Đánh giá tổng hợp về hướng đi tiếp theo của Dollar

Đánh giá tổng hợp về hướng đi tiếp theo của Dollar

Đánh giá tổng hợp về hướng đi tiếp theo của Dollar

LeeBK

Active Member
183
1,264
Tổng quan thị trường FX năm 2018 – năm của JPY và Dollar
- Chỉ số Dollar Index ( DXY) kết thúc năm 2018 ở level 96.18 - tăng khoảng 4.2% cho cả năm 2018. Trong nhóm G-10 thì duy nhất chỉ có JPY mạnh hơn so với Dollar - tăng 2.63% so với Đồng bạc xanh trong năm này.
upload_2019-1-7_19-7-14.png


upload_2019-1-7_19-7-21.png


+ Kết quả này đến từ việc kinh tế Mỹ bùng nổ do ảnh hưởng của chính sách giảm thuế và nới lỏng tài khóa dưới thời tổng thống Trump, đặc biệt GDP quý 2 của Mỹ tăng trưởng đến 4.2%. GDP của Mỹ đang được kỳ vọng tăng trưởng 3% cho cả năm 2018, trong khi lạm phát lõi kỳ vọng ở mức 1.9% (theo dự báo của FED). Điều này giúp FED tiếp tục duy trì lộ trình thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản 4 lần trong năm qua lên mức 2.25-2.5% và duy trì sức hấp dẫn của đồng Dollar trên toàn cầu.
upload_2019-1-7_19-7-32.png


+ Điểm nhấn giúp cho Dollar và JPY tăng so với hầu hết các loại tiền tệ khác đến từ sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong năm qua, Mỹ đã áp thuế 25% với 50 tỷ USD và áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng áp thuế 25% với 50 tỷ USD và áp thuế 5-10% với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Các cuộc đàm phán đã nối lại từ tháng 10 và 2 bên đã nhất trí đình chiến 90 ngày (từ 1/12) để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại chung. Hiệu ứng Risk-off đã khiến các thị trường chứng khoán trên toàn cầu giảm mạnh, hầu hết đều đã rơi quá 20% từ đỉnh và được ghi nhận vào “Downturn”. JPY tăng mạnh do áp lực “Short Covering”. Các nền kinh tế EM cũng như khu vực kinh tế xuất khẩu Eurozone có dấu hiệu suy yếu do hoạt động sản xuất và tiêu thụ bị tác động bất lợi bởi Trade War. Sự tích cực hơn về dữ liệu kinh tế tại Mỹ so với phần còn lại của thế giới khiến Dollar tăng mạnh so với các đồng tiền khác.
upload_2019-1-7_19-7-41.png


+ EUR và GBP chịu áp lực giảm do khủng hoảng chính trị. Khủng hoảng tài khóa tại Italy leo thang do chính phủ dân túy không muốn theo đuổi việc thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu và có nguy cơ thâm hụt tài khóa 2019 cao hơn mức cho phép của hội đồng chung châu âu đã làm Euro suy yếu dai dẳng kể từ tháng 5 đến tháng 11. Bên cạnh đó, rủi ro nước Anh rời EU với viễn cảnh “No-deal” đang cao hơn bao giờ hết, do chính phủ của Theresa May không có đa số ghế tại Quốc hội và vấp phải sự phản đối của các đảng đối lập cũng như chính nội bộ Đảng bảo thủ về các vấn đề nhức nhối như biên giới cứng trên đảo Ai-len hay quyền tự trị của UK bị giảm đi đáng kể sau tiến trình Brexit.
+ Aussie (AUD) giảm mạnh nhất nhóm G-10 trong năm qua. AUD được coi là “Risk currency” và chịu áp lực “Long Covering” khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Đặc biệt, dữ liệu kinh tế tại Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc diễn biến bất lợi kể từ Trade War đã khiến các nhà đầu tư giảm lòng tin vào đồng Aussie. Diễn biến lạm phát kém tích cực, ngân hàng Trung ương RBA giữ nguyên lãi suất cơ bản 1.5% trong thời gian dài và tăng trưởng lương thấp, gánh nặng về nợ cao đối khu vực kinh tế hộ cá thể là các yếu tố làm đồng AUD kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, giá hàng hóa lao dốc mạnh trong năm 2018 cũng khiến đồng AUD bị bán tháo mạnh. Điều này cũng khiến nhóm “Commodities Currencies” như đồng Loonie (CAD) và Kiwi (NZD) sụt giảm mạnh so với Dollar.

Tuần lễ đầu tiên của năm 2019 - Thời khắc “Flash Crash điên rồ” của đồng JPY và AUD

Đồng Yen tăng vượt ngưỡng giá được duy trì cho gần 1 thập kỷ với Aussie chỉ trong vòng 7 phút. Trong thời khắc khoảng 9:30 am giờ Sydney ngày 3/1, Yen tăng gần 8% so với Aussie lên mức cao nhất kể từ 2009, và tăng 10% so với đồng Turkish Lira. JPY cũng tăng ít nhất 1% so với toàn bộ nhóm G-10, tỷ giá AUDJPY xuyên ngưỡng 72 - vùng giá duy trì xuyên suốt Trade War, khủng hoảng chính trị Italy hay những lần Fed tăng lãi suất trong năm nay. Điều này được giải thích do các nguyên nhân:
- Lo ngại việc Apple cắt giảm triển vọng về doanh thu quý 4/2018 (từ mức kỳ vọng 89-93 tỷ đô xuống 84 tỷ đô). Đặc biệt, CEO Tim Cook đã đề cập lo lắng tới doanh thu tại thị trường Trung Quốc - thông tin này xuất hiện sau giờ đóng cửa thị trường chứng khoán Mỹ hôm đó và điều này là tác nhân giảm cho tỷ giá AUDJPY sau đó. Thị trường FX phản ứng trước với “Equity Flows” (cổ phiếu Apple sau đó giảm hơn 10% trong phiên giao dịch 3/1). Tâm lý Risk-off vốn đang dễ tổn thương xoay quanh việc chính phủ Mỹ đóng cửa 2 tuẩn liên tiếp và dữ liệu PMI của Trung Quốc bắt đầu báo động dưới mức 50 - báo hiệu sự thu hẹp về sản xuất.
- Theo nhận định của các chuyên gia, cú “Flash Crash” của thị trường FX đến từ việc “Retail Investors” của Nhật đóng trạng thái và cắt lỗ các vị thế chéo Long High Beta Currencies (AUD, Turkish Lira against JPY), sau đó “trigger” ngưỡng kỹ thuật 108 của tỷ giá USDJPY. Bất kể nguyên nhân là gì thì phản ứng giá cũng bị đẩy lên quá mức do hệ thống Algo trading và thanh khoản cực mỏng trong kỳ nghỉ lễ tại Nhật (thị trường Interbank Nhật khi đó vẫn đang đóng cửa). Thời điểm biến động mạnh diễn ra trong lúc “Handover period” – thời khắc giao phiên giữa các thị trường lớn.
- Sau khi thị trường Toyko hoạt động trở lại thì tỷ giá AUDJPY phục hồi lại vùng 77, USDJPY phục hồi lại vùng 108.5. Tuy nhiên diễn biến liên quan đến JPY hay AUD được dự báo sẽ khó lường trong ngắn hạn do “volatility” đang bị đẩy lên rất cao.

upload_2019-1-7_19-8-4.png


upload_2019-1-7_19-8-9.png


Dollar tăng sau báo cáo NFP nhưng giảm trở lại sau phát biểu của chủ tịch FED Powell

- Dollar bật tăng đầu phiên New-York khi báo cáo việc làm tháng 12 của Bộ Lao Động Mỹ công bố vào thứ Sáu tích cực. Nonfarm payrolls bất ngờ tăng 312k trong tháng 12 (dự báo 179k) – cao nhất trong 10 tháng và số liệu kỳ trước điều chỉnh tăng 176k. Tăng trưởng thu nhập bình quân theo giờ tăng 3.2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo 3.1%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.7% lên 3.9% nhưng về cơ bản thị trường vẫn trong điều kiện toàn dụng về nhân công. Số liệu này phần nào bù đắp cho dữ liệu ISM sản xuất công bố thất vọng vào phiên thứ Năm - sụt giảm mạnh nhất theo tháng kể từ năm 2008.
- Tuy nhiên, Dollar giảm trở lại khi chủ tịch Fed Powell có bài phát biểu và cho biết ngân hàng trung ương sẽ kiên nhẫn với bất cứ việc tăng lãi suất nào trong tương lai và sẽ lắng nghe thị trường một cách sát sao. Fed sẽ sẵn sàng điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt và không có 1 lộ trình định sẵn cho các chính sách tiền tệ. Đây được coi là động thái “Dovish” khi Powell thể hiện quan ngại rõ ràng về phản ứng tiêu cực của thị trường với viễn cảnh tăng trưởng ở Mỹ trong tương lai thời gian gần đây.
- Song song đó, đồng Aussie (AUD) tăng mạnh nhất G-10 phiên thứ Sáu, tăng 1.6% so với dollar lên 0.7115, tăng mạnh nhất trong 2 tháng và tăng 1% cho cả tuần đầu năm mới. Diễn biến đảo chiều bất ngờ này đến từ việc “Risk sentiment” được cải thiện do thông tin đoàn đàm phán thương mại của Mỹ dẫn đầu bởi Jeffrey Gerish, phó đại diện thương mại Hoa Kỳ sẽ đến Trung Quốc vào thứ Hai và Ba tuần tới. Đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên ở cấp trung sau khi Trump đồng ý gia hạn 90 ngày cho việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Aussie tăng còn do ngân hàng Trung ương Trung Quốc PBOC thông báo cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% vào 15/1 và 25/1 – lần cắt giảm RRR đầu tiên trong năm 2019 (tỷ lệ này hiện ở mức 14.5% và 12.5% tùy theo độ lớn nhỏ). Điều này sẽ giúp Trung Quốc bơm thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính. Các tin tức tích cực về báo cáo NFP, phát biểu của Powell và thông tin đàm phán Mỹ-Trung cũng giúp chứng khoán toàn cầu phục hồi mạnh mẽ cuối tuần.
- USDJPY phiên thứ Sáu tăng 0.7% lên 108.47 – nhưng vẫn giảm 1.6% cả tuần do cú “flash crash” kinh hoàng vào sáng thứ Năm. Đồng Loonie (CAD) tăng gần 2% cả tuần so với Dollar với việc giá dầu phục hồi mạnh trong tuần lên mức $48.18 và báo cáo việc làm tháng 12 của nước này công bố tích cực. Cable (GBP) sau khi rơi về 1.238, chịu ảnh hưởng từ cú “Flash crash” đã phục hồi mạnh trở lại lên vùng 1.272. Biến động của Cable tuần vừa rồi không chịu tác động mới từ diễn biến Brexit. Báo cáo PMI sản xuất và dịch vụ của UK công bố tích cực hơn dự báo. GBP hưởng lợi từ sự suy yếu của USD và dường như các tin tức tiêu cực của GBP thời gian qua đã được “priced in”. EURUSD biến động giật trong biên độ tích lũy rộng 1.13-1.15 và đóng cửa tuần ở vùng 1.1395. Số liệu CPI sơ bộ tháng 12 của Eurozone giảm từ 1.9% xuống 1.6% y/y, core CPI giữ nguyên 1% như dự báo. Báo cáo PMI của khu vực vẫn duy trì ở mức “soft”, tuy nhiên có phần nhỉnh hơn so với dự báo và không thấp hơn kỳ trước.
upload_2019-1-7_19-8-23.png



upload_2019-1-7_19-8-28.png


Trọng tâm ngắn hạn
- Mặc dù cuối tuần qua Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật mới nhằm chấm dứt tình trạng đóng cửa một phần Chính phủ Mỹ gần 2 tuần qua (đồng ý cấp ngân sách cho 8 bộ hoạt động tới ngày 30/9) nhưng sẽ không bao gồm chi phí cho việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Đêm qua, Trump đe dọa sẽ để tình trạng đóng cửa Chính phủ kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn và có thể sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để yêu cầu xây dựng bức tường biên giới. Động thái chưa có hồi kết trong cuộc chiến ngân sách giữa Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục gây tác động xấu lên đồng Dollar trong tuần mới.
- Các diễn biến liên quan đến đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày 07-08/1 sẽ tác động đến Risk sentiment và các cặp tiền tệ. Với việc các số liệu kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc bắt đầu chịu tác động xấu của Trade War giai đoạn vừa qua thì 2 bên có thể rất mong mỏi cho 1 “coming deal”. Tổng thống Trump và Tập Cận Bình sau đây có thể có cuộc gặp chính thức vào cuối tháng 1 để thúc đẩy cho thỏa thuận thương mại.
- Bank of Canada dự kiến giữ nguyên lãi suất 1.75% trong cuộc họp thứ Tư tuần này, trong khi biên bản cuộc họp gần nhất của FMOC sẽ được công bố cùng ngày. ECB cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp vào thứ Năm.
- Theresa May và chủ tịch Ủy ban Châu âu Juncker vừa có cuộc trao đổi tích cực qua điện thoại đêm qua và sẽ tiếp tục giữ liên lạc trong tuần tới. Các nghị sỹ tại Anh cũng sẽ trở lại Quốc hội vào thứ Hai để thảo luận kế hoạch Brexit của bà May – dự kiến được đưa ra biểu quyết tuần lễ 14/1.
- Key driver có thể tác động tiêu cực đến Dollar trong thời gian tới chính là việc “tightening path” của Fed có thể bị gián đoạn. Theo pricing của Bloomberg, 95% xác suất FED sẽ không tăng lãi suất trong năm 2019, và có tới gần 39% xác suất FED sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp cuối tháng 01/2020. Điều này đang khác biệt rất lớn so với “Dot Plot” gần nhất của FED là tăng lãi suất 2 lần trong năm 2019. Việc lợi suất tại Mỹ bị pricing giảm có thể sẽ “trigger” đồng Dollar giảm trong thời gian tới.

upload_2019-1-7_19-8-41.png


DXY Daily Chart
Dollar đóng cửa tuần ở vùng 96.2 và các Traders sẽ lưu ý với vùng solid support 95.68 – 2 đáy được tạo và là vùng cạnh mây Kumo. Vùng 95.68-97 là vùng consolidation trong mây Kumo dày. Việc phá vỡ xu hướng này (đặc biệt là downside) có thể củng cố xu hướng tiếp theo của Đồng bạc xanh. Mặc dù dữ liệu NFP tích cực nhưng các số liệu về lạm phát, sản xuất, nhà đất của Mỹ đang suy yếu gần đây và động thái mới nhất trong các phát biểu của Powell đang củng cố cho triển vọng “dovish” trong chính sách tăng lãi suất năm 2019. Kỳ vọng DXY có thể quay lại Median Line của Pitchfork tại vùng 94.7-95 trong tháng 01.
upload_2019-1-7_19-6-39.png


EURUSD Daily Chart
Tỷ giá EURUSD đang tích lũy trong biên độ rộng 1.13-1.15 trong giai đoạn 2 tháng nay – trong biên độ mây Kumo. Dữ liệu kinh tế Châu âu cũng đang suy yếu do tác động của Trade War, tuy nhiên tình hình chính trị tại Italy đã được cải thiện đáng kể. Chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ và Đức đang thu hẹp thời gian qua (từ 280 pips xuống 240-245 pips), điều này sẽ hỗ trợ cho “upside” của EURUSD hơn. Đánh giá tỷ giá EURUSD có thể tăng lại vùng 1.162 trong thời gian tới. Tích lũy kỹ thuật có thể củng cố kỳ vọng cho mô hình “Ascending Triangle” tiếp diễn hướng lên.
upload_2019-1-7_19-6-58.png
 

Đính kèm

  • upload_2019-1-7_19-1-39.png
    upload_2019-1-7_19-1-39.png
    112.9 KB · Xem: 2
  • upload_2019-1-7_19-1-55.png
    upload_2019-1-7_19-1-55.png
    112.9 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-2-1.png
    upload_2019-1-7_19-2-1.png
    65.7 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-2-41.png
    upload_2019-1-7_19-2-41.png
    98.7 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-2-59.png
    upload_2019-1-7_19-2-59.png
    125.2 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-3-20.png
    upload_2019-1-7_19-3-20.png
    157.3 KB · Xem: 0
  • upload_2019-1-7_19-3-26.png
    upload_2019-1-7_19-3-26.png
    157.3 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-3-32.png
    upload_2019-1-7_19-3-32.png
    157.3 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-3-38.png
    upload_2019-1-7_19-3-38.png
    85.4 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-3-55.png
    upload_2019-1-7_19-3-55.png
    51.9 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-4-1.png
    upload_2019-1-7_19-4-1.png
    51.9 KB · Xem: 0
  • upload_2019-1-7_19-4-6.png
    upload_2019-1-7_19-4-6.png
    86.6 KB · Xem: 1
  • upload_2019-1-7_19-4-26.png
    upload_2019-1-7_19-4-26.png
    159.7 KB · Xem: 2

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 220 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,015 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,265 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,321 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 341 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên