Đây Là Nhận Định Chung Của Nhiều Nhà Phân Tích Về Thị Trường Con Bò Tót Hiện Nay

Đây Là Nhận Định Chung Của Nhiều Nhà Phân Tích Về Thị Trường Con Bò Tót Hiện Nay

Đây Là Nhận Định Chung Của Nhiều Nhà Phân Tích Về Thị Trường Con Bò Tót Hiện Nay

GKFXPrime Official

Active Member
372
22
Thị trường con bò tót mới đây kỷ niệm sinh nhật 10 tuổi. Liệu nó có còn “thọ” thêm 10 năm nữa không?


1.jpg


Bây giờ dường như quá sớm, thậm chí có phần nực cười, khi hỏi câu này. Chỉ số S&P 500 vẫn thấp hơn 1,3% so với mức đỉnh kỷ lục của nó là 2930,75, mặc dù đã tăng 2,1% và đóng cửa ở mức 2892,74 trong tuần qua.

Vâng, điều đó có thể đồng nghĩa với việc thị trường đã đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái và thị trường con gấu đã bắt đầu lăn bánh. Đường cong lợi suất đảo ngược chỉ một vài tuần trước đây, và đó là một dấu hiệu gần như hoàn hảo cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Và thực tế là bản thân việc chúng ta đang đặt ra hỏi câu hỏi này có thể là một chỉ báo báo hiệu rằng thị trường đã thực sự đạt đỉnh.

Hoặc có thể là không phải. “Thị trường con bò tót không chết vì tuổi già” – chúng ta hẳn đã từng nghe đến điều này nhiều lần, nhưng nó vẫn rất đáng để nhắc lại. Theo dữ liệu của Yardeni Research, kể từ năm 1949, trung bình một thị trường con bò tót kéo dài năm năm và bốn tháng. Thời kỳ dài nhất là hơn 12 năm, từ năm 1987 đến đỉnh dot-com năm 2000; ngắn nhất là hơn hai năm một chút, từ năm 1966 đến năm 1968.

Nhiều nhà đầu cơ giá xuống viện vào thực tế là sự phục hồi hiện tại của thị trường đã kéo dài hơn 10 năm. “Nhiều người giữ tâm lý e ngại do thị trường con bò tót hiện tại đã kéo dài quá lâu”, ông Peter Andersen đến từ Andersen Capital Management nhận định. “Trực giác của họ nói với họ rằng không có vẻ như thị trường này có thể tồn tại lâu hơn nữa”.

Ngay từ khi thị trường con bò tót mới manh nha, rất ít người thực sự tin tưởng vào nó. Mỗi lần giá tăng, giảm hay trì trệ đều được viện dẫn như là bằng chứng cho thấy thị trường con bò tót đang ở những ngày cuối của nó. Những người đầu cơ giá xuống đã từng cảnh báo rằng việc thị trường thoát khỏi đáy trong năm 2009 chỉ là tín hiệu bứt phá giả (head fake), nhưng rồi kết thúc năm S&P 500 tăng tới 23%. Trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011, S&P 500 giảm 19,4 – gần như bước qua ngưỡng cửa vào thị trường con gấu – trước khi xóa hết mọi thua lỗ khi năm đó kết thúc một cách ngoạn mục.

Đến nay, thị trường đã tăng 328% so với mức đáy năm 2009 và nó luôn đi lên từ đó đến giờ. Tuy nhiên, luôn có một lý do nào đó để các nhà đầu tư bán ra, dẫu vậy những người nắm chặt không rời số cổ phiếu của mình trong thời gian này cũng vẫn tận hưởng “trái ngọt”.

Đường cong lợi suất đảo ngược trong một thời gian ngắn, nhưng ngay cả một số nhà đầu tư thận trọng cũng cảnh báo rằng không nên suy diễn quá nhiều từ hiện tượng này. Nếu phải tìm ra một ý nghĩa gì đó từ nó, thì điều đó có thể là “một thứ gì đó vốn được hưởng lợi từ các điều kiện tiền tệ lỏng lẻo nhưng hiện nay không dễ gì hưởng lợi nhiều như trước”, Michael Shaoul, CEO của Marketfield Asset Management nhận định. “Còn về nền kinh tế Hoa Kỳ, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy nó đang đi xuống”.

Những dữ liệu kinh tế gần đây củng cố quan điểm này. Báo cáo bảng lương hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy Hoa Kỳ có thêm 196.000 việc làm trong tháng 3, sau tháng 2 đáng thất vọng. Các khảo sát sản xuất gần đây cho thấy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, dù tốc độ chậm hơn so với đỉnh 2018. “Hầu như không có chỉ số kinh tế nào cho thấy sẽ có một cuộc suy thoái xảy ra”, theo ông Anders Andersen.

Hoặc là nền kinh tế đang quá nóng. Mô hình GDPNow của Fed Atlanta dự đoán tăng trưởng 2,2% trong quý đầu tiên của năm 2019, gần mức trung bình hàng năm là 2,3% kể từ năm 2010. Chi phí vốn vẫn chưa đạt mức đã thấy trong các đợt phục hồi trước đó. Lạm phát vẫn thấp. Fed sẽ không cần phải thắt chặt tài chính nước Mỹ để đối phó với suy thoái.

Ai biết được thị trường con bò tót sẽ kéo dài đến bao giờ? Dưới đây là ý kiến của ba chiến lược gia. Họ đều tin rằng chưa đến hồi kết của thị trường con bò tót, nhưng mỗi người trong số họ đều có lý lẽ của riêng mình.

Thomas Lee, Fundstrat Global Advisors

Hãy hỏi bất cứ ai và gần như tất cả những người được hỏi sẽ nói với bạn rằng, nước Mỹ đang ở khúc cuối trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế của nó. Nhưng Thomas Lee, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Fundstrat Global Advisors, lại không nghĩ như vậy. Ông tin rằng mới qua được nửa chặng đường.

20190408-marketwatch-Vu-Thu-Trangbull-Chart.gif

Làm sao có thể? Thị trường lao động chính là một lý do kiến ông đưa ra nhận định trên. Một số người sẽ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp gần như thấp kỷ lục trong nửa thế kỷ của Hoa Kỳ là một tín hiệu cho thấy thị trường lao động nước này đang được lấp đầy. Lee cho rằng, tỷ lệ lao động chiếm khoảng 60% dân số Hoa Kỳ cho thấy thị trường lao động có thể tiếp tục cải thiện. Trong những thời kỳ tăng trưởng kinh tế trước đó, tỷ lệ này lên tới 64%. Ông tin rằng vẫn có cơ hội cho người Mỹ tái gia nhập lực lượng lao động và tiếp tục lấp đầy những công việc còn để ngỏ.

Ông Lee cũng nhận thấy đầu tư và chi tiêu vốn tiếp tục đà hồi phục và đem lại nhiều lợi nhuận hơn trong những năm tới. Đầu tư tư nhân của Hoa Kỳ (bao gồm chi tiêu vốn, chi tiêu hàng hóa lâu bền và đầu tư của người dân) hiện chiếm 24,7% tổng sản phẩm quốc nội. Trong những kỳ tăng trưởng kinh tế trong 50 năm qua, hệ số này cao hơn 27% trước khi đạt đỉnh. Ngoài ra, tỷ lệ chi tiêu cho tài sản cố định như nhà máy, nhà ở và máy móc trên GDP của nước Mỹ ở mức 17%, thấp hơn ở các quốc gia như Venezuela hoặc Afghanistan. Nhật Bản và Canada lần lượt chi 24% và 23% để trang bị tài sản cố định mới.

Cuối cùng, thế hệ millennials đông đảo – những người sinh từ năm 1981 đến 1996 – dự kiến tăng mạnh chi tiêu và đầu tư khi họ bước vào những năm kiếm tiền chủ chốt, từ 26 đến 50 tuổi. Điều này cho thấy chu kỳ kinh tế này vẫn còn một con đường dài. “Vẫn còn nhiều xăng trong bình”, ông Lee nhận định.

Đó không phải là điều mà mọi người dễ bị thuyết phục. Ngay cả sau Q1 hồi phục mạnh mẽ, Lee nhận thấy các nhà đầu tư vẫn không khỏi phiền lòng. Các quỹ phòng hộ hoặc là bán cổ phiếu, hoặc là có tỷ lệ cổ phiếu thấp nhất trong nhiều năm. “Nói chung, hầu hết các khách hàng của chúng tôi đều cho rằng đây là giai đoạn cuối chu kỳ kinh tế và thận trọng với cổ phiếu. […] Một trong những lý do khiến các đợt pullback diễn ra hời hợt là do ai nấy đều đã rút tiền về”, ông nói.

Tuần vừa rồi S&P 500 không thể lập đỉnh mới, nhưng Lee hy vọng thị trường cổ phiếu sẽ tiếp tục đà hồi phục. Ông đưa ra một số lý do để lý giải cho sự lạc quan này của mình, bao gồm Fed ngưng kế hoạch tăng lãi suất, các chỉ số kinh tế vững chắc và sức mạnh của trái phiếu lợi suất cao. Hiệu suất của các trái phiếu rủi ro này có mối tương quan lớn với lợi nhuận cổ phiếu.

Lee đưa ra mục tiêu chính thức cho S&P 500 vào cuối năm 2019 là 2925, nhưng ông cho rằng nó có thể dễ dàng lên cao hơn nữa, đến mốc 3100. Chính sự đảo ngược của đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ là lý do khiến ông hạ thấp mục tiêu chính thức.

Binky Chadha, Deutsche Bank

Binky Chadha, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu Mỹ của Deutsche Bank, đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường con bò tót. Theo ông, trung bình, suy thoái gắn với sự sụt giảm khoảng 21% của S&P 500.

Vào tháng 7 này, Hoa Kỳ sẽ có được kỳ phục hồi kinh tế dài nhất kể từ những năm 1850, Chadha chỉ thấy một chỉ báo mang tính cảnh báo ở thời điểm hiện tại.

Hiện nay thị trường lao động đang được thắt chặt. Nhưng đó không phải là một điều tồi tệ”, ông nói. Tất cả những vấn đề tiềm ẩn khác như áp lực tiền lương, áp lực chi phí, niềm tin, đòn bẩy tài chính doanh nghiệp và chi tiêu cho hàng hóa lâu bền đều được Chadha nhận diện như đặc điểm của giai đoạn giữa, hoặc thậm chí là đầu chu kỳ.

Dù thị trường lao động trông có vẻ đáng lo ngại, Chadha không thấy bất kỳ sự mất cân bằng rõ ràng nào trong nền kinh tế hay hệ thống tài chính của Hoa Kỳ khiến cho nền kinh tế nước này bị “vùi dập” bởi một cú sốc tiêu cực có kích thước hợp lý và rơi vào suy thoái, như những gì thị trường nhà đất đã trải qua một thập kỷ trước.

Trên thực tế, nền kinh tế đã tiếp tục chứng tỏ khả năng phục hồi của nó. Nền kinh tế sản xuất Hoa Kỳ rơi vào suy thoái vào cuối năm 2015, nhưng nền kinh tế chung thì không và thị trường chứng khoán cũng không rơi vào thị trường con gấu trong khoảng thời gian này.

Theo Chadha, rời xa chủ nghĩa bảo hộ là một điều có lợi cho thị trường chứng khoán. Hơn 1/3 thu nhập của S&P 500 đến từ nước ngoài. Các ngành tăng trưởng nhanh hơn từ các thị trường mới nổi có thể khiến cổ phiếu Hoa Kỳ tăng giá, ngay cả khi nền kinh tế Hoa Kỳ chậm lại. Một yếu tố khác là tránh những sai lầm lớn về mặt chính sách bởi Fed và trên mặt trận tài chính.

Chadha hy vọng sẽ thấy niềm tin lớn hơn trong giới đầu tư và sự tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán để đảm bảo sự lành mạnh của thị trường. “Đây có lẽ là thị trường con bò tót bị ghẻ lạnh nhất mà tôi có thể nghĩ đến”, ông nói.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu, với các chính sách tiền tệ vô cùng nới lỏng, đã “về cơ bản khiến cho công chúng tin rằng có điều gì đó không ổn với sự tăng trưởng hiện nay”, ông nói. Ông đưa ra mục tiêu cuối năm là 3250 dành cho S&P 500.

20190408-marketwatch-Vu-Thu-Trangbull-Image.jpg

Dubravko Lakos-Bujas, J.P. Morgan

Trong khi nhiều chiến lược gia và nhà đầu tư cố gắng dự đoán điểm kết của chu kỳ hiện tại, chiến lược gia trưởng về chứng khoán Mỹ của J.P Morgan, Dubravko Lakos-Bujas, cho rằng có lẽ đã đến lúc phải xem xét lại sự tồn tại của nó.

Tất cả chúng ta đều quen với việc sử dụng từ ‘chu kỳ’, với việc nhìn vào các biểu đồ và đồ thị cũng như các phương trình và mối quan hệ”, Lak Lakos-Bujas chia sẻ với Barron’s. “Thực tế là có lẽ từ ‘chu kỳ’ thậm chí không còn phù hợp nữa khi có bàn tay can thiệp quá nhiều một cách bất thường của các ngân hàng trung ương”.

Trong các chu kỳ trước, các ngân hàng trung ương liên tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ thông qua sự phục hồi của thị trường, sau đó nới lỏng khi suy thoái xuất hiện. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới luôn thực hành các chính sách mang tính thích ứng. Họ có thể làm như vậy vì lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù lãi suất thấp, Lakos-Bujas nói.

Thực tế là chúng ta không thấy áp lực lạm phát đáng kể – vẫn có áp lực nhưng nó đã được kiểm soát. Điều này cho thấy rằng, không có lý do gì để cho các ngân hàng trung ương phải gấp gáp”, ông nói.
Nhưng giữ cho lãi suất thấp không phải là tát cả những gì họ làm. Hơn bao giờ hết, các ngân hàng trung ương tận dụng triệt để nguồn lực tài chính của mình để theo đuổi các kế hoạch mua tài sản quy mô lớn nhằm bơm thanh khoản vào các nền kinh tế trên toàn thế giới. Ngân hàng Trung ương châu Âu thậm chí còn đi xa hơn cả Fed khi mua cả trái phiếu có chủ quyền và trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng Nhật Bản leo lên một cấp độ khác khi mua cả cổ phiếu lẫn trái phiếu.

Đây không phải là một chu kỳ bình thường bởi nó liên tục bị thay đổi bởi các động thái bơm thanh khoản của những ngân hàng trung ương này”, ông nói.
Đây có lẽ chỉ là sự khởi đầu của một chu kỳ nhỏ thứ tư, hơn là thời điểm gần kết thúc một chu kỳ kéo dài cả thập kỷ, ông nói.

Theo ông, chu kỳ đầu tiên diễn ra từ năm 2009 đến 2012, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu buộc ECB phải sáng tạo trong các biện pháp hỗ trợ các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung euro đang mang gánh nặng nợ nần. Giai đoạn tiếp theo kéo dài đến năm 2016, khi một số thị trường mới nổi rơi vào suy thoái và lợi nhuận doanh nghiệp của Hoa Kỳ giảm trong hai quý. Nó kết thúc khi Fed tạm dừng tăng lãi suất và các ngân hàng trung ương khác trở nên thích nghi với hoàn cảnh hơn. Một chu kỳ nhỏ khác đã kết thúc vào Q4/2018, khi Fed chuyển sang lập trường ôn hòa và Trung Quốc bắt đầu triển khai các gói kích thích tài khóa.

Sau đó, chu kỳ thứ tư bắt đầu cùng với sự khởi đầu của năm 2019. “Những chu kỳ nhỏ này liên tục xảy ra và dường như chúng trùng khớp với chính sách của ngân hàng trung ương”, Lak Lakos-Bujas cho biết.
Ông cho rằng S&P 500 sẽ chạm mốc 3000 trong năm nay, khi các nhà đầu tư dần dần sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn và các vấn đề như tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được giải quyết.


Nguồn: Investo.vn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 539 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,726 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,308 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên