩ nó sẽ còn lên tiếp nhưng rồi nó lại xuống, cuối cùng anh ta lời ít hơn. Anh ta cảm thất mình rất thất bại. Tôi thì nghĩ anh ta đã kiếm được vài đồng trên thị trường, chỉ là hơi cầu toàn mà thôi.

JC: Nhiều người nghĩ là mình phải ăn hết con sóng. Họ mua cổ phiếu Amzon tại 150 và nó vụt lên 280. Nhưng họ chỉ có thể ăn được tại 240 và họ nghĩ họ thật tồi tệ.

Điều khó nhất là phải học cách tự giải thoát mình ra khỏi tình trạng quá bi quan hoặc quá hưng phấn.

DL: Đúng vậy. Dường như mỗi cổ phiếu có 1 câu chuyện riêng đằng sau để giải thích lý do tại sao nó quay đầu lại.

JC: Bản chất con người là sự lạc quan. Ai cũng nghĩ mình sẽ thoát lệnh và kiếm được nhiều tiền nhất.

DL: Ông nghĩ bí mật cho sự thành công của ông là gì?

JC: Tôi không bao giờ bắt những con sóng lớn, không bao giờ.

DL: Ông nhìn nhận việc quản lý vốn như thế nào?

JC: Bất kể chúng ta tin hay không tin thì có 1 sự thật là hành vi giá của cổ phiếu rất ngẫu nhiên. Vì thế, quản lý vốn là cần thiết nếu ai đó muốn trở thành một trader thành công. Với tôi, nó chính là nền tảng cho sự giàu có.

DL: Ông đặt rủi ro bao nhiêu cho mỗi giao dịch?

JC: Ồ, rất ít. Nhưng tôi không quan tâm đến tỷ lệ phần trăm. Tôi cho rằng nếu tôi tính tỷ lệ % thì có lẽ không bao giờ để rủi ro hơn 1/4 đến 1/2 % cho mỗi giao dịch. Trong nhiều năm tôi gần như không thay đổi khối lượng giao dịch. Thành thử, tôi vẫn giữ 1 số lượng rủi ro rất nhỏ, và tiếp tục nhỏ nữa nếu tài khoản của tôi tăng lên.

DL: Tại sao ông không để rủi ro tăng tương ứng độ tăng của tài khoản để kiếm được lợi nhuận nhiều hơn ?

JC: Tôi nghĩ đây là bản chất của đồng tiền. Ví dụ, với tôi, $1,000 - $2,000 cho mỗi giao dịch là quá nhiều. Không nhiều kiếm lại được $1,000 dễ dàng đâu.
Hơn nữa, tôi cảm thấy tốc độ tăng của tài khoản hiện tại như vậy là ổn rồi, tôi không cần tăng mạnh hơn nữa.

DL: Ông có thể chia sẻ vài kỹ thuật quản lý vốn và cân bằng rủi ro không?

JC: Dĩ nhiên rồi, phụ thuộc vào tình hình thị trường mà tôi sử dụng stoploss bằng giá, stoploss bằng thời gian, stoploss bằng pivot và stoploss khối lượng.

DL: Trong 4 cái chắc stoploss bằng giá dễ hiểu nhất, ông đặt rủi ro bao nhiêu?

JC: Tôi không bao giờ để rủi ro quá 1 điểm.

DL: Có phải quy tắc một điểm này hơi cứng nhắc ?

JC: Không, thị trường thay đổi liên tục và luôn biến động. Nó sẽ giúp tôi rất nhiều.

DL: Còn những cổ phiếu giá cao, hoặc biến động mạnh, ông đặt rủi ro ra sao?

JC: Ồ, tôi sẵn sàng đặt 1.5 điểm thôi, hoặc cao hơn một chút. Tuy nhiên, tôi sẽ giảm khối lượng cổ phiếu xuống.

DL: Đặt stoploss bằng pivot là gì thưa ông?

JC: Khi tôi thấy giá breakout khỏi vùng tắc nghẽn (congestion) hay vùng consolidation, tôi sẽ tìm kiếm vào lệnh theo xu hướng cũ. Đó là sự kỳ vọng thông thường. Kinh nghiệm nhiều năm đã dạy tôi sự hoài nghi: giá không di chuyển tức là nó đã di chuyển. Tôi đặt stoploss dưới vùng breakout. Nếu giá đi lên thì không sao, nhưng nó pullback xuyên qua vùng breakout đó thì tôi thoát.

Thường thì các trader sẽ vẫn giữ lệnh chờ nó lên lại, nhưng tôi thì không. Tôi thì chờ nó qua khỏi vùng breakout 1 lần nữa thì mới vào lại.

DL: Vậy còn stoploss bằng thời gian là gì ?

JC:
Giữ cổ phiếu càng lâu thì càng rủi ro, bạn phải đặt ra trong thời hạn bao lâu thì chốt nó, nhất là những ngày biến động, giá sẽ bất ổn hơn và rủi ro hơn.

Hơn nữa, nó liên quan đến chi phí cơ hội.

DL: Tức là thấy cổ phiếu mình đặt có vẻ không ổn thì nên thoát ra để trade cổ phiếu khác đúng không?

JC: Đúng là như vậy. Phụ thuộc vào cổ phiếu, tôi cảm thấy không quen khi phải quản lý 1 danh mục 5 - 6 vị thế. Giao dịch trong ngày chỉ cần nắm giữ 2 - 3 vị thế là được rồi. Do đó, nếu cổ phiếu chạy thì tôi giữ, còn nó cứ đứng im thì tôi thoát.

DL: Còn cái cuối cùng, stoploss bằng khối lượng là như thế nào ?

JC: Tôi sử dụng kỹ thuật này với phương pháp Stepping In Front of Size Methodology (SIFOS) có đề cập tại cuốn sách "Hit and Run Trading: The Short-Term Stock Traders' Bible" tôi viết năm 2004.

DL: Vậy còn chốt lời thì sao?

JC: Nó phụ thuộc nhiều vào thị trường. Thị trường liên tục thay đổi và bắt buộc chúng ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau. Nghe có vẻ không nhất quán nhưng đó là chìa khóa để tôi thành công.

Giả sử thị trường toàn bộ thị trường là 1 khối di chuyển thống nhất. Tôi cảm thấy thoải mái với quy tắc quản lý vốn 1 điểm. Nhưng tôi cũng để nó lỗ thêm 1 chút hoặc lời hơn 1 chút cũng được. Khi thị trường choppy, tôi sẽ cứng rắn hơn với stoploss và takeprofit của mình.

DL: Có lần nào mà ông vào lệnh lớn hoặc vào thêm nhiều lệnh không?

JC: Ít khi thị trường có 1 trend dài để cho bạn thêm lệnh hoặc "chơi lớn". Thường thì vài tháng hoặc thậm chí là vài lần trong 1 năm. Quan trọng là phải nhận ra khi nào nó xảy ra rồi mới tính chuyện "chơi lớn" với thị trường.

DL: Để kết thúc buổi trò chuyện, ông có lời gì muốn nhắn nhủ với trader không?

JC: Vâng. Nhiều người nghĩ họ muốn theo đuổi một phong cách giao dịch gì đó cụ thể. Với tôi đó là giao dịch trong ngày và giao dịch theo động lượng (momentum). Nó không dành cho tất cả mọi người. Nó phụ thuộc vào độ chịu đựng rủi ro và cá tính của bạn. Tôi thì luôn ngưỡng mộ những traders như Mark Boucher, người đã bắt được rất nhiều xu hướng lớn. Tương tự vậy, tôi cũng phải sãn sàng để thay đổi. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy thoải mái khi giao dịch ngắn hạn.

Nếu anh em thấy hay thì comment bên dưới để tôi tiếp tục chia sẻ những cuộc trò chuyện khác nhé.

Xem thêm:

>> Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ?

>> [Quản lý rủi ro] Câu chuyện về 3 người đàn ông dại khờ và bài học quản lý rủi ro


Theo Dave Landry
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
lúc đầu đọc thì có đoạn ông ấy bảo là trade dài hạn và chịu rủi ro lớn, cuối bài thi bao la trade ngắn hạn, khó hiểu quá.
Ad cho mình hỏi ông ấy có chuyen về daytrading ko ạ?
 
lúc đầu đọc thì có đoạn ông ấy bảo là trade dài hạn và chịu rủi ro lớn, cuối bài thi bao la trade ngắn hạn, khó hiểu quá.
Ad cho mình hỏi ông ấy có chuyen về daytrading ko ạ?

Lúc đầu Jeff Cooper nối gót theo cha làm nhà đầu tư dài hạn, mua, giữ cổ phiếu và đặt stoploss rất dài. Về sau này ông bị phá sản với lỗi y chang như vậy, nên ông mới quyết định làm short-term trader và đặt stoploss rất ngắn.
 
Lúc đầu Jeff Cooper nối gót theo cha làm nhà đầu tư dài hạn, mua, giữ cổ phiếu và đặt stoploss rất dài. Về sau này ông bị phá sản với lỗi y chang như vậy, nên ông mới quyết định làm short-term trader và đặt stoploss rất ngắn.[/QUOTE
thường thì ông ấy giao dịch ngắn hạn trong khoảng bao nhiêu hả bạn?
 
Lúc đầu Jeff Cooper nối gót theo cha làm nhà đầu tư dài hạn, mua, giữ cổ phiếu và đặt stoploss rất dài. Về sau này ông bị phá sản với lỗi y chang như vậy, nên ông mới quyết định làm short-term trader và đặt stoploss rất ngắn.
thường thì ông ấy giao dịch ngắn hạn trong khoảng bao nhiêu hả bạn?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 536 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 630 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên