Đồng Bảng và Brexit sẽ ra sao sau động thái “đình chỉ” Nghị viện của Thủ tướng Boris?

Đồng Bảng và Brexit sẽ ra sao sau động thái “đình chỉ” Nghị viện của Thủ tướng Boris?

Đồng Bảng và Brexit sẽ ra sao sau động thái “đình chỉ” Nghị viện của Thủ tướng Boris?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,073
29,701
Sau khi trầm lắng những ngày trước đó, trở về từ hội nghị G7, Thủ tướng Anh đã quay lại “sàn diễn Brexit” với động thái mới nhất chính là “đình chỉ” Nghị viện Anh khiến khả năng Brexit cứng (không có thỏa thuận) ngày càng trở nên rõ ràng. Nếu đang giao dịch đồng Bảng, anh em nên cập nhật những diễn biến mới nhất cho đồng tiền này.

Con đường ngăn chặn Brexit cứng bằng luật đã khó khăn hơn rất nhiều – nhưng không phải không thể


Về lý thuyết, “đình chỉ” quốc hội là một sự kiện khá bình thường. Trong những giai đoạn không có biến cố, chính phủ sẽ đình chỉ quốc hội khoảng một tuần trước bài phát biểu thường niên của Nữ hoàng, và được sử dụng để công bố các kế hoạch của Thủ tướng cho năm tới.

Tuy nhiên, lần đình chỉ này đã có bất thường và gây tranh cãi vì nó kéo dài đến 5 tuần. Điều này có nghĩa là các Nghị sĩ Anh sau khi kết thúc kỳ nghỉ vào Thứ Ba tới, họ sẽ chỉ ngồi lại với nhau trong khoảng 1 tuần trước khi bị đóng cửa đến giữa tháng 10.

Động cơ cho hành động này của ông Boris được cho là khiến cho con đường lập pháp nhằm ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận của Nghị viện trở nên khó khăn hơn, sẽ không dễ dàng để Nghị viện thông qua luật để buộc thủ tướng yêu cầu gia hạn Điều 50 (tức tiếp tục dời Brexit lại) vì còn quá ít thời gian.

Bỏ phiếu bất tín có thể là cách duy nhất ngăn chặn Brexit cứng


Nếu các nỗ lực lập pháp thất bại, các nghị sĩ phe đối lập không còn nhiều sự lựa chọn, họ phải ủng hộ một cuộc bỏ phiếu bất tín nếu muốn ngăn chặn Brexit cứng.

Tuy nhiên, điều này cũng không hề đơn giản đặc biệt là với những người trong Đảng Bảo thủ, vì Chính phủ vẫn đang cố gắng đàm phán với EU chứ chưa hoàn toàn từ bỏ, bằng chứng là cách tiếp cận mang tính xây dựng của Thủ tướng Johnson đã được thể hiện với các nhà lãnh đạo EU trong tuần qua.

Vậy liệu những Nghị sĩ bảo thủ này sẽ sẵn sàng bỏ phiếu cho chính phủ trong khi họ vẫn đang tìm kiếm một thỏa thuận? Điều đó khó xảy ra, và vì vậy một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khó có thể thành công trong tuần tới hoặc xa hơn.

Mọi chuyện không hẳn là hoàn toàn tồi tệ cho nước Anh


Có thể quyết định này sẽ khiến khả năng Brexit cứng bị tăng lên nhưng ING thì không hoàn toàn đồng ý như vậy. ING cho rằng chính phủ Anh hiện tại vẫn ưu tiên việc tìm kiếm một thỏa thuận với EU. Ông Boris đã cho thấy thái độ cởi mởi hơn, trái ngược với dự kiến của các chuyên gia, thậm chí ông cũng đã thực hiện chuyến công du một số nước Châu Âu vào tuần qua.

Và mới đây, Financial Times đã có báo cáo rằng Thủ tướng Anh sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận hiện tại, ngoại trừ vấn đề biên giới với Ailen. Điều này cho thấy sự khó khăn vẫn còn đó nhưng ít nhất là tích cực hơn lập trường trước đó – khi mà ông Boris muốn một thỏa thuận hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, vấn đề biên giới đã tồn tại từ rất lâu trong thỏa thuận và không dễ dàng gì để được giải quyết, và ING dự đoán rằng khả năng có thỏa thuận chỉ ở mức 20%.

Khả năng cao nhất…


Hiện tại kịch bản tiềm năng nhất chính là Nghị viện sẽ thành công trong việc gia hạn điều 50 (từ dời thời hạn Brexit) một lần nữa sau đó tiền hành tổng tuyển cử sớm sau ngày 31/10. Tuy nhiên, điều này vẫn còn phụ thuộc vào những điều sắp xảy ra.

Ảnh hưởng của tình hình lên GBP


Điều chúng ta quan tâm nhất vẫn là những điều trên sẽ ảnh hưởng thế nào đến GBP?

Câu trả lời là xấu! Khi Nghị viện không còn đủ thời gian để ngăn chặn Brexit cứng, khả năng này gia tăng sẽ đè nặng lên đồng GBP.

Áp lực này có thể sẽ tiếp tục duy trì đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu tháng 9 – thời điểm các Nghị sĩ Anh quay lại sau kỳ nghỉ, và khoảng giữa tháng 10 - thời điểm mà hội nghị thượng đỉnh Eu diễn ra.

Tóm lại, khả năng cao là GBP sẽ tiếp tục suy yếu trong trung hạn, ít nhất là đến cuối tháng 10. Anh em nên cân nhắc.

Tham khảo ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Cái vòng luẩn quẩn, bầu ra cp mới xong để cp đó xây dựng thỏa thuận brexit mới, được nghị viện thông qua chắc cũng vài năm... kiểu gì thì cũng brexit cứng thôi. nói chung là....sell GBP. xin hết.
 
Cái bài này tham khảo ING !!! ING là ũy mạo hiểm đầu tư vào bất động sản !

Nếu Brexit theo kiểu ông Johnson thì cái quỹ này tèo . Nên cách nó đặt vấn đề là khá tiêu cực !

Theo cách tui hiểu . Lão Johnson giờ bàn Brexit y bài bà May đã làm chỉ có điều lão quay lại " áp đặt" EU .

1. Đừng có đùng vào thùng dầu của lão là cái thằng đòi dựng hàng rào cứng đó- ý tưởng hàng rào là của EU vì nếu thực ra có hàng rào cứng thì thằng đệ kia trong UK có quyền thành 1 thành viên EU mới !

Nên khi mới đắc cử lão phán : trc giờ lão đâu có thấy cái hàng rào nào :D

2. nếu UK giữ dc cái FTA với Mỹ ( k cần bàn lại) thì bọn EU lúc đó mới mệt chứ không phải England ! nên hiểu trung tâm tài chánh của EU đang nằm tại London- hiện tại Mỹ đang đứng bảo kê thanh toán cho toàn bộ sau Brexit tới 6 tháng , nên xét về cấu trúc chẳng có j hỗn loạn, nhưng nếu dứt tình về tài chánh thì chính EU mới hỗn loạn .

3. Lão Johnson sau khi chốt dc brexit thì lão sẽ giảm thuế !

---

Mọi thứ trở lại như cũ ! đồng Bảng mất giá nhưng nếu dc giảm thuế thì Bảng nó lên giá lại !

Tất cả là góc nhìn của tui , tuy nhiên đem ý kiến thằng ING đang " hồi hộp" vì sắp mất tiền vào dịch thì theo tui là ..:D
 
Cái bài này tham khảo ING !!! ING là ũy mạo hiểm đầu tư vào bất động sản !

Nếu Brexit theo kiểu ông Johnson thì cái quỹ này tèo . Nên cách nó đặt vấn đề là khá tiêu cực !

Theo cách tui hiểu . Lão Johnson giờ bàn Brexit y bài bà May đã làm chỉ có điều lão quay lại " áp đặt" EU .

1. Đừng có đùng vào thùng dầu của lão là cái thằng đòi dựng hàng rào cứng đó- ý tưởng hàng rào là của EU vì nếu thực ra có hàng rào cứng thì thằng đệ kia trong UK có quyền thành 1 thành viên EU mới !

Nên khi mới đắc cử lão phán : trc giờ lão đâu có thấy cái hàng rào nào :D

2. nếu UK giữ dc cái FTA với Mỹ ( k cần bàn lại) thì bọn EU lúc đó mới mệt chứ không phải England ! nên hiểu trung tâm tài chánh của EU đang nằm tại London- hiện tại Mỹ đang đứng bảo kê thanh toán cho toàn bộ sau Brexit tới 6 tháng , nên xét về cấu trúc chẳng có j hỗn loạn, nhưng nếu dứt tình về tài chánh thì chính EU mới hỗn loạn .

3. Lão Johnson sau khi chốt dc brexit thì lão sẽ giảm thuế !

---

Mọi thứ trở lại như cũ ! đồng Bảng mất giá nhưng nếu dc giảm thuế thì Bảng nó lên giá lại !

Tất cả là góc nhìn của tui , tuy nhiên đem ý kiến thằng ING đang " hồi hộp" vì sắp mất tiền vào dịch thì theo tui là ..:D
Hiện tại mình chỉ tìm được ING là có nhận định chi tiết nhất về tình hình này nên lấy về để anh em tham khảo. Quyết định lúc nào cũng ở anh em hết! :)

Cảm ơn bác về những thông tin đã bổ sung, tất cả đều là nhận định thôi, dù là của ING, của tôi hay của bác cũng vậy, có thể đúng, có thể sai. Nhưng việc bác nhận định một quỹ nổi danh thế giới sắp "tèo" thì có vẻ vội vàng rồi đấy.
 
quan điểm cá nhân mà :D

Vấn đề là quan điểm mình nghĩ sao thì mình nói vậy ! vấn đề là " dám trình bày" sai đúng đều tiếp thu !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên