Đọc hiểu Đường cong Lợi suất chỉ qua một trang viết!

Đọc hiểu Đường cong Lợi suất chỉ qua một trang viết!

Đọc hiểu Đường cong Lợi suất chỉ qua một trang viết!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,857
84,389
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay chúng ta cùng ôn lại một chủ đề cũ, nhưng nó rất thiết thực, đó là "ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT" - YIELD CURVE. Đây là 1 bài viết dài và được tóm gọn những ý chính để tất cả anh em có thể hiểu được nó chỉ trong 1 bài viết. Vì bài viết dài nên mình không lan man nữa mà chúng ta sẽ đi thẳng vào vấn đề:

Đường cong lợi suất là một biểu đồ thể hiện lợi suất trên các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau. Ví dụ phổ biến nhất là Đường cong lợi suất Trái phiếu Chính phủ, nhưng có nhiều loại đường cong lợi suất cho các loại trái phiếu khác, chẳng hạn như trái phiếu công ty, trái phiếu lợi suất cao, v.v.

2020-09-07_112741.png

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng vào ngày 04/09/2020 là 0.11, 2 năm là 0.14, 5 năm là 0.3,.... Nối các điểm đó lại với nhau chúng ta được 1 đường cong lợi suất tại thời điểm hiện tại hay còn gọi là Yied Curve

upload_2020-9-7_13-46-45.png


Đường con lợi suất sẽ khác với biểu đồ lợi suất của các kỳ hạn riêng lẻ, trên đây là biểu đồ lợi suất Trái phiếu Chính phủ Hoa kỳ 30 năm

Phía trên là 1 định nghĩa kiểu phức tạp, còn nói đơn giản ra nó chỉ là 1 đường nối các mức lợi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau. Ví dụ trên cùng là 1 ví dụ mình vẽ cho anh em dễ hiểu, dữ liệu thì mình lấy theo cái bảng phía dưới. Đường cong lợi suất được hình thành khi mình nối các điểm thể hiện lợi suất của mặt hàng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với kỳ hạn 3 tháng, 2 năm, 5 năm, 7 năm và 10 năm. Đường cong lợi suất Trái phiếu Chính phủ thường được gọi là đường cong lợi suất chuẩn.

Phân tích đường cong lợi suất giúp cho chúng ta định vị thị trường trái phiếu và hướng đi của chúng, xác định vị trí của chúng trong mối tương quan với chu kỳ kinh tế, và dự báo giai đoạn tiếp theo có thể sẽ như thế nào.

Xây dựng đường cong lợi suất:


Cách xây dựng đường cong lợi suất thì mình thể hiện phía trên luôn rồi. Trục tung (trục đứng) của biểu đồ đường cong lợi suất cho biết lợi suất, trong khi trục hoành hiển thị thời gian đáo hạn của trái phiếu (thường được chuyển đổi thành tháng để có được tỷ lệ thích hợp trên biểu đồ). Bản thân đường cong lợi suất là đường kết nối từng mức lợi suất này trên biểu đồ.

Mỗi ngày, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (www.treasury.gov) sẽ báo cáo lợi suất cho các kỳ hạn khác nhau của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, từ 1 tháng đến 30 năm. Bảng dưới đây cho thấy các mức lợi suất với ngày cập nhật gần nhất là 04/09/2020, tức là tuần trước. Mình xin lưu ý 1 chút là tất cả các lợi suất này đều được tính theo năm; Ví dụ, khi sở hữu trái phiếu có kỳ hạn một tháng, anh em sẽ nhận được 0.09%/12 = 0,0075% cho 1 tháng.

upload_2020-9-7_10-51-16.png

Để lấy dữ liệu anh em có thể truy cập vào: https://www.treasury.gov/resource-c.../pages/TextView.aspx?data=yieldYear&year=2020

Mặc dù đường cong lợi suất có thể được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu của tất cả các kỳ hạn, nhưng việc có quá nhiều lợi suất ngắn hạn trên 1 đường cong thường không mang lại nhiều giá trị. Chúng ta chỉ cần 1 đường cong tương đối là được nên biểu đồ đường cong lợi suất sẽ bỏ qua một số lợi suất ngắn hạn. Đường cong lợi suất mà chúng ta nên, và thường nên sử dụng sẽ bao gồm mức lợi suất của các kỳ hạn: 3 tháng, 2 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 20 năm và 30 năm (mở website trên ra, rồi nối các mức lợi suất lại là ra)

Diễn giải:


Nói chung, đường cong lợi suất phản ánh cách các nhà đầu tư nghĩ về rủi ro. Trong một tình huống bình thường, người ta sẽ mong đợi nhận được một khoản bồi thường cao hơn (lợi tức) cho các kỳ hạn dài hơn. Khi bạn cho chính phủ vay tiền trong 20 hoặc 30 năm, bạn sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường cao hơn so với khi bạn chỉ cho vay một vài tháng hoặc một năm. (Đơn giản là vì Chính phủ đã chiếm dụng vốn của anh em thì họ phải trả lãi, cái này cũng như anh em đi gửi tiền ngân hàng, lãi gửi các kỳ hạn cao hơn sẽ được nhiều tiền hơn)

Đường cong lợi suất phản ánh lợi suất cho các kỳ hạn khác nhau một cách rất trực quan. Hình dạng của đường cong lợi suất, cũng như sự thay đổi của hình dạng đó theo thời gian, có thể giúp các chúng ta xác định được môi trường kinh tế hiện tại và báo hiệu những thay đổi trong môi trường kinh tế.

Hình dạng đường cong lợi suất


Về cơ bản, có ba hình dạng mà một đường cong lợi suất có thể có. Đường cong bình thường có lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn; Đường cong đảo ngược khi lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn; và Đường cong phẳng có lãi suất ngắn hạn và dài hạn gần như bằng nhau. Cái này thì quá rõ ràng, anh em cứ thử vẽ vài ba chấm trên biểu đồ là thấy được ngay.

Đường cong bình thường


Trong một đường cong lợi suất bình thường, lợi suất trên các kỳ hạn ngắn thấp hơn so với các kỳ hạn cao, đường cong lợi suất cong dần lên, với tốc độ gia tăng lợi suất sẽ giảm dần (Anh em để ý đây là vận tốc nhé, đường cong sẽ ít dốc hơn ở cuối - xem hình bên dưới). Nói chung thì trong 1 trạng thái bình thường, anh em ăn ngủ bình thường, không nợ nần thì suy nghĩ nó sẽ đơn giản hơn, đó là thời gian đáo hạn càng ngắn, chúng ta càng ít rủi ro và do đó, lợi suất (phần bù) thấp hơn so với trái phiếu có thời hạn dài hơn, chính vì thế nó sinh ra cái đường cong này.

Đường cong lợi suất có hình dạng bình thường thường được nhìn thấy trong một môi trường kinh tế đang tăng trưởng bình thường và không có thay đổi về lạm phát hoặc tín dụng khả dụng.

yieldcurvenormal.png


Biểu đồ trên cho thấy đường cong lợi suất vào ngày 12 tháng 3 năm 2010, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc Đại suy thoái. Đường cong này khá dốc, thường xuất hiện sớm trong giai đoạn phục hồi. Biểu đồ S&P 500 bên phải cho thấy thị trường chứng khoán bắt đầu phục hồi từ mức đáy của năm trước đó.

Đường cong Đảo ngược:


Đường cong lợi suất đảo ngược đề cập đến tình huống trong đó trái phiếu có thời hạn ngắn hơn mang lại lợi suất cao hơn trái phiếu dài hơn. Bất chấp tên gọi, đường cong lợi suất đảo ngược không nhất thiết phải đảo ngược “hoàn toàn”. Đôi khi chỉ một số phần của đường cong bị đảo ngược; điều này có thể gây ra các cục như cục bướu hoặc vết lõm như cái ổ gà trên đường cong của chúng ta, nó cho thấy dấu hiệu bất thường. Anh em thử tưởng tượng như hình trên, cái lợi suất trái phiếu 5 năm nó lớn hơn 7 năm sẽ như thế nào?

Một đường cong lợi suất đảo ngược thường được coi là tín hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ sớm chững lại hoặc đảo ngược, thậm chí có thể báo hiệu sự bắt đầu của suy thoái. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư nghĩ rằng thời kỳ tăng trưởng kinh tế đã, hoặc sẽ sớm kết thúc, nó sẽ biến cái rủi ro trong ngắn hạn cao hơn cái rủi ro về dài hạn, chính vì thế mức lợi suất cũng phải tăng lên tương xứng với mức độ rủi ro đó. Ngoài ra, nó cũng thể hiện nhu cầu thanh khoản của nền kinh tế trong ngắn hạn rất cao, khi đó các chủ thể phát hành chấp nhận một lãi suất cao để huy động vốn ngắn hạn. Điều này thường xảy ra khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm giảm khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế.. Quá trình này có thể gây ra sự đảo ngược (một phần) đường cong lợi suất.

Đường cong lợi suất đảo ngược là tương đối hiếm; khi chúng xảy ra, chúng có xu hướng thu hút nhiều sự chú ý.

yieldcurveinverted.png


Ví dụ trên cho thấy đường cong lợi suất đảo ngược vào ngày 24 tháng 8 năm 2000, trong bối cảnh bong bóng dot-com bùng nổ. Biểu đồ S&P 500 ở bên phải cho thấy thị trường chứng khoán đã bắt đầu chuẩn bị cho một đợt suy thoái lớn trong khoảng thời gian của sự đảo ngược này.

Khi mọi người nói về "sự nghịch đảo của đường cong lợi suất", họ thường đề cập đến phân đoạn 10 năm - 2 năm; đường cong được coi là đảo ngược khi lợi suất 10 năm thấp hơn lợi suất 2 năm. Chúng ta có thể thấy nó xuất hiện vào ngày 24 tháng 8 năm 2000 trong biểu đồ đường cong lợi suất phía trên.

Một cách khác để thể hiện mối quan hệ đó là vẽ biểu đồ chênh lệch giữa hai mức lợi suất này (UST10Y- UST2Y), như được hiển thị trong biểu đồ bên dưới.

1.png


Khi mối quan hệ này giảm xuống dưới 0, đường cong 10-2 bị đảo ngược. Biểu đồ chênh lệch cho chúng ta thấy rằng đường cong lợi suất đã bị đảo ngược trong hầu hết năm 2000, tương ứng với sự bùng nổ bong bóng dot-com.

Đường cong Bằng phẳng


Khi đường cong lợi suất "bằng phẳng", lợi suất sẽ là như nhau ở tất cả các kỳ hạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được khoản bồi thường gần như tương đương khi bạn cho vay tiền, dù là trong 2 hay là 30 năm. Bạn không được bồi thường cho thời gian cho vay dài hơn trong khi rủi ro cao hơn.

Khi nền kinh tế chuyển từ trạng thái mở rộng sang co hẹp và đường cong lợi suất chuyển từ bình thường sang đảo ngược (hoặc ngược lại), thì nó phải chuyển qua giai đoạn bằng phẳng trước. Do đó, đường cong phẳng có thể được coi là một giai đoạn chuyển đổi trong nền kinh tế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

yieldcurveflat.png


Biểu đồ trên cho thấy đường cong lợi suất khá bằng phẳng vào ngày 16 tháng 7 năm 2007, nó đóng vai trò là tiền thân của cuộc Đại suy thoái. Biểu đồ S&P 500 ở bên phải cho thấy giá đi ngang khi nền kinh tế chuyển từ phục hồi sang suy thoái.

Sự thay đổi đường cong lợi suất


Những thay đổi về hình dạng của đường cong theo thời gian được đo bằng độ dốc của đường cong lợi suất. Khi có sự khác biệt lớn giữa điểm đầu (lợi suất TPCP kỳ hạn ngắn) và điểm cuối (lợi suất TPCP kỳ hạn dài) của đường cong, nó được coi là đường cong dốc. Khi có rất ít sự khác biệt giữa hai đầu, đường cong được coi là phẳng.

Quá trình thay đổi của đường cong từ dốc sang phẳng thường được gọi là quá trình "làm phẳng" - “flattening”; tương tự, sự thay đổi của đường cong từ phẳng sang dốc được gọi là "leo dốc" - “steepening”.

Việc "làm phẳng" hay "leo dốc" của đường cong này có thể giúp các nhà đầu tư báo hiệu những thay đổi trong môi trường kinh tế.

Làm phẳng


Đường cong lợi suất được cho là được làm phẳng khi lợi suất trái phiếu dài hạn giảm xuống trong khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng lên, điều này làm giảm sự khác biệt giữa hai loại và làm cho đường cong ít dốc hơn. Sự làm phẳng này thường xảy ra khi nền kinh tế đang ở chế độ phục hồi hoàn toàn.

Biểu đồ bên dưới so sánh đường cong lợi suất vào hai ngày khác nhau. Đường màu đỏ đậm hơn là đường cong lợi suất vào đầu năm 2010, trong khi đường màu đỏ tươi là đường cong vào cuối năm 2018. Như bạn có thể thấy, lợi suất trên các kỳ hạn dài hơn giảm xuống trong khi lợi suất trên các kỳ hạn ngắn hơn tăng cao hơn, nó khiến cho một đường cong rất dốc vào năm 2010 biến thành một đường cong rất phẳng vào năm 2018. Năm 2010 là năm chúng ta đang ở trong trạng thái bắt đầu phục hồi, với đường con lợi suất dốc lên theo 1 trạng thái bình thường, quá trình "làm phẳng" đã được diễn ra cho đến năm 2018, chúng ta có thể nói được rằng, nền kinh tế đang ở chế độ "phục hồi hoàn toàn"

yieldcurveflattening.png


Leo dốc:


Đây là một tình huống ngược lại, khi mức độ chênh lệch giữa hai đầu của các đường cong có xuất phát là nhỏ nhưng bắt đầu tăng dần lên. Đường cong dốc thường được nhìn thấy khi bắt đầu giai đoạn tăng trưởng hoặc mở rộng.

1.png


Biểu đồ trên cho thấy một ví dụ về đường cong đang leo dốc. Vào tháng 5 năm 2007, đường cong lợi suất rất bằng phẳng, với lợi suất của tất cả các kỳ hạn chỉ nằm quanh mức 4,65%. Từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2010, lợi suất đã bắt đầu giảm xuống, nhưng chúng giảm mạnh hơn đối với các kỳ hạn ngắn. Sự suy giảm không đối xứng này đã gây ra một đường cong gấp khúc. Giai đoạn 2010 cũng gắn liền với giai đoạn phục hồi của nền kinh tế!

Mối quan hệ với chu kỳ kinh tế


Hướng của đường cong và sự thay đổi hình dạng của đường cong thường được sử dụng để xác định vị trí hiện tại của chúng ta trong chu kỳ kinh tế (đôi khi được gọi là chu kỳ kinh doanh). Bảng dưới đây cho thấy đường cong lợi suất thường hoạt động như thế nào trong mỗi phân đoạn của chu kỳ.

yieldcurvecyclechart.png


Biểu đồ trên cho thấy Chỉ số S&P 500 trên khung tháng từ những năm 1970. Các đường gạch ngang màu đỏ và xanh lá cây đánh dấu ngày bắt đầu và ngày kết thúc của các đợt mở rộng và co hẹp trong chu kỳ kinh tế theo định nghĩa của NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ). Do đó, khu vực từ đường màu đỏ đến đường màu xanh lá cây đánh dấu một chu kỳ co hẹp, trong khi khu vực từ màu xanh lá sang màu đỏ đánh dấu một giai đoạn mở rộng.

Mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm và 2 năm được vẽ bên dưới biểu đồ. Các vòng tròn màu cam cho thấy đường cong 10-2 nằm dưới 0, có nghĩa là đường cong lợi suất bị đảo ngược. Chúng ta có thể thấy rằng một đường cong lợi suất thường bị đảo ngược trước mỗi giai đoạn co hẹp của thị trường kể từ cuối những năm 1970. Vậy thì chúng ta có thể rút ra kết luận rằng, đường cong lợi suất thường đảo ngược hoặc bằng phẳng khi bắt đầu suy thoái.

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo tôi bổ sung thì bài viết cần thêm vào một khía cạnh quan trọng hơn của yield curve, đó là sự điều hành của ngân hàng tw.
Như đã biết thì chính phủ & central bank độc quyền về phát hành tiền & giá của tiền, nên hình dạng của yield curve là do central bank điều khiển (họ có đủ công cụ để hoàn toàn điều khiển nó, nhưng thông thường họ thả lỏng phần đuôi dài hạn cho thị trường quyết định).

Ví dụ như đoạn này
1-png.167579


"Biểu đồ trên cho thấy một ví dụ về đường cong đang leo dốc. Vào tháng 5 năm 2007, đường cong lợi suất rất bằng phẳng, với lợi suất của tất cả các kỳ hạn chỉ nằm quanh mức 4,65%. Từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2010, lợi suất đã bắt đầu giảm xuống, nhưng chúng giảm mạnh hơn đối với các kỳ hạn ngắn. Sự suy giảm không đối xứng này đã gây ra một đường cong gấp khúc. Giai đoạn 2010 cũng gắn liền với giai đoạn phục hồi của nền kinh tế!".

Tôi không đồng tình với quan điểm đó. Nó đang nhầm lẫn giữa nguyên nhân & kết quả. Đường đỏ tươi dốc như vậy là do chính sách của Fed, hạ ls khẩn cấp về 0 khiến cho ls trên thị trường liên ngân hàng ảnh hưởng đến ls của các kỳ hạn cao hơn, dẫn đến giảm chi phí lãi vay của người dân & doanh nghiệp mà benchmark là cái yield 10 năm. Thêm vào đó là chương trình mua tài sản của Fed làm ổn định hệ thống tài chính (thị trường tài chính hoạt động trở lại là điều quan trọng nhất để chấm dứt khủng hoảng) & chi tiêu công tăng mạnh đã đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

aimgur.com_tCYxg0Q.png


Sự "truyền động" của ls đối với các kỳ hạn.
Ls điều hành dễ dàng tác động đến ls ngắn (<1 năm) - 2 năm. Việc Fed tiếp tục giữ ls điều hành ở 0 đã kéo ls 10 năm và mortgage xuống những năm sau đó, mặc dù có một độ trễ. Yield spread (10năm - 2năm) đi xuống nhưng lần này không phải cùng lý do với việc yield spread thu hẹp trước suy thoái, mà do bị ngân hàng tw thao túng.

Tương tự như hiện tại có vẻ như Fed vẫn muốn tiếp tục là phẳng đường cong và giữ yield 10 năm chỉ xấp xỉ ở mức <1%.
 
Theo tôi bổ sung thì bài viết cần thêm vào một khía cạnh quan trọng hơn của yield curve, đó là sự điều hành của ngân hàng tw.
Như đã biết thì chính phủ & central bank độc quyền về phát hành tiền & giá của tiền, nên hình dạng của yield curve là do central bank điều khiển (họ có đủ công cụ để hoàn toàn điều khiển nó, nhưng thông thường họ thả lỏng phần đuôi dài hạn cho thị trường quyết định).

Ví dụ như đoạn này
1-png.167579


"Biểu đồ trên cho thấy một ví dụ về đường cong đang leo dốc. Vào tháng 5 năm 2007, đường cong lợi suất rất bằng phẳng, với lợi suất của tất cả các kỳ hạn chỉ nằm quanh mức 4,65%. Từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2010, lợi suất đã bắt đầu giảm xuống, nhưng chúng giảm mạnh hơn đối với các kỳ hạn ngắn. Sự suy giảm không đối xứng này đã gây ra một đường cong gấp khúc. Giai đoạn 2010 cũng gắn liền với giai đoạn phục hồi của nền kinh tế!".

Tôi không đồng tình với quan điểm đó. Nó đang nhầm lẫn giữa nguyên nhân & kết quả. Đường đỏ tươi dốc như vậy là do chính sách của Fed, hạ ls khẩn cấp về 0 khiến cho ls trên thị trường liên ngân hàng ảnh hưởng đến ls của các kỳ hạn cao hơn, dẫn đến giảm chi phí lãi vay của người dân & doanh nghiệp mà benchmark là cái yield 10 năm. Thêm vào đó là chương trình mua tài sản của Fed làm ổn định hệ thống tài chính (thị trường tài chính hoạt động trở lại là điều quan trọng nhất để chấm dứt khủng hoảng) & chi tiêu công tăng mạnh đã đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

View attachment 167597

Sự "truyền động" của ls đối với các kỳ hạn.
Ls điều hành dễ dàng tác động đến ls ngắn (<1 năm) - 2 năm. Việc Fed tiếp tục giữ ls điều hành ở 0 đã kéo ls 10 năm và mortgage xuống những năm sau đó, mặc dù có một độ trễ. Yield spread (10năm - 2năm) đi xuống nhưng lần này không phải cùng lý do với việc yield spread thu hẹp trước suy thoái, mà do bị ngân hàng tw thao túng.

Tương tự như hiện tại có vẻ như Fed vẫn muốn tiếp tục là phẳng đường cong và giữ yield 10 năm chỉ xấp xỉ ở mức <1%.

Vâng ạ, cảm ơn bác Nick đã góp ý!
 
Theo tôi bổ sung thì bài viết cần thêm vào một khía cạnh quan trọng hơn của yield curve, đó là sự điều hành của ngân hàng tw.
Như đã biết thì chính phủ & central bank độc quyền về phát hành tiền & giá của tiền, nên hình dạng của yield curve là do central bank điều khiển (họ có đủ công cụ để hoàn toàn điều khiển nó, nhưng thông thường họ thả lỏng phần đuôi dài hạn cho thị trường quyết định).

Ví dụ như đoạn này
1-png.167579


"Biểu đồ trên cho thấy một ví dụ về đường cong đang leo dốc. Vào tháng 5 năm 2007, đường cong lợi suất rất bằng phẳng, với lợi suất của tất cả các kỳ hạn chỉ nằm quanh mức 4,65%. Từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2010, lợi suất đã bắt đầu giảm xuống, nhưng chúng giảm mạnh hơn đối với các kỳ hạn ngắn. Sự suy giảm không đối xứng này đã gây ra một đường cong gấp khúc. Giai đoạn 2010 cũng gắn liền với giai đoạn phục hồi của nền kinh tế!".

Tôi không đồng tình với quan điểm đó. Nó đang nhầm lẫn giữa nguyên nhân & kết quả. Đường đỏ tươi dốc như vậy là do chính sách của Fed, hạ ls khẩn cấp về 0 khiến cho ls trên thị trường liên ngân hàng ảnh hưởng đến ls của các kỳ hạn cao hơn, dẫn đến giảm chi phí lãi vay của người dân & doanh nghiệp mà benchmark là cái yield 10 năm. Thêm vào đó là chương trình mua tài sản của Fed làm ổn định hệ thống tài chính (thị trường tài chính hoạt động trở lại là điều quan trọng nhất để chấm dứt khủng hoảng) & chi tiêu công tăng mạnh đã đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

View attachment 167597

Sự "truyền động" của ls đối với các kỳ hạn.
Ls điều hành dễ dàng tác động đến ls ngắn (<1 năm) - 2 năm. Việc Fed tiếp tục giữ ls điều hành ở 0 đã kéo ls 10 năm và mortgage xuống những năm sau đó, mặc dù có một độ trễ. Yield spread (10năm - 2năm) đi xuống nhưng lần này không phải cùng lý do với việc yield spread thu hẹp trước suy thoái, mà do bị ngân hàng tw thao túng.

Tương tự như hiện tại có vẻ như Fed vẫn muốn tiếp tục là phẳng đường cong và giữ yield 10 năm chỉ xấp xỉ ở mức <1%.
Đúng là các chính sách của NHTW sẽ ảnh hưởng đến DCLS (Đường cong lãi suất) nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp chứ không phải trực tiếp.
Chênh lệch LS (CLLS) giữa các kỳ hạn thể hiện mức đánh giá về triển vọng kinh tế và sau đó là chính sách lãi suất của NHTW trong các năm sau đó - điều này NHTW không thể áp đặt mà do các Big boys ( bank, quỹ, các cty lớn..) quyết định. Nếu họ nhận định TT sẽ không phục hồi trong 5 năm tới và NHTW sẽ tiếp tục giữ LS hiện tại trong ít nhất 5 năm thì lúc đó lợi tức TP 10 năm và 2 năm sẽ không chênh nhiều nhưng nếu họ đánh giá chỉ 2 năm TT sẽ phục hồi và NHTW sẽ tăng LS thì chênh lệch sẽ lớn hơn nhiều. Việc định giá TP các kỳ hạn luôn phụ thuộc vào các kịch bản của tăng giảm LS trong các năm sau đó. Nếu chính sách tiền tệ của NHTW được các BB đánh giá cao họ sẽ làm tăng CLLS bằng việc tăng lợi tức TP các kỳ hạn dài qua các phiên đấu giá, và ngược lại.
Do đó Yield curve thể hiện kỳ vọng về lãi suất trong các năm sau của nền kinh tế. Nói nôm là độ dốc tỷ lệ thuận với đánh giá tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia,
Nó thực tế hơn các dự báo hoặc các bài phân tích vì nó được đo bằng tiền , rất nhiều tiền do việc định giá lợi tức trái phiếu sai có thể dẫn đến thua lỗ rất lớn của các tổ chức tài chính. NHưng vì chỉ là kỳ vọng nên DCLS luôn bị điều chỉnh theo TT.
Phải thêm chút là cá này chỉ đúng với các nước phát triển chứ DCLS ở các nước như VN , TQ thì hoàn toàn có thể do NHTW quyết định.
 
Đúng là các chính sách của NHTW sẽ ảnh hưởng đến DCLS (Đường cong lãi suất) nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp chứ không phải trực tiếp.
Chênh lệch LS (CLLS) giữa các kỳ hạn thể hiện mức đánh giá về triển vọng kinh tế và sau đó là chính sách lãi suất của NHTW trong các năm sau đó - điều này NHTW không thể áp đặt mà do các Big boys ( bank, quỹ, các cty lớn..) quyết định. Nếu họ nhận định TT sẽ không phục hồi trong 5 năm tới và NHTW sẽ tiếp tục giữ LS hiện tại trong ít nhất 5 năm thì lúc đó lợi tức TP 10 năm và 2 năm sẽ không chênh nhiều nhưng nếu họ đánh giá chỉ 2 năm TT sẽ phục hồi và NHTW sẽ tăng LS thì chênh lệch sẽ lớn hơn nhiều. Việc định giá TP các kỳ hạn luôn phụ thuộc vào các kịch bản của tăng giảm LS trong các năm sau đó. Nếu chính sách tiền tệ của NHTW được các BB đánh giá cao họ sẽ làm tăng CLLS bằng việc tăng lợi tức TP các kỳ hạn dài qua các phiên đấu giá, và ngược lại.
Do đó Yield curve thể hiện kỳ vọng về lãi suất trong các năm sau của nền kinh tế. Nói nôm là độ dốc tỷ lệ thuận với đánh giá tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia,
Nó thực tế hơn các dự báo hoặc các bài phân tích vì nó được đo bằng tiền , rất nhiều tiền do việc định giá lợi tức trái phiếu sai có thể dẫn đến thua lỗ rất lớn của các tổ chức tài chính. NHưng vì chỉ là kỳ vọng nên DCLS luôn bị điều chỉnh theo TT.
Phải thêm chút là cá này chỉ đúng với các nước phát triển chứ DCLS ở các nước như VN , TQ thì hoàn toàn có thể do NHTW quyết định.

Một thằng điều khiển nguồn cung, một thằng điều khiển nguồn tiền, nên tôi đã nói ngân hàng tw và treasury nó là độc quyền trên cái thị trường này. Đã là độc quyền thì không thằng big boy nào thắng được nó. Vấn đề là nó cho anh cái sự tự do ở phần đuôi của yield curve (kỳ hạn dài) trong điều kiện tăng trưởng bình thường, chứ không phải là nó không kiểm soát được.

Cái ảnh hưởng gián tiếp mà bác nói, chính là phần chênh lệch lợi tức sẽ tạo ra cơ hội arbitrage, khi ls điều hành hạ xuống -> ls ngắn hạn giảm -> cơ hội arbitrage short ngắn long dài -> đẩy giá bond kỳ hạn dài lên làm yield thấp xuống.

Trong điều kiện khi ngay cả việc hạ ls điều hành về 0, tác động đến ls kỳ hạn ngắn xuống thấp nhưng ls kỳ hạn dài vẫn ở mức cao (Thị trường vẫn ưa thích trái phiếu ngắn hạn vì cái rủi ro thanh khoản). Trường hợp này họ mới dùng đến công cụ khác là mua trực tiếp trái phiếu.

aimgur.com_Rr3LS3f.png


Bác có thể thấy việc Fed sử dụng khả năng của họ để điều khiển cái đuôi của yield curve trên thị trường qua chart này. Tài sản mua vào (outright) chủ yếu là trái phiếu từ trung - dài hạn.
Ví dụ trong hiện tại, Fed nó muốn giữ cho lợi suất 10 năm dưới 1%, và tập trung chính sách để target cái mức này làm benchmark cho các loại ls khác ngoài thị trường, với toàn bộ khả năng của mình. Bác thử nói nếu có một thằng bigboy nào đủ sức cạnh tranh với Fed? Bác bán bao nhiêu tôi mua bấy nhiêu và tôi không quan tâm bảng cân đối của tôi phải mở rộng đến mức nào.

Vậy nên tôi mới cho rằng trong thời kỳ Fed còn thực hiện các công cụ can thiệp vào thị trường như vậy thì cái yield curve vẫn còn bị thao túng.
Vậy nên nếu quan sát yield curve và suy ra kỳ vọng của thị trường thì phải xem xét cả sự can thiệp của ngân hàng tw có tác động đến cái yield đó không
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một thằng điều khiển nguồn cung, một thằng điều khiển nguồn tiền, nên tôi đã nói ngân hàng tw và treasury nó là độc quyền trên cái thị trường này. Đã là độc quyền thì không thằng big boy nào thắng được nó. Vấn đề là nó cho anh cái sự tự do ở phần đuôi của yield curve (kỳ hạn dài) trong điều kiện tăng trưởng bình thường, chứ không phải là nó không kiểm soát được.

Cái ảnh hưởng gián tiếp mà bác nói, chính là phần chênh lệch lợi tức sẽ tạo ra cơ hội arbitrage, khi ls điều hành hạ xuống -> ls ngắn hạn giảm -> cơ hội arbitrage short ngắn long dài -> đẩy giá bond kỳ hạn dài lên làm yield thấp xuống.

Trong điều kiện khi ngay cả việc hạ ls điều hành về 0, tác động đến ls kỳ hạn ngắn xuống thấp nhưng ls kỳ hạn dài vẫn ở mức cao (Thị trường vẫn ưa thích trái phiếu ngắn hạn vì cái rủi ro thanh khoản). Trường hợp này họ mới dùng đến công cụ khác là mua trực tiếp trái phiếu.

View attachment 167636

Bác có thể thấy việc Fed sử dụng khả năng của họ để điều khiển cái đuôi của yield curve trên thị trường qua chart này. Tài sản mua vào (outright) chủ yếu là trái phiếu từ trung - dài hạn.
Ví dụ trong hiện tại, Fed nó muốn giữ cho lợi suất 10 năm dưới 1%, và tập trung chính sách để target cái mức này làm benchmark cho các loại ls khác ngoài thị trường, với toàn bộ khả năng của mình. Bác thử nói nếu có một thằng bigboy nào đủ sức cạnh tranh với Fed? Bác bán bao nhiêu tôi mua bấy nhiêu và tôi không quan tâm bảng cân đối của tôi phải mở rộng đến mức nào.

Vậy nên tôi mới cho rằng trong thời kỳ Fed còn thực hiện các công cụ can thiệp vào thị trường như vậy thì cái yield curve vẫn còn bị thao túng.
Vậy nên nếu quan sát yield curve và suy ra kỳ vọng của thị trường thì phải xem xét cả sự can thiệp của ngân hàng tw có tác động đến cái yield đó không
FED cũng phải theo luật tài chính Mỹ và nó cũng là Ngân hàng có các cổ đông là ngân hàng tư nhân nữa. Mục đích là điều hành chính sách tiền tệ và cũng làm ra lãi nữa bác nhé.
Đồng ý là FED là ngân hàng quyền lực nhất thế giới nhưng FED không quyên năng nhu bác nghĩ mà nó cũng phải lựa theo thị trường thôi. Cú bơm ra chống lại xu thế thì khi lỗ ai bù?
Bác bảo BB ko chống lại được FED thì sao họ bán TP cho FED ma hình như là FED mua bao nhiêu cũng có đủ người bán đó.
Găp khủng hoảng như 2008 thì FED cũng bó tay mà thôi.
Mua trái phiếu để bơm tiền ra TT là điều FED đang làm nhưng quy mô và tiến độ lại do Quốc hội phê chuẩn. Điều này làm ra sự khác biệt với VN va TQ khi QH cũng chính là NHTW đều do đảng quyết định.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
FED cũng phải theo luật tài chính Mỹ và nó cũng là Ngân hàng có các cổ đông là ngân hàng tư nhân nữa. Mục đích là điều hành chính sách tiền tệ và cũng làm ra lãi nữa bác nhé.
Đồng ý là FED là ngân hàng quyền lực nhất thế giới nhưng FED không quyên năng nhu bác nghĩ mà nó cũng phải lựa theo thị trường thôi. Cú bơm ra chống lại xu thế thì khi lỗ ai bù?
Bác bảo BB ko chống lại được FED thì sao họ bán TP cho FED ma hình như là FED mua bao nhiêu cũng có đủ người bán đó.
Găp khủng hoảng như 2008 thì FED cũng bó tay mà thôi.
Mua trái phiếu để bơm tiền ra TT là điều FED đang làm nhưng quy mô và tiến độ lại do Quốc hội phê chuẩn. Điều này làm ra sự khác biệt với VN va TQ khi QH cũng chính là NHTW đều do đảng quyết định.

Tôi không tranh luận về việc quyền lực điều hành chính sách của ai, ý tôi muốn nói là khi thị trường trái phiếu có sự can thiệp của ngân hàng tw (ví dụ như sau khủng hoảng tc và hiện tại, Fed lợi dụng QE rất tích cực) thì mức lợi suất biến động sẽ không còn thể hiện đầy đủ kỳ vọng của thị trường. Vì vậy khi nhìn vào cái yield curve thì nên hiểu sự tác động khiến nó tăng/giảm là từ phía nào.

Nó cũng giống việc ttck tăng mạnh thời gian qua không hoàn toàn là kỳ vọng về earning của nđt đó.
 
Tôi không tranh luận về việc quyền lực điều hành chính sách của ai, ý tôi muốn nói là khi thị trường trái phiếu có sự can thiệp của ngân hàng tw (ví dụ như sau khủng hoảng tc và hiện tại, Fed lợi dụng QE rất tích cực) thì mức lợi suất biến động sẽ không còn thể hiện đầy đủ kỳ vọng của thị trường. Vì vậy khi nhìn vào cái yield curve thì nên hiểu sự tác động khiến nó tăng/giảm là từ phía nào.

Nó cũng giống việc ttck tăng mạnh thời gian qua không hoàn toàn là kỳ vọng về earning của nđt đó.
1-Việc FED can thiệp có lam thay đổi Yield curve hay không phụ thuộc vào giới tài phiệt đánh giá tác động của nó với nền kinh tế chứ tự nó chỉ lam thay đổi trong rất ngắn hạn. Nếu bác đọc về ảnh hưởng của các lần bơm tiền lần đầu tiên của FED nhằm cứu kinh tế Mỹ năm 2008 thi thấy là nó hầu như không có tác dụng. HỌ giải thích là - quá ít để giúp cho TT hồi phục... it hay nhiều chỉ là cảm tính, quyết định của mấy ông tài phiệt.
2-Còn CK và Yiel Curve thi là hai sản phẩm khác nhau rồi không so sánh dc hơn nữa chỉ số CK mỹ phụ thuộc quá nhiều mấy ông BB công nghệ không bị ảnh huong nhiều của dịch. Mà tiền nhiều mua chứng khoán có gì là sai cơ chứ.
3-Nếu lợi suất trái phiếu không phản ánh đầy đủ kỳ vọng thị trường thì mấy ông đầu tư trái phiếu lỗ hết sao. Lợi tức trung bình lấy từ các phiên đấu giá + giao dịch trái phiếu trên sàn. Ai bắt được tôi mua TP 10 năm với lợi tức chỉ hơn 2 năm có 0.2% nếu tôi đánh giá là sau 1 năm FED sẽ tăng lãi suất điều hành. Đến lúc đấy lỗ ai chịu. Tôi sẽ không mua TP 10 năm mà chỉ mua 2 năm thôi - điều này dẫn đến lợi tức TP 10 năm buộc phải tăng giá hoặc lợi tức TP 2 năm giảm giá để có người mua dẫn đến Y spread tăng. FED không bao giờ cam kết sẽ giữ LS đến ngày nào mà luôn phụ thuộc vào tình hình kinh tế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 502 Xem / 11 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,735 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 69 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên