Đội Yếu Tim - Suy Thận thì vào đây tham khảo nhé!

Đội Yếu Tim - Suy Thận thì vào đây tham khảo nhé!

Đội Yếu Tim - Suy Thận thì vào đây tham khảo nhé!

NGUYENVAN

New Member
4
18

(Sưu tầm & Chia sẻ 1)
Nguồn Sách " Think &Trade Like A Champion"
Nguồn dịch tham khảo và tóm tắt có chỉnh sửa
---

NỖI SỢ HÃI LÀ CẢM XÚC SỐ 1 KHIẾN CÁC NHÀ GIAO DỊCH TƯ HỦY HOẠI TÍNH KỶ LUẬT!!!

+ Nỗi sợ hãi khi bỏ lỡ cơ hội khiến họ phải mua đuổi giá cao để rồi nhận thấy khoản lỗ ngày càng khó kiểm soát
+ Nỗi sợ thua lỗ khiến họ bán sớm và vội vàng như chưa từng quen biết và cũng chẳng lý do
+ Nỗi sợ sai lầm ( vì những đợt thua lỗ) khiến họ không dám ra quyết định quan trọng.

------------ Giải pháp: Sự Buông Bỏ sẽ cho phép bạn hoạt động với năng lực cao nhất.
------------ Lý giải: Sự buông bỏ ở đây không phải nhà giao dịch không quan tâm hoặc bỏ mặc thành tích giao dịch. Vì việc bám chặt vào thành tích giao dịch sẽ tạo nên nhiều vấn đề cảm xúc khiên họ không phát huy được năng lực của mình. Bằng cách không bám chặt vào kết quả và chỉ tập trung đến việc thực hiện chính xác chiến lược giao dịch, họ sẽ có được thành tích tốt nhất. Nhà giao dịch cũng không bị cảm xúc chi phối khi lãi hoặc lỗ vì họ hiểu rằng, đúng hay sai thì chiến lược đã vạch rõ xác suất và tính hiệu quả sẵn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẶT ĐƯỢC TRẠNG THÁI TRÊN?

- “Diễn tập tinh thần” – gồm một chuỗi những hình ảnh tưởng tượng về điều bạn phải làm để thực hiện giao dịch. Khi thực hiện một giao dịch, ai cũng mong muốn có kết quả tốt nhất, nhưng thực tế không phải vậy; tức là, trong hình dung mỗi giao dịch của bạn luôn đi theo con đường bạn kỳ vọng, và điều này không thể xảy ra trong thực tế. Khi bạn hình dung mọi thứ tích cực nhưng lại gặp một khoản lỗ, hệ thống thần kinh của bạn sẽ bị kích động và nỗi sợ sẽ xuất hiện.

- Đơn giản thế này, bằng cách tuân thủ kế hoạch, từng bước, thực hiện các điểm vào/ra thị trường một cách nhẹ nhàng khi đúng kịch bản. Trường hợp ngược lại, thị trường xuất hiện những diễn biến chống lại bạn; không như kịch bản kỳ vọng. Và lệnh kết thúc bằng một khoản lỗ nhỏ. Hãy cho bản thân cảm nhận và chấp nhận khoản lỗ này, hít thở sâu, và ngồi xuống để xác định tín hiệu giao dịch tiếp theo. Cứ như thế ngày qua ngày!

-> Nỗi sợ khiến ta giao dịch kém hiệu quả
-> Buông bỏ giúp chế ngự cảm xúc tiêu cực (nỗi sợ hãi)
-> Diễn tập cảm xúc càng nhiều, giúp bản thân bạn càng dễ tuân thủ được kỷ luật và kế hoạch giao dịch.

P/s: Lần đầu chia sẻ trên tinh thần giao lưu và học hỏi, trader nào thấy hữu ích thì like cho em để có động lực viết tiếp nhé! (dự kiến Sưu tầm & Chia sẻ 2: Làm thế nào để bạn xây dựng niềm tin và quyết tâm dài hạn đối với một chiến lược hoặc có được sự kỷ luật?)
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
3 nỗi sợ rất chuẩn của từng giai đoạn giao dịch: trước khi vào lệnh, đuổi theo giá để vào lệnh, vào lệnh rồi thì thấp thỏm để thoát ra.
Kinh nghiệm mình đã rút ra là vào lệnh có SL và TP đầy đủ đúng như tính toán trước rồi tắt máy đi làm việc khác. Giá thích chạm vào đâu thì chạm.
 

(Sưu tầm & Chia sẻ 2)
Nguồn Sách "Think &Trade Like A Champion"
Nguồn dịch tham khảo và tóm tắt có chỉnh sửa
---
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG NIỀM TIN VÀ SỰ QUYẾT TÂM DÀI HẠN ĐỐI VỚI MỘT CHIẾN LƯỢC HOẶC CÓ ĐƯỢC SỰ KỶ LUẬT?

- Thực tế, rất nhiều nhà giao dịch không thể tuân thủ chiến lược hoặc phong cách giao dịch của mình trong dài hạn. Ngay sau khi các chiến lược gặp vấn đề (vì mọi chiến lược đều có ưu và nhược điểm riêng), họ từ bỏ và thay đổi. Trong ngành công nghiệp tài chính, chúng ta gọi điều này là “ sự trôi dạt phong cách” hay thành ngữ có câu “ một nghề thì sống, đống nghề thì chết”.

- Nhiều người có thể nhận ra biểu hiện trên và đã phải thiết lập lại hoặc hiệu chỉnh lại các niềm tin này để đáp ứng cho mục đích của bản thân – biểu hiện được gọi là “ sự xung đột niềm tin”.

- “ Xung đột niềm tin” – Là khi một người có xung đột niềm tin sẽ dễ dàng buông xuôi, giống như người muốn có sức khỏe nhưng không chịu nổ lực luyện tập.

- Trong giao dịch, bạn cần phải nhận ra năng lực thực tế của bạn. Mở tài khoản giao dịch và hãy xem “năng lực” của bạn như thế nào. Bạn có kiếm tiền đều đặn với lợi nhuận cao hơn rủi ro (thua lỗ) khi thực hiện các giao dịch hay không? Liệu bạn có thể chịu đựng các dao động giá lớn trong một xu hướng dài hay không? Xung đột niềm tin là sự khác biệt giữa cái bạn muốn và quyết tâm thực hiện để có được nó.

- “Xung đột niềm tin” – Còn thể hiện qua sự khác biệt giữa cái bạn nói “tôi muốn” và cái bạn tin là khả thi. Một số người nói họ muốn thành công, nhưng sâu tận bên trong họ không tin mình có thể làm được; xung đột niềm tin sẽ khiến họ xa rời mục tiêu họ muốn đạt được.

- Giả sử, bạn nhận ra thực tế muốn thành công, nhưng lại cho rằng mình không thể làm được, câu hỏi đầu tiên hỏi bản thân là:
· “ Điều này có đúng không? Liệu có đúng là bạn không thể thành công, thậm chí đây là mục tiêu của bạn?. Câu trả lời có thể có hoặc không. Đến câu hỏi thứ 2, giả sử câu trả lời câu thứ 1 là “ Không, tôi không thể”.
· Câu thứ 2 “Điều này có đúng mở mọi nơi, mọi thời điểm, bất kể vấn đề gì không? Nếu trung thực với bản thân, thì câu trả lời là đúng. Sự thật, là không có gì là đúng ở mọi thời điểm, mọi nơi và ở mọi vấn đề.
· Câu thứ 3 “ Liệu bạn có phải là loại người tin vào sự giới hạn. Liệu bạn có đang hành động một cách yếu đuổi nhất và hoàn toàn lo lắng? Hoặc bạn là người mạnh mẽ, tràn trề niềm tin và có niềm đam mê cháy bỏng nhất? Câu trả lời: Luôn luôn, mục tiêu là điều đến sau.
· Câu thứ 4 “ Bạn sẽ như thế nào khi không có giới hạn niềm tin?. Luôn luôn, câu trả lời của bạn là sẽ không bị áp lực và không sợ hãi.

Giờ đây, sau khi thành thật trả lời 4 câu trên, bạn sẽ nhận ra mình có thể làm được, có thể thay đổi mọi thứ. Vậy nên, bất cứ khi nào bạn gặp phải vấn đề về sự Xung đột niềm tin hay Giới hạn niềm tin, hãy tự đặt câu hỏi cho mình tương tự như trên.

P/S: Tiếp tục chia sẻ nguồn sưu tầm trên tinh thần trao đổi và học hỏi ạ. Phần này có hơi mong lung xíu, nhưng vẫn là mắc xích để sâu chuỗi và lý giải trạng thái cảm xúc của các nhà giao dịch, nên các trader chịu khó ngẫm nhé! Dự kiến “Sưu tầm & Chia sẻ 3 (Phần cuối): Làm thế nào để giữ được sự tự tin khi thực hiện các VỊ THẾ lớn hay khi trải qua chuỗi thua lỗ kéo dài? Điều gì tạo nên một thái độ hoặc trạng thái tinh thần tích cực? Cách tránh né nỗi sợ hãi hay cách hình thành khả năng “Hành động tức thì” khi có tín hiệu giao dịch?
[TBODY] [/TBODY]
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 42 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 28 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 321 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,666 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,299 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên