Cuộc ngừng bắn 90 ngày và triển vọng đàm phán Mỹ-Trung

Cuộc ngừng bắn 90 ngày và triển vọng đàm phán Mỹ-Trung

Cuộc ngừng bắn 90 ngày và triển vọng đàm phán Mỹ-Trung

LeeBK

Active Member
183
1,264
Cuộc “ngừng bắn” 90 ngày và triển vọng đàm phán Mỹ - Trung
(By FMaster - Editor Trương Quang Hải - FX Trader BIDV)
I. Những thỏa thuận trong cuộc “ngừng bắn”
Theo thông tin từ phía Mỹ thì hai bên sẽ thương lượng về các nội dung sau:
- Ép buộc chuyển giao công nghệ
- Các rào cản thị trường phi thuế quan. Theo định nghĩa của USTR thì “các rào cản thị trường phi thuế quan” được hiểu là các giới hạn về quota nhập khẩu hoặc hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào một số lĩnh vực.
- Các hành vi tấn công mạng của Trung Quốc
- Trung Quốc nhập khẩu nông sản và dịch vụ của Mỹ
Theo thông tin từ phía Trung Quốc thì hai bên sẽ thương lượng về các nội dung sau:
- Trung Quốc nhập khẩu nông sản, năng lượng và ô tô của Mỹ
- Bảo hộ tài sản tri thức
- Hợp tác về công nghệ
- Mở cửa thị trường Trung Quốc cho doanh nghiệp Mỹ
Như vậy nhìn chung kết quả đàm phán về các nội dung Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa Mỹ (chủ yếu là đối với nông sản, năng lượng, ô tô) bảo hộ tài sản tri thức (cách gọi của phía Trung Quốc)/ép buộc chuyển giao công nghệ (cách gọi của phía Mỹ), mở cửa thị trường Trung Quốc (đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng) sẽ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả đàm phán. Ngoài ra, mặc dù không được nhắc đến một cách chính thức trong thông cáo báo chí của hai bên nhưng chính sách Made in China 2025 cũng như các bất đồng xung quanh vụ Huawei cũng sẽ có tác động nhất định.
II. Tiến độ triển khai tính đến nay
1. Về việc Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa Mỹ
Trong năm 2017, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 129,9 tỷ USD hàng hóa , trong đó những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD là là máy bay (16 tỷ), máy móc (13 tỷ), nông sản (13 tỷ), phương tiện giao thông (12 tỷ) và thiết bị điện (12 tỷ). Mặc dù dầu thô và các sản phẩm hóa dầu (150.000 thùng trong năm 2017, tương đương khoảng 9 tỷ USD) không nằm trong nhóm này, nhưng lại chiếm tới 23% tổng giá trị xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm hóa dầu của Mỹ ra toàn thế giới. Để so sánh, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tương đương khoảng 8,4% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ ra toàn thế giới.
Trong cuộc đàm phán vào giữa năm 2018, phía Mỹ từng đề nghị Trung Quốc phối hợp để làm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm bớt 100 tỷ USD vào ngày 1/6/2019, chủ yếu thông qua việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ. Đến cuối năm 2018 thì vị thế đàm phán của phía Mỹ đã giảm đi đôi chút khi triển vọng tăng trưởng năm 2019 xấu đi và thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm. Thêm nữa, Tổng thống Trump cũng có thể có thêm động lực để đạt được thỏa thuận sơ bộ khi mà cuộc bầu cử năm 2020 đang ngày càng đến gần. Như vậy có thể yêu cầu của phía Mỹ trong cuộc đàm phán ngày 1/12, dù không được hai bên công bố, sẽ nhỏ hơn so với giữa năm 2018, nhiều khả năng là khoảng 50-70 tỷ USD. Tuy nhiên ngay cả khi yêu cầu này là 50 tỷ USD chăng nữa thì phía Trung Quốc cũng khó lòng đạt được. Căn cứ những diễn biến mới nhất (như trình bày cụ thể bên dưới) thì Trung Quốc nhiều khả năng chỉ có thể đưa giá trị nhập khẩu nông sản, năng lượng và ô tô quay lại mức 2017, và trong tình huống lạc quan thì cũng chỉ tăng khoảng 10-15 tỷ USD mà thôi.
Trong số các mặt hàng nông nghiệp mà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc thì đậu tương và bo bo (sorghum) là quan trọng nhất. Đậu tương có giá trị tuyệt đối lớn nhất và sorghum có giá trị tương đối (tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc/tổng sản lượng) lớn nhất. Hiện nay Trung Quốc mới chỉ bắt đầu xúc tiến việc nhập khẩu đậu tương và chưa nhắc đến sorghum, ngô...
Do chính phủ Mỹ đang đóng cửa một phần nên Bộ Nông nghiệp Mỹ chưa công bố doanh số xuất khẩu nông sản mới nhất. Điều này khiến cho việc xác định lượng nông sản mà Trung Quốc đã mua của Mỹ (nếu có) là tương đối khó khăn, tuy nhiên căn cứ báo chí Mỹ thì Trung Quốc đang dự định mua khoảng 1,5 triệu tấn đậu tương, tương đương khoảng 500 triệu USD. Chưa rõ phía Trung Quốc định mua tổng cộng bao nhiêu đậu tương, nhưng trong tháng 12 thì Trung Quốc đã nhập khẩu 2 lô hàng đậu tương lớn, lần lượt là 1,2 và 1,5 triệu tấn sau khi không mua chút gì trong tháng 11, mà theo phía Sinograin giải thích thì hành động nhập khẩu này là “để đáp ứng mong muốn của lãnh đạo quốc gia”. Giả sử Trung Quốc tiếp tục duy trì tần suất nhập khẩu 2 lần/tháng như trong tháng 12 thì giá trị nhập khẩu đậu tương có thể đạt khoảng 12 tỷ USD trong năm 2019, tức gấp 3 lần so với năm 2018 (khoảng 3,5 tỷ USD) nhưng vẫn chỉ tương đương với mức của năm 2017.
Hiện tại Mỹ đang sản xuất được khoảng 95 triệu tấn đậu tương/năm và xuất khẩu khoảng 60 triệu tấn trong số này. Dự kiến nhu cầu đậu tương của Trung Quốc trong năm 2019, sẽ là khoảng 85 triệu tấn, như vậy nếu muốn thì Trung Quốc có thể chuyển sang nhập khẩu toàn bộ đậu tương từ Mỹ và trong trường hợp đó giá trị nhập khẩu sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ USD so với năm 2017. Tuy nhiên xác suất xảy ra tình huống này không cao vì Trung Quốc còn nhập khẩu đậu tương từ Brazil, Argentina, Canada, Nga... và không dễ để từ bỏ toàn bộ các đối tác này. 5 tỷ USD tăng thêm trong giá trị nông sản mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ có lẽ cũng đã là một con số lạc quan.
- Năng lượng:
Trong năm 2017, Trung Quốc nhập từ Mỹ khoảng 150 triệu thùng dầu, tuy nhiên đến năm 2018 thì giảm còn 120 triệu thùng và đã ngừng hoàn toàn hoạt động nhập khẩu kể từ tháng 11/2018. Khoảng 2 tuần trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu mua dầu của Mỹ trở lại nhưng doanh số mới chỉ đạt 3,94 triệu thùng (gần 2 triệu thùng/tuần). Nếu tốc độ này được duy trì thì Trung Quốc sẽ nhập khoảng 105 triệu thùng dầu từ Mỹ trong năm nay, chỉ tương đương 2/3 của năm 2017. Còn nếu Trung Quốc muốn nâng giá trị nhập khẩu dầu lên thêm 10 tỷ USD nữa thì họ sẽ phải nhập tổng cộng 350 triệu thùng dầu trong năm 2019 này, tăng 200% so với 2018 và 130% so với 2017. Đó có vẻ là một nhiệm vụ tương đối khó khăn và nếu Trung Quốc có thể tăng giá trị nhập khẩu dầu thêm 5 tỷ USD thì đó cũng đã là một cố gắng lớn.
- Ô tô:
Trong năm 2017, Mỹ xuất sang Trung Quốc khoảng 267 nghìn chiếc ô tô , trị giá 9.9 tỷ USD và tương đương khoảng 18% tổng giá trị xuất khẩu ô tô của Mỹ ra toàn thế giới. Nếu tính cả linh kiện ô tô thì giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc là khoảng 12 tỷ. Tính bình quân, mỗi năm Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1,5 triệu chiếc ô tô và 48% trong số này đến từ châu Âu , 33% khác đến từ châu Á với chỉ 18% đến từ Bắc Mỹ. Như vậy nếu cần thiết thì Trung Quốc hoàn toàn có đủ “dư địa” để nâng lượng nhập khẩu ô tô từ Mỹ lên. Tuy nhiên trên thực tế thì Trung Quốc chưa có động thái nào rõ rệt để tăng mạnh lượng nhập khẩu ô tô từ Mỹ.
Ngày 14/12/2018, khoảng 2 tuần sau thỏa thuận “ngừng bắn”, Trung Quốc đã thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô Mỹ xuống còn 15% trong vòng 3 tháng từ 1/1 đến 31/3/2019 như là một động thái để thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước. Nhưng mức thuế 15% này cũng chỉ tương đương với thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia khác, và thấp hơn không quá nhiều so với mức thuế trước khi chiến tranh thương mại leo thang (trước tháng 7/2018 là 25%). Do đó yếu tố này cũng chưa đủ để giúp kim ngạch nhập khẩu ô tô của Trung Quốc gia tăng so với năm 2017. Bên cạnh đó Tesla cũng dự kiến ra mắt mẫu xe điện mới tại Trung Quốc trong năm 2019, nhưng doanh số bình quân của Tesla chỉ là 1.000 xe/tháng nên mẫu Tesla 3 (giá 50.000 USD) chiếc cũng không khiến giá trị nhập khẩu ô tô của phía Trung Quốc thay đổi đáng kể. Chưa kể, với việc Trung Quốc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới trong năm 2019 thì doanh số nhập khẩu ô tô của nước này dự báo cũng giảm 5%.
Nhìn chung, với các diễn biến hiện tại thì khả năng Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu ô tô từ Mỹ là chưa rõ ràng.
Tóm lại, phía Trung Quốc đã có những thiện chí nhất định thông qua việc mua nông sản, tỏ ý định mua dầu thô, cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô Mỹ… nhưng các động thái này dự kiến không làm cho kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Nhiều khả năng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ trong quý I/2019 cũng chỉ đạt mức tương đương so với năm 2017 và còn cách khá xa yêu cầu của phía Mỹ. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào con số về cán cân thương mại hàng hóa thì triển vọng về kết quả đàm phán là chưa thực sự lạc quan. Kết quả đó sẽ phụ thuộc nhiều vào đánh giá định tính của phía Mỹ về thiện chí của phía Trung Quốc.

Phiên bản rút gọn của bài viết cũng vừa được đăng tại đây:
http://cafef.vn/dau-la-rui-ro-cua-dam-phan-thuong-mai-my-trung--20190108191808106.chn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 457 Xem / 20 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 17 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,444 Xem / 1,065 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 70 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên