Đâu là những biểu tượng vang danh "bất hủ" của ngành Tài Chính?

Đâu là những biểu tượng vang danh "bất hủ" của ngành Tài Chính?

Đâu là những biểu tượng vang danh "bất hủ" của ngành Tài Chính?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,291
32,443
Xin chào cả nhà!

Tài chính là một trong những lĩnh vực nổi tiếng và có quy mô nhất trên toàn cầu, với sự tham gia từ những cá nhân đơn lẻ đến cả một hệ thống ngân hàng trung ương đồ sộ. Ngoài kiến thức giao dịch, đầu tư có phần mang tính hàn lâm và học thuật thì những câu chuyện ngoài lề liên quan đến tài chính cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều người.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá xem liệu đâu là những biểu tượng đặc trưng trong lĩnh vực tài chính tưởng chừng như khô khan này nhé!

1. Biểu tượng 'Charging Bull' - Chú bò húc tại Phố Wall


Năm 1987, thế giới phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán lớn chưa từng có, bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, và đây cũng là thời điểm mà linh vật của Phố Wall được ra đời.

Bieu-tuong-vang-danh-bat-hu-cua-nganh-tai-chinh-TraderViet1.jpeg


Để phản ứng lại làn sóng khủng hoảng đó, Arturo Di Monica đã tạo nên một bức tượng nghệ thuật bằng đồng nặng hơn 3 tấn, mang hình thù một chú bò húc, đặt tại quận Tài chính gần Phố Wall, thành phố New York mà không có sự cho phép của chính quyền.

Ngạc nhiên thay, đa số người dân đều tỏ ra thích thú với chú bò này, ngoại trừ những người tổ chức Sàn Chứng khoán New York - họ đã cho gọi cảnh sát đến đem bức tượng đi, nhưng rốt cuộc, vì bị dư luận chỉ trích dữ dội mà chính quyền thành phố buộc phải chấp nhận để bức tượng yên vị tại đó.

Chú bò này được xem là "quý linh tài chứng", đặc biệt là đối với những nhà đầu tư chứng khoán. Nó là biểu tượng trưởng mạnh, lạc quan và thịnh vượng trên thị trường chứng khoán; cũng như đem lại nhiều may mắn, sinh khí trong hoạt động đầu tư. Ông Monica mô tả con bò ở trạng thái sẵn sàng lao mạnh về phía trước, sẵn sàng húc tung mọi rào cản để biểu trưng cho sự tăng tốc, phát triển cực mạnh của thị trường chứng khoán. Dần dần, chú bò Phố Wall đã trở nên nổi tiếng không chỉ trong giới tài chính mà mọi du khách tới tham quan đều ghé qua đây để chụp hình chung với nó.

2. Biểu tượng 'Fearless Girl' - Cô bé can đảm


Bieu-tuong-vang-danh-bat-hu-cua-nganh-tai-chinh-TraderViet2.jpg


Được đặt tại thành phố New York ngay ngày quốc tế phụ nữ 8-3, bức tượng 'Fearless Girl' do nghệ sĩ Kristen Visbal sáng tạo, nằm trong chiến dịch do hãng State Street Global Advisors khởi xướng, nhằm kêu gọi sự chú ý đến nữ quyền trong hội đồng quản trị của các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ và khoảng cách tiền lượng của giới nữ trong các dịch vụ tài chính.

SSGA muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về quỹ SHE Fund - quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên bao gồm các doanh nghiệp có tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo cao nhất, qua đó truyền tải thông điệp về sức mạnh của phụ nữ trong xã hội không hề thua kém nam giới, kể cả lĩnh vực kinh tế - tài chính.

Cho đến giờ, chú bò Phố Wall và Cô bé can đảm đã trở thành hai nhân vật không thể tách tời cũng như sừng sững tạo nên một biểu tượng đặc biệt trên đường phố nước Mỹ.

3. Biểu tượng 'Napoleon của Phố Wall' - J.P. Morgan


Mặc dù chưa được tạc tượng đặt tại bất cứ đâu, nhưng J.P. Morgan chính là một biểu tượng huyền thoại của ngành tài chính.

Bieu-tuong-vang-danh-bat-hu-cua-nganh-tai-chinh-TraderViet3.jpg


Con đường dẫn đến quyền lực của Morgan đi kèm với những cuộc chiến tài chính quyết liệt. Năm 1869, ông chiến thắng Jay Gould và Jim Fisk để giành quyền kiểm soát Albany và Susquehanna Railroad. Chưa hết, ông còn trở thành nhân vật quan trọng trong hoạt động phát triển và cung cấp tài chính ngành đường sắt. Năm 1985, ông tái cấu trúc New York, West Shore & Buffalo Railroad rồi cho New York Central thuê. Năm 1886, ông tái cấu trúc Philadelphia & Reading và năm 1888 là Chesapeake & Ohio.

Tất cả quá trình thâu tóm này của J.P. Morgan được biết đến với tên gọi "Morgan hoá" - chỉ cần nhà đầu tư thấy tên Morgan trên cổ phiếu hay trái phiếu thì họ xem đó như một sự đảm bảo và tin tưởng.

J.P. Morgan còn được mệnh danh là "Napoleon của Phố Wall" vì các ngân hàng của ông đã biến nền kinh tế non trẻ của Hoa Kỳ thành một cường quốc mạnh nhất thế giới và khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York.

Năm 1985, Morgan đã giải cứu Chính phủ Hoa Kỳ khỏi tình trạng khó khăn tài chính do không còn đủ lượng vàng cần thiết để đảm bảo cho chế độ bản vị vàng. Những nỗ lực của ông cũng góp phần hình thành quan điểm ngân hàng trung ương. Đến năm 1912-1913, hệ thống Dự trữ Liên bang mới được xây dựng và vận hành như một ngân hàng trung ương (FED hiện nay).

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 822 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,911 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,458 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên