Cựu Chủ tịch FED và những thách thức mới tại Bộ Tài chính Mỹ và đồng USD

Cựu Chủ tịch FED và những thách thức mới tại Bộ Tài chính Mỹ và đồng USD

Cựu Chủ tịch FED và những thách thức mới tại Bộ Tài chính Mỹ và đồng USD

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Như chúng ta đã biết, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã chọn Cựu chủ tịch FED - Janet Yellen vào ghế Bộ trưởng tài chính Mỹ, và bà sẽ có rất nhiều việc phải làm trong nhiệm kỳ tới.

Chính sách tiền tệ của Tổng thống Trump đã gây ra những nhầm lẫn. Ông than phiền về một đồng USD quá mạnh trong khi lại đẩy nó lên thông qua một chính sách mất cân bằng và các chính sách thương mại có hại. Điều này đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Bộ tài chính, họ cũng sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đơn phương mạnh mẽ đến mức các đồng minh của Hoa Kỳ bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò toàn cầu của đồng đô la. Việc chính quyền của ông Trump dường như đã không nhận ra rằng tài khoản vãng lai phản ánh diễn biến kinh tế tổng thể khi họ “xoáy mạnh” vào tài khoản vãng lai và thuế quan bảo hộ.

Những người đứng đầu Bộ Tài chính trong quá khứ có quan điểm rằng đồng USD cần được thả nổi so với các đồng tiền chính, Mỹ là một nền kinh tế tương đối khép kín (tỷ trọng tiêu dùng nội địa lớn), và trọng tâm của họ nên là cải thiện hoạt động kinh tế trong nước. Khi đánh giá thị trường ngoại hối, họ luôn theo dõi chặt chẽ việc giao dịch có trật tự và đủ thanh khoản hay không. Họ đã kiểm tra các chỉ số có trọng số thương mại của FED như một thước đo khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ.

Đôi khi, biến động tiền tệ cũng lớn đến mức các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ không thể khoanh tay đứng nhìn, trong những trường hợp như vậy, họ có thể sử dụng các công cụ như định hướng bằng lời nói, chứ rất ít khi can thiệp thị trường.

Và Bộ tài chính Mỹ dưới thời bà Yellen có thể trở lại đúng truyền thống này.

Janet Yellen.jpeg


Nhóm của Yellen nên gắn bó với các cam kết tỷ giá hối đoái G7/ G20 có từ lâu đời - đặc biệt là cam kết của G7 về việc đáp ứng các mục tiêu nội địa thông qua các công cụ trong nước, và của G20 về việc hạn chế phá giá cạnh tranh và không nhắm mục tiêu tỷ giá hối đoái vì mục đích cạnh tranh.

Một thách thức tiếp theo là quản lý các mối quan hệ với Nghị viện Mỹ, bao gồm cả luật tiền tệ, đồng thời thúc đẩy các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, hoặc có dự trữ USD lớn, chấm dứt các hoạt động có hại cho USD. Đây là một chính sách ngoại giao tiền tệ Mỹ-Trung lâu năm. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ngừng can thiệp và tài khoản vãng lai của họ gần về mức cân bằng. Đồng Nhân dân tệ gần đây đã tăng giá. Hiện tại có rất ít cơ sở để cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ.

Những nước khác ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam - vẫn đang đặt ra những thách thức. Mặc dù thặng dư của các nước này và sự can thiệp có thể là khiêm tốn, nhưng tổng thể là đáng kể. Thụy Sĩ và Singapore cũng là những trường hợp khó xử.

Để giải quyết những tình huống khó xử này, cần phải có sự khéo léo. Mỹ phải duy trì “áp lực hậu trường” đối với các nước có thặng dư với Mỹ tại châu Á ngừng can thiệp thị trường, tăng cường tính minh bạch về các thông lệ ngoại hối, thúc đẩy nhu cầu trong nước, giải quyết sự méo mó trong tiết kiệm và đầu tư, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài, Bộ tài chính Mỹ cũng có thể tiếp tục liên kết các điều khoản tiền tệ với các giao dịch thương mại.

zzz62.png


Chính quyền ông Trump đã mạnh tay và đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính. Điều này ngày càng khiến các quốc gia khác - bao gồm cả các đồng minh thân cận tại châu Âu - đặt câu hỏi về vai trò tài chính toàn cầu của đồng đô la. Vai trò dự trữ và là đồng tiền tài trợ trên toàn thế giới của đồng USD khiến Mỹ phải tốn chi phí, nhưng cân bằng lại, Mỹ vẫn có lợi.

Washington chịu trách nhiệm đặc biệt về sự vận hành trơn tru của hệ thống tiền tệ quốc tế. Mặc dù không chính quyền nào báo trước việc sử dụng đơn phương các biện pháp trừng phạt tài chính, nhưng Bộ Tài chính dưới thời bà Yellen tốt hơn nên tìm cách xây dựng sự ủng hộ đa phương cho các biện pháp trừng phạt. Vai trò toàn cầu của đồng đô la cần phải được Bộ tài chính Mỹ cân nhắc nhiều hơn khi đưa ra các chính sách trừng phạt.

Ít liên quan hơn nhưng có thể được chú ý nhiều hơn đó là: Liệu Mỹ có nên quay lại câu thần chú “đồng đô la mạnh” (ND: dưới các đời Tổng thống trước Trump, nó phản ánh sức mạnh của kinh tế Mỹ)? Điều đã được cựu Bộ trưởng tài chính Laurence Summers gợi ý.

Chính quyền của ông Trump đã từ bỏ “câu thần chú” trên, trong những năm qua, chính sách 'đồng đô la mạnh’ thường trở thành một trò chơi mèo vờn chuột trên truyền thông, ví dụ khi đồng USD tăng giá, họ sẽ đặt câu hỏi về “ngưỡng chịu đau” của chính quyền…và cứ như vậy, các thị trường biến động theo những lời nói nhỏ nhất.

Một lựa chọn khác là Bộ tài chính Mỹ chỉ cần từ chối bình luận về đồng đô la và tiết kiệm lời nói cho những trường hợp hiếm hoi khi cần!

Tham khảo: Omfif
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên