Điểm mặt kẻ thắng người thua trong thị trường forex khi giá dầu sụp đổ

Điểm mặt kẻ thắng người thua trong thị trường forex khi giá dầu sụp đổ

Điểm mặt kẻ thắng người thua trong thị trường forex khi giá dầu sụp đổ

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,795
Một trong những sự kiện chấn động thị trường những ngày qua đó chính là sự tan rã của OPEC+, tổ chức đã hỗ trợ thị trường dầu mỏ từ năm 2016 đến nay. Nguyên nhân thì anh em cũng đã biết được là do mâu thuẫn giữa Ả rập Saudi và Nga trong việc cắt giảm lượng, trong bài viết này chúng ta sẽ không bàn đến vấn đề đó nữa, mà sẽ xem xét tác động của việc sụp đổ của giá đầu đến các đồng tiền trong thị trường ngoại hối.

Ai là kẻ thắng người thua từ cú sốc giá dầu?


Thống kê dưới đây được đưa ra cho nhóm G10, những đồng tiền có khối lượng giao dịch và tính thanh khoản cao nhất trên thị trường gồm 8 đồng tiền phổ biến (USD, EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD, NZD) và thêm 2 đồng khác là krone Na-Uy (NOK) và krone Thụy Điển (SEK).

1.png

Mức độ ảnh hưởng tiêu cực/tích cực của cú sốc giá dầu lên các đồng tiền thuộc nhóm G10 – Nguồn: ING, Bloombeg, IEA
Lưu ý: Khối lượng thương mại dầu mỏ ròng của khối EU được tính tổng từ các quốc gia gồm: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, và Hà Lan.

Biểu đồ trên xem xét 3 yếu tố:
  • Thứ nhất, ảnh hưởng từ mức độ xuất khẩu ròng (màu xám): khi giá dầu giảm sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng kinh tế, làm thay đổi các điều kiện thương mại, và có thể dẫn đến việc thay đổi chính sách tiền tệ của nước đó.
  • Thứ hai, mức độ nhạy cảm với rủi ro của đồng tiền (màu cam): những đồng tiền có hệ số beta cao dễ bị ảnh hưởng xấu (như NOK và CAD), những đồng tiền có hệ số beta thấp thì hưởng lợi khi các dòng vốn trú ẩn đổ vào đây (như JPY, CHF).
  • Thứ ba, cán cân thanh toán vãng lai (màu xanh): Những tiền tệ của các quốc gia bị thâm hụt dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn so với các đồng tiền còn lại.
Không ngạc nhiên khi NOK và CAD chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó NOK là đồng tiền có thanh khoản kém nhất trong nhóm G10 và điều này cũng tạo thêm áp lực giảm lên đồng tiền này.

2.png

Tỷ trọng khối lượng giao dịch của các đồng tiền nhóm G10 – Nguồn BIS
Ở phía ngược lại, CHF và JPY cùng EUR là những đồng tiền hưởng lợi nhiều nhất. Tính chất trú ẩn của JPY và CHF là không cần bàn cãi, ở đây chúng ta sẽ nói kỹ hơn về trường hợp của EUR so với USD. Trong điều kiện thị trường e ngại rủi ro như hiện tại, EUR không chỉ hưởng lợi từ việc ít ảnh hưởng từ giá dầu hơn so với Usd mà còn từ các yếu tố sau:
  • Vị thế cán cân vãng lai của khối EU là tốt hơn (Mỹ thâm hụt nhiều hơn);
  • ECB ít khả năng nới lỏng hơn so với Mỹ (vì mức lãi suất hiện tại đang là quá thấp);
  • Vị thế bán ròng của các nhà đầu cơ vẫn ổn định, không trầm trọng hơn (theo báo cáo của CFTC đến ngày 03/3).
3.png

Việc nắm được ảnh hưởng của giá dầu lên các đồng tiền sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giao dịch trong thời điểm “vàng đen” đang có khủng hoảng về giá như hiện tại. Chúc anh em có những quyết định giao dịch đúng đắn!

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 731 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 190 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,740 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,336 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên