DigiCash: Câu chuyện thú vị của những đồng cryptocurrency trước thời Bitcoin

DigiCash: Câu chuyện thú vị của những đồng cryptocurrency trước thời Bitcoin

DigiCash: Câu chuyện thú vị của những đồng cryptocurrency trước thời Bitcoin

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,534
Cryptocurrency trước thời Bitcoin? Ủa có lộn hông vậy?

Có thật đấy anh em, nhưng anh em đừng hiểu nhầm, Bitcoin đúng thật là đồng cryptocurrency đầu tiên trên nền tảng Blockchain. Nhưng nó không phải là đồng tiền thuần kỹ thuật số đầu tiên.

Những đồng tiền cryptocurrency đầu tiên trước cả Bitcoin có một câu chuyện rất thú vị, in dấu lên lịch sử những ước mơ, bản tố cáo và những lần thất bại của con người trong nỗ lực đem lại sự công bằng cho những người tham gia vào giao dịch tiền tệ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá xem.

“Một điều mà chúng ta vẫn chưa làm được và sẽ sớm làm được là 1 đồng e-cash đáng tin cậy – một phương thức mà tiền bạc có thể được chuyển từ người A sang người B trên Internet mà A không cần phải biết B, và ngược lại.” Milton Friedman, nhà kinh tế học, năm 1991.

DigiCash: Không ai muốn tiền kỹ thuật số cả


David Chaum là 1 nghiên cứu sinh 28 tuổi của ngành khoa học máy tính, đại học Berkeley, California khi anh công bố một bài báo cáo vào năm 1983. Anh là người đầu tiên mô tả được khái niệm tiền kỹ thuật số.

digicash-traderviet-1.jpeg

David Chaum

Trong bài báo cáo, anh mô tả rằng tiền kỹ thuật số mà anh phát minh ra khác biệt với các thẻ tín dụng là ở sự ẩn danh (anonymity). Người dùng nhận tiền kỹ thuật số từ ngân hàng của họ, sau đó chúng sẽ được làm cho ẩn danh. Điều này cho phép ngân hàng biết ai đã đổi bao nhiêu tiền, nhưng không thể biết được số tiền đó dùng để làm gì.

Nói cách khác, Chaum đã tạo ra được 1 cryptocurrency mà không cần tới Blockchain.

Anh đã làm điều đó như thế nào?

Chaum đã vận dụng thuật toán học để tạo ra 1 chữ ký thuật toán vô hình để biến tiền bạc thành ẩn danh. Một ẩn dụ mô tả chính xác nhất loại chữ ký này là: phiếu bầu cử thông qua bưu điện giúp người bầu có thể chọn bầu mà không cần phải xuất hiện tại địa điểm bỏ phiếu. Sau khi nhận được phiếu bầu, người kiểm phiếu chỉ cần kiểm tra phiếu xem có hợp lệ hay không, và kết quả của phiếu chứ không cần biết danh tính người bầu, sau cùng sẽ ký lên phiếu đó. Như vậy chữ ký này là “ẩn danh” và không đại diện cho người bầu nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ.

digicash-traderviet-12.jpeg

Trong hệ thống tiền kỹ thuật số của Chaum, ngân hàng chính là người kiểm phiếu, và tờ phiếu bầu chính là tiền. Một người dùng đổi tiền kỹ thuật số tại 1 ngân hàng và được ngân hàng xác nhận. Sau đó tất cả mỗi đơn vị tiền đều được bỏ vào 1 cái phong bì tưởng tượng và được ký tên bởi ngân hàng. Như vậy người sử dụng có thể thoải mái giao dịch mà không bị lộ danh tính, và ngân hàng thì đảm bảo được số tiền đang lưu thông là của họ phát hành vì đã có chữ ký ở trên.

David Chaum mở 1 công ty vào năm 1989 và tạo ra đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên theo cách như trên, gọi nó là Digicash. Nó cho phép thanh toán an toàn và ẩn danh trên mạng Internet. Điều này làm nó nổi bật hơn hẳn thẻ tín dụng, vốn là 1 phương thức thanh toán không an toàn vì làm lộ quá nhiều thông tin.

Nhưng Digicash lại gặp vấn đề. Một bài báo Forbes tóm tắt lại như sau:

digicash-traderviet-4.jpeg

“Một ý tưởng tuyệt vời dành cho 1 thế giới tuyệt vời với 1 vấn đề duy nhất: chẳng ai muốn nó. Ngân hàng không muốn, người giao dịch không muốn, và quan trọng hơn hết là khách hàng không muốn. Thương mại điện tử đang nở rộ vào những năm 1999 đã giúp Visa và Mastercard biến thành những phương thức thanh toán được ưa thích hơn cả.”

Vấn đề của Digicash cũng giống như Bitcoin bây giờ vậy: nó cung cấp giải pháp cho 1 vấn đề mà người dùng vẫn chưa gặp phải. Đơn giản là vì nó quá tối tân. Thế mạnh của Digicash là sự ẩn danh, nhưng khách hàng không quan tâm tới điều đó, họ chỉ muốn đi mua sắm trên mạng 1 cách tiện lợi nhất có thể. Và các phương thức như thẻ tín dụng lại làm chuyện đó cực kỳ xuất sắc.

Bill Gates muốn tích hợp Digicash vào mọi bản cài đặt Windows 95 thời điểm đó, nhưng khoản đầu tư 100 triệu đô là không đủ, và Gates đã rút.

digicash-traderviet-3.jpeg

Điểm yếu lớn nhất của Digicash, và cũng là lý do khiến nó thất bại đó là: Chaum là 1 fan của bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ. Ông không muốn chia sẻ công nghệ này cho tất cả mọi người. Tám năm sau, Satoshi Nakamoto khắc phục được điều này bằng cách xây dựng Bitcoin trên 1 nền tảng mã nguồn mở (open source). Satoshi đã chia sẻ công nghệ này cho khắp thế giới. Việc này đã tạo ra sự cạnh tranh trong cộng đồng lập trình viên, và cũng kích thích được sự hứng thú cho công nghệ.

Digicash phụ thuộc vào David Chaum. Sai lầm của anh phản ánh lên đồng tiền mà anh tạo ra. Tổng hòa các sai lầm đã dẫn tới sự chôn vùi phát minh của anh và cơ hội cho các nhà phát minh tiếp theo.

(còn tiếp)

Xem thêm:

>> Bitcoin 10 năm tuổi: Trông đợi gì ở thập kỷ sắp tới?

Nguồn: Medium
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 176 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 96 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,278 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,932 Xem / 15 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên