Đếm sóng Elliott theo phương pháp V-count và chia sẻ SveHLZigZagSticks indicator phục vụ đếm sóng

Đếm sóng Elliott theo phương pháp V-count và chia sẻ SveHLZigZagSticks indicator phục vụ đếm sóng

Đếm sóng Elliott theo phương pháp V-count và chia sẻ SveHLZigZagSticks indicator phục vụ đếm sóng

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,859
84,399
Xin chào toàn thể anh em,

Đã lâu rồi chưa có chủ đề mới về sóng Elliott và hôm nay mình xin được chia sẻ cùng anh em một phương pháp đếm sóng và một Indicator cho MT4 phục vụ đếm sóng. Bài viết này của tác giả Sylvain Vervoort trên tạp chí Nguyệt san dành cho Trader - Stocks and Commodities Magazine (Đây là tạp chí có trả phí). Bài viết trình bày khá đầy đủ những quan điểm của tác giả về sóng Elliott, cách sử dụng một số cách đếm sóng khác dựa trên lý thuyết sóng Elliott và đồ thị Renko.

Bài viết này có nêu lại một số khái niệm cơ bản về sóng Elliott, tuy nhiên mình sẽ không bỏ qua những đoạn cơ bản này và giữ lại bởi vì nó có thể mang một số "triết ý" của tác giả. Bài viết khá dài nên có thể chia ra thành một số phần. Indicator mình sẽ đính kèm cuối bài viết để anh em có thể tải về!

---------------
Đếm sóng không phải là một công việc phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta xem xét một phương pháp đơn giản hóa nghệ thuật đếm sóng để bạn có thể thực hiện các giao dịch thành công hơn.

V - Count:


Vào giữa những năm 1930, Ralph Nelson Elliott đã khám phá mối tương quan giữa cảm xúc của con người và xu hướng trên biểu đồ giá. Ông đã phát hiện ra các mô hình giá này lặp đi lặp lại ở hình dạng nhưng không nhất thiết phải cùng kích thước hay thời gian; những mô hình này được chia nhỏ thành các sóng nhỏ hơn trong khuôn khổ của các quy tắc nhất định. Ông gọi phát hiện này là nguyên tắc sóng. Có hai sóng cơ bản trong lý thuyết sóng Elliott: mô hình năm sóng xung lực chuyển động theo xu hướng chính, và mô hình ba sóng điều chỉnh đi ngược lại xu hướng. Lý thuyết sóng Elliott đã thu hút được sự chú ý rộng rãi nhờ vào A.J. Frost và Robert Prechter, với cuốn sách "Nguyên lý sóng Elliott: Chìa khóa cho lợi nhuận thị trường chứng khoán" được xem như là kim chỉ nam đối với những người sử dụng sóng Elliott.

Bằng cách sử dụng biểu đồ renko đã được tinh chỉnh, tôi đã đơn giản hóa sóng Elliott và đưa nó vào hệ thống giao dịch của mình. Đồ thị Renko có chức năng lọc nhiễu đồng thời xóa bỏ những chuyển động giá không cần thiết. Tôi quan sát và nhận thấy rằng khoảng 90% thời gian, bất kỳ động thái nào trên thị trường cũng đều bao gồm ít nhất ba sóng. Tôi gọi tập hợp sóng này là sóng V: với hai sóng chuyển động theo xu hướng và một thoái lui. Một sóng V đơn lẻ là mô hình sóng hiệu chỉnh.

Nói cách khác, khi giá chuyển động theo hướng của xu hướng chính, nó được gọi là sóng xung lực bao gồm năm sóng: ba sóng theo hướng xu hướng và hai sóng hiệu chỉnh có chứa một sóng hoặc một hoặc nhiều sóng V.

Một sóng xung lực hoàn chỉnh có ít nhất một sóng hiệu chỉnh V hoặc nhiều sóng V được kết nối với nhau. Elliott đã sử dụng một số lượng lớn các ký hiệu, Các con số từ 1 đến 5 để gắn nhãn cho sóng xung lực và các chữ cái từ A đến C để gắn nhãn cho sóng điều chỉnh.

Bằng cách sử dụng đồ thị renko được tinh chỉnh và sóng V zigzag, việc đếm sóng trở nên ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, do chuyển động giá là fractal, mỗi sóng có thể được tạo thành từ các sóng có kích thước nhỏ hơn. Vì vậy, tôi sẽ ở lại với cách đánh số theo kiểu Elliott truyền thống và sẽ có thêm các chú thích.

Để đưa ra quyết định giao dịch, điều quan trọng là phải xem xét các khoảng thời gian khác nhau. Tôi sử dụng bộ chú thích sau đây để gắn nhãn sóng tương đối với nhau, từ trung hạn đến những khung thời gian ngắn hơn:
  • Sóng xung trung hạn (tháng): [1] - [2] - [3] - [4] - [5]
  • Sóng điều chỉnh trung hạn (tháng): [A] - - [C]
  • Sóng xung ngắn hạn (tuần): (1) - (2) - (3) - (4) - (5)
  • Sóng điều chỉnh ngắn hạn (tuần): (A) - (B) - (C)
  • Sóng xung ngắn hạn (ngày): 1-2-3-4-5
  • Sóng điều chỉnh ngắn hạn (ngày): A-B-C
  • Sóng xung trong ngày (giờ): i1-i2-i3-i4-i5
  • Sóng hiệu chỉnh trong ngày (giờ): a-b-c
Bạn có thể sử dụng bất kỳ nhãn sóng nào bạn thích nhưng khi nhìn vào những con số của bạn trên biểu đồ, nó phải chỉ ra rõ ràng bạn đang xác định nó trên khung thời gian nào? Dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn?

Tôi sẽ giới thiệu một chỉ báo high-low zigzag dựa trên việc đếm các tick. Điều này sẽ giúp chúng ta nhận biết và chú thích sóng V dễ dàng hơn. Mục đích duy nhất của chỉ báo này là đơn giản hóa việc đếm sóng bằng cách hiển thị các swing giá.

Lưu ý rằng tôi có thể áp dụng bất kỳ loại kỹ thuật phân tích nào trong phương pháp V-Trade của mình để dự đoán các mục tiêu giá. Ví dụ: tôi có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ và hội tụ giữa chỉ báo Stochchastic RSI và đồ thị renko để xác nhận hỗ trợ & kháng cự cho sự đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.

Các cá nhân khác nhau có thể sẽ cho ra các kịch bản sóng khác nhau và điều đó vẫn sẽ được miễn là nó vẫn chỉ ra xu hướng. Nếu kết quả là một hướng khác, bạn nên thử lại và chờ một sự xác nhận xu hướng.

Sóng đẩy thường sẽ dễ dàng được xác nhận hơn, vì nó cho thấy năm sóng lên hoặc xuống khá rõ ràng, với sóng mở rộng có thể chứa trong sóng 3 hoặc 5. Trong khi đó, sóng điều chỉnh có cấu trúc phức tạp hơn. Có một mẹo để bạn có thể xác định chúng một cách dễ dàng hơn, đó là bạn hãy cố gắng xác định một sóng đẩy, nếu bạn không tìm thấy nó trên đồ thị giá, thì đó có khả năng cao là một sóng điều chỉnh.

Quy tắc sóng đẩy:


Dưới đây là một mô tả ngắn gọn về một sóng đẩy trong một xu hướng tăng. Trong một xu hướng giảm, chúng ta chỉ cần xác định ngược lại.

Sóng 1: Sóng 1 về cơ bản là một phần của mô hình đáy của xu hướng giảm trước đó. Chính vì điều này, sóng điều chỉnh 2 sẽ hồi quy lại phần lớn sóng 1. Rất nhiều nhà đầu tư xem sóng 1 là sự điều chỉnh tăng trong một xu hướng giảm, đó là lý do tại sao chúng ta cần có đủ số sóng giảm hoàn thành trước khi tìm kiếm sóng 1.

Sóng 2: Những người tin rằng xu hướng giảm tiếp diễn sẽ xem sự bắt đầu của sóng điều chỉnh 2 là một xác nhận. Một quy tắc cơ bản là sóng 2 không bao giờ nên giảm quá mức bắt đầu của sóng 1.

Sóng 3: Trong quá trình hình thành, sóng 3 sẽ gặp phải kháng cự tại đỉnh của sóng 1. Một khi kháng cự đó bị phá vỡ, nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy rằng xu hướng đã đảo ngược, và xu hướng tăng trước đó sẽ tiếp tục và tham gia giao dịch. Chính vì thế sóng 3 không bao giờ nên có kích thước bé nhất.

Sóng 4: Sóng 4 thường có thể dự đoán được về kích thước cũng như mô hình. Sóng 4 chủ yếu là một sự điều chỉnh ngắn cho sóng 3 (23,6% lên tới 38,2%) và thường là sóng phẳng. Sóng 4 không bao giờ nên đi vào vùng giá của sóng 2. Sóng 4 có thể được sử dụng để đồng bộ hóa sóng đẩy.

Sóng 5: Những người bỏ lỡ cơ hội giao dịch với sóng 3 tin rằng xu hướng tăng sẽ tiếp diễn. Sóng 5 dự kiến sẽ tạo đỉnh cao hơn sóng 3, nhưng khối lượng giao dịch sẽ thấp và chủ yếu tới từ một nhóm các nhà giao dịch nhỏ. Gia tốc giá thường chậm hơn so với sóng 3 nhưng nếu sóng 5 là sóng mở rộng và chứa một sóng xung lực trong lòng của nó, gia tốc có thể sẽ mạnh hơn.

Quy tắc sóng điều chỉnh:


Sóng A: Đầu tiên, sóng A sẽ trông giống như một sự điều chỉnh đối với động thái tăng trước đó. Chúng ta sẽ phải xác nhận một sóng V hoàn chỉnh trước khi mong đợi sự bắt đầu sóng A. Nếu sóng A là sóng đẩy, có khả năng sẽ có một sóng điều chỉnh zigzag đi kèm sau đó. Nếu sóng A là sóng điều chỉnh, rất có thể toàn bộ sóng hiệu chỉnh sẽ là một sóng hiệu chỉnh phẳng.

Sóng B: Sóng B là sự điều chỉnh của sóng A. Điểm hồi quy phổ biến nhất là 50% kích thước của sóng A. Nếu bạn thấy một mức thoái lui lớn hơn 61,8% trên thang đo Fibonacci, có lẽ đó không phải là một sóng B.

Sóng C: Sóng C là sóng thứ ba của bộ sóng hiệu chỉnh. Việc sóng hiệu chỉnh ABC hoàn chỉnh liên quan đến sóng đẩy trước đó. Sự điều chỉnh sẽ chủ yếu nằm trong khoảng từ 38,2% đến 61,8% trên thang đo Fibonacci. Hãy lưu ý rằng có thể sẽ có nhiều sóng kết nối liên tiếp trước khi quá trình hiệu chỉnh hoàn tất.

upload_2020-2-14_19-9-9.png


Chỉ báo High-Low Zigzag:


Trong hình minh họa, bạn thấy một đồ thị renko được tinh chỉnh với chỉ báo SveHLZigZagTicks hình thành giữa các lower low và higher high tại các điểm đảo chiều. Tôi đang sử dụng tối đa ba zigzags khác nhau để hiển thị các xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ trên là đồ thị của chỉ số DAX với kích thước gạch renko được sửa đổi 3.200 tick (32 điểm).

Chỉ báo này được mình đính kèm ở file bên dưới, anh em có thể dowload về trước để trải nghiệm. Còn về phần bài viết thì nó khá dài (8 trang tạp chí) nên mình sẽ dịch tiếp sau. Nếu anh em chưa hiểu thì chúng ta cùng nhau chờ xem những phần tiếp theo sẽ như thế nào nhé!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An

Nguồn: Stocks and Commodities
 

Đính kèm

  • SveHLZigZagTicks.ex4
    12.1 KB · Xem: 148

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
mong anh Mạc An sớm dịch nốt cái bài tạp chí đó. e đang muốn
tìm hiểu sâu về EW .cảm ơn anh nhiều.
 
Không cần đến renko đâu. Renko sẽ chậm trễ. Chỉ cần ma10 và 50 sẽ rõ. Ví dụ cặp EU: trend tuần và ngày. Ai hay đếm sóng elliott sẽ thấy rõ sóng. Giữa sóng tuần sẽ có sóng hồi abc . Sóng giảm 12345. Cứ vậy. Đoạn chuyển tiếp sóng hồi tiếp tục hay lại rơi 12345 thì phải xem sóng trung gian. Sóng trung gian ichimoku có nhắc đến là : P - NT....
Thêm ma 200 để đếm sóng tốt hơn. Sự linh hoạt phát hiện sóng chuyển tiếp nên dùng ema, ema phản ứng rất nhanh với sóng chuyển tiếp
Screenshot_20200215-104211_MetaTrader 5.jpg
Screenshot_20200215-104230_MetaTrader 5.jpg
 
Sau khi đếm xong sóng thì chúng ta sẽ khó mường tượng ra sóng nào nếu không có các mẫu hình như đáy M và đáy W thông qua MA10. Nhìn nhận rõ ràng .
Ví dụ : Tiếp đến nếu thị trường đang theo sóng tăng , chúng ta đang buy mà bọn mập đạp quét sl thì sao ? Lúc đó lại lạnh lùng sell để tạo ra cân bằng tài khoản. Sau đó khi sóng dần lộ ra qua các mẫu hình của MA10. Giá sẽ dần tăng lại và chúng ta chốt sell. Vậy là chúng ta giảm thiệt hại khi bị thị trường quét sl. Tôi luôn đặt buy limited hoặc sell limited thay vì đặt sl. Xem hình nhé. Không nói đến ichimoku do ichimoku nó đếm rất rất dễ. Cực khoái siêu phê khổng lồ. Cuối cùng đó chính là đa khung thời gian. Tks !
Screenshot_20200215-105623_MetaTrader 5.jpg
 
Hiểu sóng. Đếm sóng. Xác định mẫu hình MA10-50-200. Biết bước sóng chuyển tiếp .Đa khung thời gian. Tính giá mục tiêu. Quản lý vốn. Hết.
Đó chính là Elliott
 
Các cao thủ cho hỏi khi 1 chú kỳ 8 sóng kết thúc, sóng tiếp theo sẽ đi theo hướng sóng 1-5, hay a-c của chú kỳ trước vậy. Hỏi mãi mà chưa thấy chuyên gia nào trả lời.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 842 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,169 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 312 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 327 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,918 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,465 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên