Độ biến động của các cặp tiền và ảnh hưởng của nó trong giao dịch mà bạn cần chú ý

Độ biến động của các cặp tiền và ảnh hưởng của nó trong giao dịch mà bạn cần chú ý

Độ biến động của các cặp tiền và ảnh hưởng của nó trong giao dịch mà bạn cần chú ý

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,544
34,865
Trên thị trường tài chính, mỗi tài sản đều có độ biến động khác nhau. Có những tài sản có độ biến động rất cao; trong khi đó, một vài tài sản lại có độ biến động rất thấp.

Là một trader, bạn cần phải nắm được độ biến động của mỗi tài sản cũng như ảnh hưởng của nó để có thể đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp. Và nếu bạn chưa hiểu về nó, bài viết này sẽ giúp ban!

Độ biến động của các tài sản được đo lường thế nào?


Độ biến động của một tài sản thường được đo bằng độ lệch chuẩn của tài sản đó. Các công cụ đo độ biến động của tài sản như Average True Range (ATR) hay Donchian Channels sẽ tính toán xem một tài sản di chuyển trung bình bao nhiêu pip trong một khoảng thời gian nhất định.

3.jpg

Một số tài sản có độ biến động thấp trên thị trường Forex và hàng hóa bao gồm:
  • Cặp tiền tệ chính: EURUSD, USDCHF
  • Cặp tiền tệ chéo: EURCHF, EURGBP
  • Hàng hóa: Bạc
Ngược lại, một số tài sản có độ biến động cao bao gồm:
  • Cặp tiền tệ chính: AUDUSD
  • Cặp tiền tệ chéo: AUDJPY, NZDJPY, GBPAUD, AUDNZD, CADJPY
  • Cặp tiền tệ hiếm: USDTRY, USDZAR, USDHUF
  • Hàng hóa: Dầu

Những tác nhân nào quyết định độ biến động của các tài sản?


Thông thường, những tài sản có thanh khoản cao sẽ có độ biến động thấp. Độ biến động càng thấp, rủi ro trong giao dịch sẽ càng thấp.

Các cặp tiền tệ chính có độ biến động thấp hơn so với các cặp tiền tệ hiếm bởi chúng có thanh khoản cao hơn. Ở chiều ngược lại, các cặp tiền tệ hiếm có độ biến động cao không chỉ bởi vì chúng có thanh khoản thấp, mà còn vì chúng hàm chứa rủi ro cố hữu của các đồng tiền ở những nền kinh tế mới nổi.

Lưu ý rằng mối tương quan giữa 2 đồng tiền có thể ảnh hưởng đến độ biến động của cặp tiền đó. Ví dụ, cả đồng USD và đồng JPY đều được coi là những đồng tiền trú ẩn an toàn, vì thế khi kinh tế toàn cầu trở nên bất ổn, dòng vốn của các nhà đầu tư có thể chảy vào cả hai loại tiền tệ này và khiến cho tỷ giá của USD/JPY không biến động nhiều.

Những sự kiện lớn như Chiến tranh thương mại hoặc Brexit, hay các báo cáo kinh tế quan trọng như Non-Farm Payrolls có thể làm cho độ biến động của một số tài sản tăng lên đáng kể.

Những lưu ý quan trọng khi ứng dụng độ biến động của tài sản trong giao dịch


Những tài sản có độ biến động cao thường sẽ biến động trong ngày nhiều hơn so với các tài sản có độ biến động thấp.

Bạn sẽ phải đối mặt với trượt giá một cách thường xuyên hơn khi giao dịch với những tài sản có độ biến động cao. Vì thế, hãy cẩn trọng khi giao dịch ngắn hạn với những loại tài sản này.

Hãy mở lệnh với khối lượng nhỏ khi giao dịch các tài sản có độ biến động cao, vì giá của những tài sản này có thể di chuyển rất nhanh và mạnh.


Nguồn: Exness
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Theo con GJ mấy ngày mới chốt được thì tính ra nó cũng đâu có giao động mạnh lắm
 

Đính kèm

  • Screenshot_20190810-110636_Gmail.jpg
    Screenshot_20190810-110636_Gmail.jpg
    768.3 KB · Xem: 6

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 563 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 641 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên